Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
520,5 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài Dầu khí là nguồn tài nguyên quan trọng bậc nhất của những nước có tài nguyên dầu khí. Nó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cũng như nâng cao thu nhập quốc dân cho đất nước. Hiện tại mức tiêu thụ dầu mỏ thế giới (84,3 triệu thùng/ngày) vẫn còn thấp so với khả năng sản xuất tối đa có thể (vào khoảng 87 triệu thùng/ngày). Nhưng hai nhà kinh tế của Ixis-CIB cho rằng, dựa vào diễn biến tiêu thụ dầu hiện nay trên thế giới thì đến năm 2015 con người sẽ tiêu thụ 108 triệu thùng /ngày và khi đó mức tiêu thụ sẽ cao hơn mức cung (dự báo vào khoảng 100 triệu thùng/ngày) đến 8%. Liệu dự báo trên có thể xảy ra không? Trong 40 năm qua, thế giới đã phải trải qua 7 cuộc khủng hoảng dầu mỏ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế-tài chính các nước, cả các nước phát triển lẫn những nước đang phát triển. Nhìn chung các cuộc khủng hoảng cũng bắt nguồn từ xung đột chính trị giữa các nước Trung Đông – các nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới và suy thoái kinh tế của các nước phát triển có xuất khẩu dầu khác như Mỹ. Trong vài tháng qua, khi tình hình Ai Cập chưa ổn định, vấn đề sử dụng vũ khí hoá học ở Syria làm tình hình căng thẳng, các tay súng tấn công và cản trở hoạt động xuất khẩu dầu ở Libya, một câu hỏi lại xuất hiện là liệu thế giới có phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng dầu mỏ mới hay không? Và thế giới có trở lại thời kỳ giá dầu ở mức cao chót vót 147 USD/thùng hay không? Và nếu thật sự điều đó xay ra thì đứng nhìn ở góc độ tổng quát, Việt Nam chúng ta cũng không thể tránh khỏi những tác động từ nó. 1 Để có cái nhìn tổng quát hơn nhằm nắm bắt kịp thời những biến động về giá cả thế giới của loại năng lượng quan trọng này để có thể có những biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực có thể xảy ra. Nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Xu hướng biến động giá dầu thô trên thị trường Mỹ và các nước Trung Đông” Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian còn có hạn và kinh nghiệm thực tế không nhiều, nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Nhóm chúng tôi mong nhận được sự góp ý của giáo viên giảng dạy. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu dự đoán xu hướng biến động giá dầu thô trên thị trường Mỹ và các nước Trung Đông, nguyên nhân của những sự biến động về giá dầu thô đồng thời chỉ ra sự tác động của giá dầu thô đối với nền kinh tế thế giới. Từ đó nhằm đưa ra các dự đoán cho tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là thị trường dầu mỏ ở Mỹ và các nước Trung Đông, đặc điểm cũng như những sự biến động trên thị trường này và những ảnh hưởng mà nó đem lại. - Phạm vi nghiên cứu: Mỹ và các nước Trung Đông trong năm 2012 và 2013 4. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với thống kê và phân tích từ những số liệu thứ cấp, từ đó rút ra kết luận làm cơ sở đưa ra những dự báo cho việc nghiên cứu. 2 5. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu Từ việc tổng hợp và phân tích, đưa ra một cái nhìn tổng thể về tình hình biến động chung hiện tại để có những dự đoán chính xác hơn 6. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục tham khảo, đề tài gồm những phần sau: Chương I: Tổng quan về dầu thô. Chương II: Tình hình biến động giá dầu thô trên thị trường Mỹ và các nước Trung Đông trong hai năm 2012 và 2013 Chương III: Kết luận và đưa ra dự báo từ nay đến quý I/2014 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DẦU THÔ ( DẦU MỎ) I. Dầu mỏ và các ngành công nghiệp dầu mỏ 1. Khái niệm dầu mỏ Dầu mỏ là một loại tài nguyên khoáng sản quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người. So với các khoán sản khác như: than đá, đồng, chì, nhôm, sắt…. thì dầu mỏ được con người biết đến và sử dụng tương đối muộn hơn. Dầu mỏ là hợp chất Hydrocacbon được khai thác lên từ lòng đất, thường ở thể lỏng và thể khí. Ở thể khí, chúng bao gồm khí thiên nhiên và khí đồng hành. Khí thiên nhiên là toàn bộ Hydrocacbon ở thể khí khai thác từ giếng khoan bao gồm cả khí ẩm và khí khô. Khí đồng hành là khí tự nhiên nằm trong các vĩ dầu dưới dạng mũ khí hoặc khí hòa tan và được khai thác đồng thời với dầu thô. Trong bảng tuần hoàn Menđêleep, các nguyên tố Cacbon và Hydro có đặc tính kỳ diệu là trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất khác nhau chúng kết hợp và tạo thành những hợp chất Hydrocacbon khác nhau. Loài người đã sớm biết sử dụng đặc tính quý giá này để phục vụ nhu cầu cuộc sống của mình. Có nhiều lý thuyết giải thích việc hình thành dầu mỏ. Theo lý thuyết tổng hợp sinh học được nhiều nhà khoa học đồng ý, dầu mỏ phát sinh từ những xác chết của các sinh vật ở đáy biển, hay từ các thực vật bị chôn trong đất. Khi thiếu oxy, bị đè nén dưới áp suất và ở nhiệt độ cao các chất hữu cơ trong các sinh vật này được chuyển hóa thành các hợp chất tạo nên dầu. Dầu tích tụ trong các lớp đá xốp, do nhẹ hơn nước nên dầu đã chuyển dần dần lên trên cho đến khi gặp phải các lớp đá không thẩm thấu thì tích tụ lại ở đáy và tạo thành dầu mỏ. Cuối thế kỷ XIX, nhà hóa học người Nga Menđêleep đã đưa ra lý thuyết vô cơ giải thích sự hình thành của dầu mỏ. Theo lý thuyết này, dầu mỏ phát sinh từ phản ứng hóa học giữa cacbua kim loại với nước tại nhiệt độ cao ở xâu trong lòng đất tạo thành các Hydrocacbon và sau đó bị đẩy lên trên. 4 Các vi sinh vật sống trong lòng đất qua hàng tỷ năm đã chuyển chúng thành các hỗn hợp Hydrocacbon khác nhau. Lý thuyết này là một đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học. Dầu mỏ là loại khoáng sản năng lượng, có tính “linh động” cao. Sau nữa, chúng có bản chất sinh thành, di cư và tích tụ gần giống nhau. Giống như nhiều loại tài nguyên khoáng sản khác, dầu mỏ được hình thành do kết quả quá trình vận động phức tạp lâu dài hàng triệu năm về vật lý, hóa học, địa chất, sinh học… trong vỏ Trái Đất. Thông thường dầu mỏ sau khi khai thác có thể sử lý, tàng trữ và xuất khẩu ngay. 2. Vai trò của dầu mỏ Dầu mỏ cùng với các loại khí đốt được coi là “Vàng đen”, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế toàn cầu. Đây cũng là một trong những nguyên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa dầu mỏ cũng được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo và nhiều sản phẩm khác. Dầu mỏ mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho các quốc gia và dân tộc trên thế giới đang sở hữu và tham gia trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên trời cho này. Hiện nay, trong cán cân năng lượng, dầu mỏ vẫn giữ vai trò quan trọng nhất so với các dạng năng lượng khác. Cùng với than đá, dầu mỏ cùng các loại khí đốt khác chiếm tới 90% tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Không ít các cuộc chiến tranh, các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị có nguyên nhân xâu xa từ các hoạt động cạnh tranh sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dầu mỏ. Không phải ngẫu nhiên mà giá cổ phiếu của các công ty sản xuất kinh doanh dầu mỏ biến động và tùy thuộc rất lớn vào những kết quả tìm kiếm 5 thăm dò của chính các công ty đó trên thế giới. Lợi dụng hiện tượng biến động này, không ít các thông tin không đúng sự thật về các kết quả thăm dò dầu mỏ được tung ra làm điêu đứng những nhà đầu tư chứng khoán trên lĩnh vực này, thậm chí làm khuynh đảo cả chính sách của các quốc gia. 3. Ngành công nghiệp dầu mỏ Thứ nhất, ngành công nghiệp dầu mỏ là một ngành công nghiệp tổng hợp và đa dạng cao. Ngành này cũng đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, rủi ro nhiều và lợi nhuận cao. Thông thường, khi đầu tư vào một lô tìm kiếm thăm dò, các công ty phải bỏ ra hàng triệu Đôla Mỹ. Nếu kết quả tìm kiếm, thăm dò không đạt kết quả (thường xác suất xảy ra điều này rất cao), số tiền đầu tư xem như mất trắng, các sự cố trong khi khai thác, vận chuyển dầu thường gây những tổn thất vô cùng lớn. Sự cố nổ giàn khoan dầu Deepwater Horizon ngoài khơi Mỹ tháng 4-2010 đã gây tổn thất tới 7,8 tỉ Đôla Mỹ, tính cả tiền bồi thường thiệt hại do tràn dầu trên vùng biển bang Louisiana. Thứ hai, ngành công nghiệp dầu mỏ cũng là ngành công nghệ cao và là con đẻ của ngành công nghiệp nặng. Tiến bộ kĩ thuật trong các lĩnh vực thăm dò, khoan, khai thác, xây dựng công trình biển…đã có nhiều bước nhảy vọt. Có thể nói ngành công nghiệp dầu mỏ nói riêng và công nghiệp dầu khí nói chung đang sử dụng những công nghệ hiện đại nhất trong tất cả các lĩnh vực và đang là ngành dẫn đầu trong phát triển và ứng dụng các công nghệ ngày càng tiên tiến hơn. Thứ ba, công nghiệp dầu mỏ là một ngành mang tính quốc tế cao, khác với than đá trước đây, việc thăm dò, khai thác, chế biến và phân phối dầu khí đã nhanh chóng mang tính toàn cầu. Có lẽ, hiện tượng toàn cầu hóa diễn ra sớm nhất trong ngành này. Trong quá trình phát triển của mình, đặc biệt nhất là “Thập kỉ Vàng”, các hoạt động dầu khí chủ yếu được tiến hành thông qua các 6 hợp đồng kí giữa các công ty đa quốc gia với nước chủ nhà có nguồn tài nguyên dầu. Có nhiều dạng hợp đồng đã được sử dụng, nhưng phổ biến và vẫn còn ý nghĩa cho tới ngày nay là dạng “Hợp đồng phân chia sản phẩm”. Điều khoản cơ bản của dạng hợp đồng này là nhà đầu tư (công ty dầu mỏ) đồng ý tiến hành mọi hoạt động tìm kiếm, thăm dò bằng nguồn tài chính của riêng mình. Nếu có phát hiện thương mại, nhà đầu tư tiếp tục chi cho các hoạt động phát triển, khai thác. Lượng dầu khí khai thác lên sau khi nộp cho thuế tài nguyên sẽ được chia theo tỉ lệ sản lượng cho nước chủ nhà để san sẻ rủi ro và đảm bảo lợi nhuận ổn định, ngoài việc liên minh liên kết trong các hợp đồng phân chia sản phẩm, hầu hết các công ty dầu mỏ có chiến lược phát triển theo mạng đầu tư ở nhiều nơi, nhiều nước và theo chiều dọc. Trong quá trình thực hiện các hợp đồng phân chia sản phẩm, các nước sở hữu dầu mỏ nhận thấy rằng cần phải giảm thiểu sự phụ thuộc vào các công ty đa quốc gia, tiếp cận trực tiếp với ngành công nghiệp này và đảm bảo an ninh năng lượng cho mình, vì thế các công ty dầu mỏ ở các quốc gia được ra đời. Quá trình chuyển giao năng lượng trong ngành này từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển đã diễn ra mạnh mẽ. Nhờ đó các công ty dầu mỏ của các quốc gia này ngày càng tham gia tích cực hơn vào thị trường dầu mỏ thế giới. Nhiều công ty đã tiến hành các hoạt động xuất khẩu và đầu tư rất hiệu quả. Một đặc điểm nữa của công nghiệp dầu mỏ là luôn tồn tại sự biến động về giá dầu thô và sản phẩm buộc các tập đoàn phải có những giải pháp tổ chức áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, nghiên cứu ứng dụng và phát triển, để tạo thế cạnh tranh về môi trường địa chất, địa lý, về giá thành thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, lợi nhuận. 4. Khai thác và xuất khẩu dầu mỏ 7 Suốt từ năm 1858 đến 1960, mọi hoạt động dầu mỏ được thực hiện chủ yếu ở các vùng thuộc Châu Mỹ, Trung Đông và một số vùng khác. Các tập đoàn tư bản đã nhanh chóng nắm bắt khai thác nguồn năng lượng mới này để khống chế chi phí và thu lợi nhuận tối đa. Hoạt động xuất khẩu dầu mỏ đầu tiên được thực hiện tại nước Nga ( 1884) và sự phát hiện vùng dầu Texas vào cuối thế kỷ 19, những năm đầu thế kỷ 20 Venuezela bắt đầu khai thác dầu, đến chiến tranh thế giới lần 2 thì về cơ bản giá dầu đã ở mức từ 5-7 USD/ 1 thùng. Cuối năm 1960, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC ra đời, từ đó lấy lại thế bình quân trong cạnh tranh và chi phối giá cả, lợi nhuận dầu khí trên thế giới và cũng đặt nền móng cho hoạt động xuất khẩu dầu khí của các quốc gia – một hoạt động mang lại rất nhiều lợi nhuận cho các quốc gia. 5. Các yếu tố tác động đến giá dầu thế giới 5.1. Sự kiểm soát giá của các tổ chức xuất khẩu dầu mỏ. 5.1.1. Sự kiểm soát của Mỹ và các nước khác trong giai đoạn trước năm 1973 Trước năm 1973, bảy công ty dầu khí Mỹ - Anh – Hà Lan kiểm soát phần lớn trữ lượng dầu mỏ thế giới và Mỹ là nước đứng đầu về khai thác – chế biến dầu. The hệ thống giá bán đồng nhất toàn cầu thì giá dầu tại bất cứ giếng dầu nào trên thế giới cũng tính theo công thức sau: Trong đó: · a là giá dầu Mỹ từ vịnh Mehico (theo chất lượng dầu) · f là phí chuyên chở từ Vịnh Mexico về New York · x là giá dầu của giếng x của một nước nào bất kỳ trên thế giới có cùng chất lượng với dầu Mỹ. 8 a + f = x +f1 · f1 là phí chuyên chở từ nơi x tới New York. Vì f1 lớn hơn rất nhiều f nên x bao giờ cũng thấp đáng kể so với a. Hệ thống giá này có tác dụng đảm bảo tính khống chế độc quyền của Mỹ trong lĩnh vực dầu khí. Với tầm ảnh hưởng to lớn của Mỹ về mọi mặt nên thời kỳ này giá dầu không có nhiều biến động mạnh. Vai trò của 7 công ty dầu khí là vai trò quyết định đến giá dầu chung của thế giới, mỗi khi có biến động gây ảnh hưởng đến nguồn cung hoặc cầu thì 7 công ty này vẫn có thể kiểm soát giá dầu theo ý định của mình. 5.1.2. Chính sách của OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC là một tổ chức đa chính phủ, khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu mỏ thế giới và nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới. OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu mỏ, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu nhằm tăng, giảm hoặc giữ giá dầu, nói chung là khống chế giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên. 5.2. Tình hình bất ổn ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi, nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn của thế giới ví dụ: Với sản lượng khai thác 1,8 triệu thùng/ngày, Lybia xuất khẩu 90% lượng dầu khai thác, xuất khẩu sang nhiều nước châu Âu, trong đó có nhiều nước đang bên bờ khủng hoảng chính trị. Sự thiếu hụt dầu mỏ ở Lybia khiến các công ty dầu khí sẽ phải tìm nguồn cung tương tự của các nước có chất lượng dầu tốt tương tự Lybia như Nigeria, Angieri và vùng Biển Bắc để thay thế. Phương án này có thể làm tăng giá của các loại dầu chất lượng cao. 5.3. Nhu cầu dầu mỏ của thế giới ngày càng tăng, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi 5.4. Sự phát triển của các nguồn năng lượng mới thay thế 9 Trong bối cảnh nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí thiên nhiên, than đá ngày một cạn kiệt, các nguồn năng lượng mới như: quang năng, phong năng, thủy năng, năng lượng sinh học đang là giải pháp xanh mà con người hướng đến. Các nước đi đầu trong ngành nhiên liệu sinh học như Mỹ, Brazil, EU, Canada đã có những bước tiến vượt bậc trong việc sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học thay thế cho nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá. Hiện nay, tỷ lệ nhiên liệu sinh học chiếm khoảng 1,8% tổng thị trường nhiên liệu dành cho ôtô và dự kiến sẽ tăng lên 3,3% vào năm 2017, với giá trị thị trường khoảng 4,3 tỷ USD. Sự phát triển của các nguồn năng lượng thay thế sẽ góp phần làm giảm áp lực về giá của các loại nhiên liệu hóa thạch đang có xu hướng tăng cao như hiện nay. 5.5. Sự tác động của các nhân tố tài chính 5.5.1. Sự ảnh hưởng của thị trường chứng khoán 5.5.2. Sự tác động của đồng đôla Tỷ giá đồng USD sụt giảm khiến thị trường dầu mỏ liên tục có những phản ứng dây chuyền. Khi đồng USD mất giá, đối với những nhà đầu tư sở hữu các đơn vị tiền tệ khác mạnh hơn, giá dầu thô trở nên rẻ hơn, do đó họ sẽ mua nhiều dầu thô hơn, đẩy giá dầu lên cao. Từ khi dầu mỏ được định giá bằng đồng USD, một sự yếu đi của đồng tiền này có thể bắt buộc những nhà xuất khẩu dầu mỏ tăng giá sản phẩm của họ, nhằm thu lại giá trị mất đi do đồng USD mất giá khi xuất khẩu dầu. Như một hệ quả tất yếu, giá dầu được cho là giảm khi đồng đôla Mỹ trong xu thế tăng giá so với các đồng tiền mạnh khác như Euro hay Yên Nhật. 5.5.3. Sự tác động của khủng hoảng tài chính 5.6. Các yếu tố khác 10 [...]... cấp 80 triệu lít nhiên liệu, và mở kho dự trữ dầu đốt nóng phía Đông Bắc để bơm thêm khoảng 20 triệu gallon nhiên liệu II Tổng quan về giá dầu thô trên thị trường Mỹ và các nước Trung Đông trong hai năm 2012 và 2013 1 Đặc điểm thị trường dầu thô tại Mỹ và các nước Trung Đông Thị trường dầu mỏ thế giới là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch,mua bán về dầu mỏ của các quốc gia trên thế giới Nó có những đặc... lắng trên thị trường và buộc giá dầu thô các hợp đồng tương lai phải điều chỉnh xu ng cho thích hợp 25 Cụ thể giá dầu giao dịch của Mỹ tại thị trường New York và các nước Trung Đông tại thị trường London 3 tháng 8,9, 10-2013 4 Nguyên nhân của biến động Giá dầu thô cũng với những sản phẩm của nó có những vị trí hết sức quan trọng Khi giá dầu lên cao có thể gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế các nước và. .. quyết định lượng cung dầu và giá dầu cho thị trường 3 Những biến động trên thị trường dầu mỏ tại Mỹ và các nước Trung Đông trong năm 2012 và 2013 18 Kể từ khi có ngành công nghiệp dầu khí đến nay, với khởi đầu là nền công nghiệp dầu khí Mỹ, rồi đến khi Nga bắt đầu xu t khẩu dầu (1884), và phát hiện vùng dầu Texas vào cuối thế kỷ XIX, những năm đầu thế kỷ XX Venezuela bắt đầu khai thác dầu, đến chiến tranh... đến cực điểm vào tháng 10/2008, lan rộng và đẩy nền kinh thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng Bảy, cú sốc dầu mỏ năm 2011: Bất ổn ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi gây sóng gió trên thị trường nhiên liệu, với giá dầu giữ ở mức trên 100 USD/thùng Giá dầu mỏ tăng cao đã tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán và giao thông vận tải 2 Tổ chức các nước xu t khẩu dầu mỏ (OPEC) và sức ảnh hưởng... lượng dầu thế giới OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu của các nước thành viên và qua đó có khả năng khống chế giá dầu trên thị trường thế giới Hội nghị các bộ trưởng phụ trách vấn đề năng lượng và dầu mỏ thuộc tổ chức OPEC được tổ chức mỗi năm hai lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ và đề ra các biện pháp phù hợp để đảm bảo việc cung cấp dầu trên thị trường dầu mỏ thế giới Bộ trưởng các. .. giá dầu cũng chỉ ở mức từ 5 – 7 USD/1thùng Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay đã liên tiếp xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng giá dầu, đưa giá dầu từng bước nâng lên và đạt đỉnh điểm là 147$/ thùng vào tháng 7-2008 Nhưng đặc biệt trong những năm gần đây giá dầu thế giới nói chung và giá dầu trên 2 thị trường này nói riêng lại đang có xu hướng giảm, cụ thể: Giá dầu thô tại 2 thị trường này đã có nhiều biến. .. của nó đối với giá dầu tại Mỹ và Trung Đông 2.1 Tổ chức các nước xu t khẩu dầu mỏ OPEC Thị trường dầu mỏ thế giới chịu sự chi phối và phụ thuộc rất nhiều vào thuộc rất nhiều vào tổ chức các nước xu t khẩu dầu mỏ OPEC Đây là một tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Irac, Kwait, Ả Rập Saudi và Venezuela trong hội nghị tại Baghdad (từ ngày 10tháng 9 đến 14 tháng 9 năm 1960) Các thành viên... chức các nước dầu mỏ OPEC đã công bố báo cáo về triển vọng Dầu thô Thế giới – WOO trong đó tổ chức này tăng dự báo giá dầu thô và tăng trưởng nhu cầu dầu thô trong dài hạn 2.2 Sức ảnh hưởng của OPEC về giá dầu Nhìn chung, qua lịch sử hình thành và phát triển của OPEC, ta có thể thấy nó có sức ảnh hưởng rất lớn đến giá dầu thế giới nói chung và tất nhiên cũng ảnh hưởng đến giá dầu tại Mỹ và Trung Đông. ..5.6.1 Các nhân tố tự nhiên Bão, động đất, sóng thần và sự cản trở nguồn nguyên liệu cho quá trình lọc dầu và công suất lọc dầu Ví dụ: năm 2005, bão Katrina tấn công vào những giàn khoan dầu ở vịnh Mehico, sản lượng các nhà máy lọc dầu tại Mỹ giảm 4,5 triệu thùng/ ngày, đẩy giá dầu WTI lên tới mức 70.8 $/thùng 5.6.2 Các hoạt động mua bán trao đổi và đầu cơ tích trữ trên thị trường xăng dầu Giá dầu mỏ... sản lượng sản xu t tuy được thông qua nhưng lại không được các thành viên giữ đúng Thị phần của OPEC giảm xu ng còn 33% và vào năm 1985 còn 30% trên tổng số lượng khai thác dầu trên thế giới Lượng khai thác dầu giảm xu ng mức kỷ lục là 17,43 triệu thùng một ngày • 1986: Giá dầu rơi xu ng đến dưới 10 USD một thùng do sản xu t dư thừa và do một số nước trong OPEC giảm giá dầu • 1990: Giá dầu được nâng . các nước Trung Đông trong hai năm 2012 và 2013 1. Đặc điểm thị trường dầu thô tại Mỹ và các nước Trung Đông Thị trường dầu mỏ thế giới là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch,mua bán về dầu. dầu tại Mỹ và Trung Đông. 2.1. Tổ chức các nước xu t khẩu dầu mỏ OPEC Thị trường dầu mỏ thế giới chịu sự chi phối và phụ thuộc rất nhiều vào thuộc rất nhiều vào tổ chức các nước xu t khẩu dầu. sau: Chương I: Tổng quan về dầu thô. Chương II: Tình hình biến động giá dầu thô trên thị trường Mỹ và các nước Trung Đông trong hai năm 2012 và 2013 Chương III: Kết luận và đưa ra dự báo từ nay