Giá dầu thô cũng với những sản phẩm của nó có những vị trí hết sức quan trọng. Khi giá dầu lên cao có thể gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế các nước và tác động đến nền kinh tế toàn cầu nói chung, làm cho thương mại và đầu tư quốc tế suy giảm.
Biến động của giá dầu trên thế giới nói chung và tại Mỹ và Trung Đông nói riêng là do gánh chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố.
Đầu tiên là do tình hình bất ổn về chính trị. Trước mắt,chính trị dầu mỏ không phải liên quan đến vấn đề thế giới sẽ thiếu hay thừa dầu mà liên quan đến sự mất dần sức ảnh hưởng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đối với nền kinh tế thế giới, sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ, tình hình bất ổn ở Trung Đông, và các cuộc xung đột , tranh chấp biên giới, lãnh thổ ở các khu vực hiện nay đặc biệt ở các khu vực có trữ lượng dầu lớn.
Tiếp theo, tâm lý lo ngại cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sự biến động của giá dầu. Tâm trạng lo ngại, sự lo lắng của giới kinh doanh về sự biến động của giá dầu có thể phần nào được tạo ra bởi việc đầu cơ, hay những tin tức về tình hình bất ổn chính trị. Hoặc cũng có thể là do tâm lý lạc quan khi ngày càng có nhiều năng lượng thay thế cho dầu.
Có thể thấy sự bất ổn chính trị và yếu tố tâm lý có tác động rất mạnh đến sự biến động giá dầu trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nhân tố có vai trò quyết định sự biến động giá lại là nhân tố cung cầu. Như đã phân tích ở phần trước đó, ta có thể thấy hiện nay lượng cung được tăng lên rất nhiều từ các nước Trung Đông, đồng thời Mỹ cũng đã tạo ra kỹ thuật khai thác mới làm tăng nguồn cung trong và ngoài nước của mình. Chính những điều này mới là những nhân tố chính là cho giá dầu biện động, mà cụ thế là theo đà sụt giảm.