MỤC LỤCLỜI CAM ĐOANA.LỜI MỞ ĐẦU1B.NỘI DUNG3CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP31.Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp31.1.Khái niệm,đối tượng,thông tin,mục tiêu,ý nghĩa về phân tích tài chính doanh nghiệp31.1.1.Khái niệm của phân tích tài chính doanh nghiệp31.1.2. Đối tượng của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp31.1.2.1.Đối với người quản lý doanh nghiệp :31.1.2.2 Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp51.1.3.Thông tin sử dụng trong phân tích tình hình tài chính.71.1.3.1. Bản cân đối kế toán (Mẫu B01DN)71.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02DN)81.1.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09DN)101.1.4.Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp101.1.5.Ý nghĩa.101.2.Phương pháp và nội dung đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp111.2.1.Phương pháp phân tích tài chính111.2.1.1.Phương pháp so sánh111.2.1.2.Phương pháp tỷ số111.2.2. Phân tích các chỉ số tài chính131.2.2.1.Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán131.2.2.2.Các chỉ số về khả năng cân đối vốn151.2.2.3.Tỷ số về khả năng hoạt động161.2.2.4.Tỷ số về khả năng sinh lời17CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP GIẤY LAM SƠN202.1.Đặc điểm tổ chức và tình hình sản xuất kinh doanh tại Công Ty CP Giấy Lam Sơn202.1.1.Quá trình hình thành và phát triển công ty202.1.2 Chức năng và quy trình sản xuất của công ty212.2. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá.242.3.Thực trạng tình hình tài chính của công ty CP Giấy Lam Sơn292.3.1.Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty292.3.1.1.Bảng cân đối kế toán292.3.1.2 Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh292.3.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ292.3.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty302.3.2.1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty302.3.2.2.Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty352.3.2.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty392.3.2.4 Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty432.3.2.5. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán472.3.2.6.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty562.3.3 Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp632.3.3.1 Những mặt đã đạt được:632.3.3.2 Những mặt hạn chế64CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ HOÀN THIỆN VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP GIẤY LAM SƠN653.1 Mục tiêu và định hướng phát triển công ty653.2 Một số giải pháp nâng cao và hoàn thiện vấn đề tài chính của công ty66KẾT LUẬN72TÀI LIỆU THAM KHẢO73 DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒSơ đồ:Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất bằng tre, nứa, luồng các loạiSơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất bằng lề các loạiSơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất giấy carton lớp mặtSơ đồ 1.4: Mô hình bộ máy tổ chức của Công ty CP Giấy Lam Sơn Sơ đồ 1.5: Bộ máy kế toán tại Công Ty CP Giấy Lam Sơn Bảng biểu:Bảng 1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản Bảng 2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Bảng 3: Bảng phân tích nguồn tài trợ tài sảnBảng 4: Bảng phân tích nguồn vốn lưu động thường xuyên Bảng 5: Bảng phân tích tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và nợ phải trảBảng 6: Bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty Bảng 7: Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toánBảng 8: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh Bảng 9: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động Bảng 10: Bảng hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ nguồn vốn DANH MỤC VIẾT TẮTCP: Cổ phần CBCNV:Cán bộ công nhân viênBCĐKT:Bảng cân đối kế toán GTGT: Giá trị gia tăng VCSH: Vốn Chủ sở hữu NVL: Nguyên vật liệuBCTC: Báo cáo tài chínhTSCĐ: Tài sản cố địnhĐKKD: Đăng ký kinh doanh SXKD: Sản xuất kinh doanh A.LỜI MỞ ĐẦUDoanh nghiệp là một hạt nhân trong nền kinh tế, để góp phần đưa nền kinh tế nước nhà đi lên hòa nhập, sánh vai với các cường quốc năm châu. Đòi hỏi các doanh nghiệp trước hết phải khẳng định được chính mình, một mặt phải trang trải được toàn bộ chi phí bằng kết quả sản xuất kinh doanh, vững vàng đi lên trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt. Yêu cầu này được thực hiện trên cơ sở hạch toán chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.Để đạt được mục tiêu trên, vấn đề đặt ra trong công ty là phải có biện pháp thích hợp quản lý vốn, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoat trong sản xuất. trong nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển, luật doanh nghiệp thường xuyên được chỉnh sửa và thay đổi qua các năm. Phân tích tình hình tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin về thực trạng tình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn trở thành công cụ hết sức quan trọng trong quản lý kinh tế.phân tích tài chính cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo về các vấn đề tài chính trong tương lai, cung cấp cho các nhà đầu tư tình hình phát triển và hiệu quả hoạt động , giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra biện pháp quản lý hữu hiệu.Sau khi học xong phần lý thuyết tại trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM .nhà trường đẫ tổ chức cho học sinh thực tập để tìm hiểu thêm về thực tế.Qua tìm hiểu và tham khảo tôi đã được giới thiệu vào Công ty CP Giấy Lam Sơn để tìm hiểu về thực tế tài chính mà tôi được giao nghiên cứu.Trên cơ sở đó tìm hiểu giữa lý thuyết và thực tế tại công tyVới đề tài: “ Phân tích tình hình tài chính của công ty CP Giấy Lam Sơn trong 3 năm 2010,2011,2012” em muốn đề cập tới một số vấn đề mang tính lý thuyết ,từ đó nêu ra một số giải pháp nhăm cải thiện tình hình tài chính của Công ty CP Giấy Lam Sơn Bài gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng về vấn đề tài chính của công ty CP Giấy Lam Sơn Chương 3: Các giải pháp khắc phục và hoàn thiện về vấn đề tào chính tại công ty CP Giấy Lam Sơn và kết luận B.NỘI DUNGCHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP1.Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp1.1.Khái niệm,đối tượng,thông tin,mục tiêu,ý nghĩa về phân tích tài chính doanh nghiệp1.1.1.Khái niệm của phân tích tài chính doanh nghiệpPhân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA KINH TẾ -CƠ SỞ THANH HÓA
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY LAM SƠN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài báo cáo thực tập này là do em tự thực hiện không saochép dưới bất cứ hình thức nào.Nếu sai sự thật em sẽ chịu mọi hình phạt
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô trường ĐH CôngNghiệp TP.Hồ Chí Minh, những người đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt kiếnthức cho e, đó chính là nền tảng cơ bản là những hành trang vô cùng quý giá cho ehoàn thành tốt bài báo cáo và cho công việc sau này, đặc biệt là thầy Lê ĐứcThiện
Bên cạnh đó, em cũng xin được gữi lời cảm ơn chân thành tới Trưởng phòng,các anh chị trong Công Ty CP Giấy Lam Sơn đã tạo cơ hội giúp em có thể tìmhiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế của doanh nghiệp.Mọi người đã cungcấp tài liệu và chỉ dẫn cho em rất nhiều để em có thể hoàn thành bài báo cáo này.Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực tế,nên bàibáo cáo không tránh khỏi những sai sót.Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét
từ phía quý Thầy,Cô cũng như các cô chú,anh chị trong Tổng Công ty để em cóthể rút ra kinh nghiệm bổ ích để áp dụng vào công việc trong tương lai
Kính chúc mọi người luôn vui vẻ, hạnh phúc và thành công trong công việc
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Phạm Thị Phượng
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
A.LỜI MỞ ĐẦU 1
B.NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3
1.Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.1.Khái niệm,đối tượng,thông tin,mục tiêu,ý nghĩa về phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.1.1.Khái niệm của phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.1.2 Đối tượng của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 3
1.1.2.1.Đối với người quản lý doanh nghiệp : 3
1.1.2.2 Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp 5
1.1.3.Thông tin sử dụng trong phân tích tình hình tài chính 7
1.1.3.1 Bản cân đối kế toán (Mẫu B01-DN) 7
1.1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DN) 8
1.1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09-DN) 10
1.1.4.Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 10
1.1.5.Ý nghĩa 10
1.2.Phương pháp và nội dung đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp 11
1.2.1.Phương pháp phân tích tài chính 11
1.2.1.1.Phương pháp so sánh 11
1.2.1.2.Phương pháp tỷ số 11
1.2.2 Phân tích các chỉ số tài chính 13
1.2.2.1.Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán 13
1.2.2.2.Các chỉ số về khả năng cân đối vốn 15
1.2.2.3.Tỷ số về khả năng hoạt động 16
1.2.2.4.Tỷ số về khả năng sinh lời 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP GIẤY LAM SƠN 20
2.1.Đặc điểm tổ chức và tình hình sản xuất kinh doanh tại Công Ty CP Giấy Lam Sơn 20
Trang 42.1.1.Quá trình hình thành và phát triển công ty 20
2.1.2 Chức năng và quy trình sản xuất của công ty 21
2.2 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá 24
2.3.Thực trạng tình hình tài chính của công ty CP Giấy Lam Sơn 29
2.3.1.Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty 29
2.3.1.1.Bảng cân đối kế toán 29
2.3.1.2 Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 29
2.3.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 29
2.3.2 Phân tích tình hình tài chính của Công ty 30
2.3.2.1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty 30
2.3.2.2.Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty 35
2.3.2.3 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty 39
2.3.2.4 Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty 43
2.3.2.5 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 47
2.3.2.6.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty 56
2.3.3 Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp 63
2.3.3.1 Những mặt đã đạt được: 63
2.3.3.2 Những mặt hạn chế 64
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ HOÀN THIỆN VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP GIẤY LAM SƠN 65
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển công ty 65
3.2 Một số giải pháp nâng cao và hoàn thiện vấn đề tài chính của công ty 66
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất bằng tre, nứa, luồng các loại
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất bằng lề các loại
Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất giấy carton lớp mặt
Sơ đồ 1.4: Mô hình bộ máy tổ chức của Công ty CP Giấy Lam Sơn
Sơ đồ 1.5: Bộ máy kế toán tại Công Ty CP Giấy Lam Sơn
Bảng biểu:
Bảng 1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản
Bảng 2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Bảng 3: Bảng phân tích nguồn tài trợ tài sản
Bảng 4: Bảng phân tích nguồn vốn lưu động thường xuyên
Bảng 5: Bảng phân tích tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và nợ phải trả Bảng 6: Bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty
Bảng 7: Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Bảng 8: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh
Bảng 9: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Bảng 10: Bảng hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ nguồn vốn
Trang 6DANH MỤC VIẾT TẮT
CP: Cổ phần
CBCNV:Cán bộ công nhân viên
BCĐKT:Bảng cân đối kế toán
GTGT: Giá trị gia tăng
VCSH: Vốn Chủ sở hữu
NVL: Nguyên vật liệu
BCTC: Báo cáo tài chính
TSCĐ: Tài sản cố định
ĐKKD: Đăng ký kinh doanh
SXKD: Sản xuất kinh doanh
Trang 8Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích khả năng thanhtoán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi, nhàquản lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợinói riêng của doanh nghiệp trong tương lai Từ đó, họ có thể định hướng cho giámđốc tài chính cũng như hội đồng quản trị trong các quyết định đầu tư, tài trợ, phânchia lợi tức cổ phần và lập kế hoạch dự báo tài chính Cuối cùng phân tích tài chínhcòn là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.
1.1.2.2 Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn,mức sinh lãi và sự rủi ro Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tìnhhình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp.Trong doanh nghiệp Cổ phần, các cổ đông là người đã bỏ vốn đầu tư vào doanhnghiệp và họ có thể phải gánh chịu rủi ro Những rủi ro này liên quan tới việc giảmgiá cổ phiếu trên thị trường, dẫn đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp Chính vìvậy, quyết định của họ đưa ra luôn có sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro và doanh lợiđạt được Vì thế, mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông là khả năng tăng trưởng,tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị chủ sở hữu trong doanh nghiệp Trước hết họquan tâm tới lĩnh vực đầu tư và nguồn tài trợ Trên cơ sở phân tích các thông tin vềtình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh hàng năm, các nhà đầu tư sẽ đánh giáđược khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp; từ đó đưa ranhững quyết định phù hợp Các nhà đầu tư sẽ chỉ chấp thuận đầu tư vào một dự ánnếu ít nhất có một điều kiện là giá trị hiện tại ròng của nó dương Khi đó lượng tiềncủa dự án tạo ra sẽ lớn hơn lượng tiền cần thiết để trả nợ và cung cấp một mức lãisuất yêu cầu cho nhà đầu tư Số tiền vượt quá đó mang lại sự giàu có cho nhữngngười sở hữu doanh nghiệp Bên cạnh đó, chính sách phân phối cổ tức và cơ cấunguồn tài trợ của doanh nghiệp cũng là vấn đề được các nhà đầu tư hết sức coi trọng
vì nó trực tiếp tác động đến thu nhập của họ Ta biết rằng thu nhập của cổ đông baogồm phần cổ tức được chia hàng năm và phần giá trị tăng thêm của cổ phiếu trên thịtrường Một nguồn tài trợ với tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ tạo đòn bẩytài chính tích cực vừa giúp doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vừa làm tăng giá cổ phiếu
và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) Hơn nữa các cổ đông chỉ chấp nhận đầu tư mởrộng quy mô doanh nghiệp khi quyền lợi của họ ít nhất không bị ảnh hưởng Bởivậy, các yếu tố như tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ có thể dùng để trả lợi tức cổ
Trang 9trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng như hiệu quả củaviệc tái đầu tư luôn được các nhà đầu tư xem xét trước tiên khi thực hiện phân tíchtài chính.
1.1.2.3.Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp
Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thựchiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thìphân tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mạicho doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được xem xéttrên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn,người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp,nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả.Nếu là những khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả
và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vàokhả năng sinh lời này
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ chủyếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy, họ chú ý đặc biệt đến sốlượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số
nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp Bên cạnh
đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số vốn củachủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanhnghiệp bị rủi ro Như vậy, kỹ thuật phân tích có thể thay đổi theo bản chất và theothời hạn của các khoản nợ, nhưng cho dù đó là cho vay dài hạn hay ngắn hạn thìngười cho vay đều quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm củadoanh nghiệp đi vay
Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp, họ phải quyếtđịnh xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, họ cầnphải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời gian sắptới
1.1.2.4.Đối với người lao động trong doanh nghiệp
Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, ngườiđược hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chínhcủa doanh nghiệp Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp
có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động
Trang 10Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn muamột lượng cổ phần nhất định Như vậy, họ cũng là những người chủ doanh nghiệpnên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp.
1.1.2.5.Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý của Nhànước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt độngkinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúngchính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạch toán chi phí, giáthành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng
Tóm lại, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích cácbáo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống cácphương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ cácgóc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét mộtcách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ra những điểm mạnh và điểmyếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán,
dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp
1.1.3.Thông tin sử dụng trong phân tích tình hình tài chính.
Phân tích tài chính sử dụng nguồn thông tin coskhar năng làm rõ mục tiêuchuẩn dự đoán tài chính Trong đó, quan trọng chủ yếu nhất là thông tin từ các báocáo tài chính.theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổsung theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của bộ trưởng bộ tài chínhhiện có 4 biểu mẫu BCTC được mọi người biết đến
1.1.3.1 Bản cân đối kế toán (Mẫu B01-DN)
a,Nội dung của BCĐKT như sau:
Phần “Tài sản”: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp
đến cuối kỳ hoạch toán, đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn,các khâu của quá trình kinh doanh.các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản được sắpxếp theo nội dung kinh tế
Phần “Nguồn vốn”: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệpđến cuối kỳ hoạch toán.các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo từngnguồn hình thành tài sản của đơn vị
Cụ thể nội dung phần tài sản và phần nguồn vốn như sau:
Phần “Tài sản”:
Trang 11Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị hiện có của Công ty tại thời điểm lậpbáo cáo và được chia thành 2 loại:
Loại A: Tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn.Thuộc loại này gốm các chỉ tiêu phảnánh tài sản của Công ty là tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.Các khoản phảithu,hàng tồn kho,tài sản lưu động khác
Loại B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: thuộc loại này gồm các chỉ tiêu phản ánhtài sản của công ty là tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xâydựng dở dang,các khoản ký cược ký quỹ dài hạn và chi phí trả trước dài hạn
Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu Phản ánh các nguồn vốn, các quỹ của doanh nghiệp
và nguồn kinh phí,thể hiện mức độ độc lập tự chủ về việc sử dụng các loại nguồnvốn của doanh nghiệp
Ngoài các chỉ tiêu trong phần chính, bảng cân đối kế toán còn các chỉ tiêu ngoàibảng cân đối kế toán
b,Cơ sở số liệu
Nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán bao gồm:
Bảng cân đối kế toán ngày cuối niên độ kế toán kỳ trước
Số dư các tài khoản loại 1,loai 2,loại 3, loại 4 Trên các số kế toán chi tiết,số kếtoán tổng hợp của kì lập bảng cân đối kế toán
Số dư các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán( loại 0)
c, Phương pháp lập bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán của Công ty được lập thông qua phần mền kế toánPeachtre.trên cơ sở tổng hợp các sồ liệu tổng hợp từ số dư trên sổ chi tiết của tàikhoản loại 1,loại 2, loại 3, loại 4
1.1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DN)
a, Nội dung:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần:
Phần 1: Lãi lỗ
Trang 12Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kỳ hoạtđộng.phần này có nhiều chỉ tiêu liên quan đến thu nhập chi phí của từng loại hoạtđộng tài chính và các hoạt động bất thường cũng như toàn bộ kết quả hoạt độngkhinh doanh của công ty.
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ nhà nước
Phản ánh trách nhiệm, nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà nước gồm các chỉ tiêu liênquan đến các loại thuế,các khoản phí và các khoản phải nộp khác Các chỉ tiêu nàycũng được chi tiết thành số còn phải nộp kỳ trước, số phải nộp kỳ này, sồ đã nộptrong kỳ này và số còn phải nộp, số đã nộp lũy kế đầu năm đến cuối kỳ báo cáo
Phần 3: thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm, thuế GTGT hàngbán nội địa
Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ,được hoàn lại, được giảm và thuế GTGThàng bán nội địa ,phần này liên quan đến thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ,được hoàn lại,được giảm,đã giảm
b,Cơ sở số liệu
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập dựa trên nguồn số liệu sau:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước
Sổ kế toán kỳ này các tài khoản từ loại 5 đến loại 9
Sổ kế toán các tài khoản 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ” và Tài khoản 333 “thuế và các khoản phải nộp nhà nước”
Số kế toán chi tiết thuê GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm
c, Phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Được lập trên cơ sở tổng hợp số liệu của các tài khoản loại 5,loại 6,loai 7,loại 8,loại
9, thực hiện thông qua phần mềm kế toán peachtree
1.1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
a,Nội dung
Các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty bao gồm:
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
c,Phương pháp lập báo cáo “Lưu chuyển tiền tệ”
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cách xác định và phân tích trực tiếp cáckhoản thực thu, thực chi bằng tiền theo từng nội dung thu, chi trên các sổ kế toán
Trang 131.1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09-DN)
a, Nội dung
Thuyết minh BCTC tại công ty được lập trên cơ sở bảng mẫu số B09-DN và nộidung sau:
Đặc điểm hoạt dộng của doanh nghiệp
Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính
b, Cơ sở số liệu
Căn cứ chủ yếu để lập thuyết minh báo cáo tài chính
Các sổ kế toán tổng hợp , sổ kế toán chi tiết kỳ báo cáo
Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo(Mẫu B01-DN)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo( Mẫu B02-DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước năm trước
c, Phương pháp lập
Kế toán trưởng của Công ty sẽ lập thuyết minh báo cáo tài chính sau khi đã xemxét, phân tích trên cơ sở số liệu
1.1.4.Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Giúp cho các đối tượng có nhu cấu sử dụng BCTC hiểu rõ hơn các con số được thểhiện trên BCTC, từ đó đánh giá tổng quan tình hình tài chính doanh nghiệp thôngqua sự biến động về các chỉ số, tốc độ…trên BCTC
Đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính cua doanh nghiệp trong tương lai, dựa trênphân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại,đưa ra những quyết định phùhợp trong đầu tư, huy động vốn và quản trị doanh nghiệp
Trang 141.2.Phương pháp và nội dung đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.2.1.Phương pháp phân tích tài chính
So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ trước nhằm xác định rõ
xu hướng thay đổi về tình hình hoạt đọng của doanh nghiệp đồng thời đánh giá tốc
độ tăng trưởng hay giảm đi của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mức độphấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt của hoạt động tài chính củadoanh nghiệp
So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến của ngànhhoặc của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp là tốt hay xấu
1.2.1.2.Phương pháp tỷ số
Tỷ số là công cụ phân tích tài chính phổ thông nhất, một tỉ số là mối quan hệ
tỷ lệ giữa hai dòng hoặc hai nhóm của bảng cân đối tài sản phương pháp phân tích
tỷ số dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong quan hệ tàichính.sự biến đổi các tỷ số là sự biến đổi các đại lượng tài chính.về nguyên tắc,phương pháp phân tích tỷ số yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các định mức đểnhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp với giá trị các số lệ thamchiếu
Trong phân tích tài chính dooanh nghiệp, các tỷ số doanh nghiệp, các tỷ số tài chínhđược phân thành nhóm tỷ số đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo cácmục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.đó là các nhóm tỷ số về khả năng thanhtoán,nhóm tỷ số cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ số về năng lực hoạt động kinhdoanh, nhóm tỷ số về khả năng sinh lời
Mỗi nhóm tỷ số lại bao gồm nhiều tỷ số phản ánh riêng biệt Từng bộ phận của hoạtđộng tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau Tùy theo góc độ phân tích,ngườiphân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của
Trang 15Chọn đúng các tỷ số và tiến hành phân tích chúng,chắc chắn ta sẽ phát hiện đượctình hình tài chính.phân tích tỷ số cho phép phân tích đầy đủ khuynh hướng vì một
số dấu hiệu có thể được kết luận thông qua quan sát số lớn các hiện tượng nghiêncứu riêng lẽ
1.2.1.3.Phương pháp DUPONT
Công ty DUPONT là công ty đầu tiên ở mĩ sử dụng các mối quan hệ tươnghổ,giữa các tỉ lệ tài chính,chủ yếu để phân tích các chỉ số tài chính.vì vậy nó đượcgọi là phương pháp DUPONT.Với phương pháp này các nhà phân tích sẽ nhậnđược các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt xấu trong hoạt động của doanhnghiệp.Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mứcsinh lời của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trênvốn chủ sở hữu thành tích số của chuỗi các tỉ số có mối quan hệ nhân quả vớinhau.điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỉ số đối với các tỉ số tổng hợp.Trước hết ta xem xét mối quan hệ tương tác giữa tỉ số sinh lời vố chủ sở hữu(ROE)với tỷ số doanh lợi tài sản (ROA)
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu Lợi nhuận sau thuế
ROA = × =
(1) Doanh thu Tổng tài sản Tổng tài sản
Tỷ số ROA cho thấy tỷ suất sinh lợi của tài sản phụ thuộc vào hai nhân tố:
Thu nhập ròng của doanh nghiệp trên một đồng doanh thu
Một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
Tiếp theo, ta xem xét tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp(ROE): Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế
ROA= = = ROE (2)
Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
Nếu doanh nghiệp sử dụng nợ để tài trợ cho các tài sản của mình thì ta có mối liên
hệ giữa ROA và ROE:
Trang 16
Doanh thu Tổng tài sản Vốn CSH
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu Tổng tài sản
= × ×
Doanh thu Tổng tài sản Tổng tài sản - Nợ
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu 1
Ngoài các phương pháp phân tích chủ yếu trên, người ta còn sử dụng một sốphương pháp khác như: phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháptoán tài chính….kể cả phương pháp phân tích các tình huống giả định
1.2.2 Phân tích các chỉ số tài chính
Trong phân tích tài chính các chỉ số tài chính chủ yếu thường được phân thành 4nhóm chính:
1.2.2.1.Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Tình hình tài chính được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu tài chính về khả năngthanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mốiquan hệ tài chính có khả năng thanh toán với khoản phải thanh toán trong kỳ Sựthiếu hụt về khả năng thanh khoản có thể đưa doanh nghiệp tới tình trạng không
Trang 17ngừng hoạt động.Do đó cần chú ý đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
TiềnKhả năng thanh toán tức thời =
Nợ đến hạn
Tỷ số thanh toán tức thời thể hiện mối quan hệ tiền (tiền mặt và các khoản tươngđương tiền như chứng khoán ngắn hạn để chuyển đổi…)và khoản nợ đến hạn phảitrả.Nợ đến hạn phải trả bao gồm nợ ngắn hạn,trung hạn, dài hạn đến hạn trả Tỷ sốthanh toán tức thời cho chúng ta biết khá rõ về tình trạng đó, tuy nhiên hệ số này hếtsức nhạy cảm nên doanh nghiệp cần xác đinh phù hợp vì nếu hệ số thanh toán tứcthời thấp hơn 1 thì doanh nghiệp phải bán các tài sản lưu đông khác như chứngkhoán ngắn hạn khác… để thanh toán,còn tỷ số thanh toán tức thời quá cao tứcdooanh nghiệp dự trữ quá nhiều tiền mặt thì doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội sinh lời Cácchủ nợ đánh giá mức trung bình hợp lý cho tỷ lệ này là 0.5 Khi tỷ lệ này > 0.5 thìkhả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là khả quan và ngược lại
Trang 18Tỷ số dự trữ trên vốn lưu động dòng: tỷ số nay cho biết dự trữ chiếm bao nhiêuphần trăm vốn lưu động ròng Nó được tính bằng cách lấy dự trữ chia cho vốn lưuđộng ròng Nếu dự trữ trên vốn lưu động ròng quá cao thì sẽ không tốt vì dự trữkhoản khó chuyển đổi thành tiền nhất trong vốn lưu động ròng Và khi chuyển đổi
dự trữ thành tiền thì chi phí chuyển đổi cao doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại, do vậydoanh nghiệp tính toán một mức dự trữ cho hợp lý tránh tình trạng tồn đọng vốngây thiệt hại
Không thể đưa ra một chỉ tiêu chuẩn mực về hệ số thanh toán cho tất cả các loạihình doanh nghiệp.Nhưng thông thường hệ số thanh toán trên 0.5 thì coi là lànhmạnh, còn dưới 0.5 là dấu hiệu không lành mạnh
1.2.2.2.Các chỉ số về khả năng cân đối vốn
Nghiên cứu về các chỉ tiêu về cân đối vốn nhằm mục đích chỉ ra doanh nghiệp đã cómột cơ cấu vốn hợp lý hay chưa? Một trong những mục tiêu của doanh nghiệp làđạt được cơ cấu vốn tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị tài sản sỡ hữu Trong quá trìnhhoạt động kinh doanh cơ cấu tài chính của doanh nghiệp luôn luôn thay đổi, nghiêncứu nhóm chỉ tiêu này chúng ta xem xét một số chỉ tiêu chủ yếu: hệ số nợ, khả năngthanh toán lãi vay
số nợ quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán
Lợi nhuận trước thuế và lãi vayKhả năng thanh toán lãi vay =
Lãi vay
Tỷ số về khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào.Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản Lãi vay là một khoản chi phí, doanh nghiệp dung thu nhập trước thuế để trả lãi.Nó phản ánh doanh nghiệp vốn vay có hiệu quả hay không và chỉ tiêu này rất được người cho vay quan tâm
Trang 19Tài sản cố định / Tài sản lưu động
Tỷ số cơ cấu tài sản =
Tổng tài sản
Tỷ số này phản ánh tương quan giữa tài sản cố định và tài sản lưu động so với tổng tài sản Thông qua tỷ số nay, ta có thể thấy được loại hình doanh nghiệp là sản xuất hay kinh doanh thương mại
1.2.2.3.Tỷ số về khả năng hoạt động
Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dung tài sản của doanh nghiệp Vốn của doanh nghiệp được dung để đầu tư vào các tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động.Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng đến hiệu quả sử dung từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các chỉ số này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp
Doanh ThuVòng quay tiền =
Tiền và chứng khoán dễ bán
Tỷ số này cho biết vòng quay của tiền trong năm Vòng quay tiền càng cao hiệu quảkinh doanh càng tốt
Doanh thu Vòng quay dự trữ =
Dự trữ
Vòng quay dự trữ là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Vòng quay dự trữ được xác định bằng tỷ số giữa doanh thu trong năm và giá trị dự trữ ( Nguyên vật liệu, vật liệu phụ, sản xuất dở dang,thành phẩm) bình quân.Chỉ tiêu này khá quan trọng nó đánh giá hiệu quả của tài sản lưu động Nếu chỉ tiêu này càng cao tức là mức độ luân chuyển dự trữ nhanh,lượng dự trữ không lớn ít bị ứ đọng vốn
Trang 20Các khoản phải thu × 360
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu
Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân 1 ngày Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách thương mại cua daonh nghiệp và các khoản trả trước.Chỉ tiêu này rất quan trọng vì nếu chu kỳ thu tiền bình quân lớn chứng tỏa phải thu lớn nên vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng gây khó khăn cho việc huy động vốn Nếu kỳ thu tiền bình quân nhỏ khiến cho việc giaodịch với khách hàng và chính sách tín dụng thương mại bị hạn hẹp, quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng khác giảm thị trường giảm,do đó việc để chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp tùy thuộc vào mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp
Doanh thuHiệu suất sử dụng TSCĐ =
Tài sản cố định
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong 1 năm Tài sản cố định ở đây được xác định theo giá trị còn lại theo giá trị cònlại đến thời điểm lập báo cáo
Doanh thu Hiệu quả sử dụng TSCĐ =
Tài sản lưu động
Chỉ tiêu này cho biết một đòng tài sản lưu động tạo ra bao nhiêu đòng doanh thu trong 1 năm Tài sản lưu động ở đây được xác định theo giá trị còn lại đến thời điểmlập báo cáo
Doanh thuHiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này con được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó được đo bằng tỷ số doanh thu và tổng tài sản và cho biết một đòng tài sản đem lại mấy đồng doanh thu
1.2.2.4.Tỷ số về khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, là đáp số sau cùng của quá trình kinh doanh , tỷ số khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả quản lý doanh nghiệp Nó được
Trang 21các nhà đầu tư rất quan tâm và là cơ sở để nhà quản trị hoạch định chính sách Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu sau:
Lợi nhuận sau thuếDoanh lợi tiêu thụ sản phẩm =
Doanh thu
Chỉ tiêu này xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế (Thu nhập sau thuế) cho doanh thu Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu.Chỉ tiêu nói chung càng cao càng tốt tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào nghành nghề kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuếDoanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) =
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho vốn chủ hữu.Nó phản ánh khả năng sinh lới của vốn chủ sở hữu và nó được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp, bởi
vì tỷ số này cho biết một đòng vốn chủ sở hữu bỏ ra đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu làm mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế (hoặc EBIT)Doanh lợi tài sản (ROA) =
Tài sản
Doanh lợi tài sản là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinhlời của một đồng vốn đầu tư, nó cho thấy một đồng tài sản bỏ ra tạo được mấy đồnglợi nhuận Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn lợi nhuận sau thuế hay EBIT để so sánh với tổng tài sản
Ngoài các tỷ số trên đây, các nhà phân tích cũng đặc biệt chú ý tới việc tính toán và phân tích những tỷ số liên quan tới các chủ sở hữu và giá thị trường Chẳng hạn:
Thu nhập sau thuế
Tỷ lệ hoàn vốn CP =
Vốn CP
Trang 22Thu nhập sau thuếThu nhập cổ phiếu =
Số lượng cổ phiếu thường
Trang 23CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CP GIẤY LAM SƠN
2.1.Đặc điểm tổ chức và tình hình sản xuất kinh doanh tại Công Ty CP Giấy Lam Sơn
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển công ty
* Những thông tin chung nhất về công ty Cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá
- Tên công ty: Công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá
- Mã số thuế 2800228769 cấp ngày 25/09/1998
- Điện thoại: 0378 739 059; 0378 739 631 Fax: 0378 739 059
- Trụ sở giao dịch: Xã Vạn Thắng- huyện Nông Cống- tỉnh Thanh Hoá
- Được thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 2603000028 cấpngày 04/01/2002 (đã qua 2 lần thay đổi: lần 1 vào ngày 12/02/2007; lần 2 vàongày 09/09/2008, do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Thanh Hoá cấp)
- Nghành nghề kinh doanh: sản xuất kinh doanh sản phẩm giấy các loại và bao bì
* Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá tiền thân là nhà máy giấy LamSơn, được thành lập ngày 22/12/1948
Từ khi công ty thành lập đến năm 1962 công ty trực thuộc bộ công nghiệpnhẹ Trong những năm đầu công ty sản xuất các loại giấy in, giấy in báo, giấy viết,giấy bao gói kể cả giấy in bạc phục vụ kháng chiến chống pháp và thực hiện kếhoạch nhà nước giao cho
Đầu năm 1962, nhà máy giấy Lam Sơn (tên gọi trước đây) được chuyểngiao về tỉnh Thanh Hoá quản lý Nhà máy tiếp tục sản xuất các mặt hàng truyềnthống: giấy in, giấy viết, giấy bao gói và carton lạnh Trong thời kì này nhà máy có
01 máy xeo giấy lưới dài, công xuất 300 tấn/năm và 04 máy xeo giấy carton, nănglực sản xuất năm cao nhất là 1700 tấn/năm Sau năm 1975, nhà máy được đầu tưthêm, nâng công xuất sản xuất giấy in, giấy viêt, giấy Poluya đánh máy lên 600 tấn /năm Thiết bị được đầu tư thêm bao gồm: 04 nồi cầu 8m3, 01 máy chặt nứa nồi hơi
Hệ thống cấp thoát nước, hệ thống nghiền kiểu Hà Lan (1020), 02 máy xeo 300 tấn/năm, nhà xưởng
Việc đầu tư thêm máy móc thiết bị và tăng dây chuyền sản xuất của công ty
đã làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầungày càng tăng của thị trường
Trang 24Thực hiện nghị định số 44/1998 NĐ- CP của chính phủ về việc chuyển đổidoanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, ngày 22 tháng 12 năm 2001, công tychuyển thành công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá, hạch toán kinh tế độc lập,
có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và trụ sở riêng, công ty có quyền quyết địnhmọi vấn đề về kinh tế, về tổ chức có liên quan đến hoạt động của công ty mình
Để mở rộng quy mô kinh doanh, thị trường tiêu thụ và tăng sức cạnh tranhvới các doanh nghiệp khác trên thị trường, tháng 08/ 2003, công ty tiếp tục đầu tưthêm dây chuyền sản xuất giấy Carton Duplex, với công xuất 6000 tấn/năm, baogồm: hệ thống cấp hơi, trạm biến áp 35KV/0,4KV- 750KVA, hệ thốngnghiền( ngiền đánh tơi bằng cách khuấy thuỷ lực, nghiền đĩa phân li sơ sợi đơn, sơsợi kép), máy xeo khổ lới dài 2100mm, máy cắt cuộn lại công ty đã đa các máymóc thiết bị trên vào sản xuất từ tháng 05 năm 2004 cho tới nay
Ngoài việc sản xuất công ty cũng rất quan tâm tới hệ thống xử lý nước thảinhư: xử lý dịch sau nấu nghiền, tẩy rửa và xử lý nước thải sau xeo…
Mặc dù trong những năm qua, công ty đã quan tâm đến công tác đầu tưnâng cấp thiết bị, dây chuyền sản xuất nhưng nhu cầu thị trường tăng quá nhanh cả
về số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm Cho nên, công ty nên mạnh dạnđầu tư máy móc hiện đại và đồng bộ hơn để tạo ra bước nhảy vọt về trình độ khoahọc công nghệ, nhằm mở rộng quy mô và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao,giá thành thấp, có như vậy công ty mới có thể đứng vững trên thị trường và pháttriển một cách bền vững
2.1.2 Chức năng và quy trình sản xuất của công ty
Theo đặc điểm về nguyên vật liệu của công ty, công ty chia làm 2 quy trình sản xuấtchính đó là: quy trình sản xuất bằng tre, nứa, luồng và quy trình sản xuất bằng lềcác loại
Trang 25a) Quy trình sản xuất bằng tre, nứa, luồng:
* Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất bằng tre, nứa, luồng các loại.
* Quy trình sản xuất:
Nguyên liệu tre, nứa, luồng đã được xử lý, đưa vào máy chặt mảnh, sau
đó được chuyền lên bằng băng tải, đưa vào nồi nấu hình cầu (ở đó nguyên liệu đượcnấu với xút, nước và hơi áp xuất) bột nứa nấu chín, sau khi hạ áp được đổ xuống bểchứa khuyếch tán, rồi cho qua vít tải (dạng nghiền thô), và được chuyển qua bộphận nghiền, ép, vắt, khi bột nguyên liệu đã đạt nồng độ quy định thì được chuyểnqua nghiền đĩa, khi bột đã đạt độ mịn quy định thì đợc bơm qua sàng lọc (phần bộtqua được sàng lọc thì dùng sản xuất lớp mặt tờ giấy, phần bột không qua được sànglọc thì dùng để sản xuất lớp lot của tờ giấy) Hai phần bột này được đưa vào hai bểchứa, rồi được bơm lên thùng điều tiết bột (ở đây bột được phân biệt thành bột lớpmặt, bột lớp giữa và bột lớp đáy của tờ giấy) Sau đó từ các thùng điều tiết này bột
từ các thùng điều tiết này, bột được thả xuống 3 thùng lưới và chuyển sang côngđoạn xeo giấy Giấy xeo ra được cắt cuộn theo khổ, theo chủng loại giấy mà kháchhàng đã đặt theo đơn đặt hàng Sau đó giấy được nhập kho thành phẩm
b) Quy trình sản xuất bằng lề các loại:
Nghiền đĩa Nồi
nấu hình cầu
Nhập kho
Cắt
Trang 26* Quy trình sản xuất bằng lề các loại:
Nguyên liệu là giấy phế liệu, lề các loại được đa vào bộ phận nghiềnbằng cánh khuấy thuỷ lực, sau khi nghiền thuỷ lực, nguyên liệu được chuyển sang
bộ phận nghiền đĩa Các giai đoạn tiếp theo thì tương tự như sản xuất theo quy trìnhsản xuất bằng tre, nứa, luồng các loại nêu trên
* Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất bằng lề các loại
c) Ví dụ về sản xuất một loại sản phẩm tại công ty:
Xeo giấy
Cắt cuộn
Nghiền
thuỷ
lực
Nghiền đĩa
Sàng tinh bột Nhập
kho
Trang 272.2 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá.
*Sơ đồ 1.4: Mô hình bộ máy tổ chức của công ty cổ phần giấy Lam Sơn
Máy chặt nứa
Nấu nứa bằng nồi hình cầu
Bột nứa nấu qua vít tải
Nghiền
ép vắt
Ngiền đĩa
Sàng tinh bột
Cắt cuôn lại
Xeo giấy
Thành phẩm nhập kho
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát Hội đồng quản
trị
Giám đốc
Trang 28 Đại hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả những cổ đông có quyền biểuquyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty Đại hội đồng cổ đông
có quyền quyết định tất cả các vấn đề thuộc về công ty theo pháp luật quy địnhnhư:Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất kinh doanh, cổ tức, kếhoạch, nhiêm vụ, phương hướng đầu tư phát triển
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty gồm 5 thành viên, dođại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của công ty Hội đồngquản trị đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh công ty đểquyết địnhmọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc
Phòn
g tổ
chức
Phòng vật tư
Bộ phận sản xuất
Phòng quản đốc
Trang 29 Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc đại hội đồng cổ đông, do đại hộiđồng cổ đông bầu ra, hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc Bankiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong điều hành hoạt độngcủa công ty.
Ban giám đốc gồm: giám đốc và Hai phó giám đốc
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệmtrước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.Hai phógiám đốc có nhiêm vụ giúp giám đốc điều hành các lĩnh vực sau:
Phó giám đốc kinh tế: giúp giám đốc trong lĩnh vực kinh tế, tài chính kếtoán, đánh giá lại hiệu quả của các dự án mua sắm máy móc thiết bị, xem xét kếhoạch sản xuất kinh doanh của công ty
Phó giám đốc kĩ thuật: Là người được phân công chịu trách nhiệm về cácmặt tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, điều hành vật tư, cơ giới Đảm bảo các chỉtiêu về kĩ thuật, mỹ thuật cho các công trình thi công
Mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng, cùng thực hiện mục tiêu chungcủa công ty và chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo về nhiệm vụ của mình Đứngđầu mỗi phòng là trưởng phòng quản lý chung công việc của phòng ban mình.+ Phòng tài chính kế toán: có chức năng quản lý tài chínhvà giám sát mọihoạt động kinh tế tài chính trong công ty Chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kếtoán theo pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước
+ Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh chung chotoàn công ty, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch Tham mưu cho giám đốc trong côngtác tiếp thị đấu thầu, lên kế hoạch đự thầu…
+ Phòng tổ chức: Chịu trách nhiệm quản lí cán bộ công nhân viên, các tổchức của công ty Cố vấn tham mưu cho lãnh đạo công ty thực hiện sắp xếp cán bộcông nhân viên trong công ty lao động
+ Bộ phận bán hàng: Nghiên cứu xây dựng chương trình kế hoạch bán hàngcho toàn bộ công ty Thiết lập mối quan hệ giữa công ty với khách hàng Tham mưucho ban giám đốc về kế hoạch tiêu thụ, nhu cầu thị trờng
+ Phòng vật tư: đảm nhận các kho tàng bến bãi, xuất nhập vật tư hàng hoá,phục vụ cho việc sản xuất, đảm bảo đầy đủ kịp thời vật tư, máy móc có chất lượngphục vụ công tác sản xuất
+ Bộ phận sản xuất (hay còn gọi là phân xưởng sản xuất): thực hiện nhiệm
vụ theo kế hoạch hàng tháng mà Giám đốc đã phê duyệt, áp dụng các quy trình
Trang 30công nghệ, sử dụng máy móc thiết bị hiện có tại Công ty và các NVL đã được cấp
để sản xuất ra các sản phẩm
+ Phòng quản đốc là phòng của các quản đốc phân xưởng, các quản đốc này
có trách nhiệm điều hành sản xuất tại các phân xưởng sản xuất Theo dõi tình hìnhthực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm mà Giám đốc giao cho
+ Phòng kỹ thuật là phòng chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng các sảnphẩm do công ty sản xuất ra, kiểm tra chất lượng hàng hoá, vật tưmua về nhập kho,lên định mức tiêu hao NVL cho công ty
Tóm lại, các phòng ban của công ty đều có mối quan hệ mật thiết với nhau,
hỗ trợ nhau giải quyết các vấn đề có liên quan nhằm mang lại hiệu quả sản xuất caonhất cho công ty
*Sơ đồ 1.5 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP giấy Lam Sơn Thanh
Trang 31 Kế toán trưởng : Là người phụ trách chung trực tiếp chỉ đạo công tác hạch toán
kế toán, hạch toán kinh tế nội bộ trong toàn công ty
Kế toán thành
phẩm và tiêu thụ
Kế toán vật tư
Kế toán tập hợp chi phí và tinh giá thành
Kế toán tiền lương
và các khoản trích
theo lương
Trang 32 Kế toán vốn bằng tiền vay và thanh toán : Ghi chép phản ánh số hiện có vàtình hình biến động của các khoản vốn bằng tiền (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngânhàng, tiền đang chuyển) Ghi chép kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp các khoản vay,các khoản công nợ (các khoản nợ phải thu, nợ phải trả) và nguồn vốn chủ sở hữu.
Kế toán tài sản cố định : Theo dõi, ghi chép và lập báo cáo kế toán nội bộ vềtăng giảm tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định tại tất cả các bộ phận trong côngty
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương : Tính lương và các khoảntrích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) phải trả cho người lao động Ghichép kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành : Ghi chép kế toán tổng hợp và kếtoán chi tiết các khoản chi phí phát sinh trong kỳ, đánh giá sản phẩm dở dang vàtính giá thành sản phẩm Ghi chép kế toán quản trị, lập báo cáo nội bộ phục vụ yêucầu quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ : Thực hiện những nhiệm vụ sau :
+ Ghi chép kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp thành phẩm tồn kho
+ Ghi chép các khoản doanh thu bán hàng và các khoản điều chỉnh doanh thu.+ Ghi chép phản ánh và theo dõi các khoản thuế ở khâu tiêu thụ
+ Ghi chép kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp Lập báo cáo nội bộ về tình hình thực hiện kế hoạch chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp và kết quả kinh doanh của từng nhóm mặt hàng, mặthàng tiêu thụ chủ yếu, báo cáo thành phẩm tồn kho
Kế toán vật tư : có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép phản ánh tình hình biến động,nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu trong toàn công ty
2.3.Thực trạng tình hình tài chính của công ty CP Giấy Lam Sơn
2.3.1.Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty
2.3.1.1.Bảng cân đối kế toán
2.3.1.2 Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
“Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”.Với vai trò là một báo cáo tài chính phảnánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động kinh doanh trongCông ty Ngoài ra báo cáo này cũng phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ củaCông ty đối với Nhà nước, Tình hình thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại vàđược giảm,Và thuế GTGT hành bán nội địa
Trang 33Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành sử dụng lượng tiềnphát sinh trong kỳ báo cáo của Công ty Thông tin về lưu chuyển tiền tệ trong Công
ty cung cấp cho người sử dụng thông tin để có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra cáckhoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó.trong hoạt động sản xuấtkinh doanh
2.3.2 Phân tích tình hình tài chính của Công ty
2.3.2.1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty
Qua các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.Chúng ta thấy một bức tranh toàn cảnh vềtình hình tài chính của Công ty, xét trên các phương diện sau:
Tổng tài sản: Tổng tài sản năm 2011 so với năm 2010 tăng 6.202.483.509VNĐ.Phân tích chi tiết các chỉ tiêu cấu thành nên tổng tài sản sẽ cho chúng ta thấyđược nguyên nhân dẫn đến tổng tài sản tăng, cụ thể như sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 so với năm 2010 giảm làm tổngtài sản giảm 749.388.246 VND
Hàng tồn kho năm 2011 so với năm 2010 tăng làm tổng tài sản tăng4.304.909.086 VND
Tài sản cố định năm 2011 so với năm 2010 giảm làm tổng tài sản giảm79.375.827 VND
Tổng hợp mức tăng giảm của các chỉ tiêu trên năm 2011 so với năm 2010 là6.202.483.509 VND
Tổng tài sản năm 2012 so với năm 2010 tăng 588.621.489 VND Phân tích chi tiếtcác chỉ tiêu cấu thành nên tổng tài sản sẽ cho chúng ta thấy được nguyên nhân dẫnđến tổng tài sản tăng, cụ thể như sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 so với năm 2010 tăng làm tổng tàisản tăng 159.900.000 VND
Hàng tồn kho năm 2012 so với năm 2010 tăng làm tổng tài sản tăng1.661.834.169 VND
Tài sản cố định năm 2012 so với năm 2010 giảm làm tổng tài sản giảm2.195.560.056 VND
Tổng hợp mức tăng giảm của các chỉ tiêu trên làm chotổng tài sản năm 2012 so vớinăm 2010 tăng 588.621.489 VND
Tổng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn năm 2011 so với năm 2010 tăng bằng mức tăngcủa tổng tài sản, nguyên nhân dẫn đển tổng nguồn vốn tăng:
Trang 34 Nợ ngắn hạn năm 2011 tăng so với năm 2010 làm tổng nguồn vốn tăng7.750.880.648 VND.
Nợ phải trả năm 2011 tăng so với năm 2010 làm tổng nguồn vốn tăng4.650.880.648 VND
Tuy nhiên mức giảm của nợ phải trả nhỏ hơn mức tăng của nguồn vốn chủ sở hữu
do đó làm tổng nguồn vốn tăng 1.551.602.861
Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp : Năm 2011, mức lợi nhuận thuần
trước thuế tăng so với năm 2010 là 1.033.198.926.Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuậntrước thuế tăng
Lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh năm 2011 so với năm 2010 tăng làm lợinhuận thuần của Công ty tăng là 1.004.100.130
Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp: Năm 2012 mức lợi nhuận thuần trước
thuế tăng so với năm 2010 là 2.944.500.103.Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận trướcthuế tăng
Lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh năm 2012 so với năm 2010 tăng làm lợinhuận thuần của Công ty tăng là 2.940.458.833
Lượng tiền tồn kho cuối kỳ:(theo số liệu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ) lượng tiền tồn
cuối kỳ năm 2011 so với năm 2010 giảm 749.388.246 VND.Lượng tiền tồn cuối kỳgiảm do ảnh hưởng của các nhân tố:
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh năm 2011 so với năm 2010 tăng15.175.290.550 VND
Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư năm 2011 so với năm 2010 tăng 374.384.299VND
Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính năm 2011 so với năm 2010 tăng16.128.385.890 VND
Tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ năm 2011 so với năm 2010 giảm749.388.246 VND
Lượng tiền tồn kho cuối kỳ:(theo số liệu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ) lượng tiền tồn
cuối kỳ năm 2012 so với năm 2010 tăng 159.900.000 VND VND.Lượng tiền tồncuối kỳ giảm do ảnh hưởng của các nhân tố:
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh năm 2011 so với năm 2010 tăng12.686.209.440 VND
Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư năm 2011 so với năm 2010 giảm820.468.785
Trang 35 Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính năm 2011 so với năm 2010 tăng820.468.785 VND
Tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ năm 2011 so với năm 2010 tăng293.970.150 VND
Thứ nhất “ Hệ số tài trợ”
Tổng nguồn VCSHCông thức tính: Hệ số tài trợ =
Tổng số nguồn vốn6.803.988.126
45.327.880.9218.355.590.987
51.530.364.43010.150.489.030
50.262.701.620
Hệ số tài trợ năm 2011 so với năm 2010 so với năm tăng 0.01 chứng tỏ năm 2011mức độ độc lập tài chính cao hơn năm 2010, trong năm 2011 quá nửa số tài sảnđược tài trợ bởi nguồn vốn chủ sở hữu, thay vì nguồn vốn đi chiếm dụng như năm
2010 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do trong năm 2011 Công ty đã có lợinhuận mang lại từ hoạt động kinh doanh là tương đối lớn, nên tổng lợi nhuận chưaphân phối tăng so với năm trước.Hệ số tài trợ tăng là biểu hiện cho tình hình tàichính của Công ty tốt hơn
Hệ số tài trợ năm 2012 so với năm 2010 so với năm tăng 0.5 chứng tỏ năm 2012mức độ độc lập tài chính cao hơn năm 2010, trong năm 2011 quá nửa số tài sảnđược tài trợ bởi nguồn vốn chủ sở hữu, thay vì nguồn vốn đi chiếm dụng như năm
2010 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do trong năm 2012 Công ty đã có lợinhuận mang lại từ hoạt động kinh doanh là tương đối lớn, nên tổng lợi nhuận chưaphân phối tăng so với năm trước.Hệ số tài trợ tăng là biểu hiện cho tình hình tàichính của Công ty tốt hơn
Thứ 2: “ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn”
Tổng giá trị thuần về TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn =