phân tích tình hình tài chính của công ty CP xi măng bỉm sơn

28 952 3
phân tích tình hình tài chính của công ty CP xi măng bỉm sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

phân tích tình hình tài chính của công ty CP xi măng bỉm sơn tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bà...

DANH SÁCH NHÓM THUYẾT TRÌNH Họ và tên Vũ Thùy Linh Hà Thị Huệ Trần Thị Sinh Nguyễn Hồng Thắm Nguyễn Hoài Thu Mã sinh viên 0853030098 0853030067 0853030146 0853030153 0853030163 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN I. THÔNG TIN CHUNG Tên công ty: Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (BIMSON CEMENT JOINT STOCK COMPANY) Ngành nghề: Sản suất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xi măng, clinker… Trụ sở: Phường Ba Đình Thị xã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá ĐT: 0373 824 242 Fax: 0373 824 046 Website : www.ximangbimson.com.vn Vốn điều lệ: 956.613.970.000 VNĐ Tên cổ phiếu: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn Mã cổ phiếu: BCC Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông Tổng khối lượng niêm yết: 95.661.397cổ phiếu Tổng giá trị niêm yết: 956.613.970.000 VNĐ Giá chào sàn: 18.700đ/cp Ngày đăng ký giao dịch: 26/10/2006 Ngày giao dịch đầu tiên: 24/11/2006 II. 1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP Tóm tắt những nét chính Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn tiền thân là Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn. Được xây dựng vào đầu những năm 80, nhà máy có công suất thiết kế 1,20 triệu tấn sản phẩm/năm với thiết bị kỹ thuật công nghệ hiện đại của Liên Xô. Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng xi măng cho khách hàng trên địa bàn được phân công đảm nhiệm. Với công suất của dây chuyền và năng lực nội tại, Công ty Xi măng Bỉm Sơn có đủ khả năng sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu xi măng và Clinker cho các nước trong khu vực. Cuối năm 2008, công suất của Nhà máy đã đạt 3.8 triệu tấn xi măng/năm. Xi măng Bỉm Sơn - nhãn hiệu Con Voi đã trở thành niềm tin của người sử dụng-Sự bền vững của những công trình. Sản phẩm được tiêu thụ tại hơn 10 tỉnh thành trong cả nước. Trải qua hơn 26 năm xây dựng và phát triển, công ty XM Bỉm Sơn đã sản xuất và tiêu thụ hơn 27 triệu tấn sản phẩm.Với thành tích đạt được trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Công ty đã nhận được nhiều bằng khen và danh hiệu cao quý của Nhà Nước trao tặng, nhiều giải thưởng, như: Năm 1998, được cấp dấu chất lượng Nhà nước; Năm 1994, được cấp Chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn; Đạt giải Vàng “Chất Lượng Việt Nam” năm 2000 và 2004; Được tặng Giải thưởng “Quả Cầu Vàng” năm 2003, Cúp Vàng “Vì sự phát triển Cộng đồng” năm 2004; 2006, Thương hiệu mạnh năm 2006, “Cúp Sen Vàng Việt Nam” năm 2004; Được cấp chứng nhận hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; Được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” từ năm 1997 đến nay; Được Nhà Nước tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lao động” trong thời kỳ đổi mới. 2. Lịch sử hình thành và phát triển 3. - Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được thành lập ngày 04/03/1980 Ngành nghề kinh doanh: sản xuất kinh doanh và xuất khẩu xi măng, clinker. Ngày 12/08/1993 : Bộ xây dựng ra quyết định thành lập Công ty xi măng Bỉm Sơn Năm 2003 công ty hoàn thành dự án cải tạo hiện đại hóa dây chuyền số 2 chuyển đổi từ công nghệ ướt sang khô, nâng công suất nhà máy lên 1,8 triệu tấn sản phẩm/ năm Từ năm 2004 đến nay công ty đang thực hiện tiếp dự án xây dựng nhà máy xi măng mới công suất 2 triệu tấn sản phẩm/ năm Ngày 01/05/2006 chuyển đổi thành Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn Lĩnh vực kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xi măng; clinker Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác. Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và các công trình hạ tầng kỹ thuật; Sản xuất bê tông, thương phẩm và các cấu kiện bê tông đúc sẵn. - Sửa chữa, trùng tu, đại tu các loại ô tô, máy xúc, máy ủi, xe cẩu, xe đặc chủng, máy xây dựng; Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ, đường thủy, xếp dỡ cảng đường thủy; Tư vấn đầu tư xây dựng trong việc quản lý dự án, lập dự án, chuyển giao công nghệ, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu. Gia công chế tạo các mặt hàng cơ khí, khai thác, chế biến khoáng sản xi măng, kinh doanh sản xuất các phụ gia xi măng , vật liệu xây dựng; Dịch vụ ăn uống , giải khát, nhà nghỉ, kinh doanh dịch vụ thương mại tổng hợp; Kinh doanh bất động sản. 4. Chiến lược và kế hoạch phát triển. - Tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ truyền thống và là lợi thế của công ty như xi măng PCB30 và PCB40, clinker. Tăng cường bộ phận khai thác thị trường và mở rộng các đại lý phân phối. Tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào với giá rẻ, đảm bảo chất lượng.Vượt nhiều khó khăn để hoàn tất chiến lược: “sản xuất tối đa, tiêu thụ tối đa”. CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN I. TỔNG QUAN Phân tích tình hình tài chính chính là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị, nhà đầu tư, nhà cho vay... mỗi đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp trên góc độ khác nhau để phục vụ cho lĩnh vực quản lý, đầu tư của họ. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là công việc làm thường xuyên không thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp, nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu dài. Trong bài phân tích :  Các số liệu về tình hình tài chính của công ty được lấy trực tiếp từ các báo cáo tài chính của công ty, các chỉ số không có trong báo cáo công ty như : giá cổ phiếu…các dữ liệu này được lấy từ trang Cafef.vn hoặc www.vietstock.vn  Để dễ nhìn nhận và phân tích chúng ta sẽ chọn 1 công ty có quy mô tương đương với Công ty Xi măng Bỉm Sơn đó là Công ty Cổ phần xi măng Bút Sơn. Bảng 3.1. Các chỉ tiêu cơ bản của Bỉm Sơn và Bút Sơn (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Bỉm Sơn và Bút Sơn) Chỉ tiêu Tài sản lưu động Tổng tài sản Tổng nợ Vốn chủ sở hữu Năm 2008 Bỉm Sơn Bút Sơn 2,737,009,177 4,635,703,69 9 3,454,353,70 6 1,181,349,99 3 Năm 2009 Bỉm Sơn Bút Sơn Năm 2010 Bỉm Sơn Bút Sơn 2,267,581,493 2,784,400,160 2,240,828,484 964,159,634 791,631,861 4,186,483,159 5,370,015,450 4,642,264,220 5,715,328,581 5,520,438,782 3,063,877,417 4,215,477,380 3,627,066,026 4,785,607,999 4,222,670,090 1,122,605,743 1,154,538,071 1,015,198,194 929,720,582 1,297,768,693  Các chỉ số trung bình ngành được phân tích từ 17 Công ty xi măng đã được niêm yết trên sàn chứng khoán. II. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ 1. Hệ số khả năng thanh toán  Các số liệu : + Tài sản lưu động, hàng tồn kho được lấy từ bảng phụ lục 1.1.1 và 1.1.2 + Nợ ngắn hạn được lấy chi tiết từ bảng phụ lục 1.2.1 =(Tổng tài sản lưu động – Hàng tồn kho)/Tổng nợ ngắn hạn =Tổng tài sản lưu động/Tổng nợ ngắn hạn STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Tên công ty Xi măng Bỉm Sơn Xi măng Bút Sơn Cổ phần thạch cao Xi măng Xi măng Sài Sơn Xi măng Sông Đà Xi măng Thái Bình Xi măng Tiên Sơn Xi măng Khoáng sản Yên Bái Hà Tiên 1 Hà Tiên 2 Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh Xi măng Hoàng Mai Xi măng Cần Thơ Xi măng Hải Vân Xi măng Hải Phòng Xi măng Đà Nẵng Xi măng Sông Đà Yaly Trung bình ngành Tỷ lệ khả năng thanh toán Tỷ lệ thanh toán hiện hành Tỷ lệ thanh toán nhanh 2008 2009 2010 2008 2009 2010 5.275 2.428 0.641 0.870 0.335 0.269 2.626 2.721 0.486 0.429 0.239 -1.458 0.928 0.687 1.188 0.777 0.603 5.520 1.848 1.665 4.832 1.661 1.542 4.769 4.610 4.563 3.048 3.318 2.989 1.090 1.196 1.314 0.415 0.410 0.567 -2.538 3.837 -1.313 2.768 0.591 0.603 0.553 0.403 0.399 0.367 1.013 4.759 0.708 0.339 4.448 0.187 2.469 2.782 -1.320 2.236 -1.236 0.679 1.078 1.094 1.866 2.621 1.036 0.930 0.688 2.002 1.237 1.941 1.925 1.071 1.030 0.616 1.309 1.438 1.555 1.669 1.320 0.752 0.229 0.742 -1.220 2.136 0.752 0.677 0.363 1.649 0.738 1.077 1.736 0.691 2.151 2.012 1.462 1.245 1.298 1.036 Bảng 3.2: Bảng tính các hệ số khả năng thanh khoản ngành xi măng - Hệ số thanh toán hiện hành: 0.767 0.235 1.170 0.830 0.889 1.480 0.872 Hệ số thanh toán hiện hành 2010 = = 0.641 Năm 2010, tỷ lệ này của Bỉm Sơn là 0.641, nghĩa là để tài trợ cho 10 đồng nợ, công ty xi măng Bỉm Sơn chỉ có khoảng 6 đồng tài sản để đảm bảo trả các khoản nợ. hệ số này thường lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán nơ của công ty là tốt. trong trường hợp này, hệ số thanh toán hiện hành của Bỉm Sơn giảm rất mạnh so với 2008 là 5.275 và so với 2009 là 2.428, dù có cao hơn so với công ty xi măng Bút Sơn cùng quy mô nhưng vẫn thấp hơn trung bình ngành: 1.462 . tỷ lệ này thấp so với trung bình ngành và nhỏ hơn 1 là do trong năm 2010, công ty xi măng Bỉm Sơn đã tăng cường đầu tư vào tài sản dài hạn trong đó chủ yếu là tài sản cố định hữu hình( nhà xưởng, máy móc..) từ 2.5 nghìn tỷ lên tới 4.7 nghìn tỷ, do đó đồng thời làm tài sản ngắn hạn sụt giảm mạnh là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới khả năng thanh toán hiện hành của Bỉm Sơn thấp. tuy có thấp hơn 1, thấp hơn trung bình ngành khá nhiều, nhưng đây có thể xem là một tín hiệu lạc quan trong chiến lược đẩy mạnh đầu tư lâu dài vào cơ sở hạ tầng, sản xuất kinh doanh trong dài hạn, một tín hiệu tốt nếu nhìn toàn cảnh vào hoạt động của Bỉm sơn năm 2010. - Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh: Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh 2010= = 0.269 Tỷ lệ này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho, bởi vì trong thực tế, đôi khi không phải lúc nào công ty cũng có thể nhanh chóng bán hàng tồn kho để kịp thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn được. năm 2010 tỷ số này của xi măng Bỉm Sơn là 0.269, giảm rất nhanh so với các năm 2008 : 0.87 và năm 2009: 0.335. khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động không bao gồm hàng tồn kho của Bỉm Sơn rất thấp, chỉ vào khoảng 25% theo như tỷ số trên, và chỉ bằng khoảng ¼ so với khả năng trung bình của ngành xi măng. Tỷ lệ này thấp như vậy đa phần bắt nguồn từ các lý do cùng làm cho tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành năm 2010 của Bỉm Sơn thấp như đã phân tích ở trên. Điều này chưa đủ để khẳng định tình trạng hoạt động của công ty nhưng cũng đủ để các chủ nợ nhận thấy rằng các khoản nợ ngắn hạn không thể trả đủ bằng tsnh mà cần được tài trợ băng một phương án khác như kéo dài thời hạn cho vay hoặc Bỉm Sơn phải đi vay để trả nợ khi đáo hạn, hoặc có thể dựa vào lợi nhuận phát sinh trong kỳ tới nếu khả năng làm ăn của công ty tiếp tục phát triển tốt. dù sao, khó khăn về nợ đến hạn dưới áp lực của lãi suất ngân hàng và lạm phát diễn biến phức tạp cũng là khó khăn chung của toàn ngành xi măng 2010 như phân tích yếu tố vĩ mô đã chỉ ra. 2. Hệ số cơ cấu tài chính  Các số liệu : + Nợ phải trả , VCSH: được lấy chi tiết từ bảng phụ lục 1.2.1 và 1.2.2 + Lãi vay: được lấy chi tiết từ bảng phụ lục 1.4.1 + EBIT = LN trước thuế + CP lãi vay được lấy chi tiết từ phụ lục 1.6.1 Bảng 3.3. Bảng tính hệ số cơ cấu tài chính ngành xi măng - Hệ số nợ: Hệ số nợ 2010 = = 0.837 Như vậy, tính đến thời điểm hết năm 2010 thì khoảng hơn 83% tổng tài sản của Bỉm Sơn được tài trợ bằng các khoản nợ.So sánh với trung bình ngành, ở mức 0.585 có thể thấy nhìn chung toàn ngành xi măng đang sử dụng nợ ở mức khá cân đối, vào khoảng hơn 50% trong tổng tài sản. Tỷ lệ này của Bỉm sơn cao hơn trung bình của ngành chưa hẳn là một tín hiệu xấu . trong khi qua các năm 2008 là 74.5% và 2009 là 78.5%, có thể nhận thấy xu hướng của Bỉm Sơn ngày càng tăng về tỷ trọng nợ trong tổng tài sản. một mặt tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng nợ của Bỉm Sơn rất cao, đây có thể là đòn bẩy cho các dự án mở rộng sản xuất và tăng công suất của các nhà máy, cải tiến công nghệ, dây chuyền sản xuất, đòn bẩy đầu tư lớn về tài chính , hứa hẹn sẽ gặt hái những con số cao về lợi nhuận trong thời gian tới. tỷ trọng nợ cao cũng hoàn toàn phù hợp với chiến lược “ sản xuất tối đa, tiêu thụ tối đa” năm 2008- 2010 của Bỉm Sơn. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ cao cũng đem lại gánh nặng trả nợ cho công ty với sức ép về lợi nhuận phải đạt được để có khả năng thanh toán các khoản nợ trước mắt( nợ ngắn hạn) gần gấp rưỡi tổng tsnh hiện có của doanh nghiệp hoặc phải tiếp tục đi vay để trả nợ như đã biểu hiện ở tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành. - Tỷ số cơ cấu nguồn vốn: Tỷ số cơ cấu nguồn vốn 2010 = = 5.147 Tỷ số này của xi măng Bỉm Sơn năm 2010 cao gấp đôi so với trung bình ngành( 2.43) cho thấy tỷ trọng tài trợ nợ với cốn chủ sở hữu là rất cao. So sánh với công ty xi măng Bút Sơn có quy mô vốn chủ sở hữu tương tự thì chỉ số này của Bút Sơn chỉ là 3.254. nguyên nhân dẫn đến chỉ số cơ cấu nguồn vốn của Bỉm Sơn cao như vậy là do trong khi từ năm 2009 đến 2010, vốn CSH của Bút Sơn tăng thì vốn CSH của Bỉm Sơn lại giảm do chênh lệch về tỷ giá hối đoái. Thêm vào đó, Bỉm Sơn lại tăng thêm các khoản vay, các khoản phải trả , đặc biệt là các khoản phải trả ngắn hạn làm cho tỷ trọng tài trợ của nợ gấp tới 5 lần vốn chủ sở hữu. nợ cao, tạo ra gánh nặng nợ đáo hạn nhưng cũng là một đòn bẩy tài chính tốt cho hoạt động của công ty. - Tỷ suất thanh toán lãi vay: Tỷ suất thanh toán lãi vay 2010 = = 1.388 Tỷ lệ này cho biết khả năng thanh toán lãi vay của một công ty. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty, tỷ số này cho biết tỷ trọng lợi nhuận trước thuế và lãi của công ty đó gấp bao nhiêu lần số lãi vay phải trả. Với một công ty hoạt động hiệu quả, thì lợi nhuận thu được thường cao gấp nhiều lần so với lãi đi vay phải trả, thêm nữa điều đó là cần thiết để công ty sử dụng lợi nhuận đó thanh toán các khoản nợ đến hạn, việc thanh toán tiền nợ gốc, lớn gấp nhiều lần so với thanh toán lãi vay. Nhìn toàn cảnh ngành xi măng, tỷ số này lên tới 83.709, một phần là do có một số công ty cá biệt có tỷ trọng lãi vay phải trả rât thấp, như công ty xi măng Sài Sơn, công ty xi măng Tiên Sơn….; dẫn tới trung bình ngành cao. Tuy nhiên xét về mặt bằng chung, Bỉm Sơn thuộc nhóm thiểu số một vài công ty có tỷ lệ khả năng thanh toán lãi vay thấp. Trong phạm vi vi mô, so sánh với Bút Sơn cùng ngành và có chênh lệch vốn chủ sở hữu không đáng kể, thì tỷ số này của Bỉm Sơn cũng chỉ bằng ½: Bỉm sơn 1.388 Bút Sơn 2.635. điều này dẫn tới một hệ quả dễ dàng nhận thấy là sau khi thanh toán lãi vay, Bỉm Sơn đã tiêu tốn tới hơn 2/3 lợi nhuận, cộng với việc nộp thuế nữa thì lợi nhuận còn lại chưa tương xứng với tiềm năng cũng như chưa tương xứng với mức độ tài trợ vốn của công ty này khi tăng tỷ trọng nợ đi vay lên quá nhiều mà chưa thực sự đạt được hiệu quả rõ rệt. 3. Hệ số khả năng hoạt động  Các số liệu : + Doanh thu: được lấy chi tiết từ bảng phụ lục 1.3.1 + Tổng tài sản, TSCĐ ròng, hàng tồn kho: được lấy chi tiết từ bảng phụ lục 1.1.1 và 1.1.2 Bảng 3.4. Bảng tính hệ số khả năng hoạt động ngành xi măng - Tỷ số hiệu suất sử dụng TSCĐ: Hiệu suất sử dụng tscđ 2010 = = 0.597 Mười đồng TSCĐ của Bỉm Sơn chỉ đem lại chưa tới sáu đồng doanh thu bán sản phẩm, trong khi tỷ số này trung bình trong ngành sản xuất xi măng lại là 10:40 (trung bình ngành 4.102), điều này cho thấy năm 2010 Bỉm Sơn sử dụng TSCĐ chưa hiệu quả như mặt bằng chung của ngành. - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 2010 = = 0.48 So sánh với các năm 2008 (0.422), 2009 (0.454) , xi măng Bỉm Sơn vẫn duy trì hiệu quả hoạt động đều đặn qua các năm, tổng tài sản đem lại doanh thu ở mức xấp xỉ 50%. Tương tự như với hiệu suất sử dụng TSCĐ, hiệu suất sử dụng tổng TS của Bỉm sơn năm 2010 là 0.480, mặc dù cao gấp đôi so với xi măng Bút Sơn, tuy nhiên vẫn nhỏ hơn 1, và nhỏ hơn so với trung bình ngành 1.126. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng TS của xi măng Bỉm Sơn chưa đạt được mức mặt bằng chung của toàn ngành xi măng, tuy nhiên việc duy trì đều đặn được hiệu suất sử dụng tổng TS qua các năm ở mức trên dưới 50% như vậy là một nỗ lực của công ty, nhất là trong bối cảnh năm 2010 với nhiều biến động, nhiều khó khăn làm cho hầu hết các chỉ số của ngành xi măng đều bị sụt giảm nghiêm trọng. - Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho 2010 = = 4.909 Đối với một công ty, tỷ số này càng cao càng tốt. càng cho thấy hiệu quả quay vòng hàng tồn kho nhanh chóng tạo ra doanh thu, hàng hóa không bị tồn kho quá lâu, giá trị doanh thu cao so với giá trị hàng tồn kho. Tỷ số này xủa xi măng Bỉm Sơn được cải thiện rõ rệt so với các năm 2008(0.857) , 2009( 1.016) và lên tới 4.909 vào năm 2010. Tỷ số này của Bỉm Sơn tương đối tốt so với ngành mặc dù trung bình ngành là 11.953, nguyên nhân là do một vài công ty cá biệt vượt trội so với ngành kéo mặt bằng tỷ số trung bình ngành lên cao. 4. Hệ số khả năng sinh lợi  Các số liệu : + LN sau thuế, doanh thu: được lấy chi tiết từ bảng phụ lục 1.3.1 và 1.3.2 + Tổng tài sản : được lấy chi tiết từ bảng phụ lục 1.1.2 + Vốn chủ sở hữu: được lấy chi tiết từ bảng phụ lục 1.2.2 Bảng 3.5. Bảng tính hệ số khả năng sinh lợi ngành xi măng - Hệ số sinh lợi doanh thu: Hệ số sinh lợi doanh thu 2010 = = 0.02 Tỷ trọng lợi nhuận đạt được so với doanh thu của Bỉm sơn năm 2010 thấp hơn nhiều so với 2008(0.11) có thể lý giải do việc năm 2008 Bỉm sơn vẫn được miễn thuế 100%, nhưng tỷ số này của năm 2010 chỉ bằng ¼ so với 2009( 0.081) trong khi cùng áp dụng giảm 50% thuế là một yếu tố cần xem xét kỹ. doanh thu năm 2010 của Bỉm Sơn khoảng 2.7 nghìn tỷ, tăng khoảng 300 tỷ so với 2009( 2.4 nghìn tỷ), tuy nhiên lợi nhuận nhuận gộp lại không tăng, một phần do chính phủ cắt giảm gói hỗ trợ lãi suất cho vay 4% làm tăng chi phí vốn của công ty, một phần là do giá nguyên nhiên liệu tăng cao( than đá, điện, clinker nhập khẩu…) đẩy giá vốn hàng bán lên cao và giá thị trường năm 2010 biến dộng nhiều; thêm vào đó, chi phí tài chính, chi phí bán hàng của Bỉm sơn 2010 đều tăng dẫn tới lợi nhuận ròng giảm làm cho hệ số sinh lợi thấp, chỉ bằng 1/3 so với Bút Sơn, ½ so với mặt bằng của ngành. - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản( ROA): ROA 2010 = = 0.98% ROA là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty. Hệ số này càng cao thì cổ phiếu càng có sức hấp dẫn hơn vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lợi từ chính nguồn tài sản hoạt động của công ty. Năm 2010, ROA của BỈm Sơn là 0.98%, sụt giảm mạnh mẽ so với năm 2008( 4.65%) , 2009 ( 3.68%), cụ thể là ROA năm 2010 giảm tới 4 lần so với năm 2009. Khả năng sinh lợi thấp, cứ một đồng tài sản thì chỉ đem lại 0.0098 đồng lợi nhuận, trong khi nhiều công ty khác, nguồn vốn nhỏ hơn rất nhiều so với lợi thể của Bỉm Sơn, nhưng có thể đem lại lợi nhuận cao gấp nhiều lần giá trị lợi nhuận Bỉm Sơn đạt được do hiệu quả sử dụng tài sản cao. So sánh với Bút Sơn, hiệu quả của Bỉm Sơn vẫn thấp hơn khi ROA cua Bút Sơn là 1.35%. so sánh cả 2 công ty này với trung bình ngành, có thể thấy cả Bỉm Sơn và Bút Sơn đều hoạt động kém mức hiệu quả chung của toàn ngành khá nhiều( trung bình ngành là 3.81%), tuy nhiên điều này cũng rất dễ lý giải khi mà trong ngành xi măng có một vài công ty cá biệt, đạt chỉ số ROA, thậm chí ROE vượt trội kéo trung bình ngành lên cao, không phản ánh được thực tế mắt bằng chung của ngành. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu( ROE): ROE 2010 = = 6.03% ROE biểu hiện khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty từ vốn chủ sở hữu. năm 2010, ROE của Bỉm sơn là 6.03% , có cao hơn so với Bút Sơn là 5.75%, nhưng vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung của ngành xi măng( 9.72%). Mặt khác, làm một phép so sánh đơn giản trong ngán hạn thì năm 2010, gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi suất còn có lợi hơn nhiều việc đầu tư vào Bỉm sơn. Quan sát ROE của Bỉm Sơn qua các năm thì ROE của năm 2010 giảm mạnh mẽ so với trước, từ 18.28% năm 2008, xuống 17.16% năm 2009 và lao dốc xuống 6.03% năm 2010. Mặc dù sự tụt dốc này của ROE cũng là tình trạng chung của toàn ngành xi măng năm 2010 ( 16.02% xuống 9.72 %), nhưng ROE của Bỉm Sơn vẫn tụt dốc với tốc độ cao hơn toàn ngành và chỉ cao hơn một vài công ty hoạt động kém hiệu quả nằm trong số ít các công ty trong ngành xi măng, còn lại đa phần nhiều công ty đạt tỷ số lợi nhuận khá cao, từ khoảng 11% đến 25%. Khó khăn mà Bỉm Sơn phải đối mặt, không chỉ là những khó khăn từ môi trường bên ngoài với các yếu tố biến động của nền kinh tế như giá đầu vào tăng cao, giá bán ra biến động, lạm phát, lãi suất….mà còn những nguyên nhân nội tại, đặc biệt khi dự án mới đưa vào hoạt động, nguồn vốn đổ ra nhiều, chi phí vốn,chi phí lãi vay tăng cao mà dự án chưa kịp đem lại lợi nhuận dể bù đắp. 5. Các chỉ sổ về cổ phiếu  Các số liệu : + Giá thị trường : được lấy chi tiết từ bảng phụ lục 1.5.1 + Thu nhập trên mỗi cổ phiếu : được lấy chi tiết từ bảng 1.4.1 + Cổ tức : được lấy từ phụ lục 1.5.1 Bảng 3.6. Bảng tính các chỉ số về cổ phiếu - Thu nhập trên mỗi cổ phiếu(EPS): EPS 2010 = = 0.586 Như vậy, năm 2010, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu của công ty xi măng Bỉm Sơn là 586 đồng, thấp hơn so với Bút Sơn là 690 đồng và thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của ngành xi măng là 1912 đồng trên mỗi cổ phiếu. EPS giảm so với các năm 2008, 2009 ở mức hơn hai nghìn đồng mỗi cổ phiếu xuống chỉ còn hơn năm trăm đồng cho mỗi cổ phiếu , điều này làm cổ phiếu Bỉm Sơn có vẻ kém hấp dẫn với nhà đầu tư chứng khoán. - Giá trên thu nhập: P/E 2010 = 14.334 Để có được một đồng lợi nhuận, nhà đầu tư chứng khoán phải bỏ ra tới 14 đồng vốn đầu tư mua cổ phiếu. giá trên thu nhập càng cao tức là giá trị cổ phiếu trên thị trường đang được đánh giá cao hoặc do thu nhập trên cổ phiếu thấp, với xi măng Bỉm Sơn, tỷ số này tương đối gần so với trung bình ngành nhưng tăng vọt so với hai năm trước ( 2008: 5.004 ; 2009: 6.422) đa phần là do thu nhập trên mỗi cổ phiếu sụt giảm. - Cổ tức trên thu nhập: D/E 2010 = 0.853 Tỷ số này tăng so với các năm trước, cụ thể tăng gần gấp đôi năm 2008 và 2009 tạo ra một điểm thu hút với nhà đầu tư bởi tỷ lệ phần trăm trả cổ tức cho mỗi cổ phiếu nắm giữu lên tới 85.3% thu nhập trên chính những cổ phiếu đó. - Cổ tức trên giá thị trường hiện thời: D/P 2010 = 0.06 Tỷ lệ trả cổ tức trên thu nhập có cao, nhưng ÉP chỉ nằng 1/3 so với trung bình ngành nên cổ tức thực trả trên mỗi cổ phiếu của xi măng Bỉm sơn năm 2010 là không cao. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ cổ tức trên giá thị trường thấp so với các năm và thấp so với trung bình của ngành xi măng. Với con số 0.06, nhà đầu tư bỏ 100 đồng mua cổ phiếu thì chỉ được trả cổ tức có 6 đồng. - Giá trị sổ sách(BV) : BV 2010 = = 9.719 Trong khi giá trị thị trường ngày 31/12/2010 của cổ phiếu xi măng Bỉm Sơn là 8.400đ/cp, giá trị sổ sách của cổ phiếu này lại là 9.719đ/cp, có thể thấy thị trường đanh định giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực của nó, đây cũng là một điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên với xu hướng chạy theo tin đồn và số đông, không nên chủ quan đưa ra quyết định đầu tư với cổ phiếu xi măng Bỉm Sơn, đặc biết trong giai đoạn giá cổ phiếu này sụt giảm mạnh từ 13.300đ/cp ngày 31/12/2009 xuống hơn tám nghìn cuối năm 2010 do những dự đoán của nhà đầu tư từ các chỉ số của Bỉm Sơn. Gánh nặng chi phí tài chính tăng vọt năm 2010 cho các khoản lãi vay đầu tư vào các dự án đã làm cho lợi nhuận ròng của năm 2010 rất thấp, khiến cổ phiếu tụt giá nhanh chóng. Mặt khác, cũng có thể do đang trong giai đoạn đầu của dự án mới nên chưa đem lại lợi ích ngay, nên nhìn chung hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng đồng vốn, sử dụng tài sản giai đoạn 2010 của Bỉm Sơn còn thấp. Tuy nhiên nhìn vào sự phát triển bền vững của ngành xi măng, đặc biệt là tính thiết yếu của ngành với sự phát triển kinh tế của một quốc gia nói chung, cẩn trọng khi đánh giá tất cả các yêu tố tác động tổng hợp tới Bỉm Sơn như thế nào, có thể thấy sự sụt giảm các chỉ số của Bỉm Sơn năm 2010 nằm trong khó khăn chung của ngành khi phân tích ngành cho thấy, hầu như tất cả các chỉ số năm 2010 đều đột ngột biến động tiêu cực so với năm 2008, 2009. Đó là những khó khăn chung của ngành trong một thị trường được dự báo là cung lớn hơn cầu, và còn một phần do tác động để lại sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế đã đi qua. Việc duy trì làm ăn có lãi, thực sự cũng đã là một tín hiệu tốt trong bối cảnh khó khăn này. Bỉm Sơn cũng như ngành xi măng nói chung, cần phải vươn mình mạnh mẽ hơn ra các thị trường nước ngoài chứ không chỉ thị trường nội địa, đổi mới cách quản lý để đạt hiệu quả cao hơn và có những bước đi dứt khoát trong điều kiện môi trường cạnh tranh cao như giai đoạn này. III. Kết luận Sau tất cả những phần đã phân tích về Công ty Bỉm Sơn như trên nhóm chúng em xin có những đánh giá tổng kết như sau: Năm 2011 là năm mà kinh tế Việt Nam có rất nhiều biến động lớn, ảnh hưởng tới tòan nền kinh tế mà đặc biệt là ngành xi măng khi giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao chóng mặt. Có không ít doanh nghiệp sau khi hoạt động chưa được bao lâu đã phải phá sản vì những lý do chủ quan lẫn khách quan.Nếu như các công ty không có hướng đi cho riêng mình sẽ gặp phải vô vàn những khó khăn khi nền kinh tế còn nhiều bất ổn. Riêng với Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn chúng ta đang nghiên cứu:  Các khoản nợ của Công ty tuy rất lớn, tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành năm 2010 giám xuống còn 0.641 nhưng công ty có thể khống chế và quản lý được các khoản nợ này bởi công ty đã đầu tư rất lớn vào tài sản cố định cụ thể là máy móc, thiết bị khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.Bên cạnh đó công ty còn có lượng hàng tồn kho lớn so với các công ty cùng ngành khi có vấn đề về các khoản nợ thì công ty có thể đảm bảo bằng TSCĐ hoặc hàng tồn kho của công ty  Doanh thu của công ty không ngừng tăng ngay cả năm 2010 khi mà nền kinh tế có nhiều bất ổn làm giảm mọi chỉ tiêu chung của toàn ngành.Lợi nhuận ròng tuy có giảm so với năm 2009 nhưng vẫn ở mức cao so với toàn ngành.  Về lâu dài công ty xi tăng trưởng bền vững ở mức 6.08% cao hơn so với trung bình ngành 5% theo dự báo của Bộ Công Thương và TCT Xi măng.  Công ty có nhiều lợi thế về nguồn vốn, vị trí địa lý, khoa học kĩ thuật,…..có nhiều cơ hội để phát triển và có lợi thế cạnh tranh cao.  Toàn ngành xi măng đang chịu ảnh hưởng nặng nền bởi nền kinh tế bất ổn,Công ty Bỉm Sơn cũng không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực. Nhưng công ty đã tìm hướng phát triển vươn ra thị trường nước ngoài đặc biệt là Châu Phi và ban đầu đã có những kết quả khả quan. CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH ĐỘ TÍN NHIỆM CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN THEO EDWARD I.ALTMAN I. Tổng quan về chỉ số tín nhiệm Chỉ số tín nhiệm được đề xuất bởi Giáo sư Edward I.Altman trường kinh doanh Leorand N. Sterm thuộc đại học NewYork với việc nghiên cứu khá công phu một số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ.Mặc dù chỉ số tín nhiệm (Z) được đề xuất tại Mỹ nhưng đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới với độ tin cậy cao. Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1; X2; X3; X4; X5 Trong đó X1 - tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (working capital/total Assets) X2 - tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (retain earning/ total Assets) X3 - tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/ total Assets) X4 - Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market value of total liabilities) X5 - Tỷ số doanh số trên tổng tài sản (Sales/ total Assets) Giáo sư Edward I.Altman đã phát triển chỉ số Z này lên các chỉ số Z’ và Z’’ để phù hợp với từng ngành, từng loại hình doanh nghiệp. Vì có sự khác biệt rất lớn giữa các ngành nên chỉ số X5 được loại ra khỏi công thức để có thể sử dụng trong hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì bài tiểu luận đang đang phân tích ngành “sản xuất xi măng” nên ta chỉ quan tâm tới công thức tính chỉ số tín nhiệm đối với riêng ngành sản xuất mà thôi.  Đối với doanh nghiệp ngành sản xuất ( đã cổ phần hóa ) Chỉ số Z được tính như sau: Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,66 X4 + 0,999 X5 • Nếu Z > 2,99 tài chính doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn chưa có nguy cơ phá sản • Nếu 1,8 < Z < 2,99 tài chính doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z < 1,8 tài chính doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao • II. Tính chỉ số tín nhiệm của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn - Bảng dữ liệu * Các chỉ tiêu như: • • • Chỉ số X1 X2 X3 X4 X5 - Tổng tài sản, Vốn lưu động, Doanh số, Giá trị sổ sách của tổng nợ được lấy trực tiếp từ báo cáo tài chính của công ty Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận ròng – cổ tức đã chia EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay ( Được tính cụ thể trong bảng Phụ Lục 1.6.1) Chỉ tiêu Vốn lưu động Tổng tài sản 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2737009177 2784400160 964159634 4635703699 5370015450 5715328581 2008 2009 2010 0.5904 0.5185 0.1687 Lợi nhuận giữ lại Tổng tài sản 2008 2009 2010 2008 2009 2010 153011362 102170144 0 4635703699 5370015450 5715328581 2008 2009 2010 0.0330 0.0190 0 EBIT Tổng tài sản 2008 2009 2010 2008 2009 2010 238431635 241943731 234143150 4635703699 5370015450 5715328581 2008 2009 2010 0.0514 0.0451 0.0410 Giá thị trường của VCSH Giá trị sổ sách của tổng nợ 2008 2009 2010 2008 2009 2010 1080973786 1272296580 803555735 3454353706 4215477380 4785607999 2008 2009 2010 0.3129 0.3018 0.1679 Doanh số Tổng tài sản 2008 2009 2010 2008 2009 2010 1958398701 2438888611 2742024755 4635703699 5370015450 5715328581 2008 2009 2010 0.4225 0.4542 0.4798 Phân tích chỉ số tín nhiệm của công ty Chỉ số tín nhiệm : Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,66 X4 + 0,999 X5 Chỉ số tín nhiệm Z 2008 1.5530 2009 1.4504 2010 0.9277 Rõ ràng nếu theo như mức tính chỉ số tín nhiệm mà Giáo sư Edward I.Altman đưa ra thì trong cả 3 năm Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn đều có chỉ số tín nhiệm Z < 1.8 tức là : tài chính doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm và có nguy cơ phá sản cao. Nhưng trên thực tế ta khó có thể áp dụng được mô hình tính điểm này vào các doanh nghiệp của Việt Nam bởi các lý do như:  Các báo cáo tài chính của DN Việt Nam thường bị điều chỉnh rất nhiều, không phản ánh đúng hoạt động SXKD của Doanh nghiệp (vì nhiều lý do khách nhau). Các chỉ số X2, X3 của mô hình bị ảnh hưởng lớn bởi báo cáo lợi nhuận của DN trong khi các doanh nghiệp VN để lợi nhuận báo cáo rất thấp (vì trốn thuế, lợi nhuận thực từ SXKD được chuyển sang cá nhân, vốn góp)  Giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu (X4) ở VN hiện nay chưa phản ánh đúng (do tâm lý đầu tư, do làm giá, thị trường vốn không ổn định ...) Tài Liệu Tham Khảo 1. Cafef.vn 2. www.vietstock.vn 3. Website chính thức của công ty Bỉm sơn: www.ximangbimson.com.vn 4. Quyết định số 164/2002/QĐ-TTg ngày 18/11/2002 của Thủ Tướng Chính phủ 5. Website chính thức của tổng cục thống kê www.gso.gov.vn 6. Website chính thức của Bộ Công Thương www.moit.gov.vn 7. www.saga.vn 8. www.vneconomy.com.vn Bảng Phụ Lục Phụ lục 1.1.1. Tình hình tài sản của các Công ty ngành xi măng (Được lấy trực tiếp từ bảng cân đối kế toán của các công ty) Đơn vị: 1000 đồng Phụ lục 1.1.2. Tình hình tài sản của các Công ty ngành xi măng ( Được lấy trực tiếp từ bảng cân đối kế toán của các công ty ) Đơn vị: 1000 đồng Phụ lục 1.2.1. Tình hình nguồn vốn của các công ty ngành xi măng (Được lấy trực tiếp từ bảng cân đối kế toán của các công ty) Đơn vị: 1000 đồng Phụ lục 1.2.2. Tình hình nguồn vốn của các công ty ngành xi măng (Được lấy trực tiếp từ bảng cân đối kế toán của các công ty) Đơn vị: 1000 đồng Phụ lục 1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xi măng (Được lấy trực tiếp từ báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty) Đơn vị: 1000 đồng Phụ lục 1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xi măng (Được lấy trực tiếp từ báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty) Đơn vị: 1000 đồng Phụ lục 1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xi măng (Dữ liệu được lấy từ trang cafef.vn ) Phụ lục 1.4.1. Bảng chi phí lãi vay và lãi cơ bản trên cổ phiếu các công ty ngành xi măng (Được lấy trực tiếp từ báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty) Phụ lục 1.5.1. Bảng giá chứng khoán của các công ty ngành xi măng ( Dữ liệu được lấy từ cafef.vn và www.vietstock.vn ) Đơn vị : 1000 đồng Phụ lục 1.6.1. Bảng tính EBIT của các công ty ngành xi măng ( EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay ) [...]... 1.1.1 Tình hình tài sản của các Công ty ngành xi măng (Được lấy trực tiếp từ bảng cân đối kế toán của các công ty) Đơn vị: 1000 đồng Phụ lục 1.1.2 Tình hình tài sản của các Công ty ngành xi măng ( Được lấy trực tiếp từ bảng cân đối kế toán của các công ty ) Đơn vị: 1000 đồng Phụ lục 1.2.1 Tình hình nguồn vốn của các công ty ngành xi măng (Được lấy trực tiếp từ bảng cân đối kế toán của các công ty) Đơn... đồng Phụ lục 1.2.2 Tình hình nguồn vốn của các công ty ngành xi măng (Được lấy trực tiếp từ bảng cân đối kế toán của các công ty) Đơn vị: 1000 đồng Phụ lục 1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xi măng (Được lấy trực tiếp từ báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty) Đơn vị: 1000 đồng Phụ lục 1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xi măng (Được lấy trực... lợi nhuận Bỉm Sơn đạt được do hiệu quả sử dụng tài sản cao So sánh với Bút Sơn, hiệu quả của Bỉm Sơn vẫn thấp hơn khi ROA cua Bút Sơn là 1.35% so sánh cả 2 công ty này với trung bình ngành, có thể thấy cả Bỉm Sơn và Bút Sơn đều hoạt động kém mức hiệu quả chung của toàn ngành khá nhiều( trung bình ngành là 3.81%), tuy nhiên điều này cũng rất dễ lý giải khi mà trong ngành xi măng có một vài công ty cá biệt,... kết quả kinh doanh của các công ty) Đơn vị: 1000 đồng Phụ lục 1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xi măng (Dữ liệu được lấy từ trang cafef.vn ) Phụ lục 1.4.1 Bảng chi phí lãi vay và lãi cơ bản trên cổ phiếu các công ty ngành xi măng (Được lấy trực tiếp từ báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty) Phụ lục 1.5.1 Bảng giá chứng khoán của các công ty ngành xi măng ( Dữ liệu được... vốn, sử dụng tài sản giai đoạn 2010 của Bỉm Sơn còn thấp Tuy nhiên nhìn vào sự phát triển bền vững của ngành xi măng, đặc biệt là tính thiết yếu của ngành với sự phát triển kinh tế của một quốc gia nói chung, cẩn trọng khi đánh giá tất cả các yêu tố tác động tổng hợp tới Bỉm Sơn như thế nào, có thể thấy sự sụt giảm các chỉ số của Bỉm Sơn năm 2010 nằm trong khó khăn chung của ngành khi phân tích ngành... việc đầu tư vào Bỉm sơn Quan sát ROE của Bỉm Sơn qua các năm thì ROE của năm 2010 giảm mạnh mẽ so với trước, từ 18.28% năm 2008, xuống 17.16% năm 2009 và lao dốc xuống 6.03% năm 2010 Mặc dù sự tụt dốc này của ROE cũng là tình trạng chung của toàn ngành xi măng năm 2010 ( 16.02% xuống 9.72 %), nhưng ROE của Bỉm Sơn vẫn tụt dốc với tốc độ cao hơn toàn ngành và chỉ cao hơn một vài công ty hoạt động kém... với Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn chúng ta đang nghiên cứu:  Các khoản nợ của Công ty tuy rất lớn, tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành năm 2010 giám xuống còn 0.641 nhưng công ty có thể khống chế và quản lý được các khoản nợ này bởi công ty đã đầu tư rất lớn vào tài sản cố định cụ thể là máy móc, thiết bị khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.Bên cạnh đó công ty. .. trường của Vốn chủ sở hữu (X4) ở VN hiện nay chưa phản ánh đúng (do tâm lý đầu tư, do làm giá, thị trường vốn không ổn định ) Tài Liệu Tham Khảo 1 Cafef.vn 2 www.vietstock.vn 3 Website chính thức của công ty Bỉm sơn: www.ximangbimson.com.vn 4 Quyết định số 164/2002/QĐ-TTg ngày 18/11/2002 của Thủ Tướng Chính phủ 5 Website chính thức của tổng cục thống kê www.gso.gov.vn 6 Website chính thức của Bộ Công. .. 1.126 Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng TS của xi măng Bỉm Sơn chưa đạt được mức mặt bằng chung của toàn ngành xi măng, tuy nhiên việc duy trì đều đặn được hiệu suất sử dụng tổng TS qua các năm ở mức trên dưới 50% như vậy là một nỗ lực của công ty, nhất là trong bối cảnh năm 2010 với nhiều biến động, nhiều khó khăn làm cho hầu hết các chỉ số của ngành xi măng đều bị sụt giảm nghiêm trọng - Vòng quay... tồn kho lớn so với các công ty cùng ngành khi có vấn đề về các khoản nợ thì công ty có thể đảm bảo bằng TSCĐ hoặc hàng tồn kho của công ty  Doanh thu của công ty không ngừng tăng ngay cả năm 2010 khi mà nền kinh tế có nhiều bất ổn làm giảm mọi chỉ tiêu chung của toàn ngành.Lợi nhuận ròng tuy có giảm so với năm 2009 nhưng vẫn ở mức cao so với toàn ngành  Về lâu dài công ty xi tăng trưởng bền vững ... phân tích chọn công ty có quy mô tương đương với Công ty Xi măng Bỉm Sơn Công ty Cổ phần xi măng Bút Sơn Bảng 3.1 Các tiêu Bỉm Sơn Bút Sơn (Nguồn: Báo cáo tài công ty Bỉm Sơn Bút Sơn) Chỉ tiêu Tài. .. Xi măng Sài Sơn Xi măng Sông Đà Xi măng Thái Bình Xi măng Tiên Sơn Xi măng Khoáng sản Yên Bái Hà Tiên Hà Tiên Xi măng Xây dựng Quảng Ninh Xi măng Hoàng Mai Xi măng Cần Thơ Xi măng Hải Vân Xi măng. .. “sản xuất tối đa, tiêu thụ tối đa” CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN I TỔNG QUAN Phân tích tình hình tài công cụ cung cấp thông tin cho nhà quản trị,

Ngày đăng: 04/10/2015, 18:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan