II Các giải pháp hoàn thiện công tác dự thầu tại Công ty
2.1.3. Về vấn đề xét giá thầu
Hiện nay, trong quy chế đấu thầu không quy định giá sàn, đây là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Việt không yêu cầu một mức giá sàn cụ thể đã gây ra nhiều hậu quả không tốt ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Nhiều nhà thầu sau khi đã đạt 70% điển kỹ thuật thì tự đẩy giá dự thầu của mình xuống thấp tùy ý để trúng thầu, bất chấp cơ sở của những chi phí xây dựng cần thiết mà gói thầu yêu cầu, nên dẫn đến công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng. Thậm chí có nhà thầu còn phải bỏ cuộc không triển khai được hợp đồng hoặc bỏ dở dang công trình… Tuy nhiên, cũng nhiều người cho rằng việc áp dụng một mức giá dự thầu sẽ gây ra tình trạng sơ cứng trong công tác đấu thầu, và có thể làm cơ hội để có những nhà thầu có giá đánh giá thấp mà lại có thể hoàn thành công trình với chất lượng cao. Vấn đề ở đây là ở Việt Nam chưa có những điều kiện dảm bảo đó là: tư vấn giám sát chặt chẽ về khối lượng cũng như về chất lượng của công trình. Tư vấn giám sát của nước ta chất lượng chưa cao, còn bớt xén chất lượng, hạ giá công trình, không bị luật chống phá giá ràng buộc (chưa có luật chống phá giá)… do đó vẫn còn tình trạng phá giá của các nhà thầu. Do đó tình trạng phá giá là tương đối phổ biến dẫn đến chất lượng công trình kém, lực lượng sản xuất xây dựng không phát triển được… Từ thực tế trên, nên chăng có một mức giá sàn thích hợp nhằm tạo sự công bằng, bình đẳng giữa các nhà thầu.
Nhà nước cần thực hiện chế độ quản lý xét duyệt đấu thầu chặt chẽ hơn: Cần phải có các cơ quan xét duyệt có đủ năng lực, trình độ. Nhà nước cần tăng
cường giám sát việc thực hiện quy chế đấu thầu một cách chặt chẽ hơn, giảm bớt các thủ tục phiền hà, tạo kẽ hở cho tiêu cực.