10. Sức sx của TSCĐ(10=2/4)
3.2 Một số giải pháp nâng cao và hoàn thiện vấn đề tài chính của công ty
Việc nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết.Nó sẽ đưa ra cho doanh nghiệp những hướng giải quyết nhất định tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.Trên cơ sở đó, doanh nghiệp nào nắm bắt và áp dụng được một cách linh hoạt sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao.
Muốn vậy ta có thể khái quát khái niệm về khả năng tài chính như sau: “ Khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp là những khả năng mà doanh nghiệp đó có sẵn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó chính là phần năng lực kinh doanh chưa sử dụng vì những nguyên nhân chủ quan, khách quan nào đó của công tác quản lý kinh doanh củ doanh nhiệp. Đó cũng chính là phần doanh nghiệp bao gồm khả năng về nguồn vốn, khả năng về tài sản, điều kiện huy đông vốn, về vị trí và mặt hàng kinh doanh”.
Với mỗi doanh nghiệp thì khả năng tài chính nội tại là rất nhiều vấn đề đặt ra như đi sâu vào khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Trong cơ chế cạnh tranh gay gắt như hiện nay để tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng tự chủ về mặt tài chính.
Nhân thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nên em đã nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty CP Giấy Lam Sơn- để có một số đề xuất với công ty như sau:
Thứ nhất: Về vốn kinh doanh của công ty cần được bổ sung them với mục đích đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu và thực tại của quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời tăng khả năng tự chủ về tài chính trong doanh nghiệp ma không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài điều đó yêu cầu Công ty cần thực hiện một số nội dung sau: Lập dự án tiền khả thi để qua đó thu hút nguồn vốn đầu tư, liên doanh góp vốn, hoặc có kế hoạch của các bên đối như mua máy móc, nguyên liệu, công nghệ sao đó trả dần bằng các sản phẩm để từ đó tăng them nguồn vốn tự có góp phần tăng nguồn vốn kinh doanh.
Công ty có thể tập trung huy động vốn kinh doanh thông qua hình thức phát hành cổ phiếu mới và đưa cổ phiếu của Công ty lên sàn chứng khoán CP nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.
Có chính sách thu hút vốn hướng vào nội bộ thông qua quá trình phân phối lợi nhuận. Phải đảm bảo các nguồn vốn và doanh thu được để tái đầu tư (nếu cần thiết) vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mặt khác có thể xin nhân sách nhà nước cấp them vốn và tranh thủ các khoản viện trợ vốn ODA – FDI.
Áp dụng hình thức bán chè non chấp nhận tiền trước của khách hàng với giá ưu đãi để sử dụng vốn đó cho sản xuất.
Thứ hai: Về TLLĐ và TSCĐ ta thấy kết cấu chưa phù hợp vì TSCĐ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Để thuận tiện cho khâu sản xuất thì công ty cần phải đầu tư hơn nữa vào TSCĐ như ta đã biết thì hầu hết các trang thiết bị của công ty đều đã cũ và lạc hậu, nhất là khâu sản xuất cần phải nâng cấp tất cả. Và khi đã trang bị những thiết bị như vậy thì cần phải có kế hoạch quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý như phải bố trí dây truyền sản xuất, phải thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng TSCĐ tránh để hư hỏng. Còn đối với TSCĐ có khả năng sử dụng kém hoặc không sử dụng, nhanh chóng thu hồi vốn để có điều kiện mua sắm TSCĐ mới.
Khi đầu tư vào TSCĐ là phải xây dựng việc dự toán vốn đầu tư đúng đắn, sai lầm trong khâu này sẽ gây ra những hiệu quả không tốt cho doanh nghiệp. Cho nên, khi đi đến một quyết đầu tư, đặc biệt là quyết định đầu tư theo chiều sâu Công ty cần phải xem xét và phân tích các yếu tố ảnh hưởng như:
Vấn đề khả năng tài chính của công ty là rất quan trọng, Công ty cần phải có kế hoạch nguồn vốn và phương hướng đầu tư trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo dần hiện đại hóa việc sản xuất trên cơ sở không ảnh hưởng tới hoạt động chung của doanh nghiệp.
Xem xét ảnh hưởng của lãi xuất tiền vay (phản ánh chi phí vốn – giá vốn) và chính sách thuế vì đó là những nhân tố ảnh hưởng tới chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xem xét xem việc đầu tư đó có đem lại hiệu quả không, khả năng sinh lợi như thế nào và liệu chúng có bù đắp chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra hay không. Bên cạnh đó, việc xem xét các chính sách thuế cũng rất quan trọng vì nó có thể khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động đầu tưcủa doanh nghiệp
Công ty phải chú trọng vào việc tìm hiểu tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là những dây chuyền sản xuất. Công ty nên nhập các thiết bị chế biến chuyên dùng của các Công ty cơ khí trong nước và ngừng việc nhập các thiết bị nước ngoài để giảm bớt phần chi phí của doanh nghiệp
Thứ 3: Công ty cần phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả vốn lưu động. Hiệu quả của vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng đối việc nâng cao hiệu quả tiết kiệm vốn.Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty có thể tiến hành như sau: Tăng cường công tác quản lý vốn lưu động, tìm hiểu mọi biện pháp để rút ngắn thời gian mỗi khâu mà vốn đi qua. Làm được điều này giúp cho Công ty rút ngắn thời gian chu chuyển của vốn lưu động cần thiết
Bên cạch đó, công ty có thể tăng được tốc độ chu chuyển vốn lưu động,sẽ giảm được một số vốn lưu động nhất định mà vẫn đảm bảo khối lượng công việc kinh doanh như cũ
Còn quá trình chu chuyển vốn thường xuyên nằm ở các biện pháp thích hợp ở từng khâu, để từ đó góp phần nâng cao khả năng tài chính của Công ty như:
Trong khâu dự trữ cần xác định đúng đắn nhu cầu dự trữ cần thiết, tối thiểu để đảm bảo công tác kinh doanh diễn ra liên tục. Tránh dự trữ thừa, gây ứ đọng vốn hoặc dự trữ thấp gây ảnh hưởng đến khâu bán ra. Bên cạnh đó Công ty phải thường xuyên xác định mức dự trữ hợp lý theo từng tháng, từng quý tùy theo nhu cầu của thị trường.
Trong khâu lưu thông để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Công ty nên áp dụng một số giải pháp.
Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý tiền mặt, chế độ thanh toán,cần nhanh chóng giải quyết công nợ để thu hồi đủ vốn cho Công ty.
Tổ chức việc vận chuyển lưu thông hàng hóa phải có trách nhiệm cao vì đây là mặt hàng dễ thay đổi chất lượng do ảnh hưởng của môi trường. Phải có trách nhiệm bảo hiểm cho hàng hóa rủi ro bất trắc xảy ra.
Đi sâu tìm hiểu phân tích nhu cầu thị trường nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng giúp cho Công ty có thể xác định mặt hàng kinh doanh cho phù hợp.
Thứ tư: Công ty cần đẩy nhanh tốc độ bán hàng để tăng doanh thu từ đó nâng cao lợi nhuận. Để đẩy nhanh tốc độ bán hàng Công ty có thể sử dụng các biện pháp sau: Công ty nên khuyến khích khả năng sáng tạo của người lao động cũng như phải thường xuyên tiến hành chất lượng sản phẩm công nghiệp quy chế chất lượng tiêu chuẩn tối thiểu phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam cương quyết loại bỏ những mặt hàng
có chất lượng kém. Xử lý kịp thời những hành vi của các chi nhánh cơ sở, các cá nhân có hiện tượng tiêu thụgiấy có chất lượng kém hay gần hết hạn sử dụng trên thị trường làm mất uy tín về chất lượng giấy của Công ty.
Mở rộng các đại lý, cửa hàng chuyên kinh doanh các mặt hàng giấy ở các tỉnh, thành phố, thị trấn vừa để tăng mức tiêu thụ vùa để nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng của từng địa phương. Khuyến khích việc bán hàng đại lý bằng cách cho các đại lý hưởng hoa hồng tính theo doanh số bán ra hoặc theo tỷ lệ hoa hồng mà đại lý được hưởng theo doanh thu bán ra.
Bên cạnh đó tiến hành một đợt quảng cáo khuyến khích các mặt hàng của Công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước. Tổ chức đợt khuyến mại tham gia các hội chợ Việt Nam và quốc tế.
Muốn tiêu thụ được hàng hóa và tạo uy tín thì Công ty cần củng cố tổ chức nhân sự và trang bị phương tiện hiện đại cho các trung tâm kiểm tra chất lượng có đủ năng lực để kiểm tra sản phẩm thuốc trước khi đưa ra thị trường.
Thứ năm: Tình hình công nợ phải thu, phải trả của Công ty còn chiếm tỷ trọng rất cao nhất là các khoản nợ phải trả và phải thu khách hàng. Như vậy Công ty có vốn bị chiếm dụng nhiều, vốn đi chiếm dụng cũng nhiều, do vậy Công ty phải thường xuyên theo dõi các đối tượng nợ khi cần có thể nhanh chóng thu hồi vốn, mặt khác phải thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn, tăng vốn chủ sở hữu để giảm các khoản nợ vay. Đồng thời cần hạn chế việc bán hàng chịu nợ, chỉ cho nợ một phần tiền hàng hợp lý với từng đối tượng khách hàng như đối với những bạn hàng tin cậy, hoặc những khách hàng đó đã thanh toán hết các khoản nợ trước. Còn các khoản nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để thanh toán tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng vay nợ trong thời gian tới.
Thứ sáu: Công ty cần phấn đấu giảm chi phí kinh doanh, nhất là chi phí bán hàng và chi phí giao dịch. Vì chi phí là một bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh. Do đó muốn tăng được lợi nhuận thì ngoài kinh doanh có hiệu quả, việc giảm chi phí kinh doanh là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao được khả năng tài chính. Muốn vậy lãnh đạo Công ty cần phải phối hợp trực tiếp với các nhân viên thực hiện kinh doanh tìm ra những bất hợp lý trong khâu mua hàng và dự trữ hàng hóa. Từ đó phân loại chi phí trực tiếp và có kế hoạch thực hiện giảm chi phí phát sinh trong khâu này. Còn đối với các chi phí gián tiếp như chi phí quản lý, loại chi phí này rất khó quản lý vì không có định mức rõ ràng nhất là các khoản chi phí khác
từ ban giám đốc đến toàn thể CBCNV phải có ý thức tiết kiệm chi phí trong từng công việc và hành động của mình để sử dụng chi phí hợp lý nhất.
Thứ bảy: Những biện pháp góp phần nâng cao khả năng doanh lợi Công ty cần tiến hành các biện pháp sau:
Công ty phải xác định dược điểm hòa vốn trong quá trình kinh doanh công việc này áp dụng qua công thức:
Fc H=
1-V Trong đó: H-doanh thu hòa vốn
FC-chi phí cố định V-chi phí biến đổi
Đối với Công ty thì việc giảm chi phí biến đổi là hết sức cần thiết cho việc hạ thấp doanh thu hòa vốn để năng cao được lợi nhuận. Chi phí biến đổi được hạ thấp bằng cách:
Quản lý chặt chẽ giá mua vào, giảm việc vận chuyển qua kho, tăng cường vận chuyển thẳng.
Tăng vòng quay vốn bằng cách nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, sản xuất hàng hóa đáp ứng thị hiếu tiêu đung, bán với giá cả hợp lý và áp dụng các biện pháp như quảng cáo, giảm giá cho khách mua nhiều.
Để nâng cao doanh lợi Công ty cũng cần phải chú ý đến nguồn vốn huy động nhằm giúp Công ty vừa tạo thế chủ động trong kinh doanh, vừa đảm bảo chi phí về vốn thấp, có đủ thu nhập để trang trải cho chi phí và có lãi, tránh tồn quỹ, lượng tiền mặt quá lớn,dự trữ hàng hóa quá cao so với nhu cầu làm chậm tốc độ chu chuyển tài sản và tăng chi phí.
Ngoài ra Công ty cần nắm được chiến lược kinh tế chung của Đảng và nhà nước nhằm có những xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Từ đó xây dựng kế hoạch tích tụ, tập trung vốn trong điều kiện cho phép Công ty nên huy động thêm vốn để tăng vòng quay công nợ phải trả nhằm tạo ra uy tín cho Công ty và vừa tận dụng được vốn. Đồng thời Công ty cũng nên tăng vòng quay công nợ phải thu vì nó giúp cho Công ty tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.
Thứ tám: Phải có chương trình quản lý và công tác cán bộ như:
Tuyển mộ thu hút nhân tài từ bên ngoài vào, chuyển những người kém năng lực trong lĩnh vực kinh doanh vào các phòng ban khác hoặc giảm biên chế CBCNV.
Để tạo ra đội ngũ CBCNV trong biên chế phải có trình độ chuyên môn cao, dễ dàng thích ứng với những thay đổi của việc hiện đại hóa sản xuất kinh doanh với yêu cầu của thị trường.
Tổ chức các Công ty chuyên doanh để khai thác tiềm năng, thế mạnh từng Công ty, từng vùng, từng địa phương tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ khác
Thứ chín: Để nâng cao khả năng tài chính của Công ty thì vấn đề cốt lõi là các đơn vị thành viên trong Công ty phải cùng nhau xây dựng thực thi chiến lược các mục tiêu mà Công ty đã đặt ra một cách hài hòa, đoàn kết cùng nhau đi theo con đường mà Công ty lựa chọn tạo thành bức tường vững chắc cho sự phát triển lâu dài của Công ty.
Trên đây là một số giải pháp để góp phần nâng cao khả năng tài chính của Công ty, hy vọng nó đóng góp phần nào cho sự phát triển của Công ty trong tương lai.
KẾT LUẬN
Được đi thực tập để cọ xát với thực tế chuyên môn nói riêng, thực tế cuộc sống nói chung đã giúp em nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính trong mỗi doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập vừa qua, với vốn kiến thức đã được thầy giáo, cô giáo Trường ĐH Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh dạy dỗ, đặc biệt là sự tận tình giúp đỡ của thầy Lê Đức Thiện-Bộ môn Tài chính doanh nghiệp, Khoa kinh tế, cũng như các cô chú Phòng tài chính-Kế toán Công ty CP Giấy Lam Sơn, em đã hoàn thành báo cáo với đề tài “Phân tích tình hình tài chính của Công ty CP Giấy Lam Sơn trong 3 năm 2010,2011,2012” tuy đã lâu năm hoạt động nhưng do vừa mới được đổi mới lại cơ cấu nên còn non yếu về một số mặt. Tuy vậy, với kinh nghiệm 11 năm trong nghành sản xuất giấy của Tổng giám đốc và sự nỗ lực đóng góp của toàn thể cán bộ công nhân viên, sự giúp đỡ của các cấp, ban nghành có thẩm quyền nên những mục tiêu cơ bản đã đạt.
Ở một chừng mực nhất định, phù hợp với khả năng của bản thân, em đã giải quyết được yêu cầu và mục đích đặt ra. Song, đây là một vấn đề tổng quát, phức tạp đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực tiễn, với trình độ năng lực có hạn và thời gian thực tập không dài, nên việc thực hiện đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, bổ sung ý kiến của các thầy, các cô và các cô chú trong Công ty CP Giấy Lam Sơn giúp đỡ em để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Đức Thiện, các thầy các cô trong khoa Kinh tế, cùng toàn thể các cô chú trong Công ty CP Giấy Lam Sơn đã giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành bản báo cáo này.