1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết chế chính trị, xã hội và văn hoá truyền thống của người cao lan ở tuyên quang

121 525 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN MẠNH THẮNG THIẾT CHẾ CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN, NĂM 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN MẠNH THẮNG THIẾT CHẾ CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Thu Thuỷ THÁI NGUYÊN, NĂM 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài………………………………………… 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………… 2 3. Đối tượng, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu…… 3 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu………………… 5 5. Đóng góp của luận văn……………………………………. 5 6. Cấu trúc luận văn………………………………………… 6 NỘI DUNG Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên…………………………… 7 1.2. Địa bàn cư trú, nguồn gốc của người Cao Lan…………… 11 Tiểu kết chương 1………………………………………… 19 Chương 2. THIẾT CHẾ CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG 2.1. Thiết chế chính trị………………………………………… 20 2.2. Thiết chế xã hội……………………………………………. 29 2.3. Thiết chế chính trị - xã hội truyền thống trong đời sống của người Cao Lan ở Tuyên Quang hiện nay…………………… 38 Tiểu kết chương 2…………………………………………… 48 Chương 3. VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG 3.1. Tôn giáo, tín ngưỡng………………………………………. 50 3.2. Phong tục, tập quán………………………………………… 59 3.3. Văn học, nghệ thuật và lễ hội dân gian……………………. 76 Tiểu kết chương 3………………………………………… 101 KẾT LUẬN………………………………………………… 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………… 105 PHỤ LỤC 109 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, trong quá trình phát triển, các dân tộc luôn có ý thức đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để chinh phục tự nhiên, đấu tranh giữ nước và dựng nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng bào Kinh hay Thổ,Mường hay Mán, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Bana và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Giang sơn và Chính phủ là Giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên, tất cả các dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, ủng hộ chính phủ ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt.” ( trích trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam, Pleiku 19/4/1946). Tuyên Quang là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc nước ta, nơi hội tụ của 22 dân tộc anh em. Trong đó, dân tộc Cao Lan có số dân đông thứ 4 sau các dân tộc Kinh, Tày, Dao. Họ cư trú ở các huyện Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương. Trong quá trình chung sống, luôn tích cực giao lưu, hòa nhập với các dân tộc nhưng vẫn giữ gìn được những nét đặc trưng riêng của mình. Mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để tạo nên sự phong phú và đa dạng về cách thức, tổ chức đời sống nhưng cũng thống nhất trong sự phát triển chung của cả cộng đồng. Tìm hiểu về những nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc sẽ làm phong phú thêm nhận thức của mỗi người đối với từng tộc người. Do vậy, việc nghiên cứu về thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên Quang là một vấn đề thiết thực, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Góp phần làm rõ sự tồn tại và vai trò của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 thiết chế chính trị, xã hội truyền thống trong đời sống kinh tế, văn hóa. Là cơ sở vững chắc vào việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao dân trí và chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc Cao Lan nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung ở Tuyên Quang. Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa truyền thống của dân tộc Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang” làm luận văn thạc sỹ khoa học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình nghiên cứu về tộc người Cao Lan, tác giả đề tài đã tiếp cận được với một số công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp tới đề tài như: “Du Man Cao Lan”, xuất bản năm 1905, của Bonifacy Monographie, tài liệu dịch của viện dân tộc học, đã làm rõ về nguồn gốc tộc người, tiếng nói và các phong tục, tập quán của người Cao Lan (ông còn chia ra thành các loại Mán khác nhau; Mán tiểu bản, Mán đại bản, Mán quần trắng, , trong đó có Mán Cao Lan) Cuốn “Các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang” do Ban Dân tộc học Tuyên Quang, xuất bản năm 1972, đã giới thiệu khái quát về đời sống kinh tế, xã hội và các phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang. “Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam”, xuất bản năm 1978, Viện dân tộc học, đã giới thiệu khái quát về đời sống, xã hội của các dân tộc ở Việt Nam. “ Truyện cổ Cao Lan”, xuất bản năm 1983, của Lâm Quý đã giới thiệu cho chúng ta nhiều câu chuyện nói về sự tích ra đời cũng như tên sông, tên núi và giải thích những điều kiêng kị trong đời sống hàng ngày của người Cao Lan. Trong cuốn “ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang”, xuất bản năm 1995, đã giới thiệu một hệ thống các vấn đề lịch sử địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Tuyên Quang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 “ Văn hóa truyền thống Cao Lan”, xuất bản năm 1999, của Phù Ninh – Nguyễn Thịnh đã nghiên cứu lịch sử tộc người Cao Lan,cơ cấu xã hội, kinh tế và văn hóa vật chất, tinh thần của người Cao Lan. “ Văn hóa Cao Lan”, xuất bản năm 2004, của Lâm Quý đã nghiên cứu kĩ hơn về lịch sử hình thành, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc Cao Lan, đồng thời tìm hiểu thêm về sự giao thoa của văn hóa này trong cộng đồng các dân tộc. “Đời sống văn hóa phi vật thể của người Cao Lan ở Tuyên Quang”, (2002-2006), khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm I Hà Nội, của Tống Thị Mỹ Hường, có viết về nguồn gốc tộc người, văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của người Cao Lan ở Tuyên Quang. “Văn hóa làng Tuyên Quang”, xuất bản năm 2009, kỉ yếu hội thảo văn hóa làng Tuyên Quang, nói lên một số vấn đề nghiên cứu và đánh giá truyền thống văn hóa làng và một số biện pháp nhằm khuyến khích phong trào văn hóa cơ sở, làng, bản. “Lễ hội đình Giếng Tanh của đồng bào người Cao Lan tại thôn Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”, (2006-2010), khóa luận tốt nghiệp, Đại học Đà Lạt của Trần Thế Dương, viết về đời sống văn hóa truyền thống thông qua lễ hội đầu năm của người Cao Lan của thôn Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Những công trình đã được công bố trên là nguồn tư liệu quý giá giúp chúng tôi hoàn thành Luận văn này. 3. Đối tượng, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa truyền thống của người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang. Về thiết chế chính trị bao gồm, cách thức xây dựng, tổ chức và vận hành bộ máy thống trị của dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 tộc Cao Lan. Thiết chế xã hội gồm có, các loại hình tổ chức, hình thức tập hợp và quy chế vận hành của hình thức đó. Từ đó nghiên cứu vai trò của thiết chế chính tri, xã hội đối với đời sống kinh tế, văn hóa. Về văn hóa, đề tài nghiên cứu những nét đặc trưng trong đời sống vật chất và tinh thần của người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang. Trong truyền thống và ảnh hưởng của nó trong thời kì hiện nay. 3.2 Nhiệm vụ của đề tài: - Khái quát về tỉnh Tuyên Quang: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư, các thành phần dân tộc, nguồn gốc, địa bàn cư trú của người Cao Lan ở Tuyên Quang. - Nghiên cứu về thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên Quang trước Cách Mạng tháng 8 năm 1945 và những giá trị của nó trong đời sống kinh tế văn hóa của tộc người này hiện nay. 3.3 Mục đích nghiên cứu: - Góp phần tái hiện lại một số hiện tượng lịch sử, chính tri, xã hội và văn hóa của người Cao Lan ở Tuyên Quang thời kì trước năm 1945 và những giá trị truyền thống còn lại cho đến ngày nay. - Làm rõ về thiết chế chịnh trị, xã hội và văn hóa truyền thống của dân tộc Cao Lan – một tộc người thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta. 3.4 Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa của người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang thời kì trước Cách Mạng tháng 8 năm 1945 và những giá trị văn hóa, lịch sử của nó được bảo lưu đến ngày nay. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu tập trung ở tỉnh Tuyên Quang, các địa bàn có số đông người Cao Lan sinh sống như các xã Kim Phú, Đội Bình (huyện Yên Sơn); Đại Phú, Đông Lợi (huyện Sơn Dương); Lưỡng Vượng, Đội Cấn (Thành phố Tuyên Quang); Đức Ninh, Thái Hòa (huyện Hàm Yên). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tư liệu Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau: - Các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, lịch sử Đảng bộ các huyện: Huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên. Các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu dân tộc học. - Các chỉ thị, nghị quyết của TW Đảng, Tỉnh ủy Tuyên Quang, Huyện ủy các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, bộ phận Lưu trữ Thông tin; Phòng lịch sử Đảng thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang. - Nguồn tài liệu thu thập được qua công tác điều tra điền dã bao gồm, quan sát, tham dự, thống kê, phóng vấn sâu đối với những người Cao Lan hiểu biết, đặc biệt là các cụ già làng và vốn hiểu biết của mình về cuộc sống đồng bào dân tộc Cao Lan, trong quá trình tiếp xúc giao lưu và cùng chung sống trên cùng mảnh đất Tuyên Quang. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Từ những nguồn tư trên, tôi đã tiến hành tập hợp các nguồn tư liệu có cùng nội dung, sau đó đem so sánh, đối chiếu, phân tích, thống kê và rút ra kết luận về vấn đề cần nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện tác giả đề tài sử dụng hai phương pháp chính lịch sử và lôgíc. Kết hợp với điền dã dân tộc học tại địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp liên ngành khác như thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tế. 5. Đóng góp của luận văn - Góp thêm nguồn tư liệu điền dã mới về đặc trưng riêng trong thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa truyền thống của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang. Hình thành trong thế hệ thanh niên người Cao Lan niềm tự hào và thái độ trân trọng đối với những giá trị tốt đẹp của dân tộc mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 - Trong thực tiễn giáo dục lịch sử hiện nay, việc dạy học lịch sử địa phương cũng như lịch sử về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về tư liệu. Do vậy, tìm hiểu thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa truyền thống của dân tộc Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang là nguồn tư liệu quan trọng để học sinh hiểu được đời sống của các dân tộc trong tỉnh. - Làm cơ sở khoa học cho hoạch định các chính sách về văn hóa, xã hội của các cơ quan văn hóa đối với việc gìn giữ, phát triển các giá trị truyền thống về chính trị, xã hội và văn hóa của dân tộc nói chung, người Cao Lan nói riêng ở tỉnh Tuyên Quang. Luận văn có giá trị khoa học, thực tiễn sâu sắc nghiên cứu về tộc người – dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc của nước ta. 6. Cấu trúc của luận văn: Luận văn bao gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung được chia làm 3 chương + Chương 1: Khái quát về tỉnh Tuyên Quang + Chương 2: Thiết chế chính trị, xã hội truyền thống của người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang + Chương 3: Văn hóa truyền thống của người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn [...]... có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá về nguồn gốc của người Cao Lan Ví dụ, trong “Giản chí người Mán Cao Lan A.Bonifacy người Pháp, xuất bản năm 1905 viết: Cao Lan vào nhóm Mán và coi Cao Lan như một ngành của Mán gọi là Mán Cao Lan Tên tự gọi là Cao Lan hay Sơn Tử Viết về nguồn gốc của người Cao Lan, A.Bonifacy đã ghi lại như sau: Khởi thủy, nước và đất đều không có nhưng đất và nước không rời nhau,... Chương 2 THIẾT CHẾ CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG 2.1 Thiết chế chính trị Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, dân tộc Cao Lan cũng như các dân tộc thiểu số khác ở Tuyên Quang đã tồn tại thiết chế chính trị mang nhiều nét đặc trưng riêng biệt, độc đáo nhưng về bản chất thì vẫn được gọi bằng cái tên chung là chế độ thổ ty Chế độ thổ ty là một trong những chính sách đối với vùng... 29.229 người ); Bắc Giang ( 23.872 người) ; Quảng Ninh ( 11.766 người ); Yên Bái ( 7.665 người ); Cao Bằng ( 6.051 người ) Tại Tuyên Quang người Cao Lan cư trú ở 37 xã thuộc phía tây nam của các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên và một bộ phận ở ven Thành phố Tuyên Quang Bảng 1.2 THỐNG KÊ VỀ TỘC NGƯỜI CAO LAN Ở CÁC HUYỆN Tên huyện Tổng dân số Số dân (nghìn Tỷ lệ Ghi người) STT (%) chú 1 Yên Sơn 167.000... ra chịu ảnh hưởng của tiếng Hán sau này gọi là Sán Chí, điều này cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa Về tiếng nói của người Cao Lan, theo Bonifacy, sở dĩ Cao Lan là người Mán lại nói tiếng Tày là do họ quên tiếng nói của dân tộc mình và vay mượn tiếng của dân tộc láng giềng Chúng ta có thể nói rằng, người Cao Lan ở các huyện trong tỉnh Tuyên Quang nói tiếng Tày, người ta gọi là Cao Lan hay Sán Chay,... thổ và địa vực cư trú của người Cao Lan hoàn toàn dựa theo tinh thần tự nguyện của cộng đồng làng xã, điều này chứng tỏ có sự tồn tại của chế độ công xã nông thôn trong hệ thống chính quyền của thôn, bản Ranh giới thôn, bản chủ yếu dựa vào những quy định của đình làng Trong mỗi đình có những cuốn sách cổ, ghi chép ranh giới của từng khu vực nhất định và được truyền từ đời này sang đời khác của người Cao. .. thiết chế chính trị cổ truyền của người Cao Lan vai trò của thầy cúng đặc biệt quan trọng, nếu Khán Thủ là người giữ vị trí quyết định trong quá trình điều hành chung của cộng đồng làng xã, thì thầy cúng là sợi dây nối giữa thế giới “Dương châu” (theo quan niệm của người Cao Lan khi họ chết đi thì đều về thế giới bên kia và gọi đó là “Dương châu”) và những người đang sống Thầy cúng là hiện thân của đời... trấn Tuyên Quang, sau đó là phủ Tuyên Hóa ở thời thuộc Minh Đến triều Lê, đời Lê Thánh Tông, Tuyên Quang gồm 1 phủ và 5 huyện và trở thành tỉnh Minh Quang Ở thời vua Lê Trang Tông đổi thành doanh An Tại cho dòng họ Vũ người Thái làm doanh trưởng Đầu thế kỉ XIX, Tuyên Quang gồm 1 phủ là Yên Bình, phủ này quản lý 1 huyện và 5 châu Sau đó, vua Gia Long đổi thành trấn Tuyên Quang, rồi thành tỉnh Tuyên Quang. .. dân tộc đến đây định cư trong đó có đồng bào dân tộc Cao Lan Cho dù họ di cư từ Trung Quốc sang đây từ khá muộn, so với các đồng bào dân tộc thiểu số khác, song khi người Cao Lan xuất hiện và sinh sống tập trung ở nơi đây, họ đã mang theo lịch sử và lối sống riêng của dân tộc mình Họ có một thiết chế chính trị, xã hội riêng và một nền văn hóa truyền thống rất độc đáo, nhưng cũng rất phong phú, đa dạng... TUYÊN QUANG 1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Theo “ Dư địa chí ” của Nguyễn Trãi, Tuyên Quang xưa thuộc bộ Vũ Định của nhà nước Văn Lang Dưới các triều đại Lý, Trần, Tuyên Quang nguyên là vùng đất thuộc xứ Thái, đến thế kỉ XIII chịu sự kiểm soát của triều đình phong kiến ở thời nhà Trần Lúc đó, Tuyên Quang gọi là lộ Quốc Oai, sau đổi thành châu Tuyên Quang Dưới thời Trần Hiến Tông châu Tuyên Quang. .. dựa vào những ghi chép trên mà cho rằng: Cao Lan cũng là Mán như các nhóm Mán khác, song về sau đã phân chia thành một dân tộc riêng gọi là Cao Lan Đến nay nhiều người đều thống nhất gọi Cao Lan là một dân tộc Dân tộc Cao Lan đến nay đã được khẳng định về nguồn gốc của họ là ở tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc vào cuối đời Minh, đầu đời nhàThanh (khoảng những năm 1640 – 1660), những thiết chế . quát về tỉnh Tuyên Quang + Chương 2: Thiết chế chính trị, xã hội truyền thống của người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang + Chương 3: Văn hóa truyền thống của người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang . trú của người Cao Lan ở Tuyên Quang. - Nghiên cứu về thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên Quang trước Cách Mạng tháng 8 năm 1945 và những giá trị của. CHẾ CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG 2.1. Thiết chế chính trị………………………………………… 20 2.2. Thiết chế xã hội …………………………………………. 29 2.3. Thiết chế chính trị - xã

Ngày đăng: 06/10/2014, 06:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w