Luận án đi sâu tìm hiểu các loại hình lễ hội, những biến đổi của lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở một số địa phương trong tỉnh Tuyên Quang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Phạm vi nghiên cứu là lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên Quang, trong đó chú trọng nghiên cứu bối cảnh không gian, diễn biến và những biến đổi của lễ hội. Nghiên cứu lễ hội theo lịch đại và đồng đại để thấy rõ những nét đặc trưng, các giá trị văn hoá, xã hội của lễ hội cả trong truyền thống và hiện nay. 3.3. Địa bàn nghiên cứu Luận án chọn địa bàn nghiên cứu chính là tỉnh Tuyên Quang. Vì Tuyên Quang là tỉnh có người Cao Lan cư trú đông nhất trong cả nước và nhiều lễ hội truyền thống của người Cao Lan vẫn còn duy trì cho đến ngày nay. Nghiên cứu được tập trung thực hiện tại hai huyện có người Cao Lan cư trú tập trung nhất: Yên Sơn và Sơn Dương. - Huyện Yên Sơn + Làng Giếng Tanh, xã Kim Phú: Làng Giếng Tanh, nơi có lễ hội đình Giếng Tanh nổi tiếng của người Cao Lan vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Địa bàn nghiên cứu chủ yếu của luận án là làng Giếng Tanh, xã Kim Phú. Xã Kim Phú có số dân là 8.250 người, với 1.970 hộ trong đó người Cao Lan là 6.325 người, chiếm gần 12% so với tổng số 54.095 người Cao Lan có mặt tại Tuyên Quang. Người Cao Lan ở Kim Phú sống thành từng thôn, cả xã có 22 thôn, trong đó một số thôn chủ yếu là người Cao Lan, rất ít các dân tộc khác sống xen kẽ. Mặc dù chỉ cách thành phố Tuyên Quang 7km, nhưng Kim Phú không bị ảnh hưởng của lối sống đô thị. Kim Phú được coi là nơi đầu tiên người Cao Lan đến sinh sống ở Tuyên Quang và làng Giếng Tanh được coi là nơi đầu tiên người Cao Lan đặt chân đến Tuyên Quang. Hiện nay, 100% các gia đình trong làng đều là người Cao Lan và lễ hội ở đình làng Giếng Tanh luôn thu hút được đông đảo người Cao Lan và các dân tộc khác trong vùng đến dự. + Làng Minh Cầm, xã Đội Bình: Làng Minh Cầm với lễ hội đình làng Thiên Cầm đang có xu hướng được phục hồi và phát triển. Làng Minh Cầm, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn cách thành phố Tuyên Quang 15 km về hướng Tây – Nam, có dân số 7.639 người, chủ yếu là người Kinh và người Cao Lan. Người Cao Lan có 1.864 người, cư trú tập trung tại 3 làng, kinh tế chủ yếu là làm nông nghiệp. Làng Minh Cầm hiện nay vẫn còn lưu giữ được đình làng và các lễ hội đình làng truyền thống của người Cao Lan. - Huyện Sơn Dương + Làng Mãn Hóa, xã Đại Phú: Trên địa bàn làng Mãn Hoá, lễ hội đình làng đã từng diễn ra trong lịch sử, nhưng từ sau năm 1975, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, lễ hội đình làng Mãn Hoá không được duy trì cho đến ngày nay. Xã Đại Phú, huyện Sơn Dương cũng là địa bàn cư trú lâu đời của người Cao Lan. Mặc dù các lễ hội truyền thống không còn được tổ chức như ở làng Giếng Tanh, xã Kim Phú, nhưng người Cao Lan ở Đại Phú vẫn giữ được nhiều nét đặc trưng trong phong tục tập quán. Dân số của xã là 10.014 người, trong đó người Cao Lan có 6.550 người. Xã Đại Phú tuy không còn đình làng nhưng nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Cao Lan vẫn còn được lưu giữ. Ngoài Tuyên Quang, Luận án còn nghiên cứu lễ hội của người Cao Lan ở làng Ngọc Tân, xã Ngọc Quang, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và xã Quang Yên, huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng Ngọc Tân với 100% người Cao Lan, nằm cách Quốc lộ 70 đi Yên Bái 2km. Làng vẫn còn giữ được ngôi đình được xây dựng từ năm 1880. Lễ hội đình làng Ngọc Tân vẫn được tổ chức hàng năm. Nhiều phong tục tập quán của người Cao Lan ở Ngọc Tân vẫn còn được duy trì. - Quang Yên là xã miền núi của huyện Sông Lô, giáp huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang. Người Cao Lan ở Quang Yên có 370 hộ, 1450 nhân khẩu, chiếm 25% dân số toàn xã, cư trú tập trung ở 4 thôn: Xóm Mới (Bản Mo), Đồng Dong, Đồng Dạ, Đồng Găng. Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Cao Lan là làm nông nghiệp. Đình của người Cao Lan chỉ còn ở thôn Xóm Mới thờ Thành hoàng làng làng và 5 vị tướng. Các sinh hoạt truyền thống của người Cao Lan trong vùng chủ yếu vẫn diễn ra ở đình làng Xóm Mới. [h=2]4. Nguồn tư liệu của luận án[/h]Nguồn tư liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là tài liệu điền dã do tác giả luận án thu thập tại địa bàn nghiên cứu. Tác giả đã kế thừa một phần nội dung luận văn Thạc sĩ đã hoàn thành từ năm 2003. Trong thời gian thực hiện luận án, tác giả đã tiến hành khảo sát nhiều đợt, ở nhiều địa bàn khác nhau để tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội của người Cao Lan tại các địa phương của tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó, tác giả luận án còn sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp như các văn bản về chủ trương, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống; các số liệu thống kê của Trung ương và địa phương; các tài liệu về kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang. Ngoài ra, tác giả còn thừa kế kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về dân tộc Sán Chay và người Cao Lan đã công bố. [h=2]5. Đóng góp của luận án[/h]- Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về lễ hội truyền thống của người Cao Lan nhằm góp phần làm rõ diện mạo và sắc thái văn hoá địa phương của người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang. - Luận án bước đầu xác định những đặc trưng cơ bản trong lễ hội truyền thống của người Cao Lan cũng như những biến đổi của nó, từ đó rút ra những giá trị văn hóa của lễ hội và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. - Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội của người Cao Lan phục vụ công cuộc phát triển hiện nay. [h=2]6. Cấu trúc của luận án[/h]Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án có 4 chương, gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và khái quát về người Cao Lan Chương 2: Các lễ hội ở đình và ngoài đình của người Cao Lan Chương 3: Phát huy vai trò của lễ hội truyền thống người Cao Lan ở Tuyên Quang trong bối cảnh mới Chương 4: Kết quả và bàn luận [h=1]TÀI LIỆU THAM KHẢO[/h] 1. Alessandro Falassi (2005), “Lễ hội”, in trong cuốn Folklore một số thuật ngữ đương đại, Ngô Đức Thịnh - Frank Proschan (Chủ biên), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. tr. 130-140. 2. A.Schultz, E.& H.Lavenda, R. (2001), Nhân học. Một quan điểm về tình trạng nhân sinh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Toan Ánh (1992), Tìm hiểu phong tục Việt Nam, nếp cũ, tết, lễ, hội hè, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 4. Ban chỉ đạo Trung ương (2002), Kỷ yếu hội nghị sơ kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các tỉnh phía Bắc, Hà Nội. 5. Beverly J. Stoeltje (2005), “Lễ hội”, in trong cuốn Folklore một số thuật ngữ đương đại, Ngô Đức Thịnh - Frank Proschan (Chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 141-153. 6. Nguyễn Chí Bền (1993), Tín ngưỡng và mê tín trong lễ hội truyền thống, in trong cuốn Hội nghị - hội thảo về lễ hội, Vụ Văn hoá quần chúng và Thư viện xuất bản, Hà Nội, tr. 82-107. 7. Nguyễn Chí Bền (Trưởng ban tuyển chọn) (2000), Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội. 8. Nguyễn Chí Bền (2001), Nhìn lại tình hình sưu tầm nghiên cứu lễ hội cổ truyền Việt Nam trong thế kỷ XX, trong Một thế kỷ sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr. 292-323. 9. Bonifacy A . (1902), Une mission chez les Mans D’octobre 1901 à la fin de Janvier, p.74. 10. Bonifacy A , (1905), Monographie des Mans Cao Lan, Revue Indochinoise, N 13, 15/7/1905, p.899 – 928. 11. Bộ Văn hóa - Thông tin (1993). Hội nghị – hội thảo về lễ hội, Vụ Văn hoá quần chúng và Thư viện xuất bản, Hà Nội. 12. Bộ Văn hóa - Thông tin (1998), Một số giá trị văn hóa cổ truyền với đời sống văn hóa ở cơ sở nông thôn hiện nay, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 13. Bộ Văn hóa – Thông tin (1999), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: Thực tiễn và giải pháp, Văn phòng Bộ Văn hoá - Thông tin, Báo Văn hoá, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật xuất bản, Hà Nội. 14. Bộ Văn hóa - Thông tin (2000), Điển hình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, Bộ Văn hóa - Thông tin xuất bản, Hà Nội. 15. Bộ Văn hoá – Thông tin (2001), Quy chế tổ chức lễ hội (ban hành kèm theo Quyết định cố 39/2001/QĐ- BVH-TT ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin 16. Bộ Văn hoá - Thông tin (2002), Tài liệu hội nghị sơ kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2002, Việt Trì. 17. Bộ Văn hóa - Thông tin (2003), Kỷ yếu tổng kết công tác văn hóa thông tin 2002, Hà Nội. 18. Bộ Văn hóa - Thông tin (2003), Đề cương văn hoá Việt Nam 1943: Những giá trị tư tưởng - văn hoá, Viện Văn hoá - Thông tin và Văn phòng Bộ xuất bản, Hà Nội. 19. Bộ Văn hóa - Thông tin (2004), 60 năm đề cương văn hoá Việt Nam (1943-2003), Viện Văn hoá - Thông tin xuất bản, Hà Nội. 20. Bộ Văn hoá - Thông tin (2012), Công điện số 234 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá,Thể thao và Du lịch về công tác tổ chức lễ hội năm 2012, Hà Nội. 21. Bộ Văn hoá –Thể thao và Du lịch (2012), Hội đồng di sản văn hoá quốc gia, Lễ hội – nhận thức, giá trị và giải pháp quản lý, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội 22. Ma Khánh Bằng (1983), Người Sán Dìu ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Attached Files: Lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở Tuyê.doc Dung lượng:10.4 MB Lượt tải:5 Last edited by a moderator: 3/9/13 kundunvt3, 29/8/13 Phản hồi bài viết với BQT#1ThíchTrả lời Quảng cáo bich_ha Viết trả lời của bạn tại đây ... Chia sẻ trang này bich_ha bich_ha Bài viết:0 Thích:0 Điểm:0 Quảng Cáo
Trang 1
-ĐẶNG CHÍ THÔNG
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA
NGƯỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG
Chuyên ngành : Nhân học văn hoá
Mã số : 62 31 65 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC VĂN HOÁ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS.Phạm Quang Hoan
2 PGS.TS Hà Đình Thành
Hà Nội - 2013
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả trong luận án là kết quả điều tra thực địa và thu thập tư liệu củatác giả luận án.
Nghiên cứu sinh
Đặng Chí Thông
Trang 3
Để hoàn thành luận án Tiến sĩ về đề tài : Lễ hội truyền thống của ngườiCao Lan ở Tuyên Quang, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
- Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Văn hóa Nghệthuật Quân đội – nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện về thời gian để tôihoàn thành chương trình học tập và bản luận án này;
- Học viện Khoa học xã hội và Khoa Dân tộc học đã tận tình giúp đỡ,tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án;
- Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang, Lãnh đạo vàđồng bào Cao Lan ở các địa phương nơi tôi đã tiến hành nghiên cứu đã nhiệttình giúp đỡ và cộng tác giúp tôi thu thập thông tin, tư liệu của luận án;
- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã chia sẻ, khích lệ tôi trong thờigian thực hiện luận án;
- Tập thể hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Quang Hoan và PGS
TS Hà Đình Thành đã tư vấn, định hướng khoa học rõ ràng cho tôi trong quátrình học tập và thực hiện luận án Tập thể hướng dẫn đã có những ý kiến gợi
mở và đóng góp trực tiếp vào các nội dung nghiên cứu của luận án
Xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2013
Nghiên cứu sinh
Đặng Chí Thông
Trang 41 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu 3
4 Nguồn tư liệu của luận án 5
5 Đóng góp của luận án 6
6 Cấu trúc của luận án 6
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHÁT QUÁT VỀ NGƯỜI CAO LAN 7
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
1.1.1.Tổng quan nghiên cứu về người Cao Lan ở Việt Nam 7
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về lễ hội và lễ hội của người Cao Lan 13
1.2 Cơ sở lý thuyết 17
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản 17
1.2.2 Hướng tiếp cận 21
1.2.3 Lý thuyết nghiên cứu 21
1.3 Phương pháp nghiên cứu 24
1.4 Khái quát về người Cao Lan ở Việt Nam và tỉnh Tuyên Quang 25
1.4.1 Một số đặc điểm về dân số và địa bàn cư trú 25
1.4.2 Một số đặc điểm về kinh tế 28
1.4.3 Một số đặc điểm về văn hoá vật chất 30
1.4.4 Một số đặc điểm về văn hoá xã hội 33
1.4.5 Một số đặc điểm về văn hoá tinh thần 36
Tiểu kết chương 1 45
Chương 2: CÁC LỄ HỘI Ở ĐÌNH VÀ NGOÀI ĐÌNH CỦA NGƯỜI CAO LAN 47
2.1 Các lễ hội ở đình 47
2.2.1 Lễ hội đình Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn 47
2.2.2 Lễ hội đình làng Minh Cầm, xã Đội Cấn, huyện Yên Sơn 62
2.2.3 Lễ hội đình làng Mãn Hoá, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương 78
2.2.4 So sánh lễ hội đình làng của người Cao Lan ở điểm nghiên cứu 80
2.3 Các lễ hội ngoài đình 81
2.3.1 Lễ hội ngoài đình của người Cao Lan ở xã Kim Phú 81
2.3.2 Lễ hội ngoài đình của người Cao Lan ở xã Đội Cấn 83
2.3.3 Lễ hội ngoài đình của người Cao Lan ở xã Đại Phú 90
2.4 Các lễ hội đình làng của người Cao Lan ở các địa phương khác 91
2.4.1 Lễ hội đình làng Ngọc Tân, xã Ngọc Quang, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 91
Trang 5Chương 3: CÁC GIÁ TRỊ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA
NGƯỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG TRONG BỐI
CẢNH MỚI 106
3.1 Bối cảnh mới và quan điểm bảo tồn, phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống 106
3.1.1 Bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập 106
3.1.2.Quan điểm của Đảng, Nhà nước và tỉnh Tuyên Quang về bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống 108
3.2 Các giá trị lễ hội của người Cao Lan trong bối cảnh hiện nay 114
3.2.1 Giá trị văn hoá 114
3.2.2 Giá trị lịch sử 116
3.2.3 Giá trị kinh tế 117
3.2.4 Giá trị xã hội trong đời sống đương đại 118
3.3 Biến đổi của lễ hội truyền thống 119
3.3.1 Biến đổi về không gian và hình thức tổ chức lễ hội 119
3.3.2 Biến đổi của các nghi lễ và các trò chơi 122
3.3.3 Biến đổi trong nhận thức về vị trí, vai trò của lễ hội trong đời sống cộng đồng 124
3.4 Một số giải pháp phát huy các giá trị lễ hội truyền thống của người Cao Lan 125
3.4.1 Nhóm giải pháp về chính sách 126
3.4.2 Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội 129
3.4.3 Nhóm giải pháp về văn hoá 130
3.4.4 Tiếp tục đẩy mạnh sưu tầm, nghiên cứu 131
Tiểu kết chương 3 131
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 133
4.1 Vai trò của lễ hội trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Cao Lan 133
4.2 Phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống phục vụ phát triển 136
4.3 Vai trò của cộng đồng người Cao Lan trong quản lý lễ hội 142
Tiểu kết chương 4 145
KẾT LUẬN 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 162
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng không thểthiếu trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam Lễ hội là dịp bày tỏ sựtôn vinh, tưởng niệm những người đã được cộng đồng suy tôn, bao gồm các
vị nhân thần, thiên thần và cả những hiện tượng tự nhiên - xã hội khác.
Lễ hội chứa đựng các giá trị văn hoá truyền thống đã được chắt lọc, kếttinh qua nhiều thế hệ như lối sống, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng,văn hoá nghệ thuật Các giá trị ấy có tác động sâu sắc đến việc hình thànhcốt cách, tình cảm, diện mạo văn hoá của cộng đồng, là những thành tố quantrọng cấu thành nền văn hoá truyền thống Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.Nhiều năm qua, lễ hội truyền thống ở Việt Nam đã trải qua những bướcthăng trầm: có khi lắng xuống, có khi lại phát triển ồ ạt, thiếu tính tổ chức.Trong những nguyên nhân của thời kỳ lắng xuống ấy có thể kể đến nhữngnguyên nhân khách quan như chiến tranh hay kinh tế đất nước còn nhiềukhó khăn; trong những nguyên nhân chủ quan phải kể đến việc nhận thức vàcách thức quản lý của các nhà quản lý văn hóa - xã hội; có lúc người ta coi
tổ chức lễ hội là một sự lãng phí, tốn kém tiền của của nhân dân, là mê tín dịđoan… nên đã đưa ra những quyết định quản lý lễ hội nặng về cấm đoánhành chính, thiếu căn cứ khoa học Chính vì thế, nhiều lễ hội truyền thốngkhông được vận hành theo đúng qui luật của văn hóa, nhiều giá trị văn hóađặc sắc của lễ hội theo đó cũng bị mai một dần
Trong những năm gần đây, tình hình dường như có xu hướng ngượclại, lễ hội phát triển ồ ạt, không được định hướng một cách có tổ chức, khoahọc và nhiều yếu tố ngoại lai đã xuất hiện trong lễ hội Các nhà quản lý vănhóa đã nhận thức rõ hơn về lễ hội và coi lễ hội là nhu cầu thực sự, kháchquan của nhân dân; nhu cầu này cần phải được thoả mãn một cách chínhđáng Tuy nhiên, họ lại phải đứng trước một tình huống quản lý không hềđơn giản: không thể đưa ra những quyết định cấm như thời kỳ trước đây,
Trang 7nhưng cũng chưa thể đưa ra những quyết định khác có thể định hướng, điềuchỉnh tình trạng phát triển ồ ạt của lễ hội hiện nay
Văn hoá của người Cao Lan ở Tuyên Quang, trong đó có lễ hội truyềnthống đã có từ lâu đời, trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hoácác dân tộc ở Việt Nam Những giá trị văn hoá trong lễ hội đã hình thànhnên cốt cách tình cảm, diện mạo của cộng đồng người Cao Lan Những lễhội ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trải qua những thăng trầmbiến động của lịch sử, được chắt lọc, bổ sung trở thành bản sắc văn hoá rấtriêng của người Cao Lan Việc nhận diện đầy đủ và nghiên cứu chuyên sâu,
có hệ thống về lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên Quang sẽgóp phần làm cho bản sắc văn hoá Việt Nam càng thêm rõ nét “đa dạng vàthống nhất, thống nhất trong đa dạng”
Thông qua việc nghiên cứu lễ hội truyền thống của người Cao Lan ởTuyên Quang, luận án còn cung cấp những luận cứ khoa học, giúp các cấpchính quyền địa phương nhận rõ những giá trị đích thực của nó để có hướngbảo tồn, kế thừa và phát huy một cách phù hợp các giá trị văn hoá truyềnthống nhằm phục vụ việc xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh ở cơ sở.Đồng thời góp phần vào việc xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay
Với những lý do trên, chúng tôi chọn Lễ hội truyền thống của người
Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học văn hoá
của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Trên cơ sở tập hợp, khảo tả và phân tích các tư liệu, luận án tập trung làm rõ những đặc điểm cùng những giá trị văn hoá trong lễ hội truyền thống của người Cao Lan
Trang 8- Chỉ ra những biến đổi của lễ hội truyền thống của người Cao Lan trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá với các tộc người khác cùng cư trú trong vùng.
- Bước đầu so sánh những tương đồng và khác biệt trong lễ hội truyền thống của người Cao Lan giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang
- Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống Cao Lan trong bối cảnh phát triển và hội nhập
3 Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án
- Luận án đi sâu tìm hiểu các loại hình lễ hội, những biến đổi của lễ hộitruyền thống của người Cao Lan ở một số địa phương trong tỉnh Tuyên Quang
3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Phạm vi nghiên cứu là lễ hội truyền thống của người Cao Lan ởTuyên Quang, trong đó chú trọng nghiên cứu bối cảnh không gian, diễn biến
và những biến đổi của lễ hội Nghiên cứu lễ hội theo lịch đại và đồng đại đểthấy rõ những nét đặc trưng, các giá trị văn hoá, xã hội của lễ hội cả trongtruyền thống và hiện nay
3.3 Địa bàn nghiên cứu
Luận án chọn địa bàn nghiên cứu chính là tỉnh Tuyên Quang Vì TuyênQuang là tỉnh có người Cao Lan cư trú đông nhất trong cả nước và nhiều lễhội truyền thống của người Cao Lan vẫn còn duy trì cho đến ngày nay
Nghiên cứu được tập trung thực hiện tại hai huyện có người Cao Lan
cư trú tập trung nhất: Yên Sơn và Sơn Dương
- Huyện Yên Sơn
+ Làng Giếng Tanh, xã Kim Phú: Làng Giếng Tanh, nơi có lễ hội đình
Giếng Tanh nổi tiếng của người Cao Lan vẫn được duy trì cho đến ngàynay
Địa bàn nghiên cứu chủ yếu của luận án là làng Giếng Tanh, xã KimPhú Xã Kim Phú có số dân là 8.250 người, với 1.970 hộ trong đó người
Trang 9Cao Lan là 6.325 người, chiếm gần 12% so với tổng số 54.095 người CaoLan có mặt tại Tuyên Quang Người Cao Lan ở Kim Phú sống thành từngthôn, cả xã có 22 thôn, trong đó một số thôn chủ yếu là người Cao Lan, rất ítcác dân tộc khác sống xen kẽ Mặc dù chỉ cách thành phố Tuyên Quang7km, nhưng Kim Phú không bị ảnh hưởng của lối sống đô thị Kim Phúđược coi là nơi đầu tiên người Cao Lan đến sinh sống ở Tuyên Quang vàlàng Giếng Tanh được coi là nơi đầu tiên người Cao Lan đặt chân đếnTuyên Quang Hiện nay, 100% các gia đình trong làng đều là người CaoLan và lễ hội ở đình làng Giếng Tanh luôn thu hút được đông đảo người CaoLan và các dân tộc khác trong vùng đến dự.
+ Làng Minh Cầm, xã Đội Bình: Làng Minh Cầm với lễ hội đình làng
Thiên Cầm đang có xu hướng được phục hồi và phát triển
Làng Minh Cầm, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn cách thành phố TuyênQuang 15 km về hướng Tây – Nam, có dân số 7.639 người, chủ yếu làngười Kinh và người Cao Lan Người Cao Lan có 1.864 người, cư trú tậptrung tại 3 làng, kinh tế chủ yếu là làm nông nghiệp Làng Minh Cầm hiệnnay vẫn còn lưu giữ được đình làng và các lễ hội đình làng truyền thống củangười Cao Lan
- Huyện Sơn Dương
+ Làng Mãn Hóa, xã Đại Phú: Trên địa bàn làng Mãn Hoá, lễ hội đìnhlàng đã từng diễn ra trong lịch sử, nhưng từ sau năm 1975, do nhiều yếu tốchủ quan và khách quan, lễ hội đình làng Mãn Hoá không được duy trì chođến ngày nay
Xã Đại Phú, huyện Sơn Dương cũng là địa bàn cư trú lâu đời củangười Cao Lan Mặc dù các lễ hội truyền thống không còn được tổ chức như
ở làng Giếng Tanh, xã Kim Phú, nhưng người Cao Lan ở Đại Phú vẫn giữđược nhiều nét đặc trưng trong phong tục tập quán Dân số của xã là 10.014người, trong đó người Cao Lan có 6.550 người Xã Đại Phú tuy không còn
Trang 10đình làng nhưng nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Cao Lanvẫn còn được lưu giữ.
Ngoài Tuyên Quang, Luận án còn nghiên cứu lễ hội của người Cao Lan ởlàng Ngọc Tân, xã Ngọc Quang, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và xãQuang Yên, huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phúc
Làng Ngọc Tân với 100% người Cao Lan, nằm cách Quốc lộ 70 đi
Yên Bái 2km Làng vẫn còn giữ được ngôi đình được xây dựng từ năm
1880 Lễ hội đình làng Ngọc Tân vẫn được tổ chức hàng năm Nhiều phongtục tập quán của người Cao Lan ở Ngọc Tân vẫn còn được duy trì
- Quang Yên là xã miền núi của huyện Sông Lô, giáp huyện Sơn
Dương của tỉnh Tuyên Quang Người Cao Lan ở Quang Yên có 370 hộ,
1450 nhân khẩu, chiếm 25% dân số toàn xã, cư trú tập trung ở 4 thôn: XómMới (Bản Mo), Đồng Dong, Đồng Dạ, Đồng Găng Hoạt động kinh tế chủyếu của người Cao Lan là làm nông nghiệp Đình của người Cao Lan chỉcòn ở thôn Xóm Mới thờ Thành hoàng làng làng và 5 vị tướng Các sinhhoạt truyền thống của người Cao Lan trong vùng chủ yếu vẫn diễn ra ở đìnhlàng Xóm Mới
4 Nguồn tư liệu của luận án
Nguồn tư liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là tài liệu điền dã do tácgiả luận án thu thập tại địa bàn nghiên cứu Tác giả đã kế thừa một phần nộidung luận văn Thạc sĩ đã hoàn thành từ năm 2003 Trong thời gian thực hiệnluận án, tác giả đã tiến hành khảo sát nhiều đợt, ở nhiều địa bàn khác nhau
để tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội của người Cao Lan tại các địa phương củatỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc
Bên cạnh đó, tác giả luận án còn sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấpnhư các văn bản về chủ trương, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trịvăn hóa của lễ hội truyền thống; các số liệu thống kê của Trung ương và địaphương; các tài liệu về kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang Ngoài ra, tác
Trang 11giả còn thừa kế kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về dân tộc SánChay và người Cao Lan đã công bố.
5 Đóng góp của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về lễ hội truyền thốngcủa người Cao Lan nhằm góp phần làm rõ diện mạo và sắc thái văn hoá địaphương của người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang
- Luận án bước đầu xác định những đặc trưng cơ bản trong lễ hộitruyền thống của người Cao Lan cũng như những biến đổi của nó, từ đó rút
ra những giá trị văn hóa của lễ hội và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn,phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước và xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc
- Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chínhsách nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hộicủa người Cao Lan phục vụ công cuộc phát triển hiện nay
6 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án có 4chương, gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương
pháp nghiên cứu và khái quát về người Cao Lan
Chương 2: Các lễ hội ở đình và ngoài đình của người Cao Lan
Chương 3: Phát huy vai trò của lễ hội truyền thống người Cao Lan ở
Tuyên Quang trong bối cảnh mới
Chương 4: Kết quả và bàn luận
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHÁT
QUÁT VỀ NGƯỜI CAO LAN
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1.Tổng quan nghiên cứu về người Cao Lan ở Việt Nam
1.1.1.1 Các nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử tộc người
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu khẳng định về nguồn gốc của ngườiCao Lan là ở Quảng Đông, Quảng Tây – Trung Quốc Nhưng người CaoLan có nguồn gốc từ nhóm tộc người nào ở Trung Quốc là vấn đề đã được
đặt ra lâu nay và cần phải tiếp tục nghiên cứu Trong cuốn Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, khi viết về xứ Tuyên Quang trong phần Về các giống
người, ông coi Cao Lan và Sơn Tử là 2 trong 7 chủng tộc Man [37, 1962,
tr.393] Cũng theo quan điểm này, Sách Đại Nam nhất thống chí, khi đề cập
đến người Sơn Tử, Cao Lan cũng được coi như những nhóm Mán khác, khiviết về Cao Lan cũng coi họ như những nhóm Mán Sơn Man, Mán Đại Bản,Mán Đeo Tiền Ở mục “Phong tục tỉnh Hưng Hóa” có chép: “Châu Thủy Vĩ
có 3 giống Mán: Mán Sơn Tử, Mán Dao và Mán Gứng” [71, tr.15, 163, 298,299]
Trong một tư liệu khác như Phong thổ ký Tuyên Quang, Vĩnh Yên,Quảng Yên, Thái Nguyên (Minh đô sử) đều coi Cao Lan là Mán như MánSơn Đầu, Mán Quần Trắng, Mán Quần Đen, Mán Đại Bản [67]
Các tác giả người Pháp cũng xếp Cao Lan vào các nhóm Mán và coiCao Lan như một ngành của Mán, gọi là Mán Cao Lan [9]
Theo những tài liệu do người Cao Lan cung cấp, tổ tiên của họ trướcđây ở vùng Tây Hương Sơn, thuộc tỉnh Quảng Đông Từ thời Minh, họ rời
bỏ quê hương đi đến Quảng Tây, từ Nam Ninh đi vào Việt Nam Họ sinh cơlập nghiệp ở Sơn Dương được khoảng 4 đời, một trong những việc đưa choxem văn bằng do viên tri huyện đương đạo cấp, có đóng dấu của viên quan
Trang 13lại này, cho phép người Cao Lan làm ăn ở địa phương Văn bằng này đềnăm Quang Trung thứ 4 (tức năm 1791)
Như vậy, các tác giả thời phong kiến cũng như thời thuộc Pháp đềucho Cao Lan thuộc các nhóm Mán Cho tới những năm của thập niên 50, 60,
và đầu 70 của thế kỷ trước, một số tác giả như Bùi Đình, Nguyễn Trắc Dĩ…vẫn dựa vào những ghi chép trên mà cho rằng Cao Lan cũng là Mán như cácnhóm Mán khác [35]
Gần với các quan điểm trên, nhà nghiên cứu dân tộc học Lã Văn
Lô, Lê Văn lại không cho rằng người Cao Lan hiện tại thuộc nhómMán, song trước kia có thể cùng một nguồn gốc với người Mán Đểchứng minh cho quan điểm Cao Lan có nguồn gốc Hán, Lã Văn Lô có
những kiến giải, có thể tóm tắt như sau: Người Cao Lan, một mặt tiếp
thu những kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, mặt khác vẫn tiếp tục làm thêm một số nương rẫy theo phương pháp nguyên thủy của người Mán Người Cao Lan ở nhà sàn như người Tày, người Nùng, khác với các Mán khác ở nhà đất hoặc nửa sàn nửa đất, nhưng
bố trí bên trong nhà Cao Lan vẫn tương tự như nhà người Mán, giữa các gian không mấy khi có vách ngăn cách Mặt khác nhà Cao Lan ít nhiều vẫn mang tính chất nhà ngoãm, cột kèo đục lắp sơ sài, ít nhiều vẫn mang tính tạm bợ như nhà người Mán.
Về ăn mặc, phụ nữ Cao Lan ăn mặc như phụ nữ Tày, duy có chiếc khăn của họ thì quấn giống như kiểu khăn của phụ nữ Mán và tóc búi ra đằng sau gáy khác với cách vấn tóc của phụ nữ Tày Bên cạnh đó người già còn giữ được những chiếc áo thêu kiểu cổ mặc trong những ngày lễ trông tựa như áo phụ nữ Mán Thanh Y Có người còn giữ được những chiếc yếm hồng có cài ngôi sao bạc chín cánh giống chiếc yếm của phụ nữ Mán Sơn Đầu Phụ nữ Cao Lan ăn mặc theo kiểu người Tày nhưng vẫn giữ được một số đặc điểm của phục sức phụ nữ Mán.
Về ngôn ngữ, tiếng nói của người Cao Lan khác hẳn tiếng nói của người Mán; tiếng Cao Lan và tiếng Tày trên căn bản giống nhau
Trang 14khi làm thơ hay hát, họ dùng chữ Hán, phát âm theo một thứ thổ ngữ Quảng Đông, y hệt tiếng nói của người Sán Chấy.
Về một số tín ngưỡng và tục thờ cúng, người Cao Lan có nhiều điểm giống người Mán, họ đều có truyền thuyết về Bàn Hoành (tiếng Mán gọi là Pàn hù, tiếng Cao Lan gọi là Piên hú) Người Mán và người Cao Lan đều có tục kiêng ăn thit chó – con vật tổ của thị tộc từ những thời đại xa xăm trong lịch sử Tuy nhiên đối với người Cao Lan thì truyền thuyết Bàn Hoành đã phai mờ trong trí nhớ, không mấy ai nhắc đến nữa.
Người Mán và người Cao Lan đều có tục mỗi khi có người chết, làm lễ đưa hồn về Dương Châu (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) Lối thờ cúng của họ cũng tương tự nhau, không có bàn thờ tổ tiên, mà tùy từng họ, chọn một số vị thần lấy trong Phật giáo và Lão giáo thờ trong nhà để phù hộ gia đình, chống ma tà quỷ quái [56].
Trong các nghiên cứu trước đây, có khá nhiều ý kiến cho rằng ngườiCao Lan vốn là nguồn gốc Mán, nhưng do sống lâu đời xen kẽ với khối Tày– Nùng, đã tiếp thu ngôn ngữ, tập quán sinh hoạt và sản xuất của người Tày– Nùng, quên hẳn tiếng mẹ đẻ của mình, chỉ còn giữ lại một số tín ngưỡng,tập tục cũ chung với người Mán
Khác với quan điểm cho Cao Lan thuộc các nhóm Mán hoặc cónguồn gốc Mán, một số nhà nghiên cứu lại có những bài viết phản bác lại
quan điểm trên Chu Quang Trứ cho rằng người Cao Lan ngày nay không
phải là một ngành của người Mán mà là một “tộc” người khác hẳn dân tộcMán [102, 1964] Tác giả Nguyễn Nam Tiến đã có nhiều bài viết tương đốitoàn diện từ nguồn gốc lịch sử, quá trình di chuyển cư đến những vấn đềkinh tế, xã hội, văn hoá của người Cao Lan và Sán Chí và trình bày chungcho cả hai nhóm [84, 85] Do vậy, trong danh mục thành phần các dân tộc ítngười ở Việt Nam năm 1979, Cao Lan và Sán Chí được xếp chung vào dântộc Sán Chay Cũng có ý kiến khác cho rằng, người Cao Lan có một lịch sửtộc người riêng biệt, lâu đời [65; 75]
Trang 15Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu Dân tộc học đã rấtquan tâm tới việc xác định thành phần dân tộc của người Cao Lan Câu hỏiđược đặt ra là: Người Cao Lan và Sán Chí có phải là một dân tộc? Kết quảthảo luận về tộc danh của người Cao Lan đã đi đến thống nhất, “mặc dù giữahai nhóm Cao Lan và Sán Chí có những nét tương đồng, nhất là giữa CaoLan ở Sơn Dương, Tuyên Quang và nhóm Sán Chí ở Đại Từ, Thái Nguyên,nhưng nhìn chung sự khác biệt giữa họ là rất đáng kể, vì vậy xếp họ thànhhai dân tộc thuộc hai hệ ngôn ngữ khác nhau có lẽ chỉ còn là vấn đề thờigian” [32, tr.60, 61].
1.1.1.2 Những nghiên cứu về văn hóa của người Cao Lan ở Việt Nam
Một số công trình mô tả về nhà ở, trang phục và các công cụ sản xuất,công cụ vận chuyển của người Cao Lan Trong đó, các tác giả đều khẳngđịnh, xưa kia người Cao Lan thường ở nhà sàn Nhà sàn Cao Lan ra đời vàtồn tại trong điều kiện mà họ đã thích ứng với những điều kiện thiên nhiên
Cư trú ở gần các khu rừng với rất nhiều gỗ, tre, nứa, lá dồi dào là nhữngnguyên vật liệu tốt để dựng nhà sàn Ngôi nhà là nơi tiềm ẩn những giá trịvăn hóa tốt đẹp của người Cao Lan nay đã hầu như thay đổi về cả hình thứclẫn kết cấu Cùng với sự thay đổi đó thì nhiều giá trị văn hóa đã mất đi.Trong truyền thống, nhà của người Cao Lan là nhà sàn, vài chục năm trướcđây một số chuyển sang nhà đất và hiện nay nhiều nơi đã chuyển sang ở nhàxây gạch mái ngói theo lối kiến trúc nhà ở của người Kinh Do đó, vấn đềgiữ gìn bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc là rất cần thiết mà trong đó nhữngyếu tố mang tính văn hóa lạ càng không thể thiếu được [65; 29; 75]
Một số công trình đã đi sâu nghiên cứu về trang phục truyền thốngcủa người Cao Lan Từ các công đoạn trồng bông, dệt vải đến kỹ thuật cắtmay trang phục truyền thống, làm thành nét đẹp truyền thống đặc trưng củađồng bào Cao Lan Cũng như hầu hết các dân tộc, trang phục của nữ CaoLan phong phú hơn nam và họ rất yêu thích đồ trang sức bằng bạc Họ cónhiều loại trang sức được chế tác tinh vi như khuyên tai, vòng cổ, vòng tay,
xà tích… Trang phục truyền thống của người Cao Lan gồm có: Quần áomặc thường ngày và quần áo mặc trong những ngày lễ tết Tuy nhiên trong
Trang 16tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, xu hướng hội nhập diễn ra ngày càngmạnh, người Cao Lan không nằm ngoài xu hướng đó Ngày nay khó có thểphân biệt người Cao Lan với dân tộc khác nếu căn cứ vào trang phục Vìtrong vòng 20 - 30 năm trở lại đây, trang phục cổ truyền dần được thay thếbằng những loại quần áo tiện dụng, dễ mua sắm hơn Việc khôi phục nhữngquần áo truyền thống của người Cao Lan đang là vấn đề cần tiến hành đểbảo lưu truyền thống trang phục, nhằm giữ gìn một bản sắc văn hóa Cao Lan[65].
Về văn hoá tinh thần, đã có một số công trình khảo cứu, trong đó có
nghiên cứu về tôn giáo – tín ngưỡng và một số phong tục tập quán củangười Cao Lan Người Cao Lan quan niệm rằng, lực lượng thế giới siêunhiên rất phức tạp và có quan hệ chặt chẽ với đời sống của con người.Người Cao Lan cho rằng thế giới có 3 tầng: Tầng trên cùng là tầng trời, ở đó
có các vị thần có uy quyền hơn cả Ngọc Hoàng Tầng thứ hai (tầng giữa) làmặt đất, tầng này bao chứa cuộc sống hiện tại của muôn loài Tầng thứ ba làtầng âm phủ, nơi cư ngụ của các sinh linh đã lìa bỏ trần thế Cũng nhưthuyết luân hồi của đạo Phật, người Cao Lan cho rằng người chết khôngphải là hết mà chuyển từ kiếp này sang kiếp khác, và cuối cùng là trở vềkiếp người
Người Cao Lan ở vùng nào cũng có những bộ sách cúng, sách xemnhà, ma chay, cưới gả… và những bộ tranh thờ Thần Phật trong ngày lễ tết,cúng bái Người Cao Lan không hẳn đi theo tôn giáo nào Họ chắt lọc nhữngđiều tinh túy trong đạo Nho, đạo Giáo và đạo Phật phù hợp với quan niệmtâm linh của họ mà sử dụng Trên thực tế người Cao Lan ở Việt Nam không
có đền, chùa thờ Thần Phật, song họ có đình làng và miếu thờ thần linh Nhiều công trình nghiên cứu đã đi sâu mô tả các phong tục tập quán
truyền thống của người Cao Lan Đáng chú ý là các công trình như: Dân tộc
Sán Chay ở Việt Nam, Văn hoá Cao Lan… Trong đó, các tác giả đi sâu mô
tả các nghi lễ trong chu kỳ đời người như: Nghi lễ sinh đẻ, cưới xin, tang ma[65; 29; 75] Những phong tục, tập quán thông qua cưới xin, ma chay củangười Cao Lan là những di sản văn hóa dân gian mang đậm bản sắc riêng và
Trang 17giữ vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi thành viên và cộngđồng, tạo nên đặc điểm riêng độc đáo về truyền thống văn hóa Cao Lan Tìmhiểu các phong tục, tập quán của người Cao Lan, chúng ta có thêm hiểu biếtmột cách khoa học về lễ hội truyền thống của người Cao Lan đã được hìnhthành trên “cái nền” của phong tục, tập quán cổ truyền Những phong tục,tập quán ấy đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến các hình thức và nội dungcủa lễ hội và chính nó đã làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của ngườiCao Lan [96].
Văn nghệ dân gian của người Cao Lan là nội dung được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm nhất Trong các công trình nghiên cứu đã thể hiện rất
rõ, người Cao Lan có kho tàng văn nghệ dân gian rất phong phú và đa dạng.Truyện kể dân gian, thơ ca, hò, vè của người Cao Lan phổ biến rộng rãi vềcác đề tài đấu tranh với thiên nhiên, về lao động sản xuất, về quan hệ xã hội
và gia đình, thể hiện ước vọng của đồng bào trong tình yêu, chinh phục thiênnhiên, ca ngợi chính nghĩa, đấu tranh chống lại cái ác nhằm có được cuộcsống ấm no hạnh phúc Xưa kia trong các ngày lễ, ngày tết, ngày cưới
thường tổ chức hát Sình ca Từ người già đến trẻ con, ai ai cũng đều mê say
bởi nó không chỉ bao gồm những bài hát giao duyên của trai gái mà còn cónhiều bài hát ca ngợi sản xuất, hát về 4 mùa 12 tháng, những bài hát phụngthờ Thổ công, thần Nông, hát mừng nhà mới, hát ru con, hát đền ơn cha mẹ,hát đố, hát ghẹo và người Cao Lan gọi đó là “Sình ca” [75; 96]
- Sình ca Thsao bạo (hát đối đáp giao duyên) : Nội dung những bài
Sình ca này thường là mượn cảnh thiên nhiên để hát về nhau Họ trao đổitâm tình với nhau, yêu thương, nhớ nhung, trách móc, giận hờn để rồi sau
những cuộc hát ấy họ thấy gần gũi với nhau hơn Trong các loại Sình ca của người Cao Lan thì Sình ca kên láu là thể loại vui nhộn và rất phong phú về
số lượng bài Sình ca tò tàn cũng bao gồm những bài hát có sẵn và một số
bài do đồng bào tự nghĩ ra để đố nhau giải nghĩa Đây cũng thuộc loại Sình
ca vui vẻ đòi hỏi người hát phải học thuộc những gì có sẵn và thật thông
minh để nghĩ ra rồi đặt lời cho những câu đố và câu trả lời [ 65, tr.470, 473,
474 ]
Trang 18Hát dân ca của người Cao Lan là một kho tàng di sản văn hóa vô cùng
phong phú, đa dạng và có giá trị cao về nghệ thuật Với các loại Sình ca
trên, người Cao Lan có thể hát ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh mỗikhi có điều kiện Những di sản văn hóa này cần được sưu tầm, nghiên cứu
để bảo tồn những giá trị truyền thống và có hướng để phát huy, bảo tồn vàphát triển
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về lễ hội và lễ hội của người Cao Lan
Nghiên cứu lễ hội được tiếp cận từ những góc độ khác nhau Các nhàdân tộc học/nhân học, văn hoá học đã dành nhiều thời gian, tâm huyếtnghiên cứu về lễ hội Nhiều công trình nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu, miêu
tả chi tiết, tỉ mỉ và đề cao các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống Đáng
chú ý là công trình nghiên cứu tổng hợp đầu tiên mang tiêu đề Nếp cũ [ 3 ]
đã giới thiệu các lễ hội của các dân tộc ở Việt Nam; các lễ hội cổ truyền củangười Việt đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ được nhiều nhà nghiên cứuquan tâm như: Cao Huy Đỉnh, Trần Quốc Vượng, Đinh Gia Khánh, VũNgọc Khánh, ; lễ hội cổ truyền của một số dân tộc thiểu số được mô tả chitiết từ vị trí, vai trò của lễ hội tới các vấn đề về lịch sử, ý nghĩa giá trị xã hội
và văn hoá của lễ hội [117] Công trình “Lễ hội truyền thống trong đời sống
xã hội hiện đại” [46] đã đưa ra những tổng kết bước đầu về mặt lý luậnnghiên cứu về lễ hội ở nước ta, trong đó có nhấn mạnh đến vai trò và giá trịcủa lễ hội trong cuộc sống đương đại
Hiện nay, người ta sử dụng thuật ngữ lễ hội phổ biến hơn và bắt đầu
từ công trình nghiên cứu “Lễ hội cổ truyền” do Lê Trung Vũ chủ biên.Cuốn sách này cung cấp cho chúng ta những nghiên cứu về các lễ hội theophương pháp của các trường Đại học tại Liên Xô, tách phần lễ và hội ra vớinhững “hành động hội”, “kịch bản hội” theo mô hình các lễ hội quần chúng[115] Cách nhìn nhận ấy có ảnh hưởng không nhỏ tới giới hoạt động vànghiên cứu văn hóa trong một thời gian dài cho đến tận bây giờ Nó khácvới các quan niệm về văn hóa đơn thuần, lễ hội đơn thuần ở chỗ là nhằmcho ta thấy ý nghĩ lớn lao của lễ hội “đưa quá khứ hội nhập vào hiện tại, qui
tụ toàn bộ năng lượng của vũ trụ, của không gian và thời gian đậm đặc năng
Trang 19lượng thiêng mà con người đi dự hội có nguyện vọng tắm mình trong đó, đểsau đó họ là một con người khác đáp ứng cho năm mới, mùa mới” [81].
Về vai trò, chức năng của lễ hội, một số công trình lại thiên về cácyếu tố tác động tới lễ hội, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế thị trường
và các chủ trương, chính sách phát triển lễ hội của Đảng và Nhà nước [59]hay các giá trị của lễ hội trong đời sống hiện nay [39; 60]
“Lễ hội gồm hai phần vừa tách rời vừa không tách rời nhau”, đó lànhận định mang cả ý nghĩa thực tiễn và lý luận Lễ hội xoắn xuýt hữu cơ vàonhau, không thể tách rời [118] Do đó, nếu không xem xét lễ hội ở góc độnhư thế sẽ rất thiếu sót và dễ làm thô thiển hóa ý nghĩa đích thực của lễ hội.Nhưng cho dù là lễ hội hay hội lễ thì khi nghiên cứu cũng không thể phủnhận rằng hai phần lễ và hội của nó là một chỉnh thể nguyên hợp [58]
Lễ hội truyền thống là một loại hình văn hóa, có thể nói là một loạitác phẩm văn hóa của tộc người, là nhu cầu không thể thiếu được trong tưduy, trong đời sống tinh thần của nhân dân, nhất là của nông dân trong xãhội nông nghiệp Chính vì vậy, lễ hội từ góc độ xã hội học nói theo EmilyDurkheim đã trở thành một hiện tượng xã hội, hay nói theo Mac Vayber, làmột hành động xã hội có ý nghĩa xã hội học cực kỳ rộng lớn
“Trong hội thường có nhiều trò vui gọi là bách hí Tuy nhiên, để dânchúng mua vui, nhưng mục đích của hội hè đình đám không phải chỉ có thế,
và mua vui cho dân chúng cũng không phải là mục đích đầu tiên của hội hè
Có thể nói được rằng, mục đích đầu tiên của hội hè đình đám là để dân làngbày tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với Đức Thành hoàng làng, thần linhcoi sóc che chở cho dân làng” [3]
Cũng giống như nhiều nước khác, Việt Nam là nước có nhiều lễ hộidân gian với các hình thức sinh hoạt cộng đồng Trong lễ hội, các lễ nghi tínngưỡng, các phong tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của mộtcộng đồng đã được tái hiện một cách rất sinh động Lễ hội được tổ chức vàonhững thời điểm khác nhau trong một năm, tuỳ thuộc vào phong tục tậpquán của từng dân tộc, nhưng lễ hội vẫn tập trung nhiều nhất vào mùa Xuân.Theo một số nhà khoa học phương Tây, khi nghiên cứu về lễ hội ở Việt
Trang 20Nam, họ đã liệt kê sơ bộ các lễ hội trong một năm và những ngày lễ hội đóchiếm khoảng 72 ngày, tương đương với khoảng 1/5 thời gian của một năm.
Và theo con số thống kê từ nguồn của Cục Văn hóa thông tin cơ sở (Ban nếpsống mới TƯ) mà chúng tôi có được cho biết, toàn Việt Nam có 8.902 lễhội Trong đó có: 25 lễ hội du nhập từ nước ngoài, 7.005 lễ hội dân gian,1.399 lễ hội tôn giáo, 409 lễ hội lịch sử cách mạng, 64 lễ hội khác [18].Chính bởi chiếm một lượng thời gian lớn, số lượng lớn cùng với nhiều hoạtđộng mang tính xã hội phong phú, lễ hội có tác động mạnh mẽ đến cấu trúc
xã hội
Về cơ bản thì lễ hội mang những tác động tích cực Nhiều nhà nghiêncứu đã coi lễ hội như là một nhân tố tạo ra sự thư giãn tinh thần, là sự biểuhiện cách ứng xử văn hóa với thiên nhiên, với thần thánh và nhất là vớicộng đồng xã hội Mỗi con người, khi tham gia vào các hoạt động, dù làtham gia trực diện vào lễ hay chỉ là người dự hội bình thường đều tìm thấy
sự hồn nhiên, hưng phấn nghệ thuật, những xúc cảm chất phác ngây thơ.Nhờ không khí vừa linh thiêng, nghiêm trang vừa vui vẻ, thân ái của ngàyhội mà mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội, mỗi cộng đồng giảm nhẹ hoặc cởi bỏđược những quẫn bách, thậm chí đôi lúc là những mâu thuẫn, xung đột củađời sống thường nhật trong xã hội nông nghiệp đầy ngưng đọng Trên tinhthần ấy, có thể nói, các giá trị văn hóa của lễ hội có tác dụng điều chỉnh cácquan hệ xã hội nơi làng xã từ ngàn đời nay
Lễ hội còn được coi là những “nguồn sữa mẹ” nuôi dưỡng các loạihình nghệ thuật Lễ hội hỗn dung các tầng văn hóa của tộc người và các yếu
tố văn hóa của tộc người trong tiến trình lịch sử Lễ hội đã bảo lưu, nuôidưỡng và phát triển nhiều truyền thống văn hóa của cộng đồng các làng xã
Lễ hội còn là chỗ dựa tinh thần cho người nông dân, thể hiện quan niệm đốivới cái đẹp và hát vọng vươn lên cái đẹp của họ [41]
Hơn nữa lễ hội có ba chức năng lớn :
- Chức năng tín ngưỡng: Mọi người dự hội được an ủi tinh thần,
thỏa mãn tâm linh cầu người an, vật thỉnh…
Trang 21- Chức năng mua vui: Công chúng được hưởng thụ văn hóa nghệ
thuật, được thỏa mãn sức hoan tiếu cuồng nhiệt…
- Chức năng kinh tế: Lễ hội là nơi thu hút hoạt động giao thương,
trao đổi hàng hóa, sản vật địa phương, giữa các thôn làng với cácthị trấn, làm phồn vinh kinh tế thành thị Cần hiểu thêm rằng, chợhội / hội chợ lúc nguyên sơ chỉ đơn giản như một dịch vụ để phục
vụ thiện nam tín nữ, thí chủ mười phương, nông dân thôn quê tớithành thị dự lễ hội tiện mua đồ ăn thức uống, mua sắm những vậtdụng cần thiết, rẻ tiền
Ở một góc độ khác, một số công trình nghiên cứu về góc độ kinh tế và
sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội, trong đó đáng chú ý là côngtrình “Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội tín ngưỡng” Trongnghiên cứu này, tác giả cho rằng cho đến khi Đổi mới, đời sống ngày càngkhấm khá, kinh tế phát triển, đời sống văn hóa được cải thiện, nhu cầu vănhóa tăng lên Cùng với việc xây dựng các đình, chùa, miếu là việc khôi phụclại các lễ hội làng vốn bao lâu nay bị quên lãng Lễ hội làng được tổ chức đểxác định lại vị trí của di tích trở lại hình bóng xưa của văn hóa làng Lễ hội
đã làm hồi sinh ý thức trở lại cội nguồn, nhiều giá trị văn hóa tộc ngườiđược tìm kiếm, chắp nhật cho con cháu trong bối cảnh kinh tế thị trường Lễhội cũng tạo ra nguồn lợi kinh tế to lớn đối với cộng đồng làng, tạo việc làmcho dân làng Tuy nhiên, những mặt trái của kinh tế thị trường cũng đượcbiểu hiện rõ nét trong lễ hội hiện nay [59, tr.8, 10, 380, 382]
Cho đến nay, các nghiên cứu về lễ hội truyền thống của người CaoLan chưa có nhiều và phần lớn chỉ là các phần viết sơ lược trong các côngtrình chuyên khảo về văn hoá truyền thống của người Cao Lan Các nghiêncứu này ở những mức độ khác nhau đều có nhắc đến vai trò của đình làngtrong đời sống xã hội của người Cao Lan
1.2 Cơ sở lý thuyết
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
- Lễ
Trang 22Lễ là các nghi thức đặc thù gắn với sinh hoạt cộng đồng [41] Hoặc
Lễ là nghi lễ liên quan đến tôn giáo, là các hành vi cúng tế thần thánh, phật,
tổ tiên và các hiện tượng tín ngưỡng nhằm cầu phúc, cầu may mắn, đượcmùa, Lễ bao quát mọi nghi thức ứng xử của một xã hội, là hệ thống hành
vi, động tác biểu hiện lòng tôn kính của con người với thần linh, phản ảnhước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa cókhả năng thực hiện được [38]
Trong cuộc sống hàng này, người ta thường nói đến “lễ” như những
phép ứng xử giữa con người với con người và giữa con người với môi trường xung quanh [59, tr.34] Các nhà nghiên cứu Việt Nam dùng thuật
ngữ nói trên để chỉ “những cách thức ứng xử được thể chế hoá, cố định
thành trật tự, thể hiện nhận thức của cộng đồng về mối quan hệ giữa con người và các đấng siêu nhân, giữa con người và con người” [96].
Trong Từ điển Dân tộc học và Nhân học [97, tr 632-634], nghi lễ
(rituel) - tức lễ, được định nghĩa như sự đáp ứng của văn hoá và xã hội trước đòi hỏi của một hoàn cảnh phát sinh trong những điều kiện nhất định,
được thực hiện dưới những thực hành xã hội mang tính thủ tục (procédure),
và có ý nghĩa biểu tượng.
Như vậy có thể hiểu rằng, nghi lễ là những nghi thức thực hành theocác quy tắc, luật tục nhất định mang tính xã hội, biểu tượng để ghi dấu, kỷniệm một nhân vật, sự kiện nào đó nhằm mục đích cảm tạ, ước nguyện, tônvinh về nhân vật, sự kiện đó với mong muốn nhận được sự tốt lành, maymắn, nhận được sự trợ giúp từ những đối tượng siêu hình mà người ta thờphụng
Các hoạt động của lễ quy định chi tiết về thái độ, cử chỉ bên ngoài, tạođiều kiện hình thành một trạng thái tinh thần tương ứng bên trong của nhữngngười thực hiện nghi lễ Lễ là một phương tiện đắc lực để sửa mình, lễ còngắn liền với nhạc Nói đến lễ là nói đến một hệ thống nghi thức mang tínhbiểu tượng nhằm biểu hiện lòng tôn kính của cộng đồng đối với thần linh vàcác lực lượng siêu nhiên Thông qua các hoạt động lễ mà con người muốnnói lên ước vọng chính đáng của mình trước những khó khăn của cuộc sống
Trang 23mà bản thân họ là những cư dân nông nghiệp chưa thể giải quyết hay đạt tớiđược, họ chưa đủ khả năng chinh phục, cải tạo tự nhiên để phục vụ cho mụcđích tốt đep của cuộc sống [115].
- Hội
Hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộngđồng làng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, sự tồn tại và phát triển cho cảlàng, sự bình yên cho từng cá nhân, sự hạnh phúc cho từng gia đình, sựvững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi của gia súc, sự bội thu của mùamàng mà từ bao đời nay đã tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ nhân khangvật thịnh hay quốc thái dân an [115]
- Lễ hội
“Lễ hội” là một danh từ được tạo thành bởi hai thành tố có giá trị cúpháp không tương xứng nhau Trong đó, “lễ” được coi là danh từ, còn “hội”chỉ đóng vai trò bổ nghĩa cho danh từ đứng liền trước nó Dựa trên sự nhấn
mạnh một trong hai yếu tố “lễ” và “hội”, người ta có thể nói đến một Hội lễ [41], hay ngược lại, lễ hội [96]
Theo cách hiểu thông thường, “lễ” được giải thích như những nghi
thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó ; trong khi đó “hội” được diễn giải như “cuộc vui tổ chức cho đông đảo người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt”
- Lễ hội truyền thống
Lễ hội truyền thống là lễ hội hướng tới giá trị trong quá khứ được tônvinh thành linh thiêng, tổ chức theo chu kỳ và trở thành sinh hoạt truyềnthống của cộng đồng làng và liên làng Các hoạt động của lễ hội truyềnthống tái hiện lại cuộc sống hiện thực của con người, cộng đồng làng bảnthông qua các trò chơi, trò diễn dân gian
Ngay cả trong các văn bản pháp quy cũng có nhiều tên gọi khác nhau về
lễ, lễ hội và lễ hội truyền thống: Luật Di sản Văn hoá và các nghị định92/2002/NĐ- CP ngày 11/11/2002; Nghị định số 98/2010/NĐ- CP ngày
21/9/2010 quy định đối tượng quản lý là Lễ hội truyền thống Trong khi đó,
Trang 24Nghị định số 22/2005/NĐ- CP ngày 1/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo thì quy định là Lễ hội tín ngưỡng; Nghị
định số 103/2009/NĐ- CP ngày 6/11/2009 của Chính phủ ban hành quy chế
hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng lại gọi là Lễ
hội dân gian,
Có thể thấy rõ, khái niệm về lễ hội, hay hội lễ, lễ và hội cũng được bàn
luận dưới nhiều góc độ Lễ hội hay gọi là hội lễ, danh từ hội lễ được dùng
như một thuật ngữ văn hóa Có thể sơ bộ xác định ý nghĩa của thuật ngữ này
theo hai thành tố là hội và lễ Hội là các nghi thức đặc thù gắn với sinh hoạt
cộng đồng Lễ là các nghi thức đặc thù gắn với sinh hoạt ấy [49] Hiện nay,người ta sử dụng thuật ngữ lễ hội phổ biến hơn Khái niệm lễ hội tín ngưỡngđược một số nhà nghiên cứu văn hoá sử dụng với nội hàm lễ hội phục dựnglại các nghi lễ tín ngưỡng xưa của các cộng đồng làng xã [59] Tuy nhiên,cũng có ý kiến cho rằng nên sử dụng thuật ngữ lễ hội cổ truyền [117] hay lễhội dân gian [19] Có ý kiến cho rằng, lễ hội truyền thống với nội hàm baoquát là lễ hội được trao truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau và được duy trìcho đến ngày nay [21] Theo quan điểm của tác giả, khái niệm lễ hội có thểđược sử dụng khác nhau nhưng đều phản ánh một nội hàm chung nhất, đó lànhững nghi lễ, hoạt động vui chơi trong truyền thống của các dân tộc ở ViệtNam, do đó có thể sử dụng khái niệm “Lễ hội truyền thống” để bao quát tất
cả các nội dung của lễ hội, bao gồm nội dung về tín ngưỡng, tôn giáo; cácnghi thức trong sinh hoạt cộng đồng, các hoạt động vui chơi giải trí Lễ hộitruyền thống sẽ thể hiện được cả những vấn đề về những hoạt động tínngưỡng mà cộng đồng thờ phụng, các hoạt động trình diễn nghệ thuật dângian và cả cấu trúc và không gian lễ hội Do vậy, sử dụng thuật ngữ lễ hộitruyền thống sẽ bao quát được đầy đủ các giá trị của lễ hội và đồng thờicũng lý giải được nguyên nhân lễ hội được bảo tồn và phát triển mạnh mẽnhư ngày nay
Trang 25Từ cách hiểu trên, chúng ta có thể khái quát: Lễ hội truyền thống làhình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cư trongkhông gian và thời gian xác định, nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch
sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để thể hiện cách ứng xử văn hóa củacon người với thiên nhiên, thần thánh và con người trong xã hội, cộng đồng
Lễ hội truyền thống là một tổng thể văn hoá phức tạp, bao gồm nhiềuyếu tố tương tác với nhau; trong đó nổi bật lên vai trò gốc rễ của những nghi
lễ mang tính biểu tượng văn hoá – xã hội Sự phức tạp về ý nghĩa và nộidung của khái niệm nói trên đã dẫn đến một số bất đồng ý kiến về cả lý luậnlẫn thực tiễn giải quyết những vấn đề liên quan đến lễ hội truyền thống.Trong những vấn đề thuộc lý luận, nổi cộm lên những bất đồng về quan
điểm học thuật giữa một bên coi lễ hội như một “cấu trúc” có hai phần riêng biệt, phần “lễ” và phần “hội”, và bên kia coi lễ hội là một “hiện tượng văn
hoá dân gian” “mang tính tổng thể - tức tính phức thể, đa diện, đa chiều, tính hệ thống” Sự bất đồng về lý luận nói trên kéo theo những chênh lệch
về nhận thức xã hội đối với vai trò và ý nghĩa của của lễ hội Trong một xu
hướng tách phần “lễ” ra khỏi phần “hội”, người ta coi phần lễ như “phần tín
ngưỡng”, phần “mê tín, dị đoan nên có thể dần dần loại bỏ” trong khi “hội”được coi là “phần sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí” mang tính cộng đồng thì nên giữ lại, phát huy… Trong khi đó, đối với cách tiếp cận tổng thể,phần lễ được coi là phần cốt lõi, phần gốc rễ, phần chủ đạo, để rồi từ đónảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinh hoạt văn hoá phái sinh để tạo nênmột tổng thể lễ hội” [96, tr 333- 334].
Về phân loại lễ hội
Có nhiều cách phân loại lễ hội khác nhau, chúng tôi xin trình bày một
số quan điểm chính về phân loại lễ hội như sau:
Theo cách phân loại của Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao
và Du lịch) trong Quy chế tổ chức lễ hội năm 2001, lễ hội bao gồm: (i) Lễ
hội lịch sử; (ii) Lễ hội lịch sử cách mạng; (iii) Lễ hội tôn giáo; (iv) Lễ hội dunhập từ nước ngoài vào [15]
Trang 26Theo một số nhà khoa học, lễ hội được chia thành: (i) Lễ hội dân gian(hay còn gọi là lễ hội truyền thống); (ii) Lễ hội lịch sử cách mạng; (iii) Lễhội tôn giáo (iv) Lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam và (v) Lễ hộivăn hoá, thể thao, du lịch [28].
1.2.2 Hướng tiếp cận
- Luận án được tiếp cận dưới góc độ Nhân học văn hóa, hướngnghiên cứu tập trung vào các yếu tố văn hóa truyền thống của người CaoLan trong lễ hội Bên cạnh đó, đề tài cũng xem xét lễ hội truyền thống củangười Cao Lan trong mối quan hệ giữa truyền thống và biến đổi, từ góc nhìnđồng đại và lịch đại
- Luận án đặc biệt quan tâm đến ý kiến của người Cao Lan liên quanđến một số vấn đề như tổ chức lễ hội và phát huy các giá trị văn hóa của lễhội trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc
tế hiện nay
1.2.3 Lý thuyết nghiên cứu
Luận án sử dụng các lý thuyết chủ yếu sau:
- Lý thuyết về văn hoá tộc người và bản sắc
Truyền thống văn hoá được quy định chẳng những bởi tập tục của chínhchúng ta mà còn bởi sự khác nhau giữa tập tục của chúng ta với tập tục củamột nhóm khác Tuy vậy, những thành viên của một xã hội có cùng một vănhoá thì có khuynh hướng nghĩ và nói về họ bằng những khái niệm giốngnhau Vì vậy, chúng ta thấy mỗi một truyền thống văn hoá có những khuônmẫu quan niệm và hành vi riêng và những khuôn mẫu này phân biệt truyềnthống văn hoá này với một truyền thống văn hoá khác [2, tr.36].
Bản sắc văn hóa tộc người thể hiện trong nhiều khía cạnh của văn hóavật thể và phi vật thể truyền thống như: Trang phục, nhà ở, ẩm thực, lễ hội,truyện kể dân gian, dân ca, dân vũ, tri thức địa phương, tín ngưỡng
Luận án vận dụng lý thuyết văn hoá tộc người và bản sắc để nghiên cứu,nhận diện các loại hình lễ hội, làm rõ những đặc trưng trong lễ hội truyềnthống của người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang
Trang 27- Lý thuyết về biến đổi văn hóa
Biên giới giữa các nền văn hoá thì mờ nhạt; những thành viên củanền văn hoá ấy thường trao đổi với nhau những quan niệm và tập tục Mộtnền văn hoá không phải là một khối thuần nhất Ngay cả khi không cónhững cơ hội để lựa chọn từ bên ngoài đưa vào, mọi truyền thống văn hoáđều cung cấp cho các thành viên của chúng nhiều cách khác nhau để diễngiải kinh nghiệm của mình, mặc dù có thể chỉ có một cách được chính thứccho phép Sau hết, con người không phải là những cục đất sét thụ động đượcnhào nặn thế nào phải chịu thế đó để phù hợp với một cái khuôn văn hoáduy nhất Không thể nào có một cái khuôn văn hoá duy nhất như vậy trong
xã hội là một thực thể xã hội vốn đã đa dạng, dù đó là sự đa dạng phát sinh
từ bên trong hay đến từ bên ngoài Ngoài ra, trong một xã hội có những cơhội để lựa chọn thì con người không thể không lựa chọn[2, tr 48]
Trong quá trình vận động và phát triển, văn hoá có những biến đổinhất định hay nói một cách khác, đó là sự ứng biến (thích ứng và biến đổi)của văn hoá tộc người, thể hiện bản lĩnh văn hoá của tộc người đó trong môitrường cộng sinh Điều này thể hiện rõ sự chấp nhập hay “không chối từ” vềvăn hoá trong việc hấp thụ các yếu tố ngoại sinh Trên cái nhìn lịch sử, bảnsắc và truyền thống không phải là yếu tố nhất thành bất biến Sự vận độngcủa mỗi nền văn hoá trong không gian và trong thời gian luôn có sự vậnđộng của các yếu tố bất biến và khả biến, giữa cái cố hữu và cái cách tân.Cái khả biến phát triển đến mức độ nào đó sẽ làm thay đổi chính thực thểvăn hoá như quy luật lượng đổi, chất đổi [119, tr 48, 52 – 53]
Những biến đổi văn hoá trong từng thời kỳ, từng giai đoạn dù mangnhững tộc độ, sắc thái khác nhau thì vẫn có một mặt bằng văn hoá chungcho mỗi tộc người, cộng đồng cụ thể Biến đổi văn hoá đôi khi là động lựccho sự phát triển Trong quá trình biến đổi, các yếu tố truyền thống vốn làđiểm mạnh trong văn hoá và đến một thời kỳ nào đó trở nên không còn hoặcphai nhạt dần Đồng thời chủ thể văn hoá có thể tiếp nhận những yếu tố mớihoặc yếu tố ngoại sinh Các yếu tố mới ngày càng được khẳng định và cótính phù hợp với thực tế cuộc sống và được cộng đồng chấp nhận Biến đổi
Trang 28văn hóa tuy là quy luật tất yếu, song trong quá trình biến đổi, để thích ứngvới môi trường mới, vẫn cần giữ gìn những giá trị tinh hoa của văn hóa tộcngười Những giá trị đó không chỉ là biểu trưng của chủ thể văn hóa, mà còngóp phần vào phát triển của chính tộc người đó.
Lý thuyết biến đổi văn hoá được vận dụng trong quá trình thực hiệnluận án để xem xét những biến đổi của các yếu tố trong lễ hội như các bướctiến hành lễ hội, nghi lễ cúng, tế, lễ vật cúng, các trò chơi,
- Lý thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hóa: là khái niệm được trường
phái nhân học Anglo Saxon đưa vào Mỹ cuối thế kỷ XIX để chỉ sự tiếp xúc,
sự thay đổi hay biến đổi của một số loại hình văn hóa của cả hai nền văn hóa
đó [97, tr.12] Theo các nhà Nhân học Mỹ và các nước phương Tây, sự giaolưu, tiếp biến văn hóa là quá trình một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng từmột nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng của nền vănhóa ấy Vì thế sự giao lưu, tiếp biến văn hóa cũng là một cơ chế khác củabiến đổi văn hóa, đó là sự trao đổi của những đặc tính văn hóa nảy sinh khicác cộng đồng tiếp xúc trực diện liên tục [118, tr.107]
Tiếp biến văn hóa bao gồm các quá trình khác nhau, gồm khuyếch tánvăn hoá, thích nghi văn hoá mang tính ứng phó, các loại hình thái tổ chức xãhội và văn hóa khác nhau sau tiếp xúc và giải văn hóa hay phân giải vănhóa Một loạt các điều chỉnh phát sinh, gồm việc có được sự tự trị đáng kểvăn hóa hay điển hình hơn, là sự đồng hóa của nhóm tiếp xúc yếu hơn bởinhóm tiếp xúc mạnh hơn và sự hỗn dung văn hóa, nhờ đó hai văn hóa có thểtrao đổi đủ các yếu tố để sau đó tạo ra một văn hóa riêng [97, tr.12]
Biến đổi là tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng, trong đó có văn hóa tộcngười Giao lưu văn hoá vừa là kết quả của sự trao đổi, vừa là chính bảnthân của sự trao đổi Có hiểu như vậy mới thấy được giá trị và tầm quantrọng của giao lưu văn hoá trong quá trình vận động và phát triển của xã hội.Quá trình này luôn đặt cho mỗi tộc người, mỗi nhóm địa phương phải xử lýtốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh Cácyếu tố nội sinh và ngoại sinh đôi khi chuyển hoá lẫn nhau và có sự tương tácgiữa các giai đoạn phát triển của nó với những trạng thái khác biệt: yếu tố
Trang 29ngoại sinh lấn át nội sinh và đôi khi nó được thừa nhận như là yếu tố nộisinh Nhìn ở phương diện thái độ của tộc người chủ thể, sự tiếp nhận các yếu
tố ngoại sinh cũng có hai dạng: hoặc là tự nguyện hoặc bị áp lực buộc phảichấp nhận Mức độ tiếp nhận cũng có khác nhau, có thể tiếp nhận đơn thuầnhoặc tiếp nhận sáng tạo Quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và ngoạisinh đòi hỏi với chính tộc người chủ thể là nội lực của nó, hay nói cách khác
là bản sắc và truyền thống văn hoá của tộc người tiếp nhận Sự tiếp xúc vàgiao lưu văn hóa là nhân tố kích thích và hình thành, nảy nở các hiện tượngvăn hóa mới Một cộng đồng phát triển hay tiêu vong văn hóa tùy thuộc vàonhững yếu tố nội sinh – truyền thống của chính cộng đồng ấy trong giaotiếp Khi yếu tố nội sinh đủ mạnh, nó tự lựa chọn và bản địa hóa những yếu
tố văn hóa mới tiếp thu được từ cộng đồng khác làm phong phú thêm vănhóa của cộng đồng mình [93, tr.18-22, tr.40, tr.64-65]
Áp dụng lý thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hoá trong nghiên cứu lễ hộitruyền thống của người Cao Lan ở Tuyên Quang, chúng ta không thể chỉxem xét lễ hội của người Cao Lan một cách biệt lập, hoặc trong trạng tháitĩnh (tức là nguyên vẹn truyền thống) mà phải đặt chúng trong trạng tháiđộng trong mối quan hệ giữa người Cao Lan với các dân tộc cận cư; giữanhững yếu tố truyền thống với những biến đổi trong bối cảnh hiện nay
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương phápchủ yếu như sau:
- Phương pháp điền dã dân tộc học: Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứuđiền dã tại các xã có nhiều người Cao Lan cư trú như: Kim Phú, Đội Bình(huyện Yên Sơn), Sơn Nam, Đại Phú (huyện Sơn Dương, tỉnh TuyênQuang), Ngọc Quan và Tây Cốc (huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) và xã ĐèoGia, Phú Nhuận (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang), xã Quang Yên (huyệnSông Lô, Vĩnh Phúc) Tại các điểm nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành quansát thực địa, trực tiếp quan sát các lễ hội và phỏng vấn những người có liênquan trong tổ chức và điều hành lễ hội Đối tượng phỏng vấn sâu là các thầy
Trang 30cỳng, những người am hiểu về phong tục tập quỏn, cỏn bộ quản lý văn húatại địa phương, người tham gia tổ chức lễ hội.
Bờn cạnh đú, tỏc giả luận ỏn đó tổ chức thảo luận nhúm nhằm thu thậpcỏc thụng tin đảm bảo tớnh khỏch quan và đa chiều về những vấn đề đặt ratrong luận ỏn Cỏc nhúm thảo luận được lựa chọn gồm cỏc nhúm đối tượng:theo giới tớnh, nhúm tuổi, thầy cúng, chủ hộ gia đình, cỏn bộ quản lý…Chỳng tụi đó tiến hành quay phim, chụp ảnh cỏc lễ hội của người CaoLan, từ đú sưu tầm và xõy dựng cỏc hỡnh ảnh tiờu biểu về lễ hội của ngườiCao Lan
- Phương phỏp chuyờn gia: Trao đổi, xin ý kiến về cỏc nội dung củaluận ỏn với cỏc chuyờn gia nghiên cứu về lễ hội của ngời Cao Lan
Ngoài ra, luận ỏn cũn kế thừa cỏc kết quả nghiờn cứu, sử dụng tư liệu
về người Cao Lan từ cỏc cơ quan nghiờn cứu Trung ương, tỉnh Tuyờn Quang
và một số địa phương khỏc
1.4 Khỏi quỏt về người Cao Lan ở Việt Nam và tỉnh Tuyờn Quang
1.4.1 Một số đặc điểm về dõn số và địa bàn cư trỳ
Trong Danh mục thành phần dõn tộc ở nước ta, Cao Lan và Sỏn Chớđược coi là một dõn tộc trong cộng đồng 54 dõn tộc Việt Nam, với tờn gọiSỏn Chay (hoặc Cao Lan - Sỏn Chớ) Tuy nhiờn, trong vài năm trở lại đõy,cõu hỏi Cao Lan và Sỏn Chớ là một hay là hai dõn tộc đang đặt ra nhiều vấn
đề khoa học cần quan tõm nghiờn cứu, giải quyết một cỏch thoả đỏng Trong
đú, đỏng chỳ ý là ý kiến của một số nhà nghiờn cứu ở Viện Dõn tộc học chorằng, việc xếp Cao Lan và Sỏn Chớ thành hai dõn tộc riờng thuộc hai nhúmngụn ngữ khỏc nhau cú lẽ chỉ cũn là vấn đề thời gian [32, tr.76]
Người Cao Lan cư trỳ rải rỏc ở cỏc tỉnh Tuyờn Quang, Bắc Giang,Yờn Bỏi, Phỳ Thọ và Vĩnh Phỳc Nhỡn chung, địa bàn phõn bố của ngườiCao Lan cú thể chia thành 2 nhúm: Một nhúm ở khu vực trung lưu của sụng
Lụ bao gồm một vựng khỏ rộng của tỉnh Tuyờn Quang, một phần của tỉnhYờn Bỏi và tỉnh Phỳ Thọ Nhúm thứ hai cư trỳ tập trung ở phần thượng lưucủa sụng Lục Nam, chủ yếu thuộc địa phận của tỉnh Bắc Giang
Trang 31Do cư trú ở địa bàn có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, ngườiCao Lan đã có nhiều kinh nghiệm khai thác các nguồn lợi tự nhiên để đảmbảo cho cuộc sống của mình Các làng của người Cao Lan cư trú khá mậttập, men theo chiều dài của các con sông như sông Lô, sông Lục Nam, sôngChảy… Bên cạnh canh tác ruộng nước là chủ yếu, đồng bào còn khai tháccác nguồn lợi tự nhiên như săn bắt, hái lượm, tìm kiếm các vật liệu xâydựng nhà cửa, chế tác các loại công cụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Bảng 1: Dân số của người Cao Lan qua các thời kỳ [32, 99]
Thời điểm điều
năm 1979, người Cao Lan được thống kê là dân tộc Sán Chay trong Danh mục thành phần 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Tại tỉnh Tuyên Quang, người Cao Lan cư trú tập trung tại 2 huyện SơnDương và Yên Sơn Ở huyện Sơn Dương, người Cao Lan chiếm khoảng30% dân số toàn huyện, cư trú rải rác ở nhiều xã, trong đó tập trung tại cácxã: Văn Phú (2.234 người), Vân Sơn (979 người), Đông Lợi (2.003 người),Đồng Quý (2.436 người), Đông Thọ (3.949 người), Cấp Tiến (1.938 người),Bình Yên (1.209 người), Vĩnh Lợi (868 người), Chi Thiết (1.578 người),Quyết Thắng (1.167 người), Phú Lương (3.087 người) và Đại Phú (6.550người) Ở huyện Yên Sơn, người Cao Lan cư trú tập trung ở các xã Kim
Trang 32Phú (2.963 người), Đội Bình (1.864 người), Chân Sơn (565 người), Tiến Bộ(1.054 người), Phú Lâm (3.459 người), Nhữ Hán (1.589 người), Nhữ Khê(1.365 người) Tại thành phố Tuyên Quang, người Cao Lan cư trú tại cácxã: Lưỡng Vượng (1641 người), Đội Cấn (2.791 người) [99].
Tại tỉnh Bắc Giang, người Cao Lan và Sán Chí cư trú xen kẽ ở nhiềuhuyện, trong đó, người Cao Lan tập trung ở các huyện: Sơn Động, LụcNgạn, Lục Nam và Yên Thế Tại huyện Lục Ngạn, họ cư trú ở các xã ĐèoGia, Phú Nhuận, Đồng Cốc Tại huyện Yên Thế, người Cao Lan cư trú rảirác ở các xã trong huyện, nhiều nhất là ở 3 xã: Xuân Lương, Đồng Vương
và Tam Tiên [32, tr.70-71]
Tại tỉnh Phú Thọ, người Cao Lan cư trú tập trung ở các xã Ngọc Quan(579 người), Tây Cốc (317 người), Yên Kiện (548 người), Vân Đồn (375 người), Minh Phú (471 người) của huyện Đoan Hùng
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, người Cao Lan chỉ cư trú ở xã Quang Yên, huyệnSông Lô (1.450 người)
Tại tỉnh Yên Bái, người Cao Lan cư trú tập trung tại huyện Yên Bình (7.143 người), phân bố rải rác ở nhiều xã trong huyện, trong đó đông nhất làcác xã: Tân Hương (1.583 người), Bạch Hà (835 người), Vĩnh Kiên (1.751 người)…
Địa bàn cư trú của người Cao Lan chủ yếu là vùng đồi núi thấp, địahình tương đối bằng phẳng, đồi gò thấp, đất tốt vì không chịu ảnh hưởng củanạn xói mòn như những vùng đồi núi dốc Ruộng nước ở đây nhiều, có cảmột cánh đồng rộng với diện tích hàng trăm ha Hàng năm, cánh đồng lúacủa người Cao Lan được nước của các con sông như sông Lô, sông LụcNam tràn vào đem theo nhiều phù sa màu mỡ Đây cũng là nơi giao lưuthuận tiện vì có Quốc lộ chạy qua Có đường liên tỉnh Phú Thọ - TuyênQuang - Yên Bái, Bắc Ninh - Bắc Giang - Quảng Ninh, Phần lớn địa bàn
cư trú của người Cao Lan rất gần với các thị trấn, thị tứ và trung tâm kinh tế
- văn hoá - hành chính của tỉnh lỵ và huyện lỵ
Trang 33Mặc dù sống khá gần với các trung tâm thành phố, thị trấn, thị tứnhưng đời sống sinh hoạt và văn hoá của người Cao Lan ít bị ảnh hưởng củalối sống đô thị mà vẫn giữ được hầu hết phong tục, tập quán, bản sắc riêngcủa mình Các làng bản của người Cao Lan vẫn mang một dáng vẻ của mộtlàng Cao Lan, êm ả với những mối quan hệ truyền thống lâu đời như: nếp
ăn, ở, lối canh tác, ứng xử, quan hệ dòng tộc, lễ hội rất riêng của người CaoLan
Theo các cụ già người Cao Lan ở huyện Yên Sơn, trước đây người CaoLan cũng cư trú thành từng cụm theo dòng họ, nhưng hiện nay với dân sốtăng rất nhanh, đặc biệt từ sau năm 1986, do nhu cầu phát triển kinh tế, hộgia đình lớn đã tách thành các hộ nhỏ nên hầu hết các thôn bản ở Yên Sơn
đã thay đổi, người Cao Lan đều cư trú xen kẽ giữa các dòng họ, có nhữngbản dân số lên tới hơn ngàn người Sự bố trí các ngôi nhà trong bản thườngdựa vào các hướng núi và hướng về nguồn nước như sông, hồ, khe suối
1.4.2 Một số đặc điểm về kinh tế
Căn cứ vào gia phả của tổ tiên để lại thì trước đây người Cao Lan cóđất đai, có ruộng để cày cấy, trồng lúa Nghề trồng lúa đã có truyền thống và
kỹ thuật canh tác đạt tới trình độ cao Chính vì thế khi di cư đến Việt Nam,
họ vẫn duy trì được cách thức canh tác tiên tiến ấy Quan sát nơi ở củangười Cao Lan có thể thấy: họ thường chọn những khu đất có ruộng, cónguồn nước như: sông, suối để định cư Đây là những nơi đất tốt, thuận lợicho việc trồng lúa nước Giống lúa bà con hay trồng trước đây là loại “mụctiền”, đây là loại lúa tẻ chịu được hạn và chống được sâu bệnh, gạo của loạilúa này nấu cơm ăn bùi và chắc bụng Đặc biệt người Cao Lan hay trồng lúaLào (Hu Lao), năng suất loại lúa này thấp nhưng dùng vào việc nấu rượu lạirất thơm ngon Lúa được cấy vào tháng 5 và thu hoạch vào tháng 9, tháng 10
âm lịch Cách thức thu hoạch và cất giữ đơn giản: bó thành từng bó rồi phơikhô, sau đó cất vào một góc nhà hoặc gác lên các xà ngang giáp mái nhà, lúc
ăn mới đem đập và xay, giã Ngoài những loại lúa trên, người Cao Lan còn
Trang 34trồng lúa dé, lúa mạch Loại nếp cẩm cũng được trồng để nấu cơm cúnghoặc làm rượu nếp ăn ngọt và bổ cho phụ nữ mới sinh.
Trước đây, người Cao Lan còn trồng lúa nương, có hai loại: lúa nươngsớm và lúa nương muộn Lúa nương sớm là loại ngắn ngày gieo vào khoảngcuối tháng 3 - đầu tháng 4 âm lịch, thu hoạch vào tháng 9 âm lịch Lúanương muộn thì gieo vào tháng 5 và thu hoạch vào tháng 10 âm lịch Lúanương muộn được thu hoạch phơi thành từng bó ngay ngoài nương Đồngbào làm những cái chòi có các tầng dàn cách nhau từ 50 đến 60 cm để gác
lúa Lúa được bó lại gọi là cum , các cum thóc phơi ngửa khi nào thật khô
mới gánh về gác lên xà nhà hoặc để trên dàn bếp
Ngoài việc trồng lúa, người Cao Lan còn trồng ngô Ngô nương gọi là
mếch nùi, là một loại ngô nếp cũng trồng vào tháng 5 và thu hoạch vào
tháng 9 âm lịch cùng với thời điểm gieo lúa nương muộn Ngô được thuhoạch cả bắp, phơi khô ngoài chòi rồi đem về quây lại ở góc nhà để dùngdần, đây là thức ăn chủ yếu của các loại gia súc Cùng với ngô, lúa ở trênnương, đồng bào còn trồng sắn, khoai, củ bở hoặc các loại bí, đậu Bínương và khoai sọ là 2 thứ ăn rất ngon, thơm dẻo và có độ ngọt, bùi rấtriêng
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, người Cao Lan sử dụng cáccông cụ sản xuất rất đa dạng như: cày, bừa, cào, cuốc bàn, dao quắm vàhái… Công cụ làm nương rẫy của họ chủ yếu là cây rìu và con dao Khi đilàm nương người Cao Lan mang theo túi có quai đeo và sọt nhỏ để đựng đồ
ăn và những thứ cần thiết khác Công cụ gặt lúa nương là chiếc hái – mạc
thẹp.
Đối với ruộng cạn hoặc bãi đất ven sông, khi làm người Cao Lanthường dùng các nông cụ như: cào, cuốc, các loại trục gỗ để đập đất, cày,bừa dùng trâu, bò kéo
Dụng cụ săn bắt chủ yếu của người Cao Lan là chiếc nỏ và sau này làsúng kíp Để nấu đồ ăn, nước uống hàng ngày họ dùng nồi niêu, ấm đất Một
Trang 35số gia đình khá giả sử dụng mâm đồng và nồi đồng thay cho nồi đất và mâm
gỗ Dụng cụ lấy nước cổ xưa của người Cao Lan là bầu khô và ống bương.Nghề thủ công của người Cao Lan chưa phát triển, chỉ là đan lát các vậtdụng trong gia đình như: rổ, rá, nong, nia, Cả xã Kim Phú chỉ có vài ngườibiết rèn cuốc, cào, Các sản phẩm nói chung mang tính tự cung tự cấp, ít cótrao đổi mua bán nên kinh tế chợ cũng nghèo nàn Đồng bào đem bán nhữngnông sản là lúa, ngô, khoai, sắn hoặc chút ít lâm thổ sản , còn mua vềnhững đồ thiết yếu hàng ngày như: muối, vải, cuốc, xẻng hay kim chỉ Trước đây, khi rừng còn nhiều, chim thú lắm, người Cao Lan cũng đisăn bắt Đồng bào ít dùng súng, chủ yếu là dùng nỏ hay cạm bẫy Tuynhiên do nạn phá rừng, săn bắt bừa bãi nên rừng cũng cạn kiệt dần, đến nayhầu như không còn chỗ để chim, thú rừng sinh sống Việc săn bắt cũngchấm dứt từ lâu
Có thể nói, đời sống kinh tế của người Cao Lan nói chung còn nghèo.Mặc dù có kinh nghiệm sản xuất lâu đời, biết lựa chọn nơi cư trú thuận lợi,nhưng do tư duy kinh tế chậm được đổi mới, thích nghi nên nền sản xuấtvẫn chưa tạo ra được năng suất lao động cao, chưa hình thành được nền sảnxuất hàng hoá Chính vì thế, cho đến nay, nhiều gia đình người Cao Lan vẫntrong tình trạng nghèo khó
1.4.3 Một số đặc điểm về văn hoá vật chất
Trước đây, người Cao Lan ở nhà sàn nhưng những năm gần đây nhiềugia đình đã làm nhà nền đất Nhà sàn của người Cao Lan thường có 3 hàngcột (nhìn theo chiều dọc của ngôi nhà) Các cột cái là quan trọng nhất vàphải đảm bảo được các yếu tố: chịu lực chính và thoả mãn yếu tố tâm linh.Những cột chính này được chọn từ các loại gỗ nghiến, thọ, đinh, dổi, chò vừa khoẻ, vừa ít chịu ảnh hưởng của thời tiết, không bị mối mọt và quantrọng hơn là có thể chôn xuống đất nhằm thoả mãn quan niệm: nhà phải có
âm, có dương mới sinh sôi, phát triển được
Sự bài trí trong ngôi nhà của người Cao Lan cũng cho thấy sự ảnhhưởng sâu đậm của tín ngưỡng Từ cầu thang lên là một khoảng sàn nhỏ để
Trang 36chum nước sinh hoạt và một số vật dụng gia đình Bước lên một bậc vàotrong là sàn chính Bàn thờ tổ tiên đặt ở đầu nhà nhìn ra hướng cửa Dướibàn thờ là một khoảng sàn nhỏ được lát gỗ hoặc trải chiếu dành cho việc làm
lễ Khoảng sàn này khách lạ và phụ nữ không được ngồi lên Ở góc nhà bêntrái thường là bàn thờ “ma ham” hay hương hoả Bàn thờ này chỉ thắphương vào dịp tết và đặc biệt khách lạ và phụ nữ càng không được ngó vào.Dọc chiều dài của ngôi nhà là nơi nghỉ của các thành viên trong giađình Phụ nữ ngủ trong các buồng ngăn bằng nứa hoặc ghép ván Bếp đượcđặt ở gian ngoài gần cửa ra vào, trên bếp làm dàn để treo thức ăn khô dự trữ.Bếp đối với người Cao Lan rất thiêng liêng Đồng bào quan niệm ngọn lửa
là thần bếp mang lại hạnh phúc, ấm no Chính vì thế người ta kiêng nhữngviệc làm ô uế đến bếp như: đổ nước cặn vào bếp, đun những loại củi làmchuồng gà, chuồng lợn
Có thể nói, ngôi nhà sàn của người Cao Lan mang đậm những yếu tốtín ngưỡng Với bản chất và tâm lý của người làm nông nghiệp, sống vềnông nghiệp, họ cho rằng ngôi nhà giống như hình tượng của một con trâunước: 4 cột chính như 4 chân trâu; rui, mè, cây nóc tạo thành thân con trâu;cửa ra vào là dạ dày và thần chăn nuôi là vị thần được người Cao Lan tônsùng với mong muốn sự sinh sôi nảy nở Hàng năm đồng bào thường tổchức cúng thần cầu cho mùa màng thuận lợi, gia súc chăn nuôi phát triển.Những năm gần đây, do điều kiện rừng bị tàn phá nặng nề, nguyên vậtliệu để làm nhà sàn không còn nữa, hầu hết các gia đình Cao Lan đã xâydựng nhà cửa giống như của người Kinh Tuy vậy, ở một vài nơi một sốngôi nhà sàn truyền thống có tuổi thọ từ 50 đến 70 năm, hiện vẫn tồn tại và
là tài sản quý của người Cao Lan ở Tuyên Quang
Trang phục của người Cao Lan nhìn chung khá đơn giản Áo của namgiới có màu nâu hoặc chàm may bằng vải thô, sợi nhỏ, cầu vai không vuông
mà hình vòng cung chạy quanh cổ áo, thân xẻ xuống tận gấu giống như áocủa nam giới người Tày, cổ viền cứng, thấp khoảng 2cm, hai bên thân áotrước có 2 túi, cúc được làm bằng sừng trâu hay các mảnh xương trâu, bò
Trang 37mài nhẵn Quần nam giống như quần chân què của người Kinh, cạp luồn dâyrút, màu quần thường cùng màu với màu của vải áo Ngoài quần áo, trướcđây nam giới Cao Lan còn có khăn cuốn theo kiểu khăn xếp
Trang phục của phụ nữ Cao Lan cầu kỳ hơn đôi chút Nổi bật nhất làkiểu áo có tên gọi uyên ương, kiểu áo này trên 2 thân ngực mỗi bên đáp 3miếng vải vuông màu: đỏ, xanh, vàng làm nền Trên những miếng vải nền
đó, người ta đính những miếng vải nhiều màu, thường là tím, hồng, trắng một cách hài hoà và thêu các hình hoa văn cây lá, chim muông cách điệu.Loại áo này thường có hình thêu 1 đôi nam nữ với dáng đứng thẳng, bêncạnh hình là một cây đa cách điệu Có lẽ vì hình tượng này mà áo có tên gọi
“uyên ương” Ngoài các hoa văn, chị em còn trang trí các đường chỉ ngũ sắcchạy song song theo các đường nẹp nhằm xoá đi những nét thô của đườngghép vải Cổ áo võng sâu vừa đủ để khoe đường viền của yếm Yếm là mộtvuông vải màu trắng hoặc đỏ có dây buộc sau gáy và lưng giống như yếmcủa phụ nữ người Kinh
Khăn của phụ nữ Cao Lan là 1 vuông vải rộng màu chàm cuốn theokiểu gấp lượt, 2 đầu thừa bắt chéo sau gáy che búi tóc Tóc búi được càitrâm bằng ngà voi hoặc bằng xương hay bạc Trâm có độ dài từ 7 đến 9cm,đầu trâm cuốn một dây quả cườm để khi búi cuốn tóc vào cho khỏi tuột.Phụ nữ Cao Lan còn nổi bật bởi đôi xà cạp màu trắng, thắt lưng màu đỏ
và xanh được cuốn chung trông rất sinh động Các đầu dây thắt lưng đượcthả tự do đong đưa theo nhịp đi tạo nên dáng vẻ mềm mại, uyển chuyển củangười phụ nữ Trong những dịp lễ hội còn thấy phụ nữ Cao Lan thắt bao daobên hông Bên cạnh đó là đồ trang sức với các dải dây ngũ sắc đeo xà tích,hộp đựng trầu, các loại chìa khoá cùng với các vòng cổ, vòng tay bằngxương hoặc bạc tạo nên vẻ đẹp rất riêng của người phụ nữ Cao Lan Có thểnhận thấy họ không thêu thùa cầu kỳ và tốn công như phụ nữ người Dao,người Hmông, cách pha màu, bố cục trên trang phục được xử lý theo cáchriêng, dùng các tông vải nhiều màu ghép xen kẽ nhau một cách hài hoà, các
Trang 38đường chỉ thêu tuy ít nhưng hợp lý và đủ để tạo nên một bộ trang phụckhông kém phần tinh tế và giàu tính thẩm mỹ.
Người Cao Lan trồng lúa và các loại cây màu là chính cho nên nguồnthức ăn của đồng bào là gạo (nếp và tẻ) và ngô, khoai, sắn Cũng giống nhưngười Kinh, người Cao Lan ăn gạo tẻ nấu thành cơm, gạo nếp đồ lên thànhxôi và các loại rau củ được chế biến để ăn hàng ngày Trong đám cưới, đám
ma, lễ, hội… không thể thiếu rượu Rượu được nấu từ lúa hu lao và nếp đen
– nếp cẩm Bánh chưng là loại bánh không thể thiếu trong tết Nguyên đán,bánh giò là thứ không thể thiếu vào dịp cúng tết mùng 5 tháng 5 Các loạithực phẩm gồm có: thịt trâu, bò, lợn, các loại gia cầm nuôi, các loại thú sănbắn được và cá, ếch, tôm, cua , những loại thức ăn này được chế biến mộtcách đơn giản Ăn trầu cũng là một tập quán lâu đời của người Cao Lan Trong các món ăn, đồng bào Cao Lan thích nhất là cá Cá được thả ởruộng lúa, khi đánh bắt thường vào buổi tối, đồng bào đốt đuốc soi rồi dùngvợt có cán dài để bắt Có nơi người ta dùng dao để chém cá, loại dao dài vàphải biết cách chém dao mới không liệng vào chân Vào những lúc nhàn rỗihoặc có mưa, đồng bào thường tập trung dùng vợt để bắt cá ở suối Hình ảnhnày rất quen thuộc đối với người Cao Lan, chính vì thế có cả những điệumúa diễn tả cảnh này gọi là múa “xúc tép” rất đặc trưng ở người Cao Lan.Ngoài cá, đồng bào còn nuôi các loại gia cầm, gia súc, phổ biến thường
là nuôi gà để khi có việc còn dùng làm đồ cúng lễ Gia súc được nuôi chủyếu là trâu, con trâu đối với đồng bào Cao Lan rất quan trọng vì nó là nguồnsức kéo chính đối với những người làm nông nghiệp Việc nuôi lợn củangười Cao Lan thì đơn giản, chủ yếu là thả rông ngoài đồi vườn
1.4.4 Một số đặc điểm về văn hoá xã hội
Làng bản của người Cao Lan tập trung thành những làng lớn phụ thuộcvào điều kiện, vị trí canh tác Điểm tụ cư ban đầu là những vùng đất đai màu
mỡ, thuận tiện cho việc tưới tiêu Từ các điểm này, sự phát triển dân số đãtạo nên làng bản Ranh giới giữa các làng, bản hình thành có tính ước lệ, chỉ
Trang 39là những cánh rừng, bãi ruộng tự nhiên hay các dòng suối, đèo dốc Làngbản của người Cao Lan cho đến nay vẫn còn khá đông, trung bình có từ 500đến 700 người/làng Một số làng có trên 1000 người như làng Giếng Tanh,làng Minh Cầm,
Hầu hết các làng của người Cao Lan đều có đình, được xây dựng ở khutrung tâm hoặc phía đầu làng Bên cạnh đình làng là miếu thờ thổ công,cũng có nơi miếu thờ được làm ở nơi khác
Đình làng thường có 3 gian, gian ngoài cùng là tòa tiền đường, giangiữa là chính điện và cuối cùng là hậu cung Kiến trúc của đình làng khá đơngiản, gồm bộ khung được làm theo kiểu vì kèo quá giang để tạo ra khônggian thoáng, rộng cho ngôi đình Tại gian giữa – chính điện, có đặt mộthương án sơn son, được chạm khắc cầu kỳ, phần trên hương án trang trí đôirồng chầu nguyệt, bao quanh là những dải mây cuốn uyển chuyển nhẹnhàng Phần hậu cung được nối vào chính điện và tiền đường thành hình chữđinh, bên trong đặt long ngai, bài vị của Thành hoàng làng làng
Từ rất lâu đời, đình làng của người Cao Lan là nơi thờ các vị thần đã cócông khai khẩn vùng đất, đánh giặc xâm lược, phù hộ dân làng có cuộc sốngthanh bình, làm ăn phát đạt Đình làng cũng trở thành một không gian xã hội– văn hóa thể hiện tính cố kết cộng đồng rất bền chặt
Tổ chức xã hội làng bản của người Cao Lan mang dấu ấn của hình thức
“công xã nông thôn” Người đứng đầu làng được dân bản bầu ra gọi là ông
Khán Đây là những người có học, có nhiều hiểu biết và có uy tín trong cộng
đồng Vai trò của ông Khán rất quan trọng: là người điều hành, đôn đốc các
việc của làng như sản xuất, giữ gìn trật tự, an ninh, và là người đại diện chodân làng trước chính quyền về mọi việc xảy ra ở làng Hầu hết các ông
Khán còn là những người “cao tay” trong việc hành lễ, cúng bái Với vai trò
như vậy, ông Khán được dân làng kính nể, nhất nhất mọi hành vi, lời nói
của ông được dân làng tuân thủ tuyệt đối
Trang 40Cùng với ông Khán, mỗi làng của người Cao Lan còn có một số người giúp việc cho ông Khán Đó là ông Thổ Từ, có nơi gọi là ông Đám, chuyên
lo việc cúng lễ chung của làng, là người trông nom đình làng, miếu thờ,
phân công công việc mỗi khi làng vào đám Ông Tường Biện là người giúp việc cho ông Thổ Từ về chi tiêu, ghi chép sổ sách và các việc có liên quan
đến thờ cúng của làng Bên cạnh những nhân vật này còn có một số người,thường là người già, có kinh nghiệm, có tài ăn nói cùng đứng ra bàn bạc loliệu khi làng có việc Tuy chỉ là những người giúp việc, nhưng những ngườinày cũng phải do dân làng bầu ra và dân làng có thể bầu người khác thay thếnếu như thấy ai đó không hoàn thành công việc Hiện nay hầu hết nhữngngười giúp việc của làng đều là những thanh niên khoẻ mạnh, nhanh nhẹn,không những giúp việc khi làng có lễ hội, mà còn được huy động giúp cácgia đình neo người khi mùa màng bận rộn
Theo các cụ cao niên ở xã Kim Phú (huyện Yên Sơn), xã Đại Phú(huyện Sơn Dương), người Cao Lan có nhiều dòng họ Các dòng họ củangười Cao Lan lại có nhiều chi, nhánh khác nhau được phân biệt qua cáchthờ cúng ma hay các nghi lễ Hiện tại ở Kim Phú có các họ: Nịnh, Trần,Lục, Lý, Lâm, Trương, Hoàng Tên của các chi họ của người Cao Lanthường gắn liền với đối tượng được thờ phụng, thí dụ: Họ Hoàng thờ Quan
Âm thì gọi là Hoàng Quan Âm, thờ Ngọc Hoàng thì gọi là Hoàng NgọcHoàng, thờ Táo Quân thì gọi là Hoàng Táo Quân Ngay trong họ Hoàng,các chi cũng có điểm khác nhau qua các nghi lễ cúng, như: Chi Hoàng thậpgiáp thờ ma ngoài trời và chỉ được cúng bằng thịt trâu hay thịt bò Chi họHoàng ngũ giáp chỉ cúng bằng hoa quả, rau và kiêng các loại thịt Ở họNịnh có nhánh kiêng cúng thịt trong 3 ngày tết, có nhánh khi cúng khôngđược chặt thịt gà mà phải để cả con trong khi các chi, nhánh khác lại phảichặt thành miếng Mỗi dòng họ người Cao Lan đều thực hành một hình thức
tín ngưỡng riêng của mình, nhất là tín ngưỡng thờ ma ham Đó là những
động vật, đồ vật… được coi là ông thủy tổ của dòng họ và được các thế hệ
kế tiếp nhau phải kiêng thờ và tôn kính Do vậy, người Cao Lan có bao