Thiết chế xã hội

Một phần của tài liệu thiết chế chính trị, xã hội và văn hoá truyền thống của người cao lan ở tuyên quang (Trang 34 - 43)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Thiết chế xã hội

Theo Trần Từ, từ thời cổ đại cho tới ngày nay, con người có hai phương thức tập hợp để hình thành các cộng đồng dân cư: tập hợp theo quan hệ huyết thống và tập hợp theo quan hệ láng giềng. Nếu làng của người Kinh là một đơn vị tụ cư được tập hợp lại chủ yếu theo quan hệ láng giềng, thì khu vực cư trú của người Cao Lan được hình thành theo quan hệ huyết thống [25, tr. 32]. Cũng giống với nhiều dân tộc thiểu số khác ở khu vực miền núi phía Bắc, người Cao Lan ở Tuyên Quang thời kì trước năm 1945, có cách thức tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chức đời sống sinh hoạt riêng. Trên cơ sở của lối sống tập trung quần tụ theo từng làng, bản, dòng họ, gia đình cho nên trong việc tìm hiểu về tổ chức xã hội cũng có những nét đặc trưng, độc đáo riêng.

Tổ chức cộng đồng thôn, bản: Người Cao Lan vẫn sống thành từng làng, bản và quan hệ huyết thống giữ vai trò chính trong đời sống của họ, sự gần gũi và thân thiết luôn được thể hiện trong cách thức sinh hoạt hàng ngày của làng, là cơ sở để duy trì sự tồn tại của làng xóm.

Người Cao Lan ở Tuyên Quang ngay từ khi mới di cư vào, họ đã có tổ chức xã hội riêng và thường chung sống xen kẽ với các dân tộc khác như: Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao, Kinh. Địa điểm sinh sống của người Cao Lan lựa chọn phụ thuộc vào đất đai, rừng núi, sông suối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng lúa nước. Ranh giới giữa các thôn, bản là ranh giới dựa vào tự nhiên có thể là các cánh đồng, rừng, dòng suối,...Trên cơ sở ý thức tự giác của từng dân tộc đến trước, đến sau có thể ý thức về ranh giới của thôn, bản mình. Trong phạm vi quy định đó những người dân trong thôn, bản có quyền sở hữu toàn bộ những nguồn lợi tự nhiên, có quyền cư trú trên phạm vi nhất định của thôn, bản được bảo hộ. Trong phạm vi đó mỗi thôn, bản lại được chia thành các khu vực cư trú khác nhau: Khu vực sản xuất, khu vực thờ cúng, trong đó lấy khu vực cư trú làm trung tâm, từ đó có thể phát triển rộng ra các khu vực khác. Vấn đề phân chia ranh giới lãnh thổ và địa vực cư trú của người Cao Lan hoàn toàn dựa theo tinh thần tự nguyện của cộng đồng làng xã, điều này chứng tỏ có sự tồn tại của chế độ công xã nông thôn trong hệ thống chính quyền của thôn, bản.

Ranh giới thôn, bản chủ yếu dựa vào những quy định của đình làng. Trong mỗi đình có những cuốn sách cổ, ghi chép ranh giới của từng khu vực nhất định và được truyền từ đời này sang đời khác của người Cao Lan tự nguyện tuân theo những quy định ấy, nó tạo thành một hệ thống luật tục nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quán từ trên xuống dưới. Trong mỗi đình làng thường có gia phả cấp sắc cho từng thôn, bản là một trong những việc quan trọng của làng xóm, thể hiện rõ nguyện vọng của quần chúng trong việc phân chia lãnh thổ, điều này liên quan đến quyền lợi kinh tế và tôn giáo của thôn, bản nói chung và của từng thành viên trong bản nói riêng. Đình làng lớn sẽ chi phối cho những đình làng nhỏ hơn, lãnh thổ cư trú do đình làng nhỏ quy định chịu sự quản lý của đình làng lớn. Ví dụ: Tại đình làng Giếng Tanh xã Kim Phú, huyện Yên sơn vẫn còn lưu giữ gia phả, trong đó ghi chép lại những quy định của làng như việc thờ cúng Thành hoàng làng, thờ các vị thần linh và những người có công trong việc xây dựng làng.

Trong thôn, bản vai trò tổ chức cuộc sống sinh hoạt cộng đồng của các già làng luôn được đề cao, từ việc hướng dẫn cách thức làm ăn kinh tế cho đến việc tổ chức các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của thôn, bản, dòng họ và gia đình. Từ những sinh hoạt tập thể của làng xã mà các quy định của thôn, bản được ghi chép lại, ghi nhớ truyền từ đời này sang đời khác tạo thành các quy ước, luật tục bắt mọi thành viên trong thôn, bản phải thực hiện.

Dân tộc Cao Lan từ xa xưa đã có những quy định không thành văn, để điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình, họ hàng, bạn bè, làng xóm với cả bên ngoài. Những quy định đó luôn được lưu truyền bằng miệng từ người cao tuổi cho đến các thế hệ con cháu, từ đời này sang đời khác và ai cũng tự giác, tự nguyện thực hiện[ 14; tr. 45].

Ví dụ về hình pháp, trong làng, bản có những người chủ làng gọi là “Quản

Mán” và những người “Khán đồng” là những người chông coi đồng thay Lý

trưởng được xử, những tội nhẹ (do lệ làng quy định). Khi xử tội, những ông già sẽ được mời tới dự, không có luật viết thành văn bản song có một số hình phạt như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Trộm một con lợn: Phạt 10 roi và đền một con lợn. - Gặt trộm lúa: Phạt 10 roi, đền bù thiệt hại cho chủ.

- Cãi nhau, ẩu đả: Phạt 10 roi, đền bù thiệt hại cho người bị hại. - Vợ chồng cãi nhau: Giao cho bố mẹ họ đánh 10 roi.

- Dâm ô không cưới xin: Con trai phạt 2 quan tiền

Con gái phạt 6 quan tiền.

- Thông dâm cho phép chồng xẻo tai vợ và bị đuổi đi. Kẻ đồng phạm bị phạt

vạ đòn roi và một con lợn. Nếu chồng bắt được quả tang kẻ đồng phạm với vợ thì có thể giết chết mà không mắc tội.

- Chửa hoang: Phạt 20 roi, cắt tóc bêu rếu khắp bản làng. - Thủ dâm: Phạt 10 roi, bêu rếu khắp bản làng.

Những tiền phạt và vật thu được đều chi cho việc ăn vạ của bản, làng tại đình làng. Nếu phạm trọng tội lớn như cướp của giết người...thì làng sẽ đưa lên cấp trên xử phạt.

Nếu vợ, chồng mâu thuẫn dẫn đến đánh, chửi nhau cần phải ly dị thì phải mời ông mối phán xử. Ông mối đồng ý mới được bỏ và ngược lại ông mối không đồng ý thì không được bỏ [14, tr. 45-47 ].

Những quy định bất thành văn trên đây cho thấy tính cộng đồng của người Cao Lan rất bền vững. Tất cả mọi quy định nhằm duy trì trật tự, an ninh của thôn, bản. Tính dân chủ và tự nguyện còn được thể hiện trong quan điểm tư tưởng của mọi người trong thôn, bản.

Người Cao Lan ở Tuyên Quang quy định rất rõ ràng về nơi thờ cúng và tổ chức các lễ hội. Ở khu vực cư trú mỗi cộng đồng thôn, bản đều có những nơi là khu vực chung cho cả cộng đồng, là miếu thờ thần thổ địa. Miếu thờ thường được làm trên một bãi đất rộng ở đầu làng, xung quanh trồng nhiều cây và rào lại không cho gia súc vào phá hoại. Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên đán (ngày 2-2 âm lịch), người Cao Lan thường tổ chức cúng chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho cả làng tại các miếu thờ. Có thể nói, mọi sinh hoạt tôn giáo của người Cao Lan chủ yếu diễn ra ở miếu làng. Có điểm khác biệt là không phải bất cứ ai cũng có quyền vào trong miếu, vào ngày lễ cúng chung của cả làng, người đàn ông thay mặt gia đình tham gia vào buổi tế lễ. Ngoài các buổi sinh hoạt chung của cả năm thì hằng tháng vào các ngày mùng một âm lịch làng cử ông Hương thắp hương cúng lễ trời phật, cầu mọi điều tốt lành, mùa vụ bội thu, dân làng no đủ[ 14, tr. 49].

Tất cả công việc chung của làng xã trong dịp đầu năm đều do già làng chỉ bảo, những việc mang tính linh thiêng như: Thờ cúng, cầu màu, tạ ơn,...thì

giao cho họ “gốc” trong làng, còn những việc khác thì giao cho những người

chuyên trách như việc cúng lễ giao cho ông hương, hay nhưng người đàn ông khỏe mạnh trong làng. Mọi quy tắc hoạt động của làng xã đều dựa trên nguyên tắc chung do làng đặt ra, không có quy tắc riêng cho từng người. [ 39]

Đối với dòng họ: Một trong những mối tương quan về thiết chế xã hội còn phải tìm hiểu tác động của quan hệ đồng huyết trên một bình diện cao hơn, mặc dù đã phân tán nhưng các gia đình lớn vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, có thể xem xét ở mức độ dòng họ. Đây là, bộ máy tự quản hữu hiệu và quan trọng nhất trong thiết chế xã hội truyền thống của người Cao Lan, mọi hoạt động đời sống đều bị chi phối bởi những quy định truyền từ đời này qua đời khác (cũng có những thay đổi nhỏ thích nghi với điều kiện hoàn cảnh cụ thể), ăn sâu vào ý thức mỗi thành viên, những người có chung một dòng họ là những người có cùng tổ tiên, thờ cùng một loại ma[ 38].

Người Cao Lan có những tiêu chí để phân biệt họ này với họ khác, mỗi họ có nghi lễ ma chay, thờ cúng riêng, trong đó chủ yếu phân biệt thông qua việc thờ ma trong họ.

Theo truyền thống khu vực cư trú của người Cao Lan được hình thành theo từng dòng họ, mỗi họ riêng có khu vực cư trú riêng, ngay cả những khu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vực được xem là là khu vực cư trú lâu đời của người Cao Lan. Thường là những dòng họ lớn chiếm tỷ lệ đa phần trong thôn, các dòng họ ở đây thường cư trú thành từng cụm, dân cư thưa thớt, chỉ gồm khoảng 10 đến 15 nóc nhà. Nhưng do dân số tăng nhanh, các gia đình lớn đã tách thành các gia đình nhỏ cho nên hầu hết các thôn, bản có người Cao Lan sinh sống đều cư trú xen kẽ giữa các dòng họ[ 36] [ 38] [ 39].

Vấn đề dòng họ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức làng xã cổ truyền. Thông thường những dòng họ lớn (đó là những dòng họ có lịch sử cư trú lâu dài, thường là dân bản địa) có những đặc quyền riêng, những vị trí then chốt trong bộ máy chính quyền thôn, bản, các chức sắc, Khán thủ, Xã đương, Thầy cúng... Người Cao Lan ở Tuyên Quang có nhiều họ khác nhau như: Hoàng, Nịnh, Âu, Lý, Trương, Tiêu, Lục,..., mỗi họ đều có

một truyền thống, quy định, phong tục tập quán riêng. Ví dụ, ở xãKim Phúhọ

Hoàng, Tiêu và Trần là những họ lớn nhất. Mỗi một dòng họ lại thờ một “ Ma Ham” riêng để bảo vệ cho dòng họ mình. Họ nào cũng có những kiêng cữ nhất định trong đời sống, họ Hoàng kiêng ăn thịt chó và thờ cúng gà trống thiến, họ Trần kiêng ăn thịt gà và kiêng cho chó lên nhà…Đây là các họ lập ra làng Giếng Tanh và có phong tục thờ Thành hoàng làng[7; tr. 15].

Trong một họ thì người con trai ngành trưởng được họ tôn trọng, trưởng họ không nhất thiết là con trai cả của ngành trưởng mà quan trọng nhất là trưởng họ phải biết đọc chữ Nôm, chữ Nho, và biết cúng tế, thờ tự. Trưởng họ là người quyết định vai trò cũng như nghĩa vụ của mỗi thành viên trong dòng họ. Đối với dân tộc Cao Lan, người đàn ông thường có ba mối quan hệ dòng họ: Quan hệ với họ nội, quan hệ với họ ngoại, quan hệ với họ vợ. Tùy vào từng hoành cảnh mà các mối quan hệ trên có vị trí khác nhau, nếu gia đình người đàn ông có điều kiện cưới vợ về cùng chung sống với gia đình nhà chồng thì quan hệ với họ nội rất đậm. Còn nếu gia đình nhà vợ không có con

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trai, nhà trai lại không có điều kiện chi trả cho hôn lễ thì quan hệ họ nhà vợ là chủ yếu (người ta gọi là tục ở rể), người đàn ông muốn vào gia đình nhà vợ ở rể cần có lễ cấp sắc do họ nhà vợ làm. Sau lễ cấp sắc thì người chồng mới chính thức được họ hàng nhà vợ công nhận và có quyền sinh sống và lao động trên mảnh đất đó[ 43].

Ban đầu trong thôn, bản có bao nhiêu nhà thì con cháu sinh ra đều mang chung một họ và một số dòng họ của người di cư đến. Họ sống hòa hợp, cùng làm ăn trên một vùng đất chung, cho dù lấy người khác họ nhưng con cái họ sinh ra đều phải mang họ gốc. Điều này lý giải vì sao họ gốc lại chiếm tỷ lệ lớn trong phần dân số người Cao Lan ở Tuyên Quang, cũng như đóng vai trò quyết định trong mọi hoạt động cộng đồng của thôn, bản, đặc biệt là các lễ hội.

Dòng họ gốc của làng thường xây một miếu thờ riêng của họ mình, tuy nhiên người trong làng vẫn coi đó là miếu thờ chung của cả làng, điều này cũng có những nét tương đồng với đình thờ thành hoàng làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong nơi thờ tự này thờ những người có công trong việc xây dựng và khai hoang làng xã. Họ gốc thờ cúng ông tổ của dòng họ và coi đó là vị thần mang lại ấm no cho thôn, bản. Vì thế, hằng năm để tưởng nhớ công đức người dân thường tổ chức lễ cúng tế và hội làng hằng năm.

Đối với gia đình: Người Cao Lan họ sống quần tụ với nhau thành một làng, một khu vực địa lý nhất định hiếm có một gia đình nào sống lẻ và xen kẽ với các dân tộc khác. Mỗi xóm làng như vậy thường là anh em họ hàng, thông gia với nhau. Trong gia đình thì người chồng người con trai có uy quyền hơn cả, người vợ là người khoán xuyến mọi việc trong gia đình, những việc lớn như cưới hỏi, ma chay, làm nhà,..., thường là người đàn ông bàn bạc và đưa ra quyết định. Giống như trong chế độ phụ quyền người đàn ông là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người gia trưởng và có quyền tuyệt đối trong gia đình. Trong gia đình người Cao Lan, người đàn ông là người gia trưởng có quyền [ 39].

- Là người có quyền sở hữu và quản lý tài sản của gia đình, mọi thành viên trong gia đình phải nghe theo quyết định của gia trưởng không ai được tư lợi cho mình.

- Người có quyền sở hữu đối với vợ con, có thể bắt đi làm thuê hay đem đi bán

- Gia trưởng có quyền độc đoán về việc hôn nhân của con cái và mọi công việc lớn trong gia đình.

Trong gia đình người Cao Lan ở Tuyên Quang, người đàn ông gia trưởng là vị chủ nhân chuyên chế. Mỗi người đàn ông trưởng thành sẽ trở thành gia trưởng của một gia đình riêng. Khác với người Kinh ở Bắc Bộ và Bắc trung Bộ theo nguyên tắc “đích trưởng”, việc thờ cúng tổ tiên cha mẹ giao cho con trưởng hoặc con út. Mỗi người đàn ông đều có thể làm chủ một nhà và làm trưởng một chi họ, và tất cả các chi họ ấy sẽ họp lại thành một họ lớn (đại gia tộc), người đứng đầu chi trưởng gọi là tộc trưởng (họ gốc). Về phương diện tế tự, ông tộc trưởng phải phụng sự tổ tiên của cả họ, về pháp luật, tộc trưởng được quyền tham dự tất cả những buổi lễ quan trọng của dòng họ đặc biệt là các nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo. Trong gia đình Cao Lan hiếm có những gia đình lớn gồm nhiều ngành, nhiều người, nhiều thế hệ. Thông thường một gia đình nhỏ chỉ gồm có bố mẹ và các con. Tuy nhiên, theo điều tra thực tế cũng có những gia đình lớn cùng chung sống gồm nhiều thế hệ khác nhau (có thể gồm từ 3 đến 5 thế hệ cùng chung sống), một số gia đình có số lượng thành viên lớn cùng chung sống trong một nhà. Ví dụ tại huyện Yên Sơn chỉ có hai gia đình có 21 người chung sống (số liệu năm 1967), tại huyện

Một phần của tài liệu thiết chế chính trị, xã hội và văn hoá truyền thống của người cao lan ở tuyên quang (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)