6. Cấu trúc luận văn
2.3. Thiết chế chính trị xã hội truyền thống trong đời sống của
Trong thời kì đổi mới đất nước, với sự thay đổi toàn diện trên mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội văn hóa và tư tưởng... đã làm cho đất nước có rất nhiều chuyển biến tích cực, thay đổi hoàn toàn bộ mặt đất nước, xã hội và con người Việt Nam. Chính điều này đã có tác động lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có người Cao Lan ở Tuyên Quang.
Sự vận động và thay đổi lớn của đất nước trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đã tác động trực tiếp đến đời sống của người Cao Lan. Đối với người Cao Lan ở Tuyên Quang trải qua suốt một quá trình dài của lịch sử, chứng kiến sự phát triển không ngừng của tộc người, gắn với các biến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cố của dân tộc, nhưng người Cao Lan vẫn tạo dựng cho mình cuộc sống khá ổn định trên cơ sở của các giá trị truyền thống.
Tổ chức bộ máy chính quyền thôn, bản trong thời kì này tiếp tục được duy trì, củng cố và xây dựng nhưng chức năng, nhiệm vụ đã có những thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước và của địa phương trong thời kì mới.
Đặc biệt, Đảng và Nhà nước ta luôn có nhiều chính sách, giải pháp về xây dựng đời sống mới cho các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Cao Lan. Cũng giống như nhiều dân tộc thiểu số khác, người Cao Lan ở Tuyên Quang đang từng bước thay đổi, nhưng sự thay đổi này dựa trên cơ sở của sự kế thừa những giá trị truyền thống vốn có của dân tộc mình. Các giá trị của một thiết chế chính trị truyền thống vẫn còn được lưu giữ cùng tồn tại song song cùng với một tổ chức bộ máy nhà nước thống nhất của dân tộc. Điều này, không phá vỡ đi hệ thống quy định, pháp luật của chính quyền nhà nước, mà nó góp phần củng cố chính quyền thôn, bản chặt chẽ hơn. Với một thiết chế chính trị riêng nằm trong tổ chức bộ máy hành chính chung của dân tộc là một điểm độc đáo, riêng biệt của dân tộc Cao Lan, không làm ảnh hưởng đến sự thống nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa[ 7, tr. 16].
Bộ máy chính quyền thôn, bản hầu hết vẫn duy trì, đứng đầu là Khán thủ, giúp việc cho Khán thủ là Thầy cúng, Thổ từ, Thường biện... Những chức sắc này chỉ còn ít ảnh hưởng trong đời sống nhân dân so với trước đây.
Cụ thể: Chức vị “Khán thủ” trước đây là chức vị được đồng bào bầu ra trên nguyên tắc dân chủ và tự nguyện, ở thời kì này một số nơi vẫn tiếp tục duy trì như ở xã Kim Phú (huyện Yên Sơn), xã Đại Phú (huyện Sơn Dương)..., nhưng tính chất, chức năng và nhiệm vụ đã có thay đổi. Khán thủ là người có vai trò trong việc thúc đẩy mọi người tăng gia sản xuất, làm kinh tế ổn định đời sống, tuyên truyền mọi thành viên trong thôn, bản thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, góp phần bảo vệ trật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tự, an ninh trong làng xã. Trong thực tế, Khán thủ trong giai đoạn này đã mất dần vai trò và sự ảnh hưởng, không phải là người có quyền quyết định mọi việc trong thôn, bản, mà chỉ có vai trò cầu nối giữa nhân dân với chính quyền nhà nước, và giúp chính quyền nhà nước tuyên truyền, kêu gọi, hướng dẫn
mọi người cùng thực hiện theo đúng khẩu hiệu “sống và làm việc theo hiến
pháp và pháp luật”[34].
Các chức vụ khác như: Ông Hương, Thổ từ, Thường biện, Thầy cúng..., vẫn có vai trò là cầu nối giữa người dân và thế giới tâm linh, các nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo của người Cao Lan. Vì thế, hiện nay các miếu, đình làng được trùng tu xây dựng lại, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng.
Trong thôn, bản, vai trò của các già làng vẫn luôn được đề cao, ngoài việc là người có uy tín và trọng trách cao trong làng, họ còn là những người bảo tồn và lưu truyền truyền thống của dân tộc mình cho đời sau. Là những
người có nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất, là người “giữ hồn” cho
các phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Cao Lan, là tấm gương cho các thế hệ trẻ noi theo[ 39].
Chính sự tồn tại của bộ máy chính quyền thôn, bản đã phần nào làm giảm bớt gánh nặng cho việc lãnh, chỉ đạo của chính quyền Trung ương. Góp phần truyền tải mọi chính sách, nghị quyết của chính quyền các cấp trực tiếp đến với đời sống của người dân trong thôn, bằng cách tập hợp dân làng phổ biến kiến thức về sản xuất, gieo trồng, chăn nuôi hay tuyên truyền phát luật, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tổ chức các hoạt động cộng đồng trong thôn, bản. Các sinh hoạt động cộng đồng như thờ cúng Thành Hoàng làng, lễ hội, ..., muốn được tổ chức đầy đủ và đúng nghi thức đều phải dựa vào các chức sắc, già làng trong thôn, nên nhiều phong tục tập quán truyền thống vẫn được giữ gìn như lễ hội đầu năm, hát sình ca, các điệu múa dân gian hay các nghi thức của buổi tế lễ thần linh [36 ].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Có thể nói, dưới sự của Đảng và Nhà nước ta, thì thiết chế chính trị truyền thống của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang đã có nhiều thay đổi nhưng với tư tưởng chủ đạo trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện thì thiết chế này ngày càng hoàn thiện, đi sâu vào phục vụ nhu cầu thiết thực của nhân dân trong thôn, bản đặc biệt là của người Cao Lan. Vì vậy, đây là tổ chức bộ máy
“của dân, do dân, vì dân”, là cầu nối quan trọng của nhân dân với nhà nước, mà trực tiếp ở đây là của người Cao Lan với các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước.. Mọi người dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp
luật, thực hiện vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ
và văn minh”, xây dựng đời sống mới cho đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong thôn, bản. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa ở vùng nông thôn, đưa cuộc sống của người Cao Lan ở Tuyên Quang bắt kịp với các dân tộc khác đặc biệt là dân tộc Kinh, giảm khoảng cách về trình độ giữa các dân tộc mà vẫn giữ gìn được các giá trị truyền thống của dân tộc mình [ 35] [ 36].
Các quy tắc ứng xử của xã hội trước đây, tuy vẫn còn tồn tại trong đời sồng hàng ngày của người Cao Lan, nhưng mọi quy định khắt khe, hay các hủ tục lạc hậu đã dần mất đi, chỉ còn lại những giá trị tốt đẹp trong cách thức tổ chức sinh hoạt của cộng đồng thôn, bản, dòng họ hay gia đình. Khi kinh tế - xã hội phát triển ngày càng nhanh, đời sống của đồng bào Cao Lan ở Tuyên Quang ngày càng được nâng cao, nhưng họ vẫn sinh hoạt và tổ chức đời sống quây quần thành các làng, bản đông đúc. Điều dễ phân biệt khi đến với thôn, bản của người Cao Lan ở nơi đây đó chính là các dãy nhà sàn nằm sát nhau ở ven các chân đồi. Cuộc sống tập trung đó, đã hình thành các làng riêng của người Cao Lan[ 39] [ 40].
Tổ chức xã hội giờ đã thay đổi họ sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật nhưng cũng không từ bỏ các phong tục tập quán xưa, trong làng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bản những người già làng có vị trí quan trọng trong việc giư gìn các lễ nghi truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Các dòng họ cùng chung sống và làm ăn trên một khu vực địa lý nhất định nhưng lại tuân thủ các quy tắc của đời sống hiện đại, quy định của nhà nước.
Nét đặc trưng mà người Cao Lan còn giữ được đó chính là cách thức tổ chức đời sống trong dòng họ và tổ chức gia đình, trong xu thế phát triển nhanh của dân số và mức sống của từng gia đình, tuy nhiên họ còn giữ được nét truyền thống trong đời sống sinh hoạt và văn hóa.
Tổ chức dòng họ của người Cao Lan vẫn lấy tiêu chí để phân biệt họ này với họ khác là thông qua việc thờ cúng ma trong họ. Giữa các họ không còn chia cắt bởi đơn vị địa lý nữa, mà giờ đây các thôn, bản luôn có sự xen kẽ của nhiều dòng họ khác nhau, nhưng họ sống hết sức gần gũi, gắn bó với nhau tạo nên một quần thể làng xóm hòa thuận, cùng phát triển kinh tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng như tổ chức lễ hội theo mùa trong năm. Các họ gốc vẫn tồn tại trong việc gìn giữ truyền thống các phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc cho các thế hệ sau này. Các tục lệ ma chay, cưới hỏi, vẫn được duy trì như trước nhưng có nhiều tiến bộ hơn, các phong tục bớt tốn kém, quy định cùng được cải thiện. Đặc biệt trong cưới hỏi trước đây phải tuân theo các nghi thức hết sức nghiêm ngặt, thì bây giờ phong tục đó được cải tiến, cắt giảm về nghi lễ, cách thức, gần giống với dân tộc Kinh. Trước đây trưởng họ có vai trò lớn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, cả về kinh tế và các tín ngưỡng tôn giáo thì giờ họ chỉ có vai trò tập trung và nhắc nhở mọi thành viên trong họ trong làm ăn kinh tế và việc lưu giữ các truyền thống của dòng họ. Đây chính là nét mới trong đời sống của người Cao Lan. Có nét mới này cũng là do phần lớn chính sách của Đảng và Nhà nước, có nhiều chính sách quan tâm, khuyến khích và đầu tư cho các dân tộc thiểu số góp phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
gìn giữ và phát triển các truyền thống văn hóa, tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc Cao Lan. Vì thế, hầu hết các dòng họ người Cao Lan vẫn được duy trì những bản sắc truyền thống riêng của họ [39].
Trong gia đình, người đàn ông vẫn giữ vai trò quyết định mọi công việc quan trọng, tuy nhiên, họ không có quyền sở hữu vợ con như trước đây, thay vào đó người phụ nữ trong gia đình cũng ngày được đề cao. Quan điểm trọng nam khinh nữ mất dần đi, địa vị của người phụ nữ được khẳng định trong đời sống xã hội. Họ có quyền được tham gia vào các hoạt động xã hội khi cần thiết, được đi học và có quyền ngang với người đàn ông. Sự bình đẳng về quyền được thể hiện rõ hơn không chỉ trong quan hệ gia đình mà cả trong các hoạt động xã hội, điều này đã làm cho việc phân công lao động trong gia đình cũng có nhiều thay đổi so với trước, vì thế nó cũng ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong dòng họ và gia đình. Việc bố, mẹ quyết định mọi việc của con cái cũng dần trở lên dân chủ hơn, con cái có thể lựa chọn con đường đi riêng cho mình, nhưng không phải phá bỏ hoàn toàn các quy định và ràng buộc của dòng họ cũng như gia đình. Họ có quyền tìm hiểu, tự do yêu đương và lập gia đình theo ý của họ, nhưng vẫn phải tuân theo các quy ước ràng buộc trước đây. Như vây, tính cổ truyền vẫn còn được lưu giữ trong các gia đình của người Cao Lan, cách thức tổ chức sinh hoạt trong gia đình, tuy có nhiều điểm mới nhưng hầu hết vẫn không phá vỡ phong tục tập quán truyền thống. Trong gia đình người Cao Lan, việc giữ trọn đạo hiếu được coi trọng hàng đầu, con cháu phải có hiếu với cha mẹ, ông bà, biết kính trên nhường dưới, tôn trọng bạn bè. Họ giáo dục con cái phải sống có đạo đức, tình yêu thương con người và biết quý trọng mọi người, người Cao Lan có 24 điều hiếu thảo, dạy con theo sách “Nhị thập tứ hiếu”, khi cha mẹ mất cũng hát cúng “Nhị thập tứ hiếu”[ 14, tr. 45].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Quá trình chung sống cùng với các dân tộc khác, người Cao Lan vừa giao lưu, học tập kinh nghiệm của các dân tộc nhưng vẫn gìn giữ các phong tục tập quán riêng của dân tộc mình. Đây là một nét đẹp trong đời sống của dân tộc Cao Lan, mà cội nguồn của nét đẹp đó đều bắt nguồn từ gia đình, dòng họ và những quy tắc chung của làng, bản.
Trong thực tế hiện nay, ở nhiều địa phương do đời sống thay đổi quá nhanh đặc biệt là sự phát triển của kinh tế, thì nhiều thôn, bản cũ của người Cao Lan đã dần thay đổi nhanh chóng. Người Cao Lan đã hòa nhập hoàn toàn với lối sống của các dân tộc khác mà bỏ quên các giá trị truyền thống, quy tắc cũ của dân tộc mình đã được lưu giữ từ bao đời. Họ sống theo xu thế của nền kinh tế thị trường, nhiều gia đình đã thoát khỏi những quy định chung của dòng họ. Nhưng bên cạnh đấy vẫn còn rất nhiều các thôn, bản của người Cao Lan vẫn gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc mình, họ truyền lại cho các thế hệ sau những kinh nghiệm vô cùng quý giá, từ những kinh nghiệm trong lao động sản xuất đến kinh nghiệm đời sống sinh hoạt thường ngày. Vì thế, mà rất nhiều các phong tục tập quán truyền thống xưa đến nay dần khôi phục trở lại, đây là cơ sơ để bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.
Thiết chế chính trị, xã hội của người Cao Lan được hình thành trên nguyên tắc dân chủ và tự nguyện, nhưng cũng hết sức chặt chẽ với những quy định góp phần vào việc bảo vệ trật tự an ninh của làng xã, thúc đẩy và khuyến khích sản xuất phát triển. Trên cơ sở đó ta thấy việc hình thành thiết chế chính trị, xã hội đã tác động lớn đối với đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc Cao Lan nói chung và người Cao Lan ở Tuyên Quang nói riêng.
Ngày nay, với xu thế phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế thị trường, sự hòa nhập mạnh mẽ với nền kinh tế của khu vực và thế giới, đời sống của đồng bào Cao Lan ở Tuyên Quang ngày một thay đổi nhanh chóng, nhiều làng, bản xưa kia có bước phát triển vượt bậc, với sự du nhập của các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
loại hình kinh tế mới, một trong các thành phần kinh tế phát triển nhất đó là kinh tế hộ gia đình. Nhiều gia đình thoát ly tự làm kinh tế nhờ vào khả năng của gia đình hay vay vốn của nhà nước, lập các trang trại riêng chăn nuôi các đàn gia súc như lợn, bò, chăn nuôi gà, vịt kết hợp với đào ao thả cá cùng với đó là trồng rừng, chính từ đó làm cho kinh tế gia đình phát triển nhanh, làm tăng mức thu nhập bình quân hằng năm của các gia đình. Do chính sách „khoán‟ ruộng đất, “dồn điền, đổi thửa”, mà kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã đạt hiệu quả cao hơn, năng suất lao động đảm bảo cho đời sống của người Cao Lan được ổn định.
Người Cao Lan ngày nay không chỉ phát triển một ngành trồng lúa nước mà đã biết mở rộng nền kinh tế của gia đình, kết hợp các loại hình kinh tế như VAC,VACR, đặc biệt là kinh tế trang trại đã du nhập vào trong làng, bản nhiều nhà đã trở lên khá giả có của ăn, của để. Chất lượng cuộc sống của họ ngày càng được nâng cao. Bên cạnh, phát triển kinh tế hộ gia đình đem lại