Văn học, nghệ thuật và lễ hội dân gian

Một phần của tài liệu thiết chế chính trị, xã hội và văn hoá truyền thống của người cao lan ở tuyên quang (Trang 81 - 121)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.Văn học, nghệ thuật và lễ hội dân gian

3.3.1 Ngôn ngữ và chữ viết

Tiếng nói (ngôn ngữ): Tiếng nói của người Cao Lan khá phức tạp, từ xưa đến nay họ sử dụng đồng thời ba thứ tiếng (ba loại ngôn ngữ) hoàn toàn khác nhau: - Tiếng nói hàng ngày (tiếng Cao Lan)

- Tiếng phổ thông

- Tiếng Cao Lan cổ chỉ dùng trong cúng bái và hát sình ca

Qua nghiên cứu và theo dõi ta thấy ngôn ngữ hàng ngày của người Cao Lan được xếp vào ngôn ngữ Tày – Thái, tiếng nói phổ thông thường dùng trong giao tiếp với người Kinh và các dân tộc khác, tiếng Cao Lan cổ được dùng trong cúng và hát ví, hát sình ca được xếp vào ngữ hệ Hán – Tạng, thổ ngữ Quảng Đông Trung Quốc. Xét về mối quan hệ ta thấy không có gì gần gũi, kể cả mặt ngữ âm, cũng như âm tiết, thế nhưng cả ba loại tiếng nói trên vẫn được đồng bào Cao Lan dùng đồng thời.

Như chúng ta biết ngôn ngữ là một trong những tiêu chí quan trọng để xác định nguồn gốc một tộc người, nhưng riêng đối với dân tộc Cao Lan thì việc làm này không thật rễ ràng vì khó có thể kết luận hay khẳng định nguồn gốc của họ bắt nguồn từ đâu, từ hệ ngôn ngữ nào, ngôn ngữ Hán – Tạng hay ngôn ngữ Tày – Thái.

Để thấy rõ sự khác nhau giữa tiếng Cao Lan cổ và tiếng Cao Lan ở Tuyên Quang ngày nay ta hãy quan sát bảng so sánh dưới đây, đồng thời ta thấy nét tương đồng giữa tiếng Cao Lan với tiếng Tày – Thái [14, tr. 65-66 ].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

BẢNG 3.1 BẢNG SO SÁNH NGỮ ÂM

Cao Lan cổ

Cao Lan Tày Thái Thổ ngữ

Quảng Đông

Hán Việt Kinh

Ốc Làn Lườn Hớn Ẩc Ốc Nhà

Nhằn Hờn Tú cần Tô côn Nhờn Nhân Người

Mỉn Ăn ná Ăn nả Bia nả Mặn Diện Mặt

Từy Tôm Đin Đin Thiên Địa Đất

Kích Tên Ăn kha Tin Kịch Túc Chân

Sáu Mầy Mừ Khen Thảu Thủ Tay

Thin Bôn Phạ Phạ Thảm Thiên Trời

Nhàu Tú vài Tú vai Tô quai Cay Ngưu Trâu

Chư Tú mâu Tú mu Tô mu Nhau Chư Lợn

Như vậy, ta có thể thấy rằng giữa tiếng cổ và tiếng nói hàng ngày hoàn toàn khác nhau về ngữ âm và âm tiết, giữa các ngôn ngư của họ không có quan hệ gần gũi, vậy xếp theo ngôn ngữ nào là thích hợp nhất? Điều này rất khó lý giải, vậy ta cứ để như phân loại ban đầu. Tuy nhiên, ngày nay tỷ lệ người nói và đọc tiếng Cao Lan cổ rất ít, hầu như lớp trẻ bây giờ không biết đến thứ ngôn ngữ này, thậm chí cả tiếng Cao Lan hàng ngày họ cũng nói ít đi, do trong quá trình tiếp xúc với tiếng Kinh, họ nói tiếng Kinh nhiều hơn, đây là sự thật đáng buồn nếu như không được giữ gìn bảo lưu thì tiếng nói của dân tộc này sẽ dần bị lãng quên.

Chữ viết: Dân tộc Cao Lan cũng như các dân tộc khác sau khi hoàn thiện hệ thống tiếng nói của mình thì nhu cầu về văn tự từng bước được hình thành (chữ viết), qua quá trình hình thành và tồn tại lâu dài người Cao Lan có hai loại chữ viết:

Chữ Hán – Nôm: Đây là loại chữ không được người Cao Lan sử dụng rộng rãi trong cộng đồng, mà chỉ có những người am hiểu chữ Hán-Nôm (chữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nho), làm thầy cúng mới có thể sử dụng được, loại chữ này dựa trên cơ sở chữ Hán bằng phương pháp ghép hay vay mượn, tức là lấy âm của chữ này để biểu nghĩa cho âm kia (tức là tiếng nói hàng ngày theo ngôn ngữ khác), nguyên tắc ghép này giống với cách ghép chữ Nôm của người Kinh trước đây, rất khó đọc và khó hiểu. Loại văn tự này khá phong phú, nó đủ khả năng ghi âm mọi hoạt động, ý tưởng, suy nghĩ của cộng đồng dân tộc trong khi cúng bái hát xướng, tác phẩm thơ ca dân gian, nhưng chỉ có người học cao, hiêủ rộng như thầy cúng..., mới có thể viết và hiểu được hết nghĩa, còn người khác chỉ có thể nghe chứ không đọc và viết được.

Chữ viết bằng chữ cái La Tinh: Ngay từ khi hệ chữ cái La Tinh du nhập vào nước ta đã được người Cao Lan tiếp nhận cùng với người Kinh, họ đã dùng hệ thống chữ cái này để dùng làm tiếng nói của dân tộc mình. Tiếng Cao Lan được xếp vào loại chữ cái đơn âm tiết, nguyên tắc ghép là ghép phụ âm, nguyên âm để tạo thành tiếng nói, giống như nguyên tắc ghép âm của tiếng Việt, cách ghép này rất dễ viết, đọc hiểu ngay. Chính vì thế mà nhân dân đã sử dụng ngay, họ viết thư từ bằng chữ này để thể hiện tình cảm của mình và họ sáng tác ra nhiều bài ca dao, tục ngữ bằng tiếng nói riêng của mình ví dụ như:

Tiếng Cao Lan Là: “ Muy thai vuy mạc,

Hơn thai vuy mạc.

Dậu lọc ca mấy ọc tú ma (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dậu làn hà mấy ộc mộc đồng.”

Dịch là: “Cây gẫy chết vì thám lắm quả

Ngươi chết vì miệng nói ngoa Quả ớt dù cay ăn cả vỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với việc sử dụng chữ cái La Tinh làm tiếng nói cho dân tộc mình, mà ngày nay những câu ca dao, tục ngữ này vẫn giữ được nguyên giá trị

3.3.2 Văn học dân gian

Kho tàng văn học dân gian của dân tộc Cao lan khá phong phú, đa dạng bao gồm nhiều thể loại như: Truyện cổ, dân ca, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyện thơ,....tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà việc sưu tầm và dịch văn học dân gian của người Cao Lan vẫn còn nhiều hạn chế.

Truyện cổ: Của người Cao Lan chứa đựng nhiều yếu tố thần thoại, truyện nhằm giải thích nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc tộc người, phản ánh cuộc đấu tranh chống lại thiên nhiên và đấu tranh xã hội, ca ngợi các vị anh hùng của dân tộc...

Trong các truyện cổ đã sưu tầm và dịch hiện nay, truyện cổ tích thần kì chiếm số lượng lớn nhất(15 truyện), bên cạnh đó là truyện cổ tích loài vật như: Sự tích bọ hung, khỉ và vượn, sự tích chim cu háo, sự tích con cào cào, mèo trên nhà chó dưới đất, chim phượng làm vua,..., có thể nói trong dân gian hiện nay vẫn còn lưu truyền một số truyền thuyết như truyền thuyết về anh hùng Âu Lãnh Chân, ngoài ra còn rất nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn vẫn chưa được sưu tầm.

Kể đến truyện cổ dân gian ta không thể không kể đến một thể loại nữa là truyện thơ, theo người Cao Lan cao tuổi cho biết, dân tộc họ có một số truyện thơ, số lượng là bao nhiêu thì chưa tìm ra hết hiện nay mới chỉ có một số truyện được xuất bản như:

Kó Lau Slam- nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc 1996.

Sằn Sừ (phỏng dịch) – nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc 1996.

Chuyện chàng út và ông trời (phỏng dịch)- nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc 1990.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài ra, còn một số truyện nữa, chỉ được kể lưu truyền trong dân gian chưa được sưu tầm và xuất bản, tất cả những truyện này chủ yếu là thơ (4 câu

và 7 chữ). Riêng truyện “Kó Lau Slam” nói về nữ thần ca hát, vừa kể chuyện

theo lối nói văn xuôi vừa có thơ minh họa, được truyền tụng trong đồng bào Cao Lan từ đời này sang đời khác, khi thì bằng văn vần, kể chuyện, khi thì qua câu hát ví....Trong những ngày xuân về, tết đến, lễ hội, họ kể, họ hát cho nhau nghe câu chuyện tình ca của nàng suốt ngày đêm. Những bài hát này được truyền đời trong nhân dân, về sau người Cao Lan có chữ viết họ chép thành từng tập để hát ví, hát giao duyên, môi tập sách là một đêm hát ví, thơ

của nàng ra hát trong 36 đêm không hết, nàng trở thành vị “chúa thơ ca”, môi

lần vui xuân tết đến họ lại mời hồn chúa thơ Lau Slam về cùng hát. Đây là một hình tượng nghệ thuật tuyệt vời của dân tộc Cao Lan.

Ca dao – tục ngữ: Cũng như các dân tộc khác, ca dao, tục ngữ là kho tàng chứa đựng những kinh nghiệm lao động, sản xuất, cách cư xử của con người với con người trong cuộc sống, phản ánh những phong tục tập quán, sinh hoạt của đồng bào dân tộc Cao Lan.

Tục ngữ: có nhiều câu nói về cách cư xử và quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, chê bai sự lười biếng ăn bám, hay chế giễu thói

hư tật xấu, họ có câu: “Tranh vợ người, cướp vợ người

Vinh hoa phú quý được vài năm thôi”.

Hoặc: “Nuôi con trai không dạy được thà nuôi lừa

Nuôi con gái không dạy được thà nuôi lợn”.

Hay: “Quân theo tai, quai theo hổ

Khôn theo họ nội, dại theo họ ngoại” [ 16, tr. 168 ]

Trong cưới xin đồng bào Cao Lan thường kiêng ngày mùng 3, ngày 14,

ngày 23 họ có câu: “mùng ba, mười bốn, hăm ba,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu đi xa người Cao Lan không đi vào các ngày mùng 3, mùng 6, mùng 9. “Đi đường xa không đi ngày 3,6,9”

Đặc biệt trong lao động sản xuất đồng bào cũng có rất nhiều câu tục ngữ

hay như: “Mồng 8 tháng 4 không mưa

Bỏ bừa đi phát dọc”.

Hay: “Ruộng lúa mà ít nước

Sáng sớm phải ra thăm

Những câu nói về thời tiết theo đồng bào tiến hành các khâu công việc làm ruộng như sau: “Tiểu thử bắt đầu cấy

Đại thử cấy rộ

Thử sử cày bừa nghỉ”.

Hay: “Tết tháng ba cày vỡ ruộng xong

Tết tháng năm phải gieo mạ xong

Tết tháng bảy, ngày rằm phải cấy xong”[ 16, tr. 169].

Ca dao: Vốn vô cùng phong phú và đa dạng để răn dạy con người, ngày xưa người Cao Lan tránh lấy vợ, lấy chồng ở tuổi 17, bởi vậy mới có câu:

“ Mặt trời mọc sớm cũng chẳng hay Tiếc công cha mẹ sắm rượu chè Mười bảy lấy chồng, mười tám chết chẳng chết bản thân, chết mẹ cha”.

Nói về tình đoàn kết họ có câu nói rất rõ ý nhị nhưng vô cùng thâm thúy:

“Một người mà hai lòng

Có tiền không mua được cái kim

Hai người mà một lòng

Có tiền mua được vàng”.

Những câu ca dao về ứng nhân xử thế, châm biếm những thói hư tật xấu của những ke ăn không ngồi rồi:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“Ăn to như đầu beo Làm nhỏ như đuôi mèo”.

Hay: “Đừng cho làm ăn là vất vả

Ruộng đất sẽ làm ra của cải”.

Nói về tình yêu đoi lứa lại có câu:

“Thấy hoa anh lại muốn gần

Thấy cá dưới nước muốn dừng chân xem Thấy em anh muốn hỏi em

Hỏi em đã định tỏ duyên nơi nào?” [ 16, tr. 170-171].

Có thể nói rằng ca dao, tục ngữ của dân tộc Cao Lan thật đa dạng và phong phú, rất ý nhị, nhẹ nhàng và tình tứ. Nhưng cho đến nay việc sưu tầm những câu ca dao tục ngữ còn rất hạn chế, chỉ được trình bày ở một số cuốn sách nghiên cứu, khảo cứu chứ chưa được tập hợp thành cuốn hoàn chỉnh. Dân ca: Con người ngay từ khi mới sinh ra đã được làm quen với điệu hát ru ngọt ngào, sâu lắng, bất kì một dân tộc nào cũng có điệu hát ru của riêng mình, để bồi đắp cho con trẻ những tình cảm đẹp, lời ru thường mang đậm tính nhân văn, ca ngợi tình cảm của con người, với quê hương đất nước. Khác với người Kinh, hát ru của dân tộc Cao Lan không phải bằng những bài ca, câu ca nào đó mà có riêng bài hát để ru:

“Ú nùng nờn, nờn táng chế, chế play ầu pa Tăng chá pầy là tú lúm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lim lí làu, làu chi chóoc, chóoc chí cà khời đoi Slan coi, slan teo to mặc (núi), mặc núi mấy San sông mặc pọc, măc pầy mấy là sông. Cá mẹ cay cốm, háy uống kin sộng ngài Cá vai, cá sủ háy nồng, kim nồng láu Láu pầy trong, slan săng tều tăng hú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Slời săng tều, tăng tao, sằng teo tắng nùng”.

Nghĩa là: “À ơi em ngủ, ngủ cho ngon

Để mẹ đi làm nương, cha đi làm ruộng Mẹ đi lấy con muỗn, cha lấy cá về cho con Con chim về núi

Đan sọt, đan rổ đựng quả gắm, quả gắm còn xanh Quả bòng, quả bưởi mấy lần chua

Mổ con mái gà cho con ăn với cơm. Mổ trâu, con bò cho con ăn với rượu Còn cái đầu đem đi ninh

Ba phần để đón khách, một phần để con ăn.”[ 16, tr. 172].

Nói chung, hát ru của dân tộc Cao Lan rất ít bài, đôi khi đồng bào lấy sự tích chuyện Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài làm bài hát ru. Ngày nay, các bài hát ru của người Kinh được sử dụng nhiều hơn, điều này đã làm cho những nàn điệu hát ru của người Cao Lan ngày càng bị mai một và quên lãng. Sình ca: Là lối hát đối đáp giữa thanh niên nam nữ được sáng tác theo thể tứ tuyệt ghi bằng chữ Hán. Đó là vốn văn học dân gian vô cùng phong phú, theo truyền thuyết của người Cao Lan thì tác giả của những bài “Sình ca” là nữ thần thơ ca kó Lau Slam (nàng Lưu Ba), có thể nói trong lễ hội của người Cao Lan, không thể thiếu được một hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian vô cùng đặc sắc.

Theo truyền thuyết, nàng Lau Slam mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nàng ở với hai anh. Hàng ngày nàng vào rừng kiếm nấm và Lưu Ba đã bắt chước được tiếng hót của tất cả các loài chim hót hay nhất trong rừng, đồng thời nàng sáng tạo ra các điệu hát làm say đắm lòng người. Lớn lên, nàng trở thành cô gái xinh đẹp nhất vùng, lại có tài hát hay, múa giỏi nên chàng trai nào cũng mơ ước có được nàng. Nhưng chuyện tình duyên của nàng lại gặp trắc trở,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lau Slam đã không đến được với người mình yêu. Nàng buồn bã, đi khắp nơi và cất giọng hát của mình. Cuối cùng nàng chết, cái chết của nàng khiến hết

thảy mọi người đều vô cùng xót thương. Về giọng hát của nàng thì: “ Nghe

nàng hát thì người trẻ tuổi thấy vui, người già nghe câu hát thấy lòng nằng nặng. Nàng đi tới đâu là trai làng gái bản theo học tới đó. Những bài hát ví của Lau Slam đặt nhờ thế cứ ngày càng được truyền tụng. Lau Slam đặt trăm nghìn bài hát, có những bài “ lời độc lời cay” lại có những bài “ lời hay lời ngọt”. Kẻ độc ác nghe được những lời cay độc thì sầu não mà chết. Người hiền lành nghe được những lời ngon ngọt thì khỏe mà vui. Những kẻ chết oan, nhờ nghe được lời giải oan mà sống lại. Lời ca Lau Slam như một thứ thuốc cứu người nghèo….

Sau khi Lau Slam qua đời, người ta tôn nàng thành chúa thơ. Số bài hát nàng làm ra nhiều hơn lá trên rừng. Sau đó người Cao Lan, mỗi người nhớ một ít, thuộc một số bài, một số đoạn. Họ chép thành ba mươi sáu quyển sách, hát liền ba mươi sáu đêm không hết. Mỗi đêm hát khác nhau : Hát vui xuân, hát tỏ tình, hát đám cưới, đám hội, hát dạy làm người” [ 17, tr. 43-47].

Ngày nay đồng bào Cao Lan có thơ lưu truyền nói về nàng chúa thơ Lau Slam:

Lau Slam xu xì dưới nhằn mui Dừu nhằn săn sắc lỉnh ai a

( Lau Slam là người tài hoa nhất Dáng hình đẹp tựa ngọc châu sa )

Hay như: Hống trí sắt sợp slụi sờu sư cứu Lau Slam pát slụi sờu co hài Sờu hậy sờu lài Slam lộc dì Sừu háy hù senh sịnh co quai…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

( Khổng Tử bảy mươi tuổi mới viết sách Lau Slam tám tuổi đã làm thơ ca

Một phần của tài liệu thiết chế chính trị, xã hội và văn hoá truyền thống của người cao lan ở tuyên quang (Trang 81 - 121)