Phong tục, tập quán

Một phần của tài liệu thiết chế chính trị, xã hội và văn hoá truyền thống của người cao lan ở tuyên quang (Trang 64 - 81)

6. Cấu trúc luận văn

3.2. Phong tục, tập quán

3.2.1 Tục sinh đẻ

Cũng như nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, dân tộc Cao Lan nói chung và đồng bào Cao Lan ở Tuyên Quang nói riêng, mục đích chính của hôn nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

theo quan niệm của họ là sinh đẻ con cái để có người nối dõi tông đường (dòng họ) đặc biệt là con trai. Ngược lại không có con cái là điều bất hạnh cho cặp vợ chồng và cả gia đình lớn. Theo tục lệ xưa, khi người vợ mang thai thì người chồng không được quan hệ tình dục nữa, họ cho rằng làm như thế sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ trong bụng, người Cao lan có những tư tưởng hết sức tiến bộ, rất coi trọng sinh mạng con người. Vì thế những bà mẹ đang mang thai không được làm những công việc nặng như gánh, vác nặng leo dốc. Sáu tháng đầu vẫn có thể đi làm những công việc nhẹ nhàng như làm cỏ nương, việc vặt trong gia đình, không được đi cày cấy dưới ruộng bùn. Ba tháng sau phải ở nhà hẳn để bảo vệ sức khỏe đảm bảo cho việc sinh đẻ, tuy nhiên, trong thực tế đối với người nghèo lại đông con họ đều phải làm lụng vất vả ngay cả trong lúc mang thai, khi đau đẻ thì mời bà đỡ trong làng đến đỡ, khi đẻ xong chủ nhà cám ơn bà đỡ bằng một con gà và miếng khăn hay chiếc áo. Hình thức sinh đẻ của người Cao Lan rất đặc biệt, họ chủ yếu là đẻ ngồi. Người ta buộc một sợ dây vải lên xà nhà dong xuống để người đẻ vịn tay lấy sức. Đẻ đứa bé ra cắt rốn bằng cật nứa vót sắc và luộc kĩ, sau khi ra đời đứa trẻ được tắm bằng nước ấm, rồi bọc bằng giấy bản, tã lót hoặc vạt áo của mẹ giặt sạch. Những ngày đầu, họ không dùng tã lót mới và quần áo sơ sinh mới để bọc cho đứa trẻ, họ cho rằng như thế sẽ không tốt, mà khi đứa trẻ ra đời cần được tiếp nhận những hơi khẻo mạnh của người anh, người chị đã ra đời trước, cho nên lấy tã lót cũ của anh, chi bọc cho đứa trẻ. Như vậy, đứa trẻ sẽ khỏe mạnh và ngoan ngoãn đỡ giật mình, bị mất vía. Vì thế những phụ nữ chuẩn bị sinh nở thường để ý những gia đình sinh con trước, có con cái khỏe mạnh, ngoan ngoãn dễ nuôi, để xin lại những đồ lót, quần áo về để bọc đứa trẻ trong những ngày mới sinh.

Khi trong nhà có trẻ mới lọt lòng, người Cao Lan thường kiêng người ngoài đến nhà chơi, trừ bà con, anh em họ hàng ruột thịt, đặc biệt kiêng kị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những người đi đám ma về và những người căn cao số nặng..., vì họ sợ làm cho đứa trẻ sợ hãi, giật mình, quấy khóc, biếng ăn, mất vía...[ 41]

Sau ba ngày đứa trẻ khỏe mạnh ăn bú đều, ngủ kĩ là ông bà, cha mẹ tổ chức làm lễ cúng mụ, cúng báo cho tổ tiên và đặt tên cho đứa trẻ, lễ này được gọi là “Kên slam hết” – ăn ba sáng (làm trong ba ngày). Lễ này rất quan trọng họ mời trưởng họ, anh em hai bên nội ngoại đến ăn mừng, con đầu lòng dứt khoát phải mổ lợn, sắm lễ chay chè, hoa, quả, mười hai bộ quần áo giấy cho mười hai bà mụ... Sở dĩ mời nội ngoại như vậy là để bàn bạc đặt tên cho đứa trẻ không bị trùng tên người nào trong họ nội cũng như họ ngoại. Kiêng kị nhất là trùng với tên các vị tổ tiên đã khuất, trong những vị khách được mời phải có một ông thầy biết chữ nho để viết giờ, ngày, tháng, năm sinh, mệnh gì, nam hay nữ, là con thứ mấy của hai vợ chồng, ghi vào cuốn niên sinh gọi là “Nìn Sênh” để lưu lai đời này đời khác. Cuốn sổ này được coi như cuốn gia phả của gia đình và họ tộc, liên quan đến việc sinh để này có vị thần bà mụ là

“Màng Năm Tang”, bà mụ này gọi theo chữ nho là bà thần “Nam Đường”.

Theo quan niệm của đồng bào Cao Lan thì bà mụ là vị thần cai quản việc sinh nở, nuôi dạy và bảo vệ trẻ em, vì vậy khi cúng báo với tổ tiên, có thêm một thành viên mới trong gia đình đồng thời cũng làm lễ và bàn thờ cúng mụ cho đứa trẻ, tạ ơn bà mụ và cầu mong cho đứa trẻ được ngoan ngoãn và khỏe mạnh[14, tr. 34].

Khi đứa trẻ sinh ra được nuôi dưỡng chu đáo, nếu là con gái thì không có gì liên quan đến cầu cúng cho đến khi trưởng thành đi lập gia đình riêng. Còn đối với con trai thì đến tuổi 12; 15; 16 còn có một lễ cúng đặt tên thánh

gọi là “Pháp mềnh”- pháp danh, từ đó người con trai có hai cái tên, một tên

thông thường và một tên cúng bái (tên cúng cơm) và khi già chết. Việc tiến hành đặt tên thánh rất đơn giản, nhằm vào dịp nhà nào trong làng, bản có cúng lễ chay bố mẹ đến thưa chuyện cùng chủ đám và nhờ ông thầy cúng làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lễ đặt tên – pháp danh và trả lễ cho thầy một con gà và một trai rượu. Nếu đứa trẻ khó nuôi thì họ còn có tục gửi thánh, gia đình chọn người phúc đức, hợp tuổi đứa trẻ để đưa đứa trẻ náu bóng nương nhờ và nhờ thày chọn ngày, giờ đẹp để gửi thánh. Chuẩn bị lễ vật gồm: Gà, rượu, gạo và một chiếc áo để thầy làm phép, cho bùa vào trong một chiếc túi nhỏ đính kèm vào một chiếc áo cho đứa trẻ mặc đến khi không mặc được nữa thì thôi. Lễ cúng có cả lễ chay và lễ mặn, khi cúng lấy sợ dây gai làm dây vía buộc vào tay đứa bé đến khi đứt thì thôi.

3.2.2 Tục cưới xin

Người Cao Lan không có tư tưởng, tâm lý dựng vợ, gả chồng sớm, thường là từ 17 -18 tuổi trở lên đối với con gái và từ 20 tuổi trở lên đối với con trai. Họ có quan niệm rằng khi 18 tuổi trở lên mới đủ tư chất làm cha, làm

mẹ, trong chuyện cưới xin nếu như có trùng dòng họ thờ cùng một loại “ma”

thì không lấy nhau được. Ngoài ra trai gái yêu nhau còn phụ thuộc vào số

mệnh có hợp nhau hay không, các ông bố, bà mẹ căn cứ vào “lá số” số mệnh

như mệnh ( kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) trong thuyết ngũ hành có tương sinh, tương khắc hay không sau đó mới quyết định cho con cháu kết hôn với nhau được. Cho dù hai người có yêu thương nhau nhưng do mệnh tương khắc cha mẹ cũng không đồng ý cho lấy nhau, dù cho họ tự do tìm hiểu nhau nhưng cũng không thể thoát khỏi ý niệm của tập tục này bởi họ tin vào số mệnh như ý trời đã định. Điều này tuy rất mê tín nhưng nó không thể tách rời khỏi đời thường được bởi nó liên quan tới tất cả những gì tốt hay xấu trong đời sống vợ chồng sau này, người Cao Lan có tập tục hôn nhân một vợ một chồng, nếu vợ hoặc chồng chết thì có thể được lấy vợ chồng kế nhưng nó rất hãn hữu, có người lấy đồng thời hai vợ. Trước khi đôi trai gái lấy nhau phải trải qua nhiều bước như dạm hỏi, lấy số mệnh, ăn hỏi (lễ giá bạc), xin ngày cưới...., sau đó đám cưới mới được tổ chức theo đúng nghi lễ truyền thống của dân tộc mình[27].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dạm hỏi: Thanh niên nam nữ tìm hiểu nhau qua các buổi hát “Sình ca” hoặc qua lao động hàng ngày, có quyền được lựa chọn bạn đời cho mình nhưng quyền quyết định lại phụ thuộc vào cha mẹ. Nếu hai người cùng làng, cùng bản thì không sao, nhưng muốn hỏi con gái làng khác cho con trai mình thì trước tiên bố mẹ phải nhờ người thân thích cùng làng, bản của cô gái tìm hiểu xem nhà cửa, đức hạnh của cô gái mới liệu lời manh mối, nếu nhà gái ưng thuận thì nhà trai nhờ một người mà gia đình song toàn, lắm con, nhiều cháu làm ông mối đến đánh tiếng với nhà gái[7, tr. 17].

Trước hôm đi hỏi, ông mối và một người đi cùng đến nhà người quen cùng làng với cô gái ngủ qua đêm ở đó, đêm hôm ấy ông mối phải để ý trong bản ấy có xẩy ra điều gì không, ví như có người ốm nặng, người chết, để ý có tiếng con gì kêu không (kiêng nhất là con Cú Mèo, con Diều Hâu kêu hoặc con hươu tác, hổ gầm..), nếu có thì phải hoãn lại việc đưa trầu cau dạm hỏi. Ngược lai không có gì xẩy ra thì sáng hôm sau ông mối đến nhà cô gái gặp bố mẹ, và trưởng họ của cô gái để thưa chuyện (việc này được báo trước). Ông mối đem hai đĩa trầu cau ( mỗi đĩa có hai lá trầu và hai quả cau) để xin thưa chuyện , nếu nhà cô gái đồng ý sẽ trao cho ông mối tờ lục mệnh sơ lược trong đó có ghi bằng chữ nho ngày, giờ, tháng, năm sinh và bản mệnh của cô gái, được gấp thành hình vuông theo kiểu đan cài rất đẹp..., ông mối mang về để nhà trai xem tuổi cho đôi trai gái đó có hợp nhau không, nếu không hợp thì phải nhờ ông mối đem lá số đến trả nhà gái và xin từ chối hôn nhân, còn nếu hợp nhau thì nhà trai cũng nhờ ông mối đến nhà gái để xin định ngày giá bạc (ăn hỏi).

Lễ giá bạc (lễ ăn hỏi): Lễ giá bạc được tiến hành khi nhà gái đồng ý, nhà trai định ngày sửa lễ giá bạc, phải đánh tiếng cho nhà gái biết. Lễ mà nhà trai mang đến để ăn hỏi bao gồm có: Một đôi gà thiến, 12 chiếc bánh dày, chè, rượu, trầu cau,..đồ sính lễ theo yêu cầu của nhà gái, ông trưởng họ của nhà gái sẽ đưa ra yêu cầu thách cưới theo tục lệ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Bạc trắng: ba hoặc năm nén - Thịt lợn móc hàm: 120 kg - Rượu trắng: 120 chai - Gạo tẻ: một thúng - Gạo nếp: một thúng

- Đồ trang sức (tất cả đều bằng bạc trắng trừ thắt lưng) gồm: + Vòng cổ: một đôi

+ Vòng tay: một đôi + Khuyên tai: một đôi + Xà tích: một bộ

+ Thắt lưng xanh, đỏ: một đôi - Tiền đặt cọc: 500 đồng - Trầu: 120 lá

- Cau: 120 quả

- Gà: ba con gà thiến, một con gà mái [14, tr. 29].

Đồ cưới kể trên có thể ít hơn hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào yêu cầu của nhà gái. Sau lễ ăn hỏi là thời kì hai họ đi lại và đôi trai gái có thời gian tìm hiểu, thời gian này kéo dài từ một đến ba năm, hết thời kì ăn giá bạc ông mối lại mang gà sang nhà gái xin định ngày cưới.

Lễ cưới (lễ tơ hồng): Khi nhà gái lễ định ngày cưới và đồng ý ngày mà nhà trai định thì nhà trai chuẩn bị làm lễ tơ hồng. Trước khi cưới nhà trai phải mang đến nhà gái một con gà thiến, năm đồng bạc trắng và gạo để làm lễ khao làng (nạp treo), có một số lễ không nằm trong phần thách cưới nhung nhà trai vẫn phải có đó là:

- Một đôi gà phượng hoàng để cúng tổ tiên nhà gái

- Hai tấm vải (1 đen, 1 trắng) được cuộn tròn dán giấy đỏ gọi là vải nót khi bố mẹ nằm xuống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 1 tấm vải đen may áo cho mẹ vợ - 7 vuông vải cõng em xuống nhà - 2 vuông vải lục hợp

Chuẩn bị cho ngày cưới, nam nữ trong bản đến giúp tấp lập, xay lúa giã gạo, làm bánh dày..., và làm thêm cả buồng cưới cho đôi vợ chồng mới. Đám cưới được tiến hành linh đình long trọng, từ sáng ngày hôm trước nhà trai bắt đầu vào đám. Họ hàng nội tộc và đoàn dẫn dâu, ông mối chuẩn bị đi đón dâu (tùy thuộc vào đường đi gần hay xa mà định lượng thời gian cho hợp lý), nếu xa thì đi từ sớm, còn gần thì muộn hơn. Nhà trai khi đón dâu không nhất thiết phải chọn giờ, miễn là đến nhà gái trước lúc chiều tà, đoàn đón dâu gồm:

- Ông mối hay còn gọi là ông mòi - Ông thầy biết cúng để rước vía cô dâu - Một chàng trai chưa vợ giỏi hát ví, hát đối - Ba đến năm chàng trai phù rể mang đỡ lễ cưới

- Hai cô gái đón dâu gọi là “pá chíp” mặc áo váy đẹp thắt lưng xanh,

đỏ, đeo vòng cổ tay, nón lá như cô dâu [18, tr. 128].

Trước khi sang nhà gái, ông mối ra cổng làm phép giơ chiếc ô lên, ai đi đón dâu cùng đều phải chui qua chiếc ô đó. Người Cao Lan cho rằng làm phép như thế để dọc đường nhỡ có gặp chài yêu thì cũng không việc gì, khi đến làng của nhà gái phải dừng lai ở “nhà trọ” uống nước, sửa sang trang phục và đánh tiếng cho nhà gái biết đoàn đón dâu đã đến. Khi nhà trai lên nhà, nhà gái chăng sẵn hai dải lụa xanh, đỏ có buộc đôi vòng tay bạc qua trước cửa cầu thang, ông mối và ông thầy cúng được vào trước còn chú rể và đoàn đó dâu chưa được vào. Cuộc hát đối đáp bắt đầu, một chàng trai giỏi hát đối cất lên lời hát

“Hò mợt hồng hồng hồng làn hù háu Hò mợt hồng hồng hồng làn lù tàu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dực dơu co sì sau cắm sau...”

Nghĩa là: “Vật gì đo đỏ chắn đường đi

Vật gì đo đỏ ngăn lối vào Nếu có lời hát xin cho biết

Không có lời hát xin cất đi mau”

Một cô gái trong nhà hát vọng ra:

“Cầu vồng xanh đỏ chặn lối bước Cầu vồng xanh đỏ ngăn đường đi Nhà quan đang có việc vui lớn Khách ở đâu tự nhiên đến nhà Có tiền thì xin đặt ra

Không có tiền thì đi nơi khác”

Chàng trai hát tiếp:

“Khách chúng tôi ở phương đông đến Gồng gánh lễ vật đến nhà quan Nhà quan có bông hoa đẹp

Đổi lễ mua về nối dõi tông đường...” [18, tr. 129-130 ].

Cứ như vậy hai bên hát đối đáp qua nhiều bài, cuộc hát có thể kéo dài hàng tiếng đồng hồ, đến khi một ông chú hoặc một ông bác bên nhà gái nói một lời “hát thế là được rồi, cho họ vào nhà thôi...”. Cuộc hát kết thúc, đoàn nhà gtrai được vào nhà và ngồi uống rượu, đến khi ăn uống xong khoảng 9 - 10 giờ đêm các cô gái lại mời các chàng trai hát ví, hát sình ca cho tới sáng. Sáng hôm sau chọn giờ tốt đón dâu về, đến giờ xuất hành, ông thầy cúng làm phép xuất hành và bắt vía cô dâu về, giờ lành đã đến cả nhà gái đều dưng dức nước mắt cô dâu cũng khóc, bởi từ nay người con gái này không phải là con nhà mình nữa, luyến tiếc khóc, buồn trong sung sướng, cô dâu khóc vì từ nay phải xa bố mẹ, anh chi em để sang nhà chồng. Nghi lễ cuối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cùng ở nhà gái là trao quà (hộp đựng lục mệnh của cô dâu), hình thức mở ra xem quà lễ gọi là “khái quả liễu” và chúc đôi bạn trẻ sẽ hạnh phúc suốt đời. Một chi tiết không thể thiếu được trong đám cưới là trước khi suất giá, cô dâu với trang phục cưới bao giờ cũng phải đi ra khỏi nhà vài bước rồi quay lại nhà nghỉ ngơi, ăn uống cùng bạn bè chia vui hạnh phúc. Theo quan niệm xưa làm như thế là để lại một phần “phúc lộc” cho bố mẹ đẻ ra mình.

Với con dao, bát nước ông thầy cúng làm phép dưới chân cầu thang để chọn giờ rước dâu đi, rồi dương ô chờ đoàn người đón dâu đi qua, anh trai

hoặc chị dâu kéo tay em gái đặt lên vai ý chỉ “cõng em” xuống thang về nhà

chồng..., ông thầy vừa đi sau vừa làm phép đuổi tà ma dọc đường cuối nhiễu

“hồn vía” cô dâu. Khi đoàn đón dâu về đến nhà trai, họ họ đốt pháo linh đình,

Một phần của tài liệu thiết chế chính trị, xã hội và văn hoá truyền thống của người cao lan ở tuyên quang (Trang 64 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)