BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC VINH
LE THi HaO
GIU GiN, PHAT HUY CAC GIA TRIVAN HOA
TRUYEN THONG CUA DAN TOC THAI O HUYEN
QUY CHAU, TINHNGHE AN TRONG GIAIDOAN HIEN NAY Chuyén nganh: LL VA PPDH BO MON GIAO DUC CHINH TRI
Ma so: 60.14.10
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS GVCC ĐOÀN MINH DUỆ
Nghệ An - 2013
Trang 2LOI CAM ON
Dé hoàn thành luận văn này, Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Vĩnh đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý kiến
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tdi thay giao PGS TS.GVCC
Đoàn Minh Duệ người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này Xin chân thành cảm ơn cán bộ Ban dân tộc và miễn núi tỉnh Nghệ An, phòng Văn hóa huyện Qùy Châu, Bảo tàng văn hóa huyện Qùy Châu, Phòng
Thống Kê huyện Qùy Chau, UBND xã Châu Tiến, Châu Hạnh, Châu Thuận
Cảm ơn sự cộng tác giúp đỡ của ông Lữ Khắc Bằng, ông Lê Trung Chính, bà
Luong Thi Thau, ba Sam Thi Bich
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, anh chị, bạn bè đồng nghiệp đã khích lệ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Mặc dù cố gắng nhưng do năng lực nghiên cứu, nguồn tài liệu hạn chế nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót cần bố sung, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý thầy cô và bạn đọc
Nghệ An, tháng 10 năm 2013 Tác giả
Trang 3DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT
BCH Ban chấp hành
CHXNCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNH, HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội
ĐCS Đảng cộng sản
GS TS Giáo sư Tiến sĩ
KHCN Khoa học công nghệ
Nxb Nhà xuất bản
THPT Trung học phô thông
Trang 4A MỞ ĐẦU 22-52 2 22221222122121121121122111221212112121221212222 re 5
B NỌI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRI VAN HOA TRUYÈN THÓNG CỦA DÂN TỌC THÁI 11
1.1 Một số khái niệm .-2- ¿- 2: S2222 222 SE22E223225122123111521221 2152122 e 11
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến các giá tri văn hóa truyền thống trong bối Camb Wien May oe eee eee cece cece ce ae 19 1.3 Tam quan trọng của việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái trong giai đoạn hiện nay 22s sEsEszxzzsre 23 1.4 Đặc trưng văn hóa của dân tộc Thái - ¿+ 5-2225 *2 s2 szsxs2 26
Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY CÁC
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYÊN THÓNG CỦA DÂN TỌC THÁI Ở HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHẸ AN 5222222222212 2xe 33 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên- xã hội huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An33 2.2 Một số giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu,
018/3, 1 4I
2.3 Thực trạng giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An 5 22 22222212222 2222E+<zsxs2 65
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ MỌT SÓ GIẢI PHÁP NHẢM GIỮ GÌN, PHAT HUY CAC GIÁ TRI VAN HOA TRUYEN THONG CUA DAN TOC THAI O HUYEN QUY CHAU, TINH NGHE AN TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY .- 225222221221 112122122111221221222121 8 xe 82
3.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước về giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc 82 3.2 Một số giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay89
C KẾT LUẬN 5¿55222s2s22 100 D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 22sz2S2sz+2z2zz2 102
Trang 51 Ly do chon dé tai
Trong xu thé tồn cầu hóa hiện nay, việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội phải luôn đi kèm với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Sở dĩ cần phải như vậy là vì nhằm đề nước ta phát triển, không tut hậu so với thế giới, nhưng mặt khác là dé không bị mất đi những giả trị đích thực của văn hóa truyền thống
Với mục tiêu xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, một vấn đề rất quan trọng đặt ra là giữ bản sắc văn hoá dân tộc trong hội nhập quốc tế Một bài học đắt giá của một số quốc gia trên thế giới trong quá trình hội nhập là không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu các giá trị văn hóa mới Là quốc gia đi sau nhằm hịa chung trong khơng khí hịa nhập đó chúng ta phải nhìn nhận đúng đắn để có bước đi phù hợp, vừa hợp với xu thế vừa hợp với các điều kiện của quốc gia, dân tộc Chúng ta hội nhập nhưng không phải bằng mọi giá
Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có nét truyền thống văn hoá riêng tạo nên nền văn Việt Nam đa dạng, phong phú, như Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV đã khẳng định nền văn hóa mới của nước ta: “Nền văn hóa ấy là sự kết hợp hài hòa những tính hoa văn hóa có phong cách riêng của các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam” [3: 63]
Trang 6có dân số 1.550.423 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam
Trong đó ở Nghệ An có 295.132 người, chiếm 10,1 % dân số toàn tỉnh và 19,0 % tổng số người Thái tại Việt Nam chỉ đứng sau Sơn La là 572.441
người, chiếm 36,9 % tông số người Thái tại Việt Nam
Qùy Châu là huyện miền núi nằm ở Tây Bắc Nghệ An, với dân số
53.910 người (2010), là một trong những nơi tụ cư chính và được coi là cái nôi của đồng bào Thái ở Tây Bắc Nghệ An Qùy Châu có 2 dân tộc sinh sống
chủ yếu là người Thái chiếm 74,43% dân số và người Kinh chiếm 25,27%
dân số Là một huyện có truyền thống cách mạng lâu đời, suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc, lịch sử đã chứng minh rằng chúng ta không
thê phú nhận công lao to lớn của đồng bào dân tộc Thái nơi đây
Cùng với xu hướng phát triển chung của đất nước, đồng bảo dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu cũng có nhiều bước chuyển trên mọi mặt của đời sống, song khơng phải vì thế mà ý thức về vấn đề bản sắc của dân tộc mắt đi, ngược lại họ ln biết giữ gìn phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc mình và loại bỏ những yếu tố cô hủ, lạc hậu, không phù hợp với hoàn
cảnh mới, đồng thời không ngừng giao lưu tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác, làm phong phú thêm bản sắc của mình
Mặt khác, tự thân quá trình hội nhập cũng tạo ra nhiều thách đó Nhà
ngơn ngữ học Hoàng Tuệ nhận định rằng: Ở Việt Nam, vấn đề nối bật hiện nay không phải là sự tranh giành lãnh thổ hay xung khắc tôn giáo mà điều hết sức quan trọng với Việt Nam là sự phát triển đời sống văn hóa- xã hội của các dân tộc thiểu số, hay nhà nghiên cứu Lê Giáo Sỹ nhận định: “Ngôn ngữ các dân tộc thiêu số đang mất đi hàng ngày trước mắt chúng ta, mà điều còn nguy hại hơn, đáng tiếc hơn, rất nhiều ngôn ngữ nay chưa hề được nghiên
Trang 7trách nhiệm nghiên cứu và tìm ra các giải pháp đề bảo tôn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình Vì vậy, tôi chọn vấn đề “G¡# gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn tốt cao học thạc sỹ
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Là dân tộc có dân số đông thứ 3 trong 54 dân tộc anh em của đất nước Việt Nam và dân tộc Thái có nhiều đặc trưng văn hóa, vì vậy đã thu hút được nhiều người nghiên cứu Có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều cuốn sách, báo, tạp chí đã viết về người Thái trên đất nước Việt Nam nói chung như: Các đân lộc ít người ở Liệt Nam (1978), Viện dân tộc học Việt Nam: Đặng Nghiêm Vạn (1997), 7 liệu vê lịch sử và xã hội dân tộc Thái: Lê Ngọc
Thắng (1990), Nghệ (huật trang phục người Thái Nxb Văn hóa dân tộc; Cầm
Trọng và Phan Hữu Dật (1995), [ăn hóa Thái Liệt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc: Cầm Trọng (1998), Văn hóa và lịch sử người Thái ở Liệt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc: Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng (2003), Luật fục Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc Các cơng trình nghiên cứu trên ở nhiều góc độ khác nhau, giúp chúng ta hiểu về phong tục tập quán, nguồn gốc, lịch sử, hình thái
kinh tế của người Thái
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có nhiều cơng trình, bài viết nghiên cứu
về dân tộc Thái: Nguyễn Đình Lộc (1993), Các đân tộc thiêu số ở Nghệ An,
Nxb Nghệ An: Vi Văn An, Góp phân tìm hiểu hai nhóm Thái Đen và Thái Trang ở miễn Tây Nghệ An, Tap chi Dan tộc học, số 4/2001: Trần Trí Dõi- M.Ferlus (2004), Giới thiệu về chữ Lai Pao của người Thái Tương Dương,
Nghệ An, Nxb Nghệ An: Nguyễn Xuân Dung và Hồ Ngọc Thuyết (2001), Vai
Trang 8Nghệ An: Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2002), Phái triển bên vững miễn
nui Nghệ An, Nxb Nông nghiệp: Quán Vì Miễn (2011), Van hoa Thai Nghệ An, Nxb Lao Động Các cơng trình vừa nêu ở trên đã có đóng góp to lớn, giúp cho chúng tôi hiểu sâu hơn về thực trạng các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc Thái nói chung và ở địa bàn huyện Qùy Châu nói riêng
Riêng ở huyện Qùy Châu cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến dân tộc Thái nói chung và văn hóa người Thái như: Lịch sử Đảng bộ huyện Qùy Châu, Nxb Nghệ An, 2009: Đậu Tuấn Nam, Hé thong các phi của người Thái ở Quỳ Châu, Nghệ An Tạp chí Dân tộc học, số 16/2003: Nguyễn
Thị Nuôi (2009), Đời sống văn hoá vật chất của người Thái ở huyện Qub
Châu (Nghệ An), Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Đại học Vinh: Nguyễn Văn Mạnh (1990), Vai né! về tôn giáo tín ngưỡng của người Thái ở Quỳ Châu, Nghệ Tĩnh; Trần Văn Thức (2011), Địa chí huyện Qùừy Châu tỉnh Nghệ An, Nxb Khoa học xã hội Đây là những nguồn tài liệu có ý nghĩa đưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau về đời sống của đồng bào Thái ở huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An Về cơ bản những cơng trình đã nêu tập trung nghiên cứu đời sống văn hóa của đồng bào Thái Do vậy, báo cáo khoa học của để tài một lần nữa hệ thống lại các giá trị văn hóa của người
Thái ở Qùy Châu qua sự biến thiên của lịch sử trên cơ sở đó đề xuất giải
nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn CNH, HĐH
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Trang 9- Đưa ra cơ sở lý luận về giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung, đân tộc Thái nói riêng
- Khảo sát thực trạng về giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái tại huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số truyền thống văn hóa của dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu tinh Nghệ An qua sự biến thiên của lịch sử
4.2 Phạm vị nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu các giá trị văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An như các phong tục cưới xin, lễ hội, chữ Lai Tay
Š Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp luận chủ nghĩa Mác- Lênin đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp lịch sử và logic - Phương pháp mơ tả, giải thích - Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Phương pháp phân tích tông hợp so sánh - Phương pháp quan sát, thu thập thông tin
6 Giả thuyết khoa học
Trang 107 Đóng góp của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thé dùng làm tài liệu tham khảo cho
độc giả, các bạn học viên, sinh viên chuyên ngành Chính trị
- Đề tài có ý nghĩa giáo dục lòng tự hào dân tộc, giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, thấy được trách nhiệm của bản thân
đối với những giá trị văn hóa đó
8 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của đề tài gồm 03 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận của việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái
Chương 2 Thực trạng của việc giữ gin, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An
Trang 11B NOI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ
VAN HÓA TRUYEN THONG CUA DAN TOC THAI
1.1 Một số khái niệm
1.11 Văn hóa
Văn hố là một khái niệm quen thuộc, nó gắn với tất cả các hình thức cộng đồng, tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội vì vậy mà trên thế giới hiện nay có nhiều khái niệm về văn hoá được đưa ra Tuy nhiên về cơ bản đều thống nhất coi văn hố là những gì mà con người sáng tạo ra dé hình thành các giá trị, các chuần mực xã hội trong quá trình lao động, trong hoạt động thực tiễn Các giá trị chuần mực đó nó chỉ phối tất cả đời sống tâm lý, hành vi đạo đức và các hoạt động thực tiễn diễn ra trong cuộc sống của con người
Tại lễ phát động Thập miên quốc lế phát triển văn hoá tại Pháp (21/1/1998), Tông Thư ký UNESCO đưa ra định nghĩa: Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua nhiều thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thâm mỹ và lối sống mà dựa vào đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình Quan điểm văn hoá của UNESSCO khẳng định, văn hố có từ lâu đời, xuyên suốt trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, chỉ phối,
điều tiết xã hội loài người va là yếu tố đặc trưng là gid tri dé phan biệt giữa
các dân tộc khác nhau
Trang 12Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nxb Đà Nẵng và
Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 đã khái quát khái niệm văn hóa rất
tổng quát: Văn hóa là tơng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh than do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
Theo cách hiểu trên ta thấy rằng văn hóa mang tính khái quát cao, mang tầm rộng lớn bao gồm mọi mặt của xã hội từ học vấn, văn minh, lịch sử, khoa học
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [33: 25]
Tác giả Lê Văn Hòa, trong nghiên cứu của mình đã khẳng định: “Văn hoá là khái niệm dùng đề chỉ tống thể những năng lực bản chất người trong tất cả các dạng hoạt động của họ là tổng thể các hệ thống gia tri - cả giá trị vật chất và gia tri tinh thần do con người sáng tao ra trong hoạt động thực tiễn và lịch sử xã hội của mình” [15: 13-14]
Điểm chung của các khái niệm trên đều khẳng định rằng văn hóa là hoạt động của con người nói chung trên hai lĩnh vực vật chất và tinh thần và tạo ra các giá trị trên hai lĩnh vực đó Có nghĩa là văn hóa khơng chỉ là những vat thé cụ thể hiện diện trước mắt con người như đền đài miếu vũ, lăng tam, thanh quach, cac tac phẩm nghệ thuật, ngôn ngữ, hàm chứa giá trị vật chất mà cịn có cả những giá trị tính thần vượt thời gian và không gian Con người hoạt động trong môi trường tự nhiên và xã hội với trí thơng minh và đầu óc sang tao, đối cảnh sinh tình cho nên đã tạo ra được các cơng trình văn hóa như văn học, nghệ thuật, hình thái cuộc sống, lối ứng xử, và đạo đức luân lý của con người
Trang 13niệm rộng, khó có thể đưa ra một khái niệm rõ ràng trong một định nghĩa trọn
vẹn Cũng không thê dùng lối chiết tự như có người đã từng làm, dù dựa trên
cơ sở ngôn ngữ nào, dù dựa trên khái nệm phương Đông hay phương Tây, La Mã hay Hy Lạp, Trung Hoa hay Án Độ Có điều ai cũng cảm nhận được văn hóa của dân tộc mình, của cộng đồng mình đang chung sống và của mình Giáo sư Đỗ Trinh Huệ trích dẫn một định nghĩa được nhiều người quan tâm, bởi thấy nó quen thuộc, cho dù đọc nó lần đầu, tự nó như là một dạng thức cảm nhận: “Văn hóa như là “một toàn bộ phức tạp: nghệ thuật, luân lý, lề luật, phong tục và tất cả các khuynh hướng cũng như tập quán mà con người xét như là một thành phần xã hội đã tiếp nhận được” (E.Tylor, 1871) Ý chúng tôi muốn thêm là cịn dự phóng cho tương lai Bởi lẽ văn hóa không tĩnh mà luôn động, giao thoa và chuyền biến.” [16: 78]
Từ những quan điểm trên, chúng ta có thê hiểu khái niệm văn hóa ở ba cấp độ khác nhau:
- Van hóa được coi là văn học nghệ thuật
- Văn hóa là lối sống bao gồm ngôn ngữ giao tiếp, ẩm thực, cách cư xử, đạo đức, truyền thống, đức tin tức là giá trị tính thần của một nhóm người hay của một dân tộc, một xã hội
- Văn hóa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra đề phục vụ sự tỒn tại và phát triển của con người
Có thể nói tất cả mọi hoạt động liên quan đến con người đều mang trong đó gọi là văn hố vì suy cho cùng thì mọi hoạt động chỉ có thể là hoạt động vật chất hoặc là hoạt động tinh thần mà thôi Theo đó, chúng ta có thể phân ra hoạt động văn hoá bao gồm hai lĩnh vực: văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối Bởi vì chúng tồn tại đan xen lẫn nhau, hoà quyện nhau, văn hoá vật chất là sự vật chất hoá các giá trị tỉnh thần và các giá trị văn hố tinh thần khơng phải là nó chỉ tổn tại
Trang 141.12 Giá trị văn hóa
Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng, bản sắc văn hoá thể hiện tập trung ở truyền thống văn hoá và mỗi một nền văn hoá đều có những giá trị riêng của nó
Giá trị văn hoá : “là cái dùng để căn cứ vào đó mà xem xét, đánh giá, so sánh nền văn hoá của dân tộc này với nền văn hoá của dân tộc khác, là cái để xác định bản sắc văn hoá của một dân tộc, những nét đặc thù về truyền thống, phong tục, tập quán, lối sống của một dân tộc trên nên tảng các giá trị chân, thiện, ích, mỹ” [29: 19]
Mỗi dân tộc có những tiêu chuẩn giá trị văn hóa riêng của cộng đồng đó mặc dù mục đích cuối cùng đều hướng tới một mục đích đó là các giá trị: chân- thiện- ích- mỹ, hướng tới sự hoàn thiện của các cá nhân, của cả cộng đồng Giá trị văn hóa là cái mà chúng ta có thể xem như là “mật mã di truyền xã hội”, là cái cốt lõi, là những giá trị tiêu biểu của tất cả các thành viên sống trong cộng đồng đó được tích tích lũy qua quá trình hoạt động của họ Quá trình hoạt động ấy đã tạo nên những bản sắc riêng của cộng đồng đó
Trang 15khơng những là khó, và đồng thời ở một số mặt nào đó nhiều khi sắc thái dân tộc không phải là cái nên đặc biệt hoan nghénh” [17; 150] Vi vay, chung ta cần phải nhìn nhận, đánh giá các giá trị nói chung và giá trị văn hóa nói riêng đứng trên quan điểm duy vật biện chứng, vận động, phát triển
1.13 Truyền thống
Nói đến truyền thống là chúng ta hình dung tính bề dày của khái niệm đó Truyền thống mang tính xuyên suốt trong lịch sử Truyền thống tồn tại trên tất cả các lĩnh vực: đạo đức, văn hoá, giáo dục, Truyền thống tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của xã hội
Truyền thống theo tiếng Ấn- Âu là “tradion”, bắt nguồn từ tiếng Latinh “tradere”, tradion có nghĩa là trao truyền, truyền đạt, luân chuyền, mang lại, trao lại
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác” [37: 1017]
Theo Từ điển Bách khoa Xô- Viết: “Truyền thống là những yếu tố của di tổn văn hoá, xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong một quá trình lâu dài Truyền thống được thể hiện trong chế định xã hội, chuẩn mực hạnh vi, các giả trị, tư tưởng, phong tục, tập quán và lối sống Truyền thống tác động khống
chế đến mọi xã hội và tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội” [35: 1339]
Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng: “Truyền thống là những đức tính hay
những thói tục kéo đài nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ lịch sử và hiện có nhiều tác
dung, tac dụng đó có thê tích cực, cũng có thể tiêu cực” [14: 50]
Trang 16truyén từ thế hệ này sang thế hệ khác, để đảm bảo tính đồng nhất của một
cộng đồng” [43: 28-29]
Giáo sư Vũ Khiêu nhấn mạnh: “Truyền thống là những thói quen lâu đời, đã được hình thành trong nếp sống, nếp suy nghĩ và hành động của dân tộc ta” [19:; 67]
Như vậy, từ những quan điểm trên chúng ta có thể khái quát: Truyền thống là những yếu tố của di tồn văn hoá, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục tập quán, thói quen lối sống và cách ứng xử của cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên én định, được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài
Lịch sử cho thấy rằng truyền thống mang trong bản thân nó tính hai mặt rõ rét: Mot là: truyền thống góp phần suy tơn, giữ gìn những giá trị quý giá, là cốt cách, là nền tảng cho sự phát triển, cho sự vận động đi lên của cộng đồng dân tộc Xét từ mặt này thì truyền thống mang ý nghĩa tích cực, góp phần tạo nên
sức mạnh, là chỗ dựa không thê thiếu của dân tộc trên đường đi tới tương lai
Nhờ có truyền thống con người lưu giữ, bảo tồn những thành tựu đã đạt được của người đi trước, rút ngắn được thời gian, khơng phải mị mẫm từ đầu
Hai là: truyền thống đồng thời cũng còn là mảnh đất hết sức thuận lợi cho sự dung dưỡng, duy trì và làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi mà
điều kiện và hoàn cảnh lịch sử đã thay đối Mặt này thể hiện trong tính chất ơn
định, bền vững, vì vậy nó tính bảo thủ và có sức lớn Mặt thứ hai này có tác dụng khơng nhỏ trong việc kìm hãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển của một quốc gia, dân tộc nào đó, nhất là khi quốc gia, dân tộc này hạn chế giao lưu hoặc thi hành chính sách đóng cửa với thế giới bên ngồi vì các lý do khác nhau V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Quá khứ níu chúng ta lại, nắm chặt lấy chúng ta bằng trăm ngàn cánh tay và ngăn cản bước tiến của chúng ta hay buộc chúng ta phải bước những bước chệch choạc như ngày nay chúng ta đang bước vậy”
Trang 171.14 Văn hóa truyền thống
Mỗi dân tộc dù ở trình độ văn minh cao hay thấp dù đã phát triển hay
đang phát triển thì cũng đều có những truyền thống đặc trưng của riêng mình và do đó có hệ thống giá trị văn hoá truyền thống riêng của mình Hệ thống giá trị đó chính là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất qua các thời đại lịch sử khác nhau của dân tộc để làm nên bản sắc riêng Nó được truyền lại cho thế hệ sau và cùng với thời gian và sự biến thiên của lịch sử sẽ được bổ sung bằng các giá trị mới
Theo Giáo sư Trần Văn Giàu: “Giá trị truyền thống được biểu hiện là những cái tốt, bởi vì những cái tốt mới được gọi là giá trị Thậm chí khơng phải bất cứ cái gì tốt đều được gọi là giá trị: mà phải là cái tốt cơ bản, phơ biến có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức, cho sự hướng dẫn nhận định, đánh giá và dẫn dắt hành động của một dân tộc thì mới mang đầy đủ ý nghĩa của khái niệm “giá trị truyền thống” [14: 132]
Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Truyền thống văn hoá là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích luỹ và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và được cố định hoá dưới những phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận ” [33: 133]
Định nghĩa khác về truyền thống văn hoá: “Nền văn hoá được truyền lại được gọi là truyền thống văn hoá Như vậy, nó phản ánh được những thành tựu con người tích tập được trong quá trình tìm hiểu, thực hiện và truyền bá ý nghĩa sâu lắng nhất của cuộc sống Đó chính là truyền thống theo nghĩa hài hồ của nó như là một hiện thân của trí tuệ” [7: 35]
Như vậy, ta thấy rằng truyền thống văn hoá là các giá trị do lich st dé lại, được thế hệ sau tiếp nói, khai thác và phát huy trong thời đại mới Khi đã hình thành, truyền thống mang tính bền vững và có chức năng định hướng,
Trang 18Khi nói đến giá trị truyền thống là nói đến những truyền thống nào đã có sự đánh giá, đã được thầm định nghiêm ngặt của thời gian, đã có sự chọn lọc, sự phân định và khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với cộng đồng trong những giai đoạn lịch sử nhất định Tuy nhiên, do tính lịch sử của chúng nên các giá trị văn hóa và văn hóa truyền thống có tính hai mặt vì vậy yêu cầu chúng ta phải đứng trên quan điểm phát triển và tính biện chứng, phải nhìn nhận, đánh giá các giá trị một cách toàn vẹn Khơng được lý tưởng hóa giá trị truyền thống văn hóa cũng như khơng được tuyệt đối hóa các hạn chế tiêu cực Nếu lý tưởng hóa các giá trị truyền thống, xem chúng là bất biến, khuôn
mẫu, không thay đổi thì sẽ dẫn đến ý chí bảo thủ, bằng lòng với quá khứ,
quay lưng lại với hiện tại, ngăn cản sự vận động và phát triên của xã hội Còn nếu phủ nhận một cách sạch trơn các giá trị văn hóa truyền thống, coi truyền thống là nguyên nhân của sự lạc hậu, nghèo nàn của xã hội và hiện đại hóa bằng con đường ngoại nhập các giá trị văn hóa bên ngồi thì sớm muộn cũng tự đánh mất bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, hủy hoại sức mạnh nội sinh, làm mất tính bền vững và ồn định của sự phát triển
Tính chất của văn hóa truyền thống: Văn hóa truyền thống tự thân nó mang rất nhiều tính chất Với phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ tập trung vào phân tích và làm rõ một số tính chất cơ bản sau:
- Tĩnh giá trị
Văn hóa và văn hóa truyền thống hướng tới mục đích là các giá trị nhân bản, sự hoàn thiện của cá nhân, của cả xã hội Văn hóa truyền thống là tắm gương phản chiếu cho mọi hành động của các cá nhân trong cộng đồng đó soi vào Nó là những nguyên lý mà các cá nhân, cộng đồng, dân tộc trong các giai đoạn lịch sử dựa vào đó mà phân biệt đúng, sai, phải, trái nhằm định hình hướng hoạt động nhằm hướng tới các giá trị: chân- thiện- ích- mỹ
- Tỉnh ổn định
Trang 19ngặt của thời gian, đã có sự chọn lọc, sự phân định va khẳng định ý nghĩa tích
cực của chúng đối với dân tộc và nó là một thành tố ôn định của ý thức xã hội
dưới các dạng: phong tục tập quán nghi lễ, dư luận xã hội, pháp luật - Tính lưu truyền
Văn hóa phát triển như dịng sông chảy liên tục Các giá trị của văn hóa truyền thống được chuyên giao nối tiếp cùng với chiều dài của lịch sử dân tộc Dưới thời đại mới truyền thống được bổ sung, được nâng lên tầm cao mới cho phù hợp với thời đại
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hiện nay
121 Ảnh hưởng của cách mạng khoa học- công nghệ
Khoa học và công nghệ không chỉ có ý nghĩa lớn lao trong lĩnh vực sản xuất vật chất, mà còn là cơ sở đề xây dựng nền văn hóa tinh thần của chế độ chủ nghĩa xã hội Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước không phải chỉ là quá trình đổi mới về khoa học công nghệ, hiện đại hóa, thị trường hóa nền sản xuất xã hội mà cịn là q trình đối mới về tâm lý, phong tục tập quán lối sống thích ứng với tác phong mới Hiện nay, khoa học và cơng nghệ có vai trò to lớn trong việc hình thành nền “kinh tế tri thức” và “xã hội thông tin”, phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất, dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia Vì vậy đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư cơ bản để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Cuộc chạy đua phát triển kinh tế- xã hội trên thế giới hiện nay thực chất là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động trên cơ sở hiện đại hóa nguồn nhân lực Hiện nay, khoa học và cơng nghệ giữ vai trị then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển kinh tế và sức cạnh tranh của nền kinh
tế Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (Bé sung, phat
Trang 20sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tai, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triền khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu: đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển Sự phát triền cùa khoa học và công nghệ ngày càng có ý nghĩa quyết định trong việc làm thay đối nền sản xuất vật chất của xã hội
Chúng ta thấy được KHCN tác động đến văn hóa theo các hướng sau: KHCN là một lĩnh vực trọng yếu của văn hóa
KHCN tăng cường khảo năng truyền dẫn, lan tỏa, khuyêchs tán văn hóa trong q trình phát triển
KHCN làm thay đổi căn bản đời sống văn hóa của thế hệ trẻ hiện nay so với văn hóa truyền thống của dân tộc
KHCN tạo ra bước nhảy vọt của ngành công nghiệp văn hóa
122 Tác động của kinh tế thị trường
Ngày nay, văn hóa cũng như các ngành kinh tế khác đều chịu sự tác động của các quy lật kinh tế thị trường, cơ bản là quy luật lợi nhuận
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta, kinh tế và văn hóa gắn kết chặt chẽ với nhau, kinh tế không thể phát triển bền vững nếu thiếu nền tảng văn hóa và văn hóa khơng phải là sản phẩm
thụ động của kinh tế Do đó, phát triển văn hóa phải trên cơ sở kết hợp hài
hòa với phát triển kinh tế
Kinh tế và văn hóa có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau Có thể khái quát sự tác động của kinh tế đến văn hóa theo ba hướng sau:
- Tác động cùng chiều với sự phát triển văn hóa: - Tác động ngược chiều với sự phát triển văn hóa;
Trang 21Văn hóa tác động đến kinh tế, về cơ bản, cũng theo ba hướng như vậy Sự tác động của văn hóa đến kinh tế, dù theo hướng nào thì cũng đều cho kết quả tích cực, cho trước mắt, đặc biệt cho lâu dài Vì văn hóa, xét ở hàm nghĩa cơ bản nhất của nó, là kết tinh của các hoạt động kinh tế và các hoạt động xã hội nói chung; nói cách khác là giá trị của các hoạt động đó
Nhiều lĩnh vực văn hóa (nếu khơng nói là tất cả) cũng tương tự như các ngành kinh tế, đều phải chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường, cơ bản là quy luật lợi nhuận Và đây là thách thức hơn là cơ hội đối với văn hóa
Khi xác định mục tiêu, giải pháp phát triển văn hóa phải căn cứ và hướng tới mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, để phát triển văn hóa trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội Còn khi xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phải đồng thời xác định mục tiêu văn hóa, hướng tới xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giả con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thâm mỹ ngày càng cao Muốn vậy, phải có chính sách kinh tế trong văn hóa đề gắn văn hóa với hoạt động kinh tế, khai thác tiềm năng kinh tế, tài chính hỗ trợ cho hoạt động văn hóa Đồng thời, xây dựng chính sách văn hóa trong kinh tế để chủ động đưa các yếu tố văn hóa thâm nhập vào các hoạt động kinh tế - xã hội
1.23 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 22hóa truyền thống, ảnh hưởng tới su phat triển bền vững của đất nước Chủ động tham gia hội nhập và giao lưu văn hóa với các quốc gia để xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đồng thời góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến văn hóa theo hai xu hướng: Ä⁄Zô/ mặt nó "gdp phan nang cao trình độ tư duy khoa học của xã hội công nghiệp, thê hiện ở việc phố biến các giá trị văn hóa cơng nghệ văn hóa thông tin cùng các hoạt động và loại hình văn hóa mới phục vụ cho việc nâng cao đời sống tỉnh thần của nhân dân và qua đó, góp phần làm giàu thêm, phong phú thêm các giá trị văn hoá Việt Nam truyền thống Á⁄ZZ/ khác, nó cũng đang đặt ra trước dân tộc ta những thách thức lớn trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống Về phương diện này, có thể nói, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là làm thế nào để nền văn hóa dân tộc vừa có thể tiếp thu được các giá trị thời đại, tĩnh hoa văn hố nhân loại, vừa có thể giữ được bản sắc dân tộc vốn có; tiếp tục phát triển trong sự giao lưu với cộng đồng thế giới mà khơng bị hồ tan, khơng bị nhấn chìm vào các nền văn hóa khác hoặc trở thành “cái bóng mờ” của dân tộc khác, nền văn hoá khác [27: 514]
Trang 23lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước Đó là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái: khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống Bản sắc văn hóa dân tộc cịn đậm nét cả trong hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo” [12: 57-57] Chính nhờ sức mạnh của những giá trị truyền thống đó mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao thử thách khắc nghiệt, chiến thắng thiên tai, dich hoa dé tén tai và phát triển được như ngày nay Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc trước hết 1a bao vệ, kế thừa và phat trién những giá trị tinh thần cao đẹp đó
Giao lưu văn hóa là một vấn đề có tính quy luật trong quá trình tồn tại, phát triển của văn hóa dân tộc, đặc biệt trong hội nhập quốc té với sự tác động của các quá trình tồn cầu hóa như hiện nay Trong quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và văn hóa, cùng với việc xuất hiện những loại hình văn hóa mang
tính tồn cầu thì việc bảo tồn, phát triển và phát huy nhiều loại hình văn hóa
dân tộc là một phương châm rất quan trọng, có tầm ảnh hưởng sống còn đến tương lai phát triển của văn hóa Việt Nam
1.3 Tầm quan trọng của việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái trong giai đoạn hiện nay
Nói đến văn hố là nói đến dân tộc, một dân tộc đánh mất truyền thống
Trang 24Kế thừa và phát huy là một nguyên tắc căn bản trong quy luật phát triển
của mọi sự vật hiện tượng Mọi sự phát triển luôn là sự phú định có kế thừa
Trong quá trình đó những mặt tích cực, tiến bộ được giữ lại, kế thừa và phát triển trong sự ra đời của cái mới Đối với lĩnh vực văn hóa cũng vậy! Những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp ln được giữ gìn và phát huy Tuy nhiên, truyền thống văn hóa của dân tộc là một mảng của kiến trúc thượng tầng, chúng không cứng nhắc, không thể là cùng một khuôn mẫu trong các thời đại khác nhau Do vậy khi thời đại thay đối thì chúng cũng phải thay déi, bé sung cho phù hợp với thời đại mới
Việc kế thừa, phát huy phải mang tính chọn lọc, thiết thực, phù hợp với điều kiện, thời đại Bởi vì khơng phải mọi truyền thống văn hóa đều phù hợp với mọi thời đại và đều được các thành viên trong cộng đồng chấp nhận, phát huy, không phải tất cả mọi giá trị văn hóa đều là nhân tố nội sinh đề thúc đây sự phát triển xã hội mà ngược lại Có những giá trị trong thời này là động lực nhưng khi ở thời đại mới nó lại ngăn cản, kìm hãm sự vận động đi lên của xã hội Ngoài ra, chúng ta không thê ôm đồm kế thừa tất cả mọi nét văn hóa của dân tộc Thái từ thời xa xưa đến nay được mà kế thừa những nét văn hóa đặc trưng dù đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, sự kiểm chứng của thời gian nhưng những giá trị ấy vẫn giữ nguyên được những cái hay, tốt đẹp nhất và trở thành những giá trị mà khi chúng ta nhìn vào đó có thê hình dung nó là nét đặc trưng của văn hóa Thái chứ không phải của dân tộc khác
Trải qua quá trình di cư, tụ cư nhóm người Thái đã di cư đến các vị trí dia lý khác nhau để sinh sống: Lào, Thái Lan, Việt Nam trong quả trình đó nhóm người Thái đã giao lưu với biết bao luồng văn hóa, họ vừa tiếp thu vừa gìn giữ những đặc trưng của họ, dù họ sinh sống ở các miền địa lý khác nhau song họ vẫn giữ được cái nét đặc trưng riêng của nhóm người Thái nói chung khơng thể lẫn với các dân tộc khác được Tuy nhiên, trong những năm gần
Trang 25hóa, xã hội của nhóm người Thải có nhiều biến đổi theo cả hai chiều Xu hướng tồn cầu hóa, quốc tế hóa, nền kinh tế thị trường (với những quy luật của nó) đã đi sâu vào tất cả mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và nhóm người Thái ở huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An cũng chịu sự tác động của các nhân tố này Bên cạnh những mặt tốt đẹp tiến bộ mà chúng đem lại thì mặt tiêu cực của chúng cũng làm ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội và đặc biệt là ảnh hưởng tới các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái nơi đây Cùng với xu hướng chung đó, trên thực tế đã và đang diễn ra sự mai một về bản sắc văn hóa dân tộc dưới sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, và một điều khá tệ hại hơn là tâm lý không thay duoc cai hay cai dep, than thương của dân tộc mình mà thờ ơ, chạy theo luồng văn hóa khác Nếu khơng có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống văn hóa dân tộc thì sẽ như Cam Trọng, Bản \ường- một cấu trúc xã hội truyễn thống Thái Báo cáo khoa học trình bày tại Đại hội quốc tế Thái học lần thứ IV tại Chiềng Mai- Thái Lan,
1996 trang 144 đã khẳng định “Cứ thờ ơ như hiện nay thì văn hóa chắc chắn
sẽ bị chôn vùi vào quá khứ”
Giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái là kế thừa những nét văn hóa có ý nghĩa tích cực thúc đây sự phát triển của cá nhân và xã hội Vì vậy, nói giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc Thái ở Qùy Châu hiện nay thì trước hết phải xuất phát từ yêu cầu
thực tế của từng địa phương mà lựa chọn để có thể đưa ra những phương
hướng và giải pháp khả thi trên thực tế
Trang 26Vậy từ những truyền thống văn hóa dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu thì
cần được bảo tồn và giữ gìn, phát huy những giá trị nào trong giai đoạn hiện nay? Như ở trên đã nói truyền thống văn hóa của người Thái thì rất nhiều song khơng phải tất cả các truyền thống ấy đều là những giá trị tốt đẹp cả, phù hợp với thời đại nhất là trong giai đoạn hiện nay và chúng ta không thể tham lam, ôm đồm tất cả gia tài mà ông cha ta ngày xưa sáng tạo ra đề đến tương lai được mà điều quan trọng nhất là chúng ta phải xác định được những giá trị nào cần thiết và những truyền thống nào cần phải loại bỏ cho phù hợp với thực tế Phải bảo tồn vì chúng là những tài sản vô giá nhưng dần bị mai một nếu khơng có những biện pháp thích hợp như chữ Thái Lai Tay, các điệu hát dân gian còn việc giữ gìn, phát huy thì tất cả các giá trị văn hóa truyền thống là sản phẩm đặc trưng của người Thái còn phù hợp với thời đại thì cần phải giữ gìn và phát huy, mặt khác những yếu tố cô hủ, lạc hậu, ngăn cản sự phát triển của xã hội thì cần phải loại bỏ
1.4 Đặc trưng văn hóa của dân tộc Thái
Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc trưng, khơng lẫn với bất kỳ đặc trưng dân tộc khác được Văn hóa của cộng đồng người Thái gồm có bốn nét đặc trưng cơ bản sau:
1.41 Đặc trưng hệ sinh thái nhân văn
Trang 27quan trọng làm nên tính khác biệt giữa nhóm cộng đồng người Thái với nhóm dân tộc khác
1.42 Đặc trưng hệ thống kỹ thuật trong sản xuất và và trong cuộc sống Người Thái trong quá trình lao động sản xuất và trong cuộc sống đã tích lãy được hệ thống kỹ thuật riêng trên cở sở điều kiện tự nhiên cho phép, gắn liền với nguồn tài nguyên, chủ yếu dựa vào tài nguyên sẵn có Người Thái
được biết đến với hệ thống thủy lợi “Mướng, phái, lái, lìn” đặc trưng trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp lúa nước, đặc biệt hình ảnh cái “cọn nước” (guéng quay) 1a hình ảnh đầy nét sáng tạo, độc đáo Trong kỹ thuật thiết kế xây dựng nhà cửa của người Thái không phải dùng đến một mẫu sắt nào trong thiết kế xây dựng Thay vào những cái đinh đóng là cả một hệ thống dây chằng, buộc, thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt tre, giang, mây và một số loại vỏ cây chuyên dụng Trong kỹ thuật nấu nướng của người Thái cũng vậy, nguyên liệu gắn VỚI nguồn động, thực vật sẵn có, song với kỹ thuật riêng
họ lại làm nên những món ăn dân giã, đậm chất mà khi nhắc đến nó người ta
biết ngay là sản phẩm của người Thái như cơm lam, hò moọc, chẻo 1.43 Đặc trưng trong hệ thông thiết chế xã hội
Văn hóa Thái trong đặc trưng này thể hiện ở cơ cấu gia đình hạt nhân phụ hệ phụ quyền và tổ chức bản mường
Gia đình hạt nhân là tế bào kinh tế- xã hội của người Thái, là mơ hình gia đình phố biến nhất của người Thái từ trước đến nay Nỗi trội trong gia đình người Thái là sự bảo lưu tàn dư mẫu hệ trong chế độ gia đình quyên cha, trong đó đặc biệt xem trọng chế độ quyền cậu Trong gia đình, quyền quyết định các vấn đề đều thuộc về người chồng, người cha nhưng vai trò của người phụ nữ vẫn có chỗ đứng vững vàng trong gia đình Đây chính là ưu điểm của xã hội Thái trong vấn đề bình đẳng nam nữ cần được kế thừa, phát huy
Trang 28chức đảm nhiệm chức năng văn hóa mang đầy đủ màu sắc dân tộc, mọi phong tục tập quán, lối suy nghĩ, sinh hoạt về cơ bản đều thống nhất Bản là lực lượng chính trong tất cả các công việc chung của cộng đồng như việc hiếu, việc hi, hỗ trợ các hoạt động cho tất cả các thành viên trong ban Ban là một đơn vị quan lý kinh tế xã hội đưới cấp Mường Đứng đầu Bản ngày xưa có là 7ạo hoặc là Quan và giúp việc cho Tao la Chđ (còn gọi là Trưởng bản thì mãi sau này), họ là những người biết chữ Thái và am hiệu các phong tục tập quán của tộc mình
Mường của người Thái bao gồm nhiều Bản hợp thành Là tổ chức chính quyền mang đậm nét đặc trưng của người Thái ở nước ta Là tô chức xã hội dựa trên quan hệ lãnh thô và sở hữu, có đường ranh giới rõ rệt mang tên đất mường Tổ chức xã hội của Ä⁄Zờng theo mô hình vịng trịn đồng tâm Mỗi Mường có Châu Mường là người đứng đầu và cai quản chung, dưới Châu Mường là các Tạo, Quán cai quản các Bán, làm cho xã hội Thái ngày xưa vận động theo một trật tự nhất định Từ sau ngày giải phóng, xã hội Thái hịa chung cùng với chính quyền cả nước mới thiết lập theo chính quyền các cấp từ trên xuống, làm cho cấu trúc Bản Mường của người Thái khơng cịn nghĩa nguyên gốc nhưng người Thái vẫn sử dụng Bản Mường (Ban Mương) làm tên gọi đơn vị hành chính của địa phương
1.44 Đặc trưng về hệ thống tư tưởng và trì thức của dân tộc
Đặc trưng này thể hiện ở các nội dung ngôn ngữ, chữ viết, văn học, âm nhạc nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng
Về ngơn ngữ: Người Thái có ngơn ngữ riêng, có chung cội nguồn với ngơn ngữ của các nhóm Tày, Nùng, Lào, Lự, B6 Y, San Chay ở Việt Nam và tiếng Lào, Thái Lan, tiếng Choang, tiếng Thái ở miền Nam Trung Quốc
Tiếng Thái có đặc điểm: là thứ tiếng có khá nhiều vùng thơ ngữ, có âm tiết và
Trang 29phú có thể biều hiện được mọi sắc thái tình cảm, sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội
Chữ viết: Dân tộc Thái là dân tộc có tiếng nói và sớm có chữ viết riêng Theo cuốn Quam Tô Mương (Kê chuyện Bản Mường) thì chữ Thái Đen dịng Tạo Xuông, tạo Ngần ở đất Mường Lò (nay thuộc Văn Chấn, Thị xã Nghĩa Lộ,
Yên Bái) đã có từ thế kỉ XI Tuy nhiên, do người Thái ở các vùng, miền khác
nhau nên chữ Thái ngoài các đặc điểm chung thì mỗi vùng chữ Thái sẽ khác nhau chút ít Về cơ bản, chữ Thái có 2 loại: viết theo hàng ngang, đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, giống với chữ Thái ở Thái Lan, chữ Thái ở Lào
Đây là loại chữ Thái phố biến ở phía Bắc nước ta gọi là chữ Lai- Xứ, còn loại
chữ viết theo hàng dọc, đọc từ trên xuống dưới, từ phải qua trải, từ trang trước ra trang sau gọi là Lai- Tay Loại chữ này phố biến ở vùng phú Qùy, Nghệ An
Văn học: Cùng với sự ra đời của chữ Thái, văn học người Thái chia thành:
+ Văn học dân gian: Người Thái có một kho tàng văn học phong phú với đầy đủ các loại hình văn học dân gian như: câu đố, tục ngữ, đồng dao, truyện cổ tích, truyện thần thoại, truyện thơ
- Những truyện kê vê việc xuống Mường, khai phá đất đai, xây dựng Bản Mường Ý nghĩa và nội dung loại truyện này là giải thích được nguồn gốc phi tín ngưỡng ban đầu, là những bài học đơn giải về nhận thức vũ trụ, con người, nhận thức mn lồi, đồng thời cũng là những bài ca khắng định sự có mặt của con người, bài ca lao động để chế ngự thiên nhiên và sức sống của con người trên trái đất Đó là hình tượng nghệ thuật vừa hiện thực, vừa siêu nhiên, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, có sức hấp dẫn mạnh mẽ, làm ta say mê tự hào
Trang 30Vi dụ như: “Nằm hày bướn ha, đắm na bướn hốc” Dịch nghĩa là : Tria nai tháng năm, cấy lúa tháng sáu
Hay câu: “ Khâu phai bờ dù năm phơ non, Mọn mon bờ dụ năm phơ
chạn” Dịch nghĩa: “Lúa bông không ở với kẻ hay nằm, Tơ tằm không ở với
kẻ lười nhác”
+ Văn học ghi chép thành văn: Bao gồm các tác phẩm về lịch sử xã hội như tác phẩm Kế chuyện Bản Mường (Quam Tô Mương), các tác phâm ghi chép về luật lệ bản mường các phong tục, tập quán của người Thái (Luật tục Thái ở Việt Nam): những tác phâm văn học bằng thơ như tập thơ thiên tình ca Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) Các tác phẩm này là tài sản vô giá góp phần to lớn, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa Việt Nam
Âm nhạc- nghệ thuật:
Âm nhạc: Người Thái cũng rất thích ca hát, các làn điệu hát của người Thái bao gồm: khắp, xuối, nhuôn, ọn Người Thái hát khi có cuộc vui, khi uống rượu cân, thi hát hai phe nam nữ, có nhiều người đến xem Nam nữ đến tuổi yêu đương thường dùng những làn điệu này để trao đối tâm tư, tình cảm với nhau những khi đi trên đường, gặp nhau bên suối, làm việc trên nương ray, tại các lễ hội như “khắp bào xao” (hát giao duyên của thanh niên nam nữ); “khắp xư” (ngâm thơ): “khắp xống khươi” (hát tiễn chàng rê): “khắp tỏn khươi tỏn pợ” (hát đón rễ, nàng dâu): “ khắp au phua, au mia” (hat lay vợ lay chồng — hát trong đám cưới), xuối lấy củi, xuối uống rượu
Khi hát những làn điệu này, người Thái thường phối hợp với các nhạc cụ như pì, sáo, tiêu Trong các lễ hội thường kết hợp choi trống, chiêng, Joong tạo thành âm thanh mang chất lễ hội của người Thái
Trang 31họ hoàn toàn tự do trong việc thực hiện các đường viền cong để tạo ra các đường tròn, uốn lượn, làm cho họa tiết trang trí của người Thái thêm phần đẹp muôn hình, mn vẻ xứng đáng làm nền cho sự đóng góp của văn hóa cộng
đồng tộc người vào hội họa Việt Nam nói chung Người Thái được biết đến với
các điệu múa xòe, múa sạp Dường như múa xòe đã trở thành một trong những biểu hiện đặc trưng văn hóa cụ thể, thật sự đậm đà bản sắc dân tộc Thái
Tín ngưỡng, tơn giáo: Người Thái có tín ngưỡng dân gian, đa thần, họ không theo một tôn giáo nghiêm ngặt nào như đạo Thiên chúa, đạo Hồi, đạo Phật Tín ngưỡng của họ chưa phát triển thành tôn giáo riêng nhưng họ cũng không chịu ảnh hưởng hay du nhập vào mình các tơn giáo khác Người Thái thường thờ thần, ông bà tổ tiên, thần sông, thần núi, thần đất, thờ thần mường trời (xơ then), thờ những người có cơng trong xây bản dựng mường
Trên đây là bốn đặc trưng cơ bản nhất văn hóa của tộc người Thái ở nước ta Nền văn hóa Thái khơng phải là nền văn hóa khép kín, đứng im, tự thỏa mãn mà nó ln vận động biến đối nên các đặc trưng đó cũng phải luôn vận động phù hợp với các xu thế của xã hội và sự vận động này bao gồm cả sự giao lưu, giao thoa, tiếp xúc với các nền văn hóa khác ảnh hưởng từ bên ngồi Chính sự giao lưu đó góp phần khẳng định các giá trị nào là xứng đáng là đặc trưng, nếu quả trình giao lưu, tiếp xúc có sự chọn lọc hiệu quả thì sẽ làm cho các giá trị văn hóa, các đặc trưng văn hóa Thái được bé sung, làm mới lam nên văn hóa Thái phong phú hơn, rực rỡ hơn Ngược lại, nếu thỏa mãn với những gì đã có hoặc q trình giao lưu, tiếp xúc mà khơng chọn lọc thì các giá trị văn hóa đặc trưng sẽ có nguy có biến mất nếu khơng có biện pháp khắc phục kịp thời Lúc đó, con người cịn nhưng văn hóa đã mt
Trang 32ban lĩnh dé giữ gìn bản sắc văn hóa của chúng ta nếu khơng thì chính chúng ta
đã tự đánh mắt đất nước
Kết luận chương 1
Mỗi dân tộc đều có nét truyền thống văn hóa riêng, nước ta có hơn 50 dân tộc anh em, mỗi một dân tộc là một sợi chỉ màu đệt thành tắm thảm sắc màu rực rỡ của văn hóa Việt Nam và chúng ta mỗi công dân Việt Nam luôn tự hào về điều đó Văn hóa dân tộc Thái ở Việt Nam là một sợ chỉ màu rực rỡ với những đặc trưng riêng mang đậm tính nhân văn đã góp phần làm lung linh sắc màu văn hóa Việt Nam Cùng với các xu hướng vận động và phát triển của lịch sử nhân loại, các giá trị văn hóa truyền thống cũng ít nhiều có nhiều biến chuyền Một mặt, các xu hướng đó tạo điều kiện thúc đây cho tất cả mặt kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển mạnh mẽ, nhưng đồng thời nó cũng tạo ra thách thức to lớn đối với đất nước chúng ta đặc biệt là vấn để văn hóa Trong giai đoạn hiện nay, truyền thống văn hóa dân tộc Thái nói chung ở nước ta và
của dân tộc Thái ở huyện Quy Châu, tỉnh Nghệ An nói riêng có nhiều vấn đề
Trang 33Chương 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOA TRUYEN THONG CUA DAN TOC THAI
O HUYEN QUY CHAU, TINH NGHE AN
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên- xã hội huyện Qùy Châu, tỉnh
Nghệ An
2.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Quỳ Châu
2.1.1.1 Vé vi tri địa lý
Quy Châu là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ
An, cách thành phố Vinh 145 km Qùy Châu có diện tích tự nhiên là
105.765,63ha chiếm khoảng 10% tông diện tích tồn tỉnh Nghệ An Có toạ độ địa lý: 19°06-19%47' vĩ độ Bắc, 105°54 - 105” 17 kinh độ Đơng Qùy Châu
có địa giới hành chính như sau:
Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Quế Phong
Phía Tây Nam Giáp huyện Tương Dương
Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hố
Phía Đơng giáp huyện Nghĩa Đàn
Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Quỳ Hợp và Con Cuông
2.1.1.2 Vé dia hình
Diện tích của huyện Qùy Châu không lớn song khá phức tạp bởi đổi núi chiếm tới 3/4 diện tích tự nhiên Là một thung lũng nằm trong thêm lục
địa cổ, có hoạt động núi lửa nên địa hình Qùy Châu rất phức tạp Đặc điểm
địa hình huyện Qùy Châu được thê hiện qua các yếu tố: độ cao, độ đốc và một số địa hình tiêu biểu
Vùng đất này tập trung chủ yếu các dãy núi loại thấp chạy theo hướng
Tây Bắc - Đơng Nam Địa hình núi ở Qùy Châu chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, núi cao chiếm tỷ lệ không đáng kê Địa hình có độ cao >1.000m
Trang 34thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và một khu nhỏ ở phía Bắc Quy
Châu Núi Pù Xén có đỉnh Pù Cô Lô cao nhất Qùy Châu (1.124m) Ngoài ra cịn có các đỉnh núi khác (đỉnh Pù Huống: 1.056m: Pu Khạng: 1.085m, Pù Quan: 1.000m) Những dãy núi này thường có các sườn dốc rất lớn, và bị nhiều dòng chảy chia cắt Độ dốc lớn nhất hầu hết nằm ở thượng nguồn hai hệ thống
sông suối Nậm Gươm và Nậm Huống thuộc hai xã Châu Hoàn và Diên Lãm
2.1.1.3 Khi hau
Quy Chau nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới bán cầu Bắc, ô gió mùa
châu Á, tiểu khí hậu Bắc Trung Bộ với đặc điểm chung là nhiệt đới ẩm gió
mùa, có hai mùa: mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh (mưa ít) từ tháng I1 đến tháng 3 năm sau: xen giữa hai mùa chuyển tiếp: lạnh sang nóng (tương ứng mùa xuân ở vùng ôn đới) và nóng sang lạnh (tương ứng mùa thu ở vùng ôn đới)
Mùa hạ chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam bi biến tính rất khơ và nóng, mùa đơng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc lạnh, có mưa phùn Qùy Châu cũng đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết miền Tây Bắc Nghệ An nên có những đặc trưng riêng về các yếu tố thời tiết Rét đến sớm và mùa khô hanh thường kéo dài
2.1.1.4 Hệ thống sơng ngịi
Ở Qùy Châu có hai sơng chính là sông Hiếu và sông Hạt:
Trang 35lượng nước 2.13kmẺ, ứng với lưu lượng trung bình năm 71,6 mỶ⁄s, mơđun dịng chảy trung bình năm 44.3 l⁄s/km”
Đoạn sông Hiếu chảy qua huyện Qùy Châu khá dốc, nhiều thác, ghềnh nhỏ: thác Đũa, thác Tạt Ngoi, khe Nậm Pông khá đẹp, có nguồn cá lớn và có khả năng làm thủy điện phục vụ cho sản xuất và đời sống của đồng bào nơi đây
- Sông Hạt
Sông Hạt là một nhánh lớn của sông Hiếu, bắt nguồn từ dãy núi cao của huyên Thường Xuân- Thanh Hóa đồ vào sơng Hiếu tại xã Châu Tiến- Qùy Châu Sơng Hạt có chiều dài 23km, diện tích lưu vực 20km” lưu lượng dòng chảy trung bình 2,85mỶ⁄s, độ dốc trung bình 0,03% Sơng Hạt có vai trị cung cấp nước tưới cho vùng lúa trọng điểm của huyện ở các xã Châu Tiến, Châu Bính
Qùy Châu cịn có hàng chục sông suối nhỏ khác nhau trong hệ thống sông Hiếu tạo thành hệ thống cấp nước tự nhiên cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
2.1.1 5 Thổ nhưỡng, tài nguyên khoáng sản Thổ nhưỡng
Tống diện tích đất tự nhiên của Qùy Châu là 105.765,63ha (số liệu
thống kê tính đến ngày 31/12/2007) trong đó:
- Đất nơng nghiệp là 81.844.87ha chiếm 77.39% diện tích tự nhiên Qùy
Châu
- Đất lâm nghiệp có diện tích 76 189.99ha
- Đất chưa sử dụng có 21.400,68ha, chiếm 20,23% tơng điện tích
-Dat phi nơng nghiệp có 2.520.08ha, chiếm 2,38% tổng diện tích tự nhiên
Tài nguyên khoáng san
Quỳ Châu là huyện miền núi giàu tài nguyên khoáng sản: chủng loại phong phú, có nhiều loại quý hiếm:
- Đá quý Rubi: Tại xã Châu Bình đá quý phân bồ trên diện tích khoảng
Trang 36- Vàng: Theo đánh giá sơ bộ mỏ vàng gốc Tà Sỏi có trữ lượng khoảng 8 tấn (chiếm 40% trữ lượng vàng toàn tỉnh) Riêng vùng trung tâm huyện đã đánh giá sơ bộ có trữ lượng khoảng 2,6 tấn, chất lượng tốt Ngoài ra cịn có vàng sa khống trên sơng Hiếu, đoạn chảy qua Châu Tiến, Châu Hạnh, Khe Tần tại Châu Hội và trên sông Quàng đoạn chảy qua Châu Thắng
- Angtimon tai ban Ta Soi, x4 Châu Hạnh có trữ lượng khoảng 40ha - Đá xây dựng tại các xã Châu Hạnh, Châu Tiến, Châu Bình, diện tích
758ha
- Sét nguyên liệu làm đồ sứ tại xã Châu Hạnh Loại tài nguyên này ở Quỳ Châu có khả năng cung cấp nhu cầu cho các huyện khác trong tỉnh
- Quặng Bauxit tại khe Bắn, xã Châu Hạnh, diện tích khoảng 2,9ha - Quặng sắt tại xã Châu Bình và Châu Hội [31: 21]
Động, thực vật tự nhiên - Về thực vật
Diện tích rừng của Quỳ Châu đứng thứ 4 sau Tương Dương, Con Cuông và Quế Phong nhưng độ che phủ đứng đầu tỉnh Nghệ An: năm 2009 là 74% Rừng ở Quỳ Châu có nhiều gỗ quý: sa mu, trai, lim, sến, nghiến, táu, dối Các loại cây dược liệu có: hồi sơn, thiên niên kiện, sa nhân Qué la
đặc sản của Quỳ Châu (Nhất qué Quy, nhi qué Thanh)
Quỳ Châu có nguồn thực vật, động vật phong phú và đa dạng Thực vật rừng có 84 họ, hơn 500 loài, trong đó gần 400 lồi có giá trị kinh tế cao và có đầy đủ đặc trưng của rừng nhiệt đới
Trong tổng diện tích đất có rừng ở Quy Châu là 65.456.61 ha rừng tự
nhiên: 5.323,70 ha rừng trồng: 5.409,68 ha rừng khoanh nuôi, phục hồi
- Về động vật
Trang 37hiém Hién nay, da dang sinh hoc giam sut nhiều, một số loài có nguy cơ tuyệt chúng cao (voi, bị tót ) đo mắt rừng và nạn săn bắn trái phép
2.12 Hệ thống hành chính
Hiện nay, hệ thống hành chính của huyện Quỳ Châu gồm: 1 thi tran va 11 xã Do vị trí địa lí phức tạp như trên nên Quỳ Châu được chia thành 4 vùng, có những đặc điểm sinh thái, kinh tế khác nhau:
+ Vùng I (vùng trên) gồm 4 xã: xã Châu Tiến, xã Châu Bính, xã Châu
Thuận, xã Châu Thắng với tông diện tích tự nhiên là 24.930 ha, dân số trên 1,4 vạn người, đây là vùng trồng lúa lớn nhất của huyện
+ Vùng 2 (vùng trung tâm) gồm 1 xã và I thi tran, đó là: xã Châu Hạnh
và thị trấn Quỳ Châu Có tổng diện tích là 13.957 ha, dân số trên I vạn người + Vùng 3 (vùng dưới) gồm 3 xã: Châu Hội, Châu Bình, Châu Nga Tổng diện tích tự nhiên là 33.179ha, dan số trên 1,6 vạn người
+ Vùng 4 (vùng trong) gồm 3 xã: Châu Phong, Châu Hoàn và Diên
Lãm Có tổng diện tích tự nhiên là 35.614ha, dân số trên I vạn người
2.13 Dân cư và sự phân bố dân cư
Quỳ Châu là huyện có diện tích rộng 1.057,65 km” chiếm 6,49% tổng
diện tích của tỉnh Nghệ An, với diện tích đó Quỳ Châu đứng thứ 6 sau các huyện: Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Con Cuông, Thanh Chương Dân
số của huyện năm 2010 là 53.910 người, chiếm 1,8% tổng dân số toàn tinh,
đứng thứ 19 trong tổng số 20 đơn vị hành chính của tỉnh Nghệ An Mật độ dân số của Quỳ Châu thấp hơn mức trung bình của tỉnh Năm 2009 mật độ dân số trung bình của tỉnh là 177 người/km trong khi đó ở Quỳ Châu là 49.8 ngudi/km? Quỳ Châu là một trong những nơi tụ cư chính và được coi là cái nôi
của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc Nghệ An Hai dân tộc sinh sống chủ yếu
6 Quy Chau la người Thái chiém 74,43% dan sé va người Kinh là 25,27% dân
Trang 38Bình: 44,9%, Châu Tién: 30,8% dân số Ngoài ra, ở Qùy Châu cịn có các dân tộc anh em khác sinh sống như: Tày, Mường, Thổ, Khơ Mú, Gia Rai
Bảng 1: Các dân tộc ở huyện Qùy Châu năm 2009
Đơn vị tính: Người An TA Tổng số 1 Dân tộc Tổng số Nam Nữ 1 Kinh 11.604 5.981 5.623 2 Tay 40 18 22 3 Thai 40.890 20.474 20.416 4 Mường 22 9 13 5 Hoa (Han) 1 1 - 6 Nùng 2 1 1 7 Hmông 2 1 1 8 Dao 1 - 1 9 Gia Rai 1 1 - 10 San Diu 1 - 1 11 Thổ 67 30 37 12 Kho Mu 5 4 1
13 Bru Vân Kiều 1 - 1
Ngn: Phịng Thống Kê huyện Qùy Châu, tháng 4 năm 2009
Dân số ở huyện Quỳ Châu phân bố không đồng đều giữa các vùng, các khu vực, giữa thành thị và nông thôn Vùng trung tâm là vùng có mật độ dân
số cao nhất (năm 1995 là 74.1 người/km”, năm 2009 là 84.3 ngườikm”?)
Khoảng cách chênh lệch nhau về phân bố dân cư giữa các vùng là 2,8 lần Sự
phân bố dân cư không đồng đều về mật độ dân cư ở Quỳ Châu gây ra nhiều
khó khăn về nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và nguồn lao động Những nơi có điều kiện về tự nhiên thì mật độ dân
Trang 3921.4 Dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu
Qua các di chi Khảo cô học, Dân tộc học, tài liệu của chữ Thái cô
cho thấy Quỳ Châu là quê hương lâu đời của người Thái Kết luận này cũng đồng nhất với quan điểm của Viện Dân tộc học trong cuốn Các đân tộc ít
thiểu số ở Liệt Nam (1978) và cuỗn Sổ tay các dân tộc Việt Nam (1999) Các
tài liệu cho rằng sự có mặt của dân tộc Thái ở vùng núi Nghệ An nói chung và ở Quỳ Châu nói riêng rõ nhất là vào thời Trần và thời thuộc Minh khoảng từ
thế kỷ XIII đến thế kỷ XV Sử cũ đã ghi vào thời thuộc Minh có Cầm Quý
làm tri châu Ngọc Ma, khi Lê Lợi đem quân vào Nghệ An, Cầm Quý đã đem toàn bộ dân binh gia nhập nghĩa quân Từ thế kỷ XIV trở đi vùng phủ Quỳ tiếp tục tiếp nhận sự chuyển cư từ Tây Bắc, Thanh Hoá, Lào sang Các cuộc
chuyển cư này kéo dài đến tận thế kỷ XVIII- XIX làm cho vùng đất này trở
thành trung tâm của người Thái ở miền Tây Nghệ An
Người Thái ở Quỳ Châu không gọi Thái Đen, Thái Trắng như ở Tây Đắc mà người Thái chỉ phân biệt theo các nhóm địa phương với những căn cứ về nguồn gốc lịch sử của họ Khi chúng tôi khảo sát một số người Thái ở huyện Quỳ Châu về tên gọi phân theo Thái Đen hay Thái Trắng thì ít người biết được, còn hỏi theo nhóm thì lại nhận thức rõ Tay Mương hay Tay Thánh Theo cách gọi đó người Thái ở Quỳ Châu được chia thành ba nhóm:
- Nhóm Tày Mường hay cịn gọi là Tay Chiêng, Tay Dọ và chủ yếu là Thái Trắng, có mặt sớm nhất so với các nhóm Thái khác ở vùng miền Tây Nghệ An Các nguồn tài liệu cho thấy nhóm dân cư này đã lập bản, dựng mường tại vùng đường 7 vào khoảng thế kỷ XIII- XIV
Ở vùng Quỳ Châu cũ, nhóm Tày Mường đã đến lập bản, tạo mường đầu tiên tại Mường Tôn (Mường Noọc- Châu Kim, Quế Phong) Ngồi ra,
cịn có hai trung tâm khác là Kim Tiến tức là Châu Bính, Châu Tiến ở huyện
Trang 40- Nhóm Tay Mười: có nguồn góc tại Mường Muỗi, một vùng trung tâm
của người Thái Đen ở Tây Bắc thuộc xã Chiêng Pắc, xã Thuận Châu, tỉnh Sơn
La, di cư đến Nghệ An muộn hơn vào khoảng nửa đầu thế kỷ XV Bộ phận dân cư này buộc phải chuyển vào Thanh Hoá, Nghệ An cư trú vì Lê Lợi khi đem quân lên chinh phạt Đèo Cát Hãn một chủ đất ở Mường Muối đã cùng với Kha Lại (bầy tôi phản nghịch của Ai Lao), chống đối, quấy nhiễu dân chúng vùng biên giới Mùa xuân năm Nhâm Tý 1432, Lê Lợi phải thân chính đánh châu Ninh Viễn, Kha Lại chết, Đèo Cát Hãn lần trốn, nhà vua đạt châu Ninh Viễn là châu Phục Lễ nay là tỉnh Lai Châu Sau khi bình định được họ Déo, nhà vua đem tù binh vé dang 6 thai miéu và quyết định cho di dời một bộ phận cư dân ở Mường Muối vào Thanh Hố, Nghệ An Nhóm Mường Muối khi vào Nghệ An, vẫn tự gọi mình theo tên quê hương cũ, nhưng do tiếp xúc cách phát âm của các cư đân quanh vùng nên Muôi đọc lệch là Mười
- Nhóm Tay Thánh còn được gọi là Man Thanh hay Tay Nhại, chủ yếu là Thái Đen, sống xen kẽ với nhóm Tay Mường Theo Đặng Nghiêm Van: “nhóm Tay Thánh gồm hai bộ phận Thái (một nhóm Thái Đen) Mường Thanh xưa thuộc châu Ninh Biên, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá (nay thuộc Điện Biên- Lai Châu) Nhóm này di cư vào Nghệ An muộn hơn, cách ngày nay khoảng 200- 300 năm, phần đông họ đi qua đất Lào rồi mới vào Nghệ An” [42: 27] Một số khác có đi qua hoặc từ vùng Thanh Hoá vào Nghệ An Vì nhóm này di cư đến muộn hơn nên phải sống xen ghép với nhóm Tay Dọ đã di cư đến từ trước đó Lúc đầu họ có địa vị thấp hơn trong xã hội, là dân “ngụ cư” (pay cư), tuy nhiên cũng có một số người đứng đầu nhóm Tay Thánh vẫn trở thành những chủ vùng đất nhỏ và lập nên các mường riêng