1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc thái ở huyện yên châu, tỉnh sơn la trong giai đoạn hiện nay

56 524 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 808,25 KB

Nội dung

Những giá trị văn hóa là thước đo trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc “Một dân tộc thiếu văn hóa chưa phải là một dân tộc thật sự hình thành, một nền văn hóa không có b

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và gửi lời

biết ơn chân thành nhất tới cô giáo – Thạc sĩ Giáp Thị Dịu, giảng viên khoa Lí Luận

Chính Trị, trường Đại học Tây Bắc người đã hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng khoa học, Ban chủ nhiệm khoa Lí Luận Chính Trị, thư viện trường Đại học Tây Bắc và các bạn sinh viên lớp k52 Đại học giáo dục Chính Trị trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện, động viên và khuyến khích em trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin trân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về tài liệu để phục vụ cho đề tài: phòng dân tộc huyện Yên Châu, phòng Văn Hóa huyện Yên Châu

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 05 năm 2015

Tác giả:

Hà Đức Anh

Trang 2

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3

3.1 Mục đích nghiên cứu: 3

3.2 Nhiệm vụ: 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu: 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu: 3

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3

5.1 Cơ sở lý luận: 3

5.2 Phương pháp nghiên cứu: 4

6 Đóng góp khoa học của luận văn 4

7 Ý nghĩa của luận văn 4

8 Kết cấu của luận văn 4

CHƯƠNG 1: BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY NÓ 5

1.1 Bản sắc văn hóa của dân tộc Thái 5

1.1.1 Một vài nét về lịch sử dân tộc Thái 5

1.1.1.1 Lịch sử tộc người Thái 5

1.1.1.2 Người Thái ở Yên Châu 6

1.1.2 Văn hóa của dân tộc Thái 6

1.1.2.1 Văn hóa và bản sắc văn hóa 6

1.1.2.2 Văn hóa của dân tộc Thái 8

1.1.2.3 Bản sắc của văn hóa dân tộc Thái 22

1.2 Tính tất yếu khách quan của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái 23

1.2.1 Tính tất yếu khách quan của việc kế thừa 23

1.2.2 Sự cần thiết phải kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong giai đoạn hiện nay 25

Trang 4

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI Ở YÊN CHÂU TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 27

2.1 Thực trạng của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở huyện Yên Châu tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay Nguyên nhân của nó 27 2.1.1 Thực trạng của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Yên Châu tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay 27 2.1.2 Nguyên nhân của thực trạng 36 2.2 Giải pháp nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Yên Châu tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay 39 2.2.1 Một số định hướng lớn 39 2.2.2 Một số giải pháp cơ bản 42 2.2.2.1 Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, xây dựng cơ sở vật chất của văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở Yên Châu 42 2.2.2.2 Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt động văn hóa 43 2.2.2.3 Nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc Thái ở Yên Châu 43 2.2.2.4 Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao làm công tác văn hóa 44 2.2.2.5 Nâng cao ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng dân tộc Thái ở Yên Châu 45 2.2.2.6 Lập kế hoạch cụ thể, toàn diện và lâu dài cho công tác gìn giữ, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Yên Châu 46 2.2.2.7 Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác quản lý văn hóa nói chung; sự quản lý của các cấp chính quyền trong công tác quản lý các di sản văn hóa nói riêng của đồng bào dân tộc Thái ở Yên Châu hiện nay 47

KẾT LUẬN 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và với sự phát triển của xã hội Con người ra đời cùng với văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa Văn hóa của một dân tộc trước hết thể hiện ở bản sắc của dân tộc ấy Bản sắc dân tộc thể hiện trong hệ giá trị của văn hóa dân tộc, nó biểu hiện và định hướng cho

sự lựa chọn trong hành động của con người Những giá trị văn hóa là thước đo trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc “Một dân tộc thiếu văn hóa chưa phải là một dân tộc thật sự hình thành, một nền văn hóa không có bản sắc dân tộc thì nền văn hóa ấy không có sức sống thật sự của nó” [3.16]

Những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra lôi cuốn tất cả các nước trên thế giới Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác không thể không tham gia vào xu thế đấy Kinh tế thị trường với những ưu điểm và mặt trái của nó, có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa của dân tộc Thái ở Yên Châu Bên cạnh những giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống của người Thái, còn có những yếu tố không còn phù hợp với sự phát triển của thời đại Trước sự tác động của cơ chế thị trường, của mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Thái nói chung, và người Thái ở Yên Châu nói riêng đang bị mai một, pha trộn, lai căng, không còn giữ được bản sắc Vấn đề khác quan trọng hơn cả, đó là chúng ta đang phấn đấu để

có được sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, các vùng miền trên cả nước Để đạt được điều này phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó văn hóa chiếm vai trò, vị trí hết sức quan trọng, không thể có bình đẳng dân tộc nếu như không giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta, bởi lẽ: "Vấn đề dân tộc là vấn

đề văn hóa, đừng tìm vấn đề dân tộc ở chỗ khác" [7.10]

Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, để đóng góp phần công sức nhỏ bé vào mục tiêu của cả nước nói chung, và huyện Yên Châu nói riêng, tôi chọn

vấn đề “Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La Trong giai đoạn hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp của mình

Trang 6

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu dưới góc độ bản sắc văn hóa có những tác phẩm tiêu biểu như:

"Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc", Huy Cận, Nxb Chính trị Quốc gia, 1994

"Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam", PGS Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, Nxb Thành phố

Hồ Chí Minh, 2001 "Bản sắc văn hóa Việt Nam", Phan Ngọc, Nxb Văn học, 2002

"Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) "Bản sắc văn hóa dân tộc", Hồ Bá Thâm, Nxb Văn hóa

Thông tin, 2003

Nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái có các công trình:

“Nghệ thuật trang phục Thái”, Lê Ngọc Thắng, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội,

1990 "Văn hóa Thái Việt Nam", Cầm Trọng, Phan Hữu Dật, Nxb Văn hóa Dân tộc,

Hà Nội, 1995."Bản Mường - một cấu trúc xã hội truyền thống Thái, Báo cáo khoa học

trình bày tại hội nghị quốc tế Thái học lần thứ 4, Chiềng Mai - Thái Lan, (10-1996),

Cầm Trọng Đề tài khoa học KX.03.97: "Nghiên cứu văn hóa Bản dân tộc Thái Đen, trên cơ sở đó đề xuất nội dung, giải pháp xây dựng mô hình Bản văn hóa", 1999, UBND tỉnh Sơn La "Vài nét về người Thái ở Sơn La", Vì Trọng Liên, Nxb Văn hóa

Dân tộc, Hà Nội, 2002

Nhìn chung: Các công trình, tác phẩm đều đã đi vào khai thác những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa; văn hóa các dân tộc thiểu số; văn hóa của dân tộc Thái ở nước ta Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người Thái (nói chung), người Thái ở Yên Châu (nói riêng) nhằm giới thiệu về người Thái; những nét đặc sắc - cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc Thái Một số đề tài, công trình cũng đề cập tới vấn đề bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái nhưng mới chỉ đề cập một cách chung chung hoặc đi sâu tìm hiểu một số nét văn hóa cụ thể; đã đề cập đến thực trạng và một số giải pháp cho sự phát triển văn hóa các dân tộc Tây Bắc nhưng cũng chỉ là những giải pháp mang tính định hướng chung cho các dân tộc thiểu số; chủ yếu nghiên cứu về văn hóa dân tộc Thái ở góc độ văn hóa, chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ triết học, chưa bàn nhiều tới vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái một cách khái quát

Vì thế tôi chọn tôi chọn đề tài “Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân

Trang 7

đi sâu để thấy rõ hơn được bản sắc văn hóa đân tộc Thái, và trong quá trình hiện đại bị ảnh hưởng hưởng như thế nào đến bản sắc văn hóa của dân tộc Để nêu ra những giải pháp phương hướng kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thái hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở làm rõ thực trạng kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái hiện nay (qua thực tế ở huyện Yên Châu), luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ:

Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau:

Một là, làm rõ bản sắc văn hóa của dân tộc Thái và tính tất yếu khách quan của

việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái

Hai là, đánh giá thực trạng vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái

ở Tây Bắc hiện nay (minh họa bằng các số liệu, thực tế khảo sát ở huyện Yên Châu)

Ba là, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và đề ra một số giải pháp cơ bản, nhằm

kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc Thái ở Yên Châu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là văn hóa dân tộc Thái ở huyện Yên Châu tỉnh Sơn La, trên góc độ triết học

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài không trình bày toàn bộ các vấn đề thuộc về văn hóa của dân tộc Thái ở Yên Châu mà chủ yếu khai thác một cách có hệ thống, ở khía cạnh triết học những giá trị văn hóa tạo nên "Bản sắc văn hóa" của dân tộc Thái ở Yên Châu nhằm kế thừa và phát huy nó trong giai đoạn hiện nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận:

Thực hiện đề tài này, chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa và chính sách phát triển văn hóa, nhất là quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức

xã hội; đồng thời có tham khảo một số công trình nghiên cứu

Trang 8

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgíc; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch, điều tra, so sánh nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đặt ra

6 Đóng góp khoa học của luận văn

Đề tài góp phần làm rõ thêm những nét đặc sắc của tộc Thái ở Yên Châu; phân tích và hệ thống hóa các giá trị văn hóa của dân tộc Thái dưới góc độ triết học Qua

đó đưa ra những giải pháp cơ bản và thiết thực nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Yên Châu trong giai đoạn hiện nay

7 Ý nghĩa của luận văn

Đề tài giúp phần nào thấy được tầm quan trọng của bản sắc văn hóa của dân tộc Thái nói chung và dân tộc Thái ở huyện Yên Châu nói riêng, và khẳng định ý nghĩa những giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa và kế thừa nó

Đề tài có thể làm tài liệu nghiên cứu cho việc hoạch định chính sách và quản lý văn hóa ở Yên Châu

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Đề tài gồm 2 chương, 4 tiết

CHƯƠNG 1: Bản sắc văn hóa của dân tộc thái tính tất yếu khách quan của việc

kế thừa và phát huy của nó

CHƯƠNG 2: Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dan tộc Thái ở

Yên Châu tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay

Trang 9

CHƯƠNG 1 BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN

CỦA VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY NÓ 1.1 Bản sắc văn hóa của dân tộc Thái

1.1.1 Một vài nét về lịch sử dân tộc Thái

Theo truyền thống, Thái Đen và Thái Trắng có tục thờ Mẹ - Cha gắn với biểu tượng thần linh Rồng - nước và Chim - cạn trong cúng Mường chéo ngược như sau: Mường Thái Đen thờ: Mẹ - Rồng - nước > < Cha - Chim - Cạn

Mường Thái Trắng thờ: Mẹ - Chim - Cạn > < Cha - Rồng - Nước

Điều này cho thấy mối liên giữa văn hóa biểu tượng cội nguồn giữa người Thái với truyền thuyết thủy tổ người Việt (Kinh): “Mẹ thủy tổ người Kinh là bà Âu Cơ thuộc giống Tiên (Chim lạc) ở đất, và Cha thủy tổ là ông Lạc Long Quân thuộc loài Rồng - nước (Thủy tộc (biển) Bà Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con trai, khi khôn lớn thì năm mươi con trai theo cha xuống biển và năm mươi con trai theo mẹ về núi” [12 23] Từ đây, ta có thể hình dung được bức tranh về sự hình thành, và phát triển văn hóa cội nguồn của hai nhánh Người thuộc nhóm nói tiếng Thái có liên hệ với Người Việt (Kinh) trong lịch sử hàng ngàn năm hình thành và phát triển:

Trong khi Mẹ thủy tổ hay thần Mẹ của nhánh người Thái Trắng ở cùng nhóm

nữ với bà Âu Cơ trong tập đoàn người mang biểu tượng Chim - cạn thì Mẹ thủy tổ, hay thần Mẹ của ngành người Thái Đen sẽ ở nhóm Nữ của tập đoàn người có đại diện nhóm Nam là ông Lạc Long Quân mang biểu tượng Rồng - nước Ngược lại, Cha thủy

Trang 10

mang biểu tượng Rồng Nước thì Cha của nhánh Thái Đen sẽ ở nhóm Nam có đại diện nhóm Nữ là Bà Âu Cơ trong tập đoàn người mang biểu tượng Chim - cạn [24]

Dân tộc Thái chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh lại chia thành nhiều nhóm

khác nhau:

Lịch sử phát triển của người Thái theo con đường dích dắc qua hàng ngàn năm, nhưng với người trong nhóm nói tiếng Thái vẫn giữ mạch tư duy văn hóa lưỡng phân, lưỡng hợp để tưởng nhớ quê cha đất tổ xa xưa nhất

1.1.1.2 Người Thái ở Yên Châu

Vào thế kỉ thứ XIII, tương đương với thời kì người thái di cư từ nước Lào sang địa bàn Mường Sang (Mộc Châu), Yên Châu có tên gọi là Mường Vạt Khi ấy, trung

tâm Mường Vạt đóng ở Chiêng Khoóng (nay thuộc tiểu khu 5 thị trấn Yên Châu) nên

Mường Vạt còn có tên gọi là Chiềng Khoóng Ngoài ra, Mường Vạt cong có cách giải

thích nữa: Theo cuốn Người thái ở Tây Bắc Việt Nam của Cầm Trọng, người thái ngày

xưa theo Đạo Phật Phật tiếng thái gọi là Vạt Người Thái ở Yên Châu người ta gọi là Thay Vạt Trung tâm Mường Vạt là bản Mương Vạt nên có thể gọi Vạt tức là người tứ đất Phật (Vạt) và theo đạo Phật (Mường Vạt là mường của người từ đất Phật sang)

Dân tộc Thái chia thành nhiều nhánh:

Thái Đen (Thay Đăm): Cư trú hầu hết ở các xã trong huyện như: Chiềng Dông,

Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Viêng Lán, Sặp Vạt, Chiềng Khoi, Chiềng Hặc, Mường Lựm, Phiêng Khoài, Chiềng On, Yên Sơn và Thị trấn Yên Châu

Thái Trắng: (Thay Đón hay Thay Khao) Cư trú chủ yếu ở 2 xã: Tú Nang, Lóng

Phiêng

1.1.2 Văn hóa của dân tộc Thái

1.1.2.1 Văn hóa và bản sắc văn hóa

- Văn hóa: Là khái niệm được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội, thuật ngữ này

không những có nhiều nghĩa trong ngôn ngữ hàng ngày mà cả trong các ngành khoa học khác nhau Tuy nhiên, việc xác định nội hàm của nó cũng còn nhiều ý kiến, vì thế trên thế giới hiện nay có tới hàng trăm cách định nghĩa về văn hóa Song, về cơ bản đều thống nhất coi văn hóa

là những gì mà con người sáng tạo để hình thành nên các giá trị, các chuẩn mực xã hội trong quá trình lao động, hoạt động thực tiễn Các giá trị chuẩn mực đó tác động, chi phối, điều chỉnh đời sống tâm lý, hành vi, đạo đức và các hoạt động trên mọi lĩnh vực có sự hiện diện

Trang 11

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người đã sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở, mặc và các phương thức sử dụng, toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [11 431]

Ở Việt Nam, khi luận bàn về văn hóa của dân tộc thường được hiểu theo hai nghĩa, hai cấp độ khác nhau: ở phạm vi hẹp, văn hóa dân tộc đồng nghĩa với văn hóa của một tộc người, văn hóa dân tộc hoặc văn hóa tộc người tộc danh, là một chi tiết của văn hóa nói chung Phạm vi rộng, văn hóa dân tộc là văn hóa chung của cả cộng đồng tộc người (Nation) sống trong cùng một quốc gia

Giá trị văn hóa: “là cái dùng để căn cứ vào đó mà xem xét, đánh giá, so sánh nền văn hóa của dân tộc này với nền văn hóa của dân tộc khác, là cái để xác định bản sắc văn hóa của một dân tộc, những nét đặc thù về truyền thống, phong tục, tập quán, lối sống của một dân tộc trên nền tảng các giá trị chân, thiện, mỹ” [20.19]

Có thể nói, giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng, dân tộc như là “mật mã di truyền

xã hội” của tất cả các thành viên sống trong cộng đồng, dân tộc đó, đã được tích lũy lắng đọng trong quá trình hoạt động của mình Chính quá trình đó đã hình thành nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc họ Cộng đồng sẽ bền vững khi nó trở thành dân tộc Yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhất của một nền văn hóa, bởi: “Nói đến văn hóa là nói đến dân tộc; một dân tộc đánh mất truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc thì dân tộc ấy sẽ mất tất cả” [21.13] Một dân tộc đánh mất bản sắc văn hóa, dân tộc ấy đã đánh mất chính mình, một nền văn hóa có tính dân tộc, là nền văn hóa mang đầy đủ bản sắc của dân tộc Chính vì vậy, việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc, là vấn đề có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự tồn vong của mỗi dân tộc

Trang 12

và phi vật thể Các giá trị văn hóa này ra đời gắn với chính điều kiện môi sinh mà dân tộc ấy thích nghi và phát triển qua các giai đoạn phát triển khác nhau của một dân tộc Những giá trị văn hóa ấy, cho dù có trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử nó không những không mất đi, mà cùng với thời gian, nó còn tiếp nhận những cái hay, cái đẹp, cái phù hợp của văn hóa các dân tộc khác làm phong phú, đặc sắc hơn cho văn hóa dân tộc mình, làm cho nó là nó chứ không phải là cái khác Khi nói đến một trong những nét đặc trưng văn hóa ấy, người ta có thể dễ dàng nhận ra đó là dân tộc nào mà không cần phải gọi tên

Bản sắc văn hóa là một sức mạnh, là sức mạnh nội tại của dân tộc Nó là hạt nhân năng động nhất trong toàn bộ tinh thần sáng tạo truyền từ đời này qua đời khác Bản sắc văn hóa làm cho một dân tộc luôn là chính mình:

Một dân tộc qua các biến cố lịch sử một lúc nào đó, một thời đại nào đó có thể mất độc lập, bị người ngoài đô hộ nhưng nếu dân tộc ấy vẫn giữ được tiếng nói của mình, vẫn giữ được vốn văn nghệ dân gian, vẫn giữ và phát triển được bản sắc văn hóa của mình, thì dân tộc ấy vẫn nắm chắc trong tay chìa khóa của sự giải phóng, chìa khóa của tự do, độc lập [2 48]

“Bản sắc văn hóa dân tộc” là tổng hòa những khuynh hướng cơ bản trong sáng tạo văn hóa của một dân tộc, vốn được hình thành trong mối liên hệ thường xuyên với điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thể chế, các hệ tư tưởng…trong quá trình vận động không ngừng của dân tộc đó” [6 37]

Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gồm nhiều loại hình, nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều sắc màu, nhiều mức độ và quy mô khác nhau, tạo nên giá trị to lớn là nền tảng bền vững của bản sắc dân tộc Nguồn nuôi dưỡng vô tận tâm hồn và đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Đây là kho của cải vô giá, di sản vô cùng quý báu của văn hóa Việt Nam Việc nhận diện đúng về bản sắc văn hóa mỗi dân tộc và các dân tộc thành viên là việc làm hết sức có ý nghĩa Bởi lẽ, việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phải có sự chặt chẽ, hài hòa và thực hiện theo định hướng, đường lối của Đảng, Nhà nước và ý thức dân chủ tự nguyện của nhân dân

1.1.2.2 Văn hóa của dân tộc Thái

Nói đến văn hóa của dân tộc Thái là ta nói đến hệ thống những giá trị văn hóa do chính cộng đồng tộc người đó tạo ra và là sản phẩm của con người bao gồm nhiều lĩnh

Trang 13

đã trình bày ở phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ trình bày những giá trị văn hóa đặc trưng thuộc về văn hóa của dân tộc Thái:

Trước hết, nói đến văn hóa của dân tộc Thái là phải nói đến một loại hình văn hóa thung lũng Bởi lẽ, với những đặc điểm đặc thù về điều kiện tự nhiên của miền

Tây Bắc đã hình thành nên một nền văn hóa tương ứng, đó là loại hình văn hóa thung lũng

Nói đến văn hóa thung lũng, nghĩa là muốn nói đến mối quan hệ giữa tộc người này với môi trường sinh sống là thung lũng lòng chảo Điều này cũng nói lên khả năng thích nghi của con người với tự nhiên bằng văn hóa của mình Văn hóa thung lũng của dân tộc Thái có các đặc trưng sau:

Cảnh quan địa lý là những thung lũng lòng chảo lọt vào vùng núi cao, rừng sâu, dầy khe, vực, sông suối cắt xẻ địa hình Khí hậu hai mùa rõ rệt

Vùng sườn dốc nằm ở vành đai của các lòng chảo thì làm nương theo các phương pháp phát, đốt, chọc lỗ, tra hạt, có tác dụng bổ sung vào hệ thống trồng trọt Đây là đặc trưng chủ yếu nhất trong toàn bộ hệ thống văn hóa thung lũng của dân tộc Đây là nền văn hóa tiền công nghiệp, được hình thành từ lao động tự cung tự cấp, chưa đạt tới trình độ trong đó chứa đầy chất men cần thiết để kích thích sự phát triển

xã hội

Tóm lại, người Thái là một trong những dân tộc có khả năng thổi vào tự nhiên một

sức sống mới khác với tự nó Khả năng ấy chính là chiều dầy của văn hóa phát triển thành truyền thống Giờ đây, khi mà khoa học phát triển mạnh và thì liệu có thể giữ gìn và phát huy được dòng truyền thống này không Điều này còn phụ thuộc vào khả năng phát huy bản lĩnh và bản sắc dân tộc đã tạo ra được các mô hình thích nghi mới trong hệ sinh thái nhân văn của mình

- Các giá trị văn hóa vật chất:

+ Văn hóa nông nghiệp: Sống với điều kiện tự nhiên môi sinh có nhiều điểm đặc

thù cho nên, định hướng tác động trong khai thác tự nhiên truyền thống của người Thái

là đồng ruộng lòng chảo và nương rẫy trên sườn núi Hàng ngàn năm nay, dân tộc này

đã có những biện pháp dẫn thuỷ nhập núi điền, đúc rút được tập quán làm thuỷ lợi bằng biểu tượng ngôn ngữ (điều mà không phải bất cứ cộng đồng người làm ruộng nào cũng làm được) Người Thái có bốn chữ nói lên bốn giải pháp: Mương, Phai, Lái, Lin Yếu tố đầu tiên trong văn hóa mưu sinh của tộc người Thái là việc làm ruộng nước, nó

Trang 14

trở thành động lực phát triển lịch sử cộng đồng tộc người theo mạch vừa tụ cư, vừa định cư, lan tỏa chung cho cả nhóm nói tiếng Thái

Giải pháp nước (văn hóa Thủy lợi) được người ta đặt lên hàng đầu trong việc làm ruộng nước

+ Công cụ lao động: Trong sáng tạo văn hóa trên cánh đồng lòng chảo và làm

nương rẫy trên các sườn dốc, dân tộc này chỉ cần có bốn công cụ kép có lưỡi kim loại là: Dao (mịt hay pạ), rìu (khoan), cày (thay), và mai (lủa)

Từ rất lâu dân tộc này đã coi con dao là công cụ lao động quan trọng bậc nhất trong việc tạo ra những giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa vật chất Có nó, người ta lấy gỗ, tre dựng nhà ở, tạo ra các công cụ và vật dụng cho sinh hoạt hàng ngày, dùng

để chế biến thức ăn, phát cây cỏ, làm nương rẫy Trong cung cách làm ăn ấy, dao được xem như công cụ vạn năng hầu như lúc nào cũng được người chủ mài sắc

Cày và Mai là công cụ không thể thiếu được trong sản xuất trên đồng áng của

dân tộc Thái Theo truyền thống, cày và mai là công cụ lao động của nam giới vì cho

rằng đây là công việc nặng nhọc, phụ nữ kiêng không sử dụng công cụ này Ngoài dao, rìu việc làm nương còn có các công cụ khác như chiếc cuốc, vách, thuổng Công cụ để gieo hạt là chiếc gậy vót nhọn để chọc lỗ tra hạt Trong quá trình làm ruộng còn có chiếc bừa, theo cách làm ăn xưa thường làm bừa răng gỗ Công cụ thu hoạch gồm có: liềm, nhíp, néo, ván đập lúa và quạt đan tay bằng tre, nứa

+ Nhà ở: Theo truyền thống thì người Thái ở nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa…lợp

bằng cỏ tranh Họ hiểu, không chỉ riêng dân tộc mình ở nhà sàn, nhưng ở trong tâm thức vẫn coi đây như một trong những nét văn hóa của dân tộc mình Điều này được

biểu hiện trong câu tục ngữ: “nhà Thái - nhà có gác - đầu hồi có cột” Nhà sàn của

người Thái không phải dùng đến một mẩu sắt nào trong thiết kế xây dựng Thay vào những cái đinh đóng là cả một hệ thống dây chằng, buộc, thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt tre, giang, mây và một số loại vỏ cây chuyên dụng Để nối các cột kèo, người ta dùng những đòn dầm xuyên suốt các lỗ đục của các cột làm cho ngôi nhà rất chắc chắn, đủ sức chống nắng, mưa, gió, bão Nếp nhà sàn là một đơn vị không gian chứa đựng tế bào của xã hội Đó có thể là một gia đình nhỏ gồm một cặp vợ chồng và con cái chưa đến tuổi trưởng thành, cũng có thể là tổ hợp gia đình lớn có từ hai cặp vợ chồng trở lên và đàn con cháu của họ Dù gia đình nhỏ hay lớn, đều có một sự thống

Trang 15

nhất cộng đồng tộc người trong giải pháp nội thất xử lý phân chia mặt bằng thành khái niệm:

Phân đôi không gian dọc theo chiều đòn nóc thành hai phần Tục ngữ Thái có

câu “đầu gối đất, chân kề nước” quy định tập quán nơi ngủ thống nhất quay đầu về sườn núi, đó cũng là “mé đầu” hay “phía trên” của thân nhà; duỗi chân về phía cánh đồng hay dòng suối, sông con, đây là “mé chân” hay “ phía dưới” Từ đó, nẩy sinh việc bố trí, sắp xếp thành một nửa là các gian ngủ của gia đình Trong nửa phía trên (đầu) chủ nhà bao giờ cũng nằm kề sát gian thờ tổ tiên, tục gọi là “ngủ cài hóng” Nếu

là gia đình lớn thì tiếp đó là gian ngủ theo thứ tự con cả đến con thứ…nửa phía dưới (chân) là nơi để tiếp khách, đặt bếp núc và giành cho sinh hoạt ban ngày

Phân đôi bổ ngang theo chiều quá giang Một bên là cầu thang dẫn lên lan can đi

vào cửa chính bên hồi để vào nội thất Đầu tiên sẽ thấy “phía trên” có gian thờ tổ tiên

như được giấu kín trong buồng có vách ngăn - hóng; đối diện ở phía dưới có khoang

gọi là “gian cửa sổ tựa” để ngồi tựa hóng mát, tiếp khách lạ và quý, đọc và viết lách khi cần thiết Giữa nhà, nơi giáp với chân chỗ ngủ của chủ nhà thường đặt thêm một bếp để sum họp gia đình Nửa này tính từ phía giữa gian nhà đổ về phía lan can hồi

được gọi là “quản”, quy định giành chủ yếu cho các sinh hoạt đàn ông Một bên cầu

thang dẫn lên sàn phơi và nơi đặt nước dùng Sàn phơi là nơi để thanh thiếu nữ ngồi kéo sợi, làm vải và là nơi ngồi tâm tình cùng người yêu vào buổi tối Qua cửa chính vào nội thất ở “phía dưới” sẽ tiếp ngay với bếp ăn hàng ngày và đối diện về “phía trên”

là nơi trang điểm và sinh hoạt của phái đẹp - gọi là “cửa sổ gương” Nửa này tính từ giữa nhà đổ về phía sàn phơi gọi là “chan” quy định giành chủ yếu cho các sinh hoạt đàn bà, gắn với công việc nội trợ

+ Vải vóc và các biểu hiện văn hóa: Theo truyền thống của dân tộc Thái, theo

phân công tự nhiên thì việc làm ra vải là lao động chủ yếu của nữ giới Tập quán, xã hội Thái đã rèn luyện cho người phụ nữ một tay nghề làm vải rất tài hoa, là con gái Thái thì không được phép ngừng tay làm vải và phải đạt tới trình độ tinh xảo như câu

tục ngữ: “xấp đôi tay đã thành hoa văn, ngửa bàn tay đã thành hoa lá” Nếp sống xưa

cho rằng: Biết làm vải thì mới là phụ nữ, bằng không thì cho dù người phụ nữ đó dù có chăm chỉ mọi việc khác đến đâu, cũng bị xã hội cho là chây lười, thường thì không ai muốn lấy làm vợ Người đàn bà sành nghề làm vải thì được bản mường tặng danh hiệu

“Đàn bà tám cạnh sắc nét”

Trang 16

Trong văn hóa dân tộc Thái, vải vóc chứa đựng bốn khái niệm:

Thứ nhất, nó được coi như vật tượng trưng cho phái đẹp Người Thái có câu thành

ngữ “thân hình cao thanh, óng ánh trong, tựa giải lụa”, và cái nết của người đẹp đó là:

“Vui làm vui ăn Vui quay xa thành sợi Vui kéo sợi ươm tơ”

Thứ hai, nó là vật dùng trong suốt cả cuộc đời một con người

Thứ ba, vải vóc là vật tượng trưng cho sự giàu sang trong xã hội Trong cuộc

sống thường ngày, người ta coi vải vóc là sản phẩm quý Tuy giá trị của nó kém vàng, bạc, châu báu nhưng xét về yếu tố xã hội chứa trong nó, thì các sản phẩm này có giá trị như nhau Bởi thế, hiện tượng coi tiền bạc hơn phúc đức cha, mẹ mới bị dư luận lên án mạnh mẽ

Thứ tư, vải vóc là văn hóa kỹ thuật mà người sản xuất phải trải qua quá trình hiểu

biết mới làm ra được Bởi việc làm ra vải là cả một quá trình dài có thể chia làm hai giai đoạn chính trong đó bao gồm nhiều những công việc khác nhau: Trước hết là trồng bông và từ bông dệt thành vải Sau đó là công đoạn nhuộm sợi cũng rất phức tạp

và cầu kỳ Tấm thổ cẩm là một dải vải hoa văn dày, màu sắc tươi mát, phong phú, trong đó, màu đỏ đóng vai trò chủ đạo được nhuộm bằng cánh kiến nấu pha với nhựa cây rừng

Khung cửi Thái không thể dệt được vải khổ rộng quá 50 cm, cách đo vải thì tính bằng đốt tay, nắm tay, khuỷu tay, một bên sải và sải tay Cứ 4 sải thì được một đơn vị gọi là Chầu, 10 chầu một đơn vị gọi là Ton Khi đã có vải vóc, người phụ nữ Thái lại phải đảm bảo biến các nguyên liệu này thành sản phẩm tiêu dùng, đáp ứng các yêu cầu khác nhau của đời sống Điều này đòi hỏi ở họ có sự hiểu biết để thể hiện làm sao cho mỗi thành phẩm có thể chứa đựng được bản sắc văn hóa dân tộc mình

+ Trang phục: Người khác dân tộc đã không sai khi đã nhận xét rằng, người Thái

là một cộng đồng tộc người biết mặc và mặc đẹp Trang phục của họ phân biệt theo giới; trang phục thường ngày với lễ phục; khi chết và để tang; lúc đi làm ngoài đồng, nương rừng với ở nhà; mùa nóng bức với những tháng đông lạnh giá trong năm; hai độ tuổi chưa thành niên với khi đã trưởng thành và khi nhắm mắt xuôi tay

Nam giới: Cách ăn vận truyền thống của nam giới dân tộc Thái là: Khi đã lớn thì

mặc quần ta, không dải rút mà khâu cạp để thắt dây lưng, quần chỉ có hai loại quần dài và quần đùi Áo thì có hai kiểu: thường ngày và lễ phục

Trang 17

Thường ngày, mặc áo cánh mang tên “mở lòng” có đính cúc hoặc khuy tết bằng dây vải, hai bên sườn giáp hông có đường xẻ để thân áo không bị bó sát vào người, ở đây người ta đính thêm vật trang trí, gọi là “quả chỉ” Mặt trước ta thấy túi ở mé dưới hai vạt Nếu là áo người Thái Đen thì có thể có hoặc không túi ngực bên trái, nhưng áo người Thái Trắng ở phía Bắc thì phải có Không phân biệt Thái Đen hay Thái Trắng,

bộ quần áo nam phục thường ngày thường là màu đen

Lễ phục, kiểu quần không đổi, nhưng người ta mặc áo dài, cắt theo kiểu xẻ nách tương tự như áo dài của người Kinh

Nữ giới: Trang phục nữ Thái đượm vẻ đẹp bản sắc văn hóa dân tộc Điều này

luôn chiếm ưu thế rõ rệt trong các nét văn hóa độc đáo của dân tộc Thái Nó không những đẹp về kiểu dáng mà hơn hết, nó còn làm tăng vẻ đẹp trời ban cho người phái nữ: “Y phục Thái nổi tiếng bởi sự hài hòa giữa cái che và cái phô ra, giữa cái giản dị

mà không kém phần lộng lẫy”[14 34] “Và cũng nhờ lẽ đó mà cụm từ “cô gái Thái”

đã trở thành ngôn ngữ biểu tượng văn hóa Việt Nam” [16 145] Đã là nữ giới đã trưởng thành thì mặc váy khâu liền (váy ống) dài chấm gót chân, không có màu nào khác ngoài màu đen Mép dưới ở bên trong lòng váy thì được táp một dải vải bề rộng

từ 3 - 4cm, màu phổ biến là đỏ, ngoài ra có thể là màu xanh, vàng, hoa nhưng tuyệt đối không phải là màu trắng Đầu váy có cạp, khâu bằng dải vải màu đỏ, trắng hoặc xanh, miễn không đồng màu đen với thân váy để khi mặc dễ nhìn thấy phần bắt buộc phải dùng dải thắt lưng phủ ở bên ngoài Dải cạp là để gập mép sao cho váy bó sát thân eo, làm đường thắt lưng nổi cộm rõ vòng eo

Nói đến bộ trang phục nữ, ta không thể không kể tới dải thắt lưng dệt bằng sợi tơ tằm có chiều dài hơn 2m Nó không chỉ là vật để thắt giữ váy xiết vào thân mà còn là chỗ

để tạo dáng thắt đáy lưng ong của phái đẹp Màu thắt lưng là tín hiệu xác định hai độ tuổi Nếu như ở tuổi niên thiếu đến tuổi 30 người ta dùng thắt lưng màu xanh, những lứa tuổi sau đó chuyển sang màu tím

Trang phục nữ Thái Đen còn có khăn Piêu màu đen, hai đầu có thêu những hoa văn hình kỷ hà bằng chỉ nhiều màu sắc có những chùm hoa vải tết hoặc thêu gọi là cút

Truyền thống cút piêu phải lẻ để xếp thành chùm 3, 5 để biểu thị sự trung thành của người đàn bà với chồng con (số lẻ là tượng trưng cho sự chung thủy và số chẵn là lứa đôi), không xếp chẵn vì cho rằng số chẵn đôi lứa rẽ hai ngả Nữ Thái trắng không chít khăn piêu mà thường mua khăn vuông len hoặc khăn bông trắng để cuốn

Trang 18

Kiểu tóc của phụ nữ Thái cũng phân biệt hai ngành đen và trắng Khi chưa

chồng, nữ Thái Đen búi tóc đằng sau gáy (khót phôm), khi có chồng thì búi tóc ngược lên đỉnh đầu để hơi nghiêng về phía bên trái (tằng cẩu) Chồng chết, trong thời gian để

tang thì búi ở lưng chừng giữa đỉnh đầu với gáy gọi là búi tóc kiêng, hết tang lại búi tóc ngược như khi chồng còn sống Nữ Thái trắng thì không dùng tóc làm tín hiệu báo

có hoặc không chồng mà chỉ búi đằng sau hay cuốn vấn trên đầu, nhưng không vấn bọc khăn như kiểu nữ người Kinh mà ở đằng sau, búi tóc được hạ xuống thấp để lăn đi lăn lại trên vai

+ Văn hóa ẩm thực:

Ăn: Trong tiếng Thái, lương thực gọi là Khảu (dịch sang tiếng việt là lúa, gạo,

cơm) Nếu như người Kinh cơm xôi (cơm nếp) là thứ ăn lót dạ hoặc dùng trong các nghi thức tập quán như cúng lễ, cưới xin thì người Thái coi xôi là cơm ăn thường ngày Đây là một nét đặc trưng và in đậm trong văn hóa tộc người Công thức ăn uống của người Thái là: xôi đồ chấm chẻo, măng rau đồ, thịt cá nướng, cơm lam, thịt - cá làm chua, lạp sống hoặc chín, gỏi, mọk…

Từ gạo chế biến thành cái ăn đã biểu hiện rõ bản sắc cộng đồng tộc người Cách

chế biến cổ xưa hơn cả là cơm nếp lam, cơm lam có mùi hương sắc đặc biệt và hương

vị thơm ngon bổ dưỡng

Lương thực chính là xôi nếp, nên dụng cụ bếp núc chính là ninh đồng hay chõ Chõ để xôi cơm thì lấy khúc thân cây gỗ để đục, và đồ rau thì làm bằng khúc cây bương Trong gia đình người Thái ninh đồng là một trong bốn thứ của gia truyền, và theo tập quán thì chiếc chõ còn là vật chứa đựng “điều cấm kỵ” Dùng với cơm xôi, người Thái có hệ thực phẩm được chế biến từ ba nguồn gọi chung: Rau, cá, thịt lấy trong thiên nhiên hoặc do con người sản xuất ra Ngoài ra, cá thịt thường được chế biến bằng cách nướng với các loại gia vị riêng tạo nên mùi vị thơm ngon, độc đáo riêng có của món ăn dân tộc Thái mà ai đã thưởng thức một lần thì không bao giờ quên

Uống: Người Thái đã biết uống trà từ rất lâu, nhưng đáng nói nhất là Rượu

Rượu là thức uống trong các dịp vui buồn và là vật tượng trưng của các nghi thức

Do đó, trong sinh hoạt cuộc sống, với ý nghĩa nào đó, dân tộc này đã xem nó như một nghi thức cần thiết ngang tầm với cơm Họ dùng rượu khi đón tiếp bà con và

Trang 19

lực, cuối cùng là tang ma Nhìn tổng thể một bản sẽ thấy không có ngày nào không

có người uống rượu, nên có thể coi đây là thức dùng quanh năm

Rượu Thái có hai loại chính - rượu cất (lảu xiêu), rượu cần (lảu xá) và hai loại

phụ Kỹ thuật làm rượu cũng rất công phu cầu kỳ, rượu làm ra rất thơm ngon (nổi tiếng

là rượu Mường Thanh, Điện Biên) Rượu cần và tục uống rượu cần là nét văn hóa rất độc đáo của dân tộc Thái, mà hầu như ai cũng hâm mộ Vị vừa ngọt, vừa cay và hăng, thơm khó quên Đồng bào mời rượu bằng những lời có cánh, bằng thơ, bằng hát và bằng cả tấm lòng mình

- Các giá trị văn hóa tinh thần:

+ Ngôn ngữ và văn tự: Người Thái là một cộng đồng tộc người có ngôn ngữ

riêng, có chung cội nguồn ngôn ngữ với tiếng nói của các dân tộc: Tày, Nùng, Lào,

Lự, Bố Y, Sán Chay ở Việt Nam; với tiếng Lào và Thái Lan; với tiếng Choang và tiếng Thái ở miền Nam Trung Quốc Về mặt cấu trúc ngôn ngữ, ta có thể thấy tiếng Thái nổi bật lên một số nét cơ bản như sau:

Đây là thứ tiếng phát triển, đã sớm hình thành ngôn ngữ văn học và có thể diễn đạt được sự vật tự nhiên, xã hội mà con người cần nhận thức Đương nhiên, để thực hiện điều đó người Thái đã du nhập, vay mượn các yếu tố ngôn ngữ sắc tộc khác Trong đó, có phần đóng góp của tiếng Việt hiện nay là quan trọng và chiếm tỉ lệ nhiều nhất Song, đây là một loại ngôn ngữ chưa được nghiên cứu một cách tường tận để có thể có được một nền ngữ pháp cũng như từ điển Do đó, ngôn ngữ Thái mới chỉ đạt ở trình độ văn hoá dân gian, chưa có được một nền ngôn ngữ bác học

Có ngôn ngữ, văn tự người Thái đã xây dựng được một nền văn hóa của mình Có thể coi đây là sự tổng kết quá trình tư duy các quá trình tự nhiên, xã hội bằng hình tượng của nghệ thuật ngôn ngữ, cấu tạo thành ba luồng cơ bản:

Văn học dân gian truyền miệng gồm: Các câu truyện thần thoại, giúp ta có thể

hình dung được về bức tranh lịch sử của dân tộc Thái Các câu truyện cổ tích mang nội dung đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người nghèo và kẻ giầu, giữa người lao động trí tuệ và kẻ ngồi mát ăn bát vàng và kết quả bao giờ cũng khẳng định sự toàn thắng của yếu tố thiện và người lao động chăm chỉ Thành ngữ, ngạn ngữ, tục ngữ và dân ca phát triển, ngôn ngữ Thái mới thoát khỏi chỉ có lớp từ vựng cơ bản để vươn tới tri thức văn học Theo cộng đồng tộc người này thì có văn hóa nghĩa là biết nói, biết

Trang 20

viết, sử dụng thành ngữ, ngạn ngữ, tục ngữ, dân ca hợp ngữ cảnh và ngược lại Bởi họ cho rằng: “ngôn ngữ là sự gạn lọc tinh khiết của tư duy”

Văn học được ghi chép thành văn: Khi nói đến văn hóa Thái không thể không nói

đến những pho sách cổ - tài sản vô giá không chỉ của dân tộc Thái mà của cả dân tộc Việt Nam Những pho sách cổ này nêu ba chủ đề lớn như sau:

Những tác phẩm nói về lịch sử xã hội, như cuốn sách nhan đề “Kể chuyện bản

mường” (Quăm tô mương) Tác phẩm này đã được dịch ra và xuất bản bằng tiếng Việt Cùng đó, còn có các tập thơ lịch sử nhan đề Dựng mường lớn (Phanh mương luông), Dựng mường nhỏ (Phanh mương nọi), đặc biệt là tập sử thi nổi tiếng nhan đề: Những

bước đường chinh chiến của cha ông (Táy pú xớc)…và rất nhiều những tập thơ như: Chống giặc cờ vàng (1873- 1880); Cuộc nổi dậy của người tù Sơn La do Cai Khạt đứng đầu (1911), Cuộc nổi dậy chống Pháp ở Sầm Nưa - Sơn La (1914 - 1916)… Những tác phẩm văn học bằng thơ rất nhiều Đến nay, đã có một số tác phẩm được biên dịch và xuất bản như Xống Chụ Xon Sao, Khun Lu Nàng ủa, Tán Chụ Xiết Xương là những tác phẩm rất nổi tiếng Trong đó, phải kể đến tập truyện thơ: Tình

Ca - tập thiên tình ca tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) không chỉ đạt đỉnh cao

trong loại hình văn học này mà cho cả nền văn học cổ điển Thái Việt Nam

+ Nghệ thuật: bao gồm có họa tiết trang trí và múa

Họa tiết trang trí bao gồm có: Họa tiết điêu khắc gỗ và đan mây, tre và họa tiết

trên vải Họa tiết điêu khắc gỗ thể hiện ở các họa tiết điêu khắc gỗ mang tên Khau Cút treo trên hai đầu hồi mái nhà sàn của một số nhóm Thái Xưa, đã có thời nhìn vào bộ trang trí này người ta biết được vị trí xã hội của chủ nhà Họa tiết điêu khắc còn thực hiện trên khung và tấm chắn cửa sổ và các họa tiết trang trí trên các mặt dụng cụ dùng

để làm thức đựng, đồ đựng Các mẫu hoa văn tuy nhiều hình, nhiều vẻ nhưng đều gọi

chung bằng một tên chung là hoa văn Ăm

Múa: Người Thái từ lâu đã nổi tiếng trong các điệu dân vũ Khi nói đến người

Thái, người Việt không mấy ai không hình dung các cô gái đẹp, trang phục hoàn

chỉnh, thanh cao, mềm mại, cuốn hút trong các điệu múa mang tên xòe của mình Và

như thế, múa xòe đã trở thành một trong những biểu hiện đặc trưng văn hóa cụ thể, thật sự đậm đà bản sắc dân tộc Thái Múa xòe vô hình chung trở thành sự thừa nhận mang tính truyền thống, đối với nền nghệ thuật của người Thái như một loại hình vũ

Trang 21

chia thành hai cấp độ: Múa tập thể dân dã mà tiêu biểu là múa xòe vòng; múa biểu diễn hay múa phong cách mà đặc trưng là sự phô trương tối đa vẻ đẹp của hình tượng văn hóa- cô gái Thái Việt Nam Có thể kể một số điệu múa phổ biến như: múa xòe, múa sạp, múa nón, múa chai, múa khăn, múa quạt…

+ Âm nhạc: Nhìn chung âm nhạc thái thể hiện bằng ba cách: Thanh nhạc, nhạc

Thanh nhạc Thái chia các loại hình cơ bản là: Khắp xư (còn gọi là hát chữ); Khắp

mo - dùng trong lễ nghi và diễn ca sử thi Táy Pú Xớc toát lên vẻ trang nghiêm, mạnh mẽ; Khắp chương - dùng cho giọng nam trung, nam trầm diễn các tập sử thi anh hùng ca; Khắp một - là tiếng Thái dùng để làm ma thuật chữa bệnh, loại hình thanh nhạc đã mang tính cảm thụ tôn giáo làm người nghe sùng bái các điều tín, và Khắp xe - hát

+ Tôn giáo, tín ngưỡng: Người Thái có ngôn ngữ và văn tự, có tư duy và văn hóa

nhưng không theo một tôn giáo nghiêm ngặt nào như đạo Phật, đạo Hồi, đạo Thiên chúa Vì xã hội người Thái ở Việt Nam nói chung, người Thái ở Yên Châu nói riêng không hình thành tư duy trên con đường đó mà theo một hướng riêng của mình Có thể nói, dân tộc Thái là dân tộc có tín ngưỡng đa thần Tín ngưỡng của người Thái chưa phát triển thành tôn giáo riêng nhưng họ cũng không chịu ảnh hưởng hay du nhập vào mình các tôn giáo khác Nằm trong phạm trù tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng dân gian Thái tập trung trong các trong các phong tục tập quán, lễ nghi xoay quanh sự thể hiện nhận thức về: đường sống, đường chết và đường thần linh

Đường sống: Nhận thức về đường sống theo tâm linh Thái được bắt đầu từ quan

niệm sinh ra con người Người mẹ đã nhận con của mình từ bà Then mang tên Me

Trang 22

Bảu, bà có khuôn chuyên đúc rồi dập thành hài nhi trai hay gái rồi giáng xuống đầu thai vào các bà mẹ ở cõi trần Mọi thủ tục chuẩn bị đường sống cho một con người đã hoàn tất ở cõi trời và theo mạch tâm linh ấy Tín ngưỡng người Thái cho rằng con người sống nhờ có linh hồn Họ quan niệm mỗi bộ phận cơ thể có một linh hồn và con người có tất cả có 80 linh hồn được chia thành hai nửa như câu ngạn ngữ: “30 hồn ở

mặt trước, 50 hồn ở mặt sau”, nhiều linh qui về một, mang tên hồn người ngụ ở đỉnh

đầu chỗ có chỏm xoáy tóc, vị trí đó đặt tên là đỉnh hồn Khi ở bên thể xác, hồn như

bóng nên gọi là kép bóng hồn, bóng hồn bao quanh thân thể như người mặc áo Tập

quán của người Thái, áo là vật tượng trưng cho linh hồn Cho nên, trong tất cả các lễ nghi tôn giáo, tín ngưỡng Thái, cạnh mâm cúng bao giờ cũng đặt áo của chủ hồn (thân chủ) Xưa nay, dân tộc này vẫn tin và thờ lực lượng siêu tự nhiên mà thuật ngữ Thái gọi là Phi (ma), tất cả các phi đều trú ngụ ở một thế giới gọi là Mường Phi (mường ma), mường ma được quan niệm như một thế giới vĩnh hằng bất biến Cách giải thích này trùng lặp với thuyết cho rằng linh hồn là bất tử Ngược lại là Mường Người thì tồn tại theo sự biến động theo từng thế hệ con người Linh hồn, lúc tách khỏi thân sống trở

thành bản thể riêng gọi là phi khoăn, dùng để chỉ khái niệm hồn hay linh hồn sống của

người, vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, như triết học gọi là vật linh giáo Chúng có thể tạm thời tách khỏi thể xác nhập cõi trời đất mà đường sống của thân chủ vẫn tồn tại Theo quan niệm tâm linh Thái, sự sống không có gì thiêng hơn linh hồn nên có những tập quán pháp kiêng kỵ, không được phép vô tình hay hữu ý vi phạm Tâm linh Thái cho rằng sự sống vốn do trời tạo ra và giáng xuống trần gian tạo thành người và ngược lại cái chết của con người lại bắt đầu từ trần gian trở về trời

Đường chết: Theo quan niệm tâm linh Thái, đường chết được giải thích phân

thành hai trường hợp: đường chết không bình thường và chết bình thường Theo đó,

linh hồn sau khi lìa thể xác đã tan, hóa thành phi (ma) ngụ ở nhiều vị trí khác nhau

trong cõi chết để rồi tiếp tục gây ra điều ác hay điều thiện ở cõi sống Nếp nhà sàn để ở

mang thêm tên tâm linh “nơi chứa dựng cái minh cái hồn của mình”, không gian tâm

linh đó được cộng đồng tộc người này thu nhỏ lại thành gian “hóng” của nếp nhà ở mỗi gia đình, nó trở thành chỗ hội tụ của tổ tiên để con cháu thờ phụng Do có quan niệm linh hồn bất tử, nên dân tộc này có tục thờ cúng tổ tiên, coi đó là tôn giáo tín ngưỡng chính

Trang 23

Đường thần linh: Về tâm linh: đường sống, đường chết còn có quan hệ khăng

khít với thần linh và không gian chứa đựng nó Với người Thái phi bản, phi mường (thần bản, thần mường) gộp lại được miêu tả thành ba phần:

Phần hồn trong không gian tâm linh mường

Phần chảu sửa trong không gian tâm linh mường

Phần thần, ma trong không gian tâm linh mường

Theo người Thái, vũ trụ có ba tầng: Tầng trên, phi ở có tên Mường Phạ (mường Bôn), ngoài ra còn có các vị Then nên còn gọi là Mường Then Tầng giữa, người ở có tên Mường Lum (tức cõi trần) và tầng ba là tầng dưới lòng đất của các loài phi nhỏ trú ngụ, khác với các phi ở tầng trên

Khi nói đến phong tục tập quán Thái, không thể không kể đến một trong những phong tục truyền thống đặc trưng của người Thái được thể hiện trong tục cưới xin Các đôi trai gái yêu nhau, khi đã quyết định đi đến hôn nhân thì sẽ tổ chức cưới Theo phong tục truyền thống người Thái thường tổ chức cưới 2 lần Lần thứ nhất cưới tại

nhà gái - còn gọi là “đoong khửn”, nhà trai mang đồ cúng, lễ vật đến nhà gái, sau đó

chú rể ở lại sinh sống tại nhà gái trong vòng 3 năm (tùy thuộc vào hoàn cảnh từng gia đình mà quyết định số năm ở rể) Người Thái quan niệm người con rể phải ở lại nhà gái làm lụng, để trả ơn bố mẹ vợ đã sinh ra và nuôi dưỡng cô dâu Hết thời gian ở rể,

nhà trai giết trâu, bò tổ chức cưới lần 2 “đoong lông” để đón cô dâu về nhà chồng, khi

đó cô dâu mới chính thức thuộc về gia đình nhà chồng Cưới xin phải qua các trình

tự: đi dạm (pay tộ), đi hỏi (pay tham), đám cưới đưa rể về nhà gái (sống khươi), lễ ghép chăn (sú phả), lễ búi tóc ngược cho cô dâu khi đã có chồng (tằng cẩu - với

người Thái Đen) Sau đó là lễ cưới chính thức, cuối cùng là lễ đưa dâu về nhà chồng mới hoàn thành các thủ tục hôn nhân Khi sinh con người Thái thường đặt tên con vào đầu tháng

Ngoài những nội dung nổi bật trên, văn hóa của người Thái còn thể hiện rất rõ trong các lễ hội truyền thống “Lễ hội ném còn” là nơi quy tụ nhiều chàng trai, cô gái từ nhiều bản mường lân cận, là cơ hội tốt để nhiều đôi trai gái làm quen với nhau

Cũng như các dân tộc khác, đồng bào Thái có nhiều hình thức sinh hoạt cộng đồng trong gia đình, trong bản, trong mường Đó là các lễ, tết, hội hè của dân tộc

như tết Kin tón ú vào ngày mồng 5 tháng 5, Kin trết xíp xí vào ngày 14 tháng 7 âm

Trang 24

lịch Đó là tục xên bản, xên mường (cúng bản, cúng mường) vào khoảng tháng ba

âm lịch hàng năm, được đồng bào rất coi trọng Tục này vừa có yếu tố phồn thực và tâm linh, đây là ngày tết, ngày hội to nhất, vui nhất trong năm

- Các giá trị văn hóa với tư cách là thiết chế xã hội:

+ Gia đình: gười Thái gọi gia đình là hươn và được phân thành hai loại hình:

Tiểu gia đình phụ hệ - Chỉ một đơn vị tế bào xã hội, được hợp bởi một cặp vợ

chồng có thể đã, chưa hoặc không có con Nếu có thì chúng cũng chưa trưởng thành, chưa đủ các điều kiện để lập gia đình riêng Tiểu gia đình phụ hệ Thái, đến nay vẫn giữ những tập quán của mối quan hệ thân thuộc trong họ hàng Khi hai cá thể nam, nữ

đã thiết lập thành một tổ hợp gia đình, thì lập tức mỗi cá thể ấy sẽ hình thành cho mình

một tập quán quan hệ ba chiều là: ải nọng- Lung ta- Nhinh xao ải nọng (những anh

em trai cùng một hàng thế hệ với chồng có gốc từ một ông tổ, tương đương với cách hiểu của người Việt là họ Nội) Khi các chị, em gái đã thành lập gia đình riêng, nhóm những anh em trai của họ sẽ tổ hợp thành cộng đồng thuật ngữ hệ thống thân tộc gọi là

Lung ta (họ bên Ngoại) Những anh em trai bên vợ lập gia đình riêng, thì những anh

em cọc chèo của họ sẽ tổ hợp thành nhóm thân tộc có thuật ngữ Nhinh xao tức họ nhà

rể, theo nghĩa sát là họ các cô gái Tục ngữ Thái còn cho rằng sự gắn bó khối anh em trong cộng đồng (ải nọng) tạo sức mạnh vô địch Tình nghĩa anh em vừa xem như tự nhiên vừa xem như đạo đức làm người vì: “Dao nào chặt được dòng nước đổ từ lòng máng; anh em dù cách trở nơi chín chợ, chín hàng cũng vẫn là anh em”, khác với quan

hệ vợ chồng “anh em dù có gặp phải đường xấu cũng không chia lìa; vợ chồng chỉ cần phật ý, một buổi cũng thành dưng” Nổi trội trong gia đình Thái, là sự bảo lưu tàn dư mẫu hệ trong chế độ gia đình quyền Cha, trong đó đặc biệt xem trọng chế độ quyền cậu Người Thái ở Tây Bắc chế độ này có vẻ đậm hơn và có thể coi là một điểm đặc thù, có thể thấy qua câu tục ngữ: “Nếu phải bỏ màn đành bỏ chăn; nếu phải bỏ Lung ta

ta đành bỏ ải nọng” Trong một gia đình Thái tất cả đều do người chồng, người cha quyết định, nhưng người vợ, người mẹ vẫn có một chỗ đứng vững vàng Phải chăng, đây là ưu điểm của truyền thống gia đình Thái Nó thể hiện quyền bình đẳng nam, nữ trong gia đình cần được kế thừa và phát huy cho phù hợp với điều kiện mới

Từ lâu gia đình hạt nhân đã trở thành tế bào kinh tế - xã hội Thái, là mô hình gia đình phổ biến nhất trong xã hội Thái từ trước tới nay, nó tồn tại trong phong tục tập

Trang 25

bất cứ cá nhân và hạt nhân gia đình nào không giữ được nề nếp, vô tình hay hữu ý làm trái các quy định phong tục tập quán: ải nọng - lung ta - nhinh xao chắc chắn sẽ bị xã hội lên án, chê trách

Đại gia đình phụ hệ: là đơn vị kinh tế - xã hội tổ hợp bởi ít nhất có hai gia đình

hạt nhân Trong đó, những người chồng cùng chung hệ dòng cha nên gọi là đại gia đình phụ hệ Mô hình gia đình này không phổ biến, ta có thể hình dung nó như những dấu chấm nhỏ điểm xuyết trên nền gia đình hạt nhân phổ biến và phủ khắp mọi nơi Hiện nay, mô hình gia đình này còn rất ít theo nghĩa trọn vẹn của nó Nó có những đặc điểm cơ bản đó là: Các gia đình nhỏ trong đại gia đình bao gồm tất cả các nhóm ải

nọng trong cùng một ông tổ sinh ra, vẫn ở chung trong một nóc nhà gọi là chua hươn

Ông tổ ấy chính là người mang cái tên thuật ngữ hệ thống thân tộc là Pấn Người đứng

đầu gia đình lớn mang tên là Chưởng cốc hay Phủ cốc có nghĩa "người làm gốc của họ" Từ đời cha trở lên thế hệ khác, hễ ai còn sống thuộc chi trên là anh thì người đó mặc nhiên là Chưởng cốc Đây là tập quán bất di bất dịch và không có ngoại lệ Trong

gia đình lớn như vậy, các gia đình chỉ là thành viên không phải là một đơn vị kinh tế -

xã hội riêng biệt mà thống nhất Mọi tài sản có trong gia đình đều là của chung, mọi nhu cầu tiêu dùng trong gia đình đều dùng của chung, mọi vấn đề của gia đình nhỏ đều coi như việc chung của cả gia đình Các gia đình hạt nhân phải có trách nhiệm giúp đỡ việc thực hiện tiêu dùng cho thật tốt Về mặt tâm linh, ngoài chỗ thờ đẳm trong nhà,

các gia đình lớn còn có nghĩa địa chung gọi là heo đẳm, ở đó người chết được chôn

theo thế hệ rõ ràng, quy củ

+ Bản mường: Chỉ một loại hình tổ chức xã hội đã từng tồn tại phổ biến ở khắp

miền Nam Trung Hoa và bán đảo Đông Dương của người nói tiếng Thái Riêng người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, cơ cấu tổ chức xã hội này chính thức xuất hiện thành văn bản ghi bằng chữ Thái cổ cách đây hàng ngàn năm, khoảng thế kỷ thứ X

Mường: Tổ chức xã hội của mường theo mô hình cơ cấu vòng đồng tâm xoay quanh trục, đã được thể hiện một cách hoàn thiện trong hệ thống tổ chức một châu

mường và sự quy tụ các châu mường về một mối Mỗi mường có Chảu Mường là

người đứng đầu và cai quản chung, dưới Chảu Mường là các Phìa, Tạo đứng đầu và cai quản các Phài và bản Mường là một cơ cấu tổ chức chính quyền mang những nét đặc trưng rất Thái ở nước ta Là tổ chức xã hội dựa trên quan hệ lãnh thổ và sở hữu, có đường ranh giới rõ rệt, mang tên đất mường Với các gia đình hạt nhân, tổ chức

Trang 26

mường không trực tiếp tác động mà thông qua cấp cơ sở dưới mình Ngày nay, mặc dù cấu trúc xã hội Thái theo kiểu bản mường không còn nguyên gốc (do việc thiết lập bộ máy hành chính từ trên xuống dưới thống nhất trong cả nước), nhưng danh từ ghép này vẫn được sử dụng khi nói đến mô hình tổ chức xã hội Thái

1.1.2.3 Bản sắc của văn hóa dân tộc Thái

Khi nói đến văn hóa dân tộc Thái (văn hóa cộng đồng tộc người Thái), là nói đến những đặc trưng cơ bản để tạo thành bản sắc riêng của nền văn hóa này, tựu chung lại bao gồm bốn nét đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, đặc trưng hệ sinh thái nhân văn, tức là mối quan hệ giữa con người với

môi trường sống của mình trong tự nhiên và xã hội, mà ta gọi văn hóa Thái là “Văn hóa thung lũng”

Thứ hai, đặc trưng hệ thống kỹ thuật trong sản xuất và sinh hoạt cuộc sống

Thứ ba, là đặc trưng hệ thống thiết chế xã hội Văn hóa Thái - một loại hình cơ

cấu gia đình hạt nhân phụ hệ, phụ quyền và tổ chức bản mường

Thứ tư, là những đặc trưng hệ thống tư tưởng và tri thức của dân tộc

Bốn đặc trưng văn hóa này được hình dung như những sự vật hiện tượng luôn luôn vận động, không bao giờ đứng yên

Bất cứ một dân tộc nào dù bé nhỏ hay to lớn, dù kém phát triển hay đạt tới đỉnh cao của văn minh đều luôn có ý thức giữ gìn văn hóa của mình Dân tộc nào có dân trí thấp thì việc giữ gìn càng tỏ ra bất giác Ngược lại, dân tộc nào có trình độ dân trí cao thì tự ý thức được nhiều và tốt hơn Song, giữ gìn là ý thức, còn sự vận động của văn hóa là khách quan, hai mặt này luôn mâu thuẫn và phủ định lẫn nhau Cho nên, một dân tộc muốn giữ gìn và luôn phát huy được bản sắc của mình quan trọng nhất là hai yếu tố bản sắc và bản lĩnh, nhưng không thể không kể đến những nhân tố tác động khác

Dân tộc Thái là một trong 53 dân tộc thiểu số ở nước ta, nhưng cho đến nay với nền văn hóa riêng có của mình, đã chứng tỏ dân tộc Thái là một dân tộc có bản lĩnh và bản sắc - một cộng đồng tộc người có nền văn hóa Với chính sách phát triển vùng dân tộc và miền núi của Đảng, chúng ta cần phải bảo lưu, khai thác cả cái cũ và mới trong những vùng dân cư mới để biến Tây Bắc thành vùng giàu mạnh của đất nước với một bản sắc văn hóa đa dạng và độc đáo trong sự thống nhất của nền văn hóa Việt Nam

Trang 27

1.2 Tính tất yếu khách quan của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái

1.2.1 Tính tất yếu khách quan của việc kế thừa

Kế thừa là một trong những vấn đề có tính quy luật của phủ định biện chứng, là cầu nối giữa cái cũ và cái mới Với ý nghĩa đó tìm hiểu vấn đề kế thừa có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn

Theo từ điển tiếng Việt: Kế thừa là sự thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát triển những cái có giá trị tinh thần [19 509] ‘‘Phát huy’’ là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng

Bách khoa toàn thư triết học xem “Kế thừa là mối liên hệ giữa những giai đoạn hay nấc thang phát triển khác nhau, mà bản chất của mối liên hệ đó là bảo tồn những yếu tố này hay yếu tố khác của chỉnh thể” [1 360]

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều luôn nằm trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển không ngừng theo những quy luật nhất định Một trong những quy luật chung, biểu hiện khuynh hướng của sự phát triển, là quy luật phủ định của phủ định mà kế thừa là một đặc trưng cơ bản Tính kế thừa thực chất chính là “mối liên hệ tất yếu khách quan

giữa mới và cũ trong quá trình phát triển” [18 269] Trong mối quan hệ đó, cái mới

luôn ra đời, thay thế và phủ định cái cũ, nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ khăng khít với nhau, đó là sự kế thừa của cái mới đối với cái cũ Ăngghen khẳng định: “Phủ định trong phép biện chứng, không phải chỉ có ý nghĩa giản đơn là nói: không, hoặc giả là tuyên bố rằng một sự vật không tồn tại, hay phá hủy sự vật ấy theo một cách nào đó” mà “sự phủ định trong đó có sự phát triển” [10 201] Quá trình phủ định diễn ra không phải là sự phủ định siêu hình, phủ định sạch trơn mà là sự phủ định biện chứng, đó

là “quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái cũ bị phủ định” [9 333] Phủ định biện chứng mang hai đặc trung cơ bản, đó là: tính khách quan và tính kế thừa

Tính khách quan của phủ định biện chứng thể hiện ở chỗ: phủ định là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn nội tại bên trong sự vật, chứ không phải do sự áp đặt từ bên ngoài Phủ định biện chứng là sự phủ định mang tính kế thừa Với nghĩa đó, phủ định đồng thời cũng là khẳng định Giá trị của kế thừa biện chứng được quy định bởi vai trò của nó trong sự ra đời của cái mới Không có cái mới nào lại ra đời từ hư vô

Trang 28

Nhờ việc giữ lại những nhân tố tích cực của cái bị phủ định - tức là nhờ có kế thừa -

mà cái mới có tiền đề cho sự xuất hiện của mình

Như vậy, kế thừa là một trong những đặc trưng quan trọng, phổ biến của quy luật phủ định của phủ định Nó là sự biểu hiện mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới trong quá trình phát triển của sự vật: cái mới tuy phủ định cái cũ nhưng là một sự phủ định

có kế thừa Cụ thể hơn, kế thừa chính là mối liên hệ giữa các giai đoạn hay giữa các cấp độ khác nhau trong sự phát triển của sự vật Sự kế thừa biểu hiện ở chỗ, một hay nhiều yếu tố của sự vật được bảo tồn khi sự vật chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác Kế thừa là nhân tố bên trong của sự phát triển Không thể nói đến sự phát triển mà tước bỏ đi tính kế thừa, cũng không thể nói đến kế thừa mà tách rời khỏi sự phát triển Kế thừa là sự bảo tồn những đặc điểm, đặc tính của một sự vật và hiện tư-ợng cũ trong quá trình phát triển Còn phát triển không chỉ là sự bảo tồn mà còn là sự

mở rộng, bổ sung, hoàn thiện và nâng cao về chất những đặc điểm, đặc tính vốn có trong sự vật và hiện tượng Như vậy, “để phát triển được bao giờ cũng cần có sự kế thừa, tức là bảo tồn, giữ lại những đặc điểm, đặc tính của đối tượng để trên cơ sở đó

mở rộng, nâng cao trình độ, còn phát triển chính là sự kế thừa tốt nhất, tích cực nhất” [8.35] Mặt khác, kế thừa phải luôn gắn liền với lọc bỏ và đổi mới Ngay cả đối với nhân tố tích cực của cái bị phủ định được giữ lại, nó vẫn được duy trì dưới dạng lọc

bỏ, chứ không phải bê nguyên xi, không phê phán, không cải tạo và không phải lắp ghép một cách máy móc cái cũ vào cái mới Nếu kế thừa mà không gắn với đổi mới và lọc bỏ thì sự kế thừa đó không thể làm xuất hiện cái mới tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn cái cũ mà cùng lắm chỉ lặp lại cái cũ một cách phiến diện hơn

Như vậy, qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy rõ rằng: kế thừa, đổi mới là một quá trình mang tính quy luật, biểu hiện đặc trưng của sự phát triển bất kể đó là sự phát triển trong tự nhiên, xã hội hay tư duy Tuy nhiên, trong mỗi lĩnh vực cụ thể, tính kế thừa có những đặc thù riêng Quy luật kế thừa không phải chỉ biểu hiện về mặt thời gian, không gian, mối liên hệ giữa truyền thống và hiện đại, quá khứ và tương lai mà

cả trong không gian Việc kế thừa không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, một dân tộc Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay thì kế thừa còn bao hàm cả sự tiếp thu

có chọn lọc, có phê phán những tinh hoa trong nền văn hóa nhân loại nhưng đồng thời phải cải biến cho phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc mình như Đảng ta

Ngày đăng: 29/10/2016, 15:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bách khoa thư triết học(1967), Tập 4, Nxb Bách khoa thư Xô Viết Mátxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bách khoa thư triết học(1967)
Tác giả: Bách khoa thư triết học
Nhà XB: Nxb Bách khoa thư Xô Viết Mátxcơva
Năm: 1967
2. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về bản sắc dân tộc
Tác giả: Huy Cận
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
3. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Thành Duy
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện hội nghị BCH Trung ương lần thứ 5, khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị BCH Trung ương lần thứ 5, khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
6. Nguyễn Khoa Điềm (2002), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
7. Phạm Văn Đồng (1995), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và đổi mới
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
8. Phạm Văn Đức (1991), Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học, Tạp chí Triết học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học
Tác giả: Phạm Văn Đức
Năm: 1991
12. Vũ Quỳnh và Kiều Phú (1960): Lĩnh Nam Chích Quái (Truyện cổ dân gian sưu tầm từ thế kỷ XV) NXB văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lĩnh Nam Chích Quái
Tác giả: Vũ Quỳnh và Kiều Phú
Nhà XB: NXB văn hóa
Năm: 1960
13. Văn Tân, Nguyễn Đạm (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Văn Tân, Nguyễn Đạm
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1994
14. Lê Ngọc Thắng (1990), Nghệ thuật trang phục Thái, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật trang phục Thái
Tác giả: Lê Ngọc Thắng
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 1990
15. Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng (1999), Luật tục Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật tục Thái ở Việt Nam
Tác giả: Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 1999
16. Cầm Trọng - Phan Hữu Dật (1995), Văn hóa Thái Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Thái Việt Nam
Tác giả: Cầm Trọng - Phan Hữu Dật
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 1995
17. Cầm Trọng, Bản mường - một cấu trúc xã hội truyền thống Thái(1996), Báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị quốc tế Thái học lần thứ IV, Chiềng Mai, Thái Lan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản mường - một cấu trúc xã hội truyền thống Thái(1996)
Tác giả: Cầm Trọng, Bản mường - một cấu trúc xã hội truyền thống Thái
Năm: 1996
18. Từ điển tiếng Việt(1998), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt(1998)
Tác giả: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
20. Nguyễn Hồng Sơn, Trương Minh Dục (Chủ biên) (1996), Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Tây Nguyên
Tác giả: Nguyễn Hồng Sơn, Trương Minh Dục (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
21. Hồ Sĩ Vịnh (chủ biên) (1993), "Tìm về bản sắc dân tộc của văn hóa", Tạp chí VHNTXD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về bản sắc dân tộc của văn hóa
Tác giả: Hồ Sĩ Vịnh (chủ biên)
Năm: 1993
23. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cưứ các văn kiện đại hội VIII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cưứ các văn kiện đại hội VIII của Đảng
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
24. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa - giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển văn hóa - giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1996
22. Trần Quốc Vượng- Cầm Trọng (1984), Sự tham gia của văn hóa Thái vào sự hình thành phát triển của văn hóa Việt nam, báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị quốc tế Thái học lần thứ hai, Băng Cốc ngày 22 - 24 - 8 - 1984 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w