* Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa là một vấn đề rất rộng, văn hóa các dân tộc cũng rất đa dạng vàphong phú...Luận văn không trình bày toàn bộ các vấn đề thuộc về văn hóa củadân tộc Thái ở Tâ
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Thảo
Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Thái
ở Tây Bắc hiện nay
(QUA THỰC TẾ Ở TỈNH SƠN LA)
Chuyên ngành : Triết học
luận văn thạc sĩ triết học
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS NGUYỄN HÙNG HẬU
HÀ NỘI - 2006
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trang 2Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và với sự phát triển của xã hội Con người ra đời cùng với văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa Văn hóa của một dân tộc trước hết thể hiện ở bản sắc của dân tộc ấy Bản sắc dân tộc thể hiện trong hệ giá trị của văn hóa dân tộc, nó biểu hiện và định hướng cho sự lựa chọn trong hành động của con người Nhữnggiá trị văn hóa là thước đo trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc
“Một dân tộc thiếu văn hóa chưa phải là một dân tộc thật sự hình thành, một nềnvăn hóa không có bản sắc dân tộc thì nền văn hóa ấy không có sức sống thật sự của nó” [9, tr.16]
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hóa tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, được phân bố ở các vùng, miền của Tổ quốc Do đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau, đã hình thành nên các vùng văn hóa khác nhau, từ đó văn hóa của các dân tộc cũng có những điểm khác biệt và mang tính đặc thù Trong các vùng văn hóa ấy, vùng Tây Bắc nước ta gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái Là một vùng rộng lớn, cóđịa chính trị, kinh tế - văn hóa độc đáo, có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước cả về an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội bao gồm rất nhiều dân tộc thiểu số sinh sống Mỗi dân tộc với những đặc điểm riêng, đều sớm hình thành những nét văn hóa riêng có, độc đáo của mình
Dân tộc Thái là dân tộc có số dân đông thứ hai trong 53 dân tộc thiểu số ởnước ta Cũng như mọi dân tộc khác, người Thái ở Tây Bắc đã sớm hình thành một nền văn hóa mang mầu sắc riêng và hết sức đặc sắc Nền văn hóa ấy ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong cộng đồng người Thái, góp phần làm phong phú thêm những giá trị cho nền văn hóa đa dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam
Những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra như một cơn lốc cuốn hút tất cả các nước trên thế giới Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác không thể đứng ngoài dòng chảy này Kinh tế thị trường với những ưu điểm và mặt trái của nó, có ảnh hưởng không
Trang 3nhỏ đến nền văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc Bên cạnh những giátrị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống của người Thái, còn có những yếu tố không còn phù hợp với sự phát triển của thời đại Trước sự tác động của cơ chế thị trường, của mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giátrị văn hóa truyền thống của người Thái nói chung, và người Thái ở Tây Bắc nóiriêng đang bị mai một, pha trộn, lai căng, không còn giữ được bản sắc Vấn đề khác quan trọng hơn cả, đó là chúng ta đang phấn đấu để có được sự bình đẳng
về mọi mặt giữa các dân tộc, các vùng miền trên cả nước Để đạt được điều này phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó văn hóa chiếm vai trò, vị trí hết sức quan trọng, không thể có bình đẳng dân tộc nếu như không giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta, bởi lẽ: "Vấn đề dân tộc là vấn đề văn hóa, đừng tìm vấn đề dân tộc ở chỗ khác" [19, tr.10]
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sáchnhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóacác dân tộc, tạo điều kiện để vùng Tây Bắc phát triển đồng đều và vững chắc,đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ đẩymạnh CNH, HĐH Trước tình hình đó thì việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bảnsắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách tronggiai đoạn hiện nay
Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, để đóng góp phầncông sức nhỏ bé vào mục tiêu của cả nước nói chung, và tỉnh Sơn La nói riêng,
tôi chọn vấn đề “Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây
Bắc hiện nay (qua thực tế ở tỉnh Sơn La)" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp
của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề này đã được nhiều người nghiên cứu ở những phạm vi và góc độkhác nhau
Nghiên cứu dưới góc độ bản sắc văn hóa có những tác phẩm tiêu biểu
như:
Trang 4"Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc", Huy Cận, Nxb Chính trị Quốc gia,
1994 "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam", PGS Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2001 "Bản sắc văn hóa Việt Nam", Phan Ngọc, Nxb Văn học, 2002 "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) "Bản sắc văn hóa dân tộc",
Hồ Bá Thâm, Nxb Văn hóa Thông tin, 2003
Nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số có:
"Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số" của Lò Giàng Páo, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997 "Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam", Ngô Văn
Lệ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998 Đề tài: "Văn hóa truyền thống của các dân tộc Jrai và Bahnar ở tỉnh Gia Lai hiện nay - Thực trạng và giải pháp", Luận văn
thạc sĩ Triết học của Lê Thị Mỹ Vân, 1999, Đại học KHXH & NV - ĐHQG Hà
Nội."Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong cuộc sống hôm nay", Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 7/2000 Đề tài: "Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Gia Lai trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay", Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, 2003 của Đỗ Văn Hòa
Nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái có các công trình:
“Nghệ thuật trang phục Thái”, Lê Ngọc Thắng, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1990 "Văn hóa Thái Việt Nam", Cầm Trọng, Phan Hữu Dật, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1995 "Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam", Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1996."Bản Mường - một cấu trúc xã hội truyền thống Thái, Báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị quốc tế Thái học lần thứ 4, Chiềng Mai - Thái Lan, (10-1996), Cầm Trọng Đề tài khoa học KX.03.97: "Nghiên cứu văn hóa Bản dân tộc Thái Đen, trên cơ sở đó đề xuất nội dung, giải pháp xây dựng mô hình Bản văn hóa", 1999, UBND tỉnh Sơn La "Vài nét về người Thái
ở Sơn La", Vì Trọng Liên, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2002 "Hoa Văn Thái" của Hoàng Lương, Nxb Lao động, Hà Nội, 2003 "Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống ở vùng núi Bắc Trung Bộ hiện nay", Cao Văn Thanh (chủ
Trang 5biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 Và nhiều bài viết trên các tạp chí:Dân tộc học, nghiên cứu lịch sử
Nhìn chung: Các công trình, tác phẩm đều đã đi vào khai thác những đặcđiểm chung về bản sắc văn hóa; văn hóa các dân tộc thiểu số; văn hóa của dântộc Thái ở nước ta Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việctìm hiểu những giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người Thái (nói chung),người Thái ở Tây Bắc (nói riêng) nhằm giới thiệu về người Thái; những nét đặcsắc - cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc Thái Một số đề tài, công trình cũng đềcập tới vấn đề bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái nhưngmới chỉ đề cập một cách chung chung hoặc đi sâu tìm hiểu một số nét văn hóa
cụ thể; đã đề cập đến thực trạng và một số giải pháp cho sự phát triển văn hóacác dân tộc Tây Bắc nhưng cũng chỉ là những giải pháp mang tính định hướngchung cho các dân tộc thiểu số; chủ yếu nghiên cứu về văn hóa dân tộc Thái ởgóc độ văn hóa, chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độtriết học, chưa bàn nhiều tới vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộcThái ở Tây Bắc một cách khái quát
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ thực trạng kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộcThái ở Tây Bắc hiện nay (qua thực tế ở tỉnh Sơn La), luận văn đưa ra một số giảipháp cơ bản nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở TâyBắc nói chung, và dân tộc Thái ở Sơn La nói riêng
* Nhiệm vụ:
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau:
Một là, làm rõ bản sắc văn hóa của dân tộc Thái và tính tất yếu khách
quan của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái
Hai là, đánh giá thực trạng vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay (minh họa bằng các số liệu, thực tế khảo sát ởtỉnh Sơn La)
Trang 6Ba là, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và đề ra một số giải pháp cơ bản,
nhằm kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc Thái ở Tây Bắc và Sơn La
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn xácđịnh đối tượng nghiên cứu là văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc (nội dung chủ yếu
là văn hóa dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La) trên góc độ triết học
* Phạm vi nghiên cứu:
Văn hóa là một vấn đề rất rộng, văn hóa các dân tộc cũng rất đa dạng vàphong phú Luận văn không trình bày toàn bộ các vấn đề thuộc về văn hóa củadân tộc Thái ở Tây Bắc mà chủ yếu khai thác một cách có hệ thống, ở khía cạnhtriết học những giá trị văn hóa tạo nên "Bản sắc văn hóa" của dân tộc Thái ở TâyBắc và ở Sơn La nhằm kế thừa và phát huy nó trong giai đoạn hiện nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Thực hiện đề tài này, luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở lýý luận là chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng vàNhà nước ta về văn hóa và chính sách phát triển văn hóa, nhất là quan hệ biệnchứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; đồng thời có tham khảo một số côngtrình nghiên cứu, đề tài khoa học, sách, báo tài liệu có liên quan đến nội dungđược đề cập trong luận văn
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgíc; phân tích và tổng hợp; quy nạp vàdiễn dịch, điều tra, so sánh nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đặt ra
6 Đóng góp khoa học của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ thêm những nét đặc sắc của tộc Thái ở TâyBắc; phân tích và hệ thống hóa các giá trị văn hóa của dân tộc Thái dưới góc độtriết học Qua đó đưa ra những giải pháp cơ bản và thiết thực nhằm kế thừa và
Trang 7phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc và Sơn La trong giai đoạnhiện nay.
7 Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung và làm sáng tỏ lýluận về văn hóa, bản sắc văn hóa và vấn đề kế thừa nó; đồng thời góp phầnkhẳng định vai trò, ý nghĩa của những giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở TâyBắc theo hướng: Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắcdân tộc
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu vàgiảng dạy các bộ môn: Triết học, Văn hóa, Dân tộc học ở các nhà trường, làmtài liệu tham khảo cho cán bộ hoạch định chính sách và quản lý văn hóa ở TâyBắc và tỉnh Sơn La
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 2 chương, 4 tiết
Trang 8Chương 1 BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI TÍNH TẤT YẾU
KHÁCH QUAN CỦA VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY NÓ
1.1 BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI
1.1.1 Một vài nét về lịch sử dân tộc Thái
và thị xã Nghĩa Lộ) Sang phía Tây gồm toàn bộ địa phận ba tỉnh Lai Châu,Điện Biên và Sơn La Phía Nam người Thái sinh sống ở miền Tây Bắc Hòa Bình(nay là huyện Đà Bắc và Mai Châu) và miền Tây hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.Cuối cùng còn thấy những nhóm sống rải rác trong các tỉnh thuộc vùng núi TâyNguyên, trong đó huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng là nơi họ ở đông hơn cả
Trải qua hàng ngàn năm sinh sống trên các địa bàn trên lãnh thổ ViệtNam, dân tộc Thái đã cùng các dân tộc anh em khác, tham gia dựng nước và giữnước Đây cũng chính là quá trình hình thành tộc người để phát triển đến ngàynay Hiện nay, chưa có cách nào khác để tìm ra cội nguồn của văn hoá lịch sửtộc người Thái, ngoài việc rút ra và đúc kết những hiểu biết mới về đời sống tâmlinh của họ Từ đó, đưa ra những kết luận về nguồn gốc hình thành của dân tộcnày
Người Thái ở Việt Nam không theo một tôn giáo chính thống nào trên thếgiới mà theo một trong những tục có nghi thức thờ Nước (nặm) và Đất gọi làCạn (bốc) Nước có biểu tượng Thần chủ là con Rồng (Tô Luông) mang tên chủ
nước (chảu nặm), và đất có biểu tượng thần chủ là loài Chim ở núi mang tên chủ
Trang 9đất (chảu đin) Hai biểu tượng thần chủ Rồng, Chim cũng là Mẹ, Cha củaMường và tục thờ này nằm trong toàn bộ nghi lễ cúng mường (xên mương).
Theo truyền thống, Thái Đen và Thái Trắng có tục thờ Mẹ- Cha gắn vớibiểu tượng thần linh Rồng- nước và Chim- cạn trong cúng Mường chéo ngượcnhư sau:
Mường Thái Đen thờ: Mẹ - Rồng - nước > < Cha - Chim - Cạn
Mường Thái Trắng thờ: Mẹ - Chim - Cạn > < Cha - Rồng - Nước
Điều này cho thấy mối liên hệ giữa văn hóa biểu tượng cội nguồn giữangười Thái với truyền thuyết thủy tổ người Việt (Kinh): “Mẹ thủy tổ người Kinh
là bà Âu Cơ thuộc giống Tiên (Chim lạc) ở đất, và Cha thủy tổ là ông Lạc LongQuân thuộc loài Rồng- nước (Thủy tộc (biển) Bà Âu Cơ sinh ra một bọc trămtrứng, nở ra trăm con trai, khi khôn lớn thì năm mươi con trai theo cha xuốngbiển và năm mươi con trai theo mẹ về núi” [41, tr 23] Từ đây, ta có thể hìnhdung được bức tranh có thể có về sự hình thành, và phát triển văn hóa cội nguồncủa hai ngành Người thuộc nhóm nói tiếng Thái có liên hệ với Người Việt(Kinh) trong lịch sử hàng ngàn năm hình thành và phát triển:
Trong khi Mẹ thủy tổ hay thần Mẹ của ngành người Thái Trắng ở cùngnhóm nữ với bà Âu Cơ trong tập đoàn người mang biểu tượng Chim - cạn thì
Mẹ thủy tổ, hay thần Mẹ của ngành người Thái Đen sẽ ở nhóm Nữ của tập đoànngười có đại diện nhóm Nam là ông Lạc Long Quân mang biểu tượng Rồng -nước Ngược lại, Cha thủy tổ hay thần Cha của ngành người Thái Trắng cùngnhóm Nam là ông Lạc Long Quân mang biểu tượng Rồng Nước thì Cha củangành Thái Đen sẽ ở nhóm Nam có đại diện nhóm Nữ là Bà Âu Cơ trong tậpđoàn người mang biểu tượng Chim - cạn [69]
Theo các nhà nghiên cứu, thì tổ tiên của người Thái đã sinh cơ lập nghiệptại một vùng nào đó chính trong phạm vi họ đang cư trú hiện nay, có thể từtrước công nguyên đã có một phần người Thái cư trú chủ yếu là ở vùng MườngThanh bây giờ Sang những thế kỷ đầu công nguyên, một bộ phận Thái Trắng ởđầu sông Đà, sông Nậm Na đã di cư xuống phía Nam cư trú ở các huyện phía
Trang 10Bắc như mường Tè, mường Xo (Phong Thổ), mường Lay, Quỳnh Nhai (SơnLa) Đến thế kỷ thứ XI theo “Quăm Tô Mương” cho rằng: khởi thủy từ thời đạicủa anh em Tạo Xuông, Tạo Ngần đưa ngành Thái Đen xuôi theo dòng sôngHồng xuất phát từ mường Ôm, mường Ai (Vân Nam, Trung Quốc) đến mường
Lò (Nghĩa Lộ) Sau đó hậu duệ Tạo Xuông, Tạo Ngần đã khai “Mường” lập
“Tạo” tạo ra cả một vùng rộng lớn gồm rất nhiều huyện Vùng giữa ngày nay:Thuận Châu (Mường Muổi) thuộc tỉnh Sơn La là thủ phủ của ngành Thái Đen.Cho đến cuối thế kỷ XIII, người Thái ở Việt Nam đã ổn định về cư trú chủ yếu ởTây Bắc Việt Nam
Dân tộc Thái chia thành nhiều ngành, mỗi ngành lại chia thành nhiều
nhóm khác nhau:
Thái Đen (Táy Đăm): Cư trú chủ yếu ở các tỉnh Sơn La (hầu như toàn
tỉnh) Nghĩa Lộ (mường Lò) thuộc tỉnh Yên Bái; ở tỉnh Điện Biên; Tuần Giáotỉnh Lai Châu và một số ở phía Tây Nam tỉnh Lào Cai
Thái Trắng: (Táy Đón hay Táy Khao) tập trung ở Mường Lay, mường So
(Phong Thổ, Lai Châu); mường Chiến (Quỳnh Nhai); một số khác tự xưng làThái Trắng nhưng có nhiều nét giống Thái Đen sống tập trung ở Mường Tấc(Phù Yên), Bắc Yên; mường Sang, Mộc Châu (Sơn La)
Nhóm Thái Hòa Bình (Mai Châu, Đà Bắc) có nét giống với các nhómThái ở Thanh Hóa Nhóm Thái ở Thanh Hóa cư trú ở mường Một- mường Đeng
tự nhận mình thuộc ngành Đeng (Tay Thanh), ngành Trắng (Tay Mường- HàngTổng, Tay Dọ) Nhóm Thái Nghệ An với việc chia ngành Đen, Trắng đã mờnhạt, họ chỉ quan tâm đến thời gian và quê hương xuất xứ của mình khi đến nơinày
Lịch sử phát triển của người Thái theo con đường dích dắc qua hàng ngànnăm, nhưng với người trong nhóm nói tiếng Thái vẫn giữ mạch tư duy văn hóalưỡng phân, lưỡng hợp để tưởng nhớ quê cha đất tổ xa xưa nhất
1.1.1.2 Người Thái ở Tây Bắc
Là dân tộc cú số dõn khá đông ở miền Tây Bắc, năm 1955 người Thái ởmiền Tây Bắc nước ta mới có 22 vạn người, thì đến năm 1989 riêng người Thái
Trang 11ở tỉnh Sơn La đã có khoảng 40 vạn người, năm 2005 có khoảng 52 vạn người.
Có thể thấy rõ điều này khi khảo sát sự phân bố dân cư của tỉnh Sơn La (phụ
lục)
Người Thái ở Tây Bắc là bộ phận tiêu biểu của người Thái Mặc dù cónhững đặc trưng cơ bản, nhưng người Thái ở Tây Bắc vẫn chia hai ngành: TháiTrắng và Thái Đen
Thái Trắng có thể chia thành hai nhóm địa phương: Nhóm thứ nhất cư trú
ở phía Bắc ở các huyện Mường Lay, Mường Tè, Phong Thổ, một phần ở TuầnGiáo (Lai Châu), Quỳnh Nhai, Sình Hồ, Tủa Chùa và xã Ngọc Chiến thuộcMường La, Sơn La Về đại thể, nhóm này có những đặc trưng văn hóa của mộtnhóm địa phương thống nhất như: cùng một vùng thổ ngữ, cùng một loại hìnhsinh hoạt phong tục tập quán, văn học, nghệ thuật, tôn giáo…Nhóm thứ hai,phân bố ở phía Nam trong các huyện Mộc Châu, Phù Yên (Sơn La) và một phần
ở Văn Chấn (Yên Bái) Nhóm này do ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa khácnhau, nên chỉ có thể thống nhất trên các nét như: Cùng chung một câu chuyện kể
về nguồn gốc của sự thiên di, cùng một phong tục tập quán, một loại hình vănnghệ dân gian Riêng về ngôn ngữ, có hai vùng thổ ngữ: Mộc Châu và Phù Yên
Thái Đen có những đặc trưng của một nhóm địa phương tương đối thuầnnhất Hiện phân bố ở các huyện Văn Chấn, Than Uyên (Yên Bái); Mường La,Thuận Châu, Mai Sơn, Sông Mã (Sơn La); Tuần Giáo, Điện Biên Ngoài ra, còn
có một phần phân bố ở các huyện Phong Thổ, Sình Hồ, Quỳnh Nhai Một nhómThái Đen có hơi khác một số điểm về tập quán và thổ ngữ, hiện đang cư trú ở
huyện Yên Châu nên thường gọi là Thái Yên Châu.
Sự phân chia hai ngành Thái Trắng và Thái Đen ở miền Tây Bắc hiệnnay, là kết quả của một quá trình thiên di, xáo động trên những diễn biến lịch sửlâu dài và phức tạp Cho dù hiện nay có hai ngành Thái, chẳng qua cũng là sựchuyển hóa từ một nhóm Thái cổ xưa nhất mà thiên di đi mỗi người một ngả.Rồi đến địa vực cư trú mới của mình, từng nhóm một tiếp xúc với điều kiện tựnhiên và chịu ảnh hưởng của các dân tộc xung quanh rồi xa dần cái nguyên gốc
Trang 12của mình Tuy vậy, người Thái ở Tây Bắc vẫn mang trong mình những nét vănhóa riêng, độc đáo cần được giữ gìn, kế thừa và phát huy.
Sự hình thành nhóm Thái ở Tây Bắc:
Đơn vị cư trú của người Thái được gọi là Bản và Mường Nhiều bản hợpthành một mường nhỏ, nhiều mường nhỏ hợp thành một Châu mường Ngay từđầu, các bản mường đã phân bố tương đối đông đúc trên những vùng cư trú của
Phía Nam, sau đợt thiên di của người Thái Trắng từ Lào sang, bản mườngbắt đầu xuất hiện Khoảng cuối thế kỷ thứ VIII đầu thế kỷ thứ IX dưới thời chúaNhọt Cằm, Mường Sang đã trở thành trung tâm của vùng này Thế lực của quýýtộc Mường Sang đã ảnh hưởng khắp khu vực rộng lớn Phía Bắc đến vùng đấtthuộc Mường Vạt (Yên Châu), Phia Đông là đất Mường Tấc (Phù Yên, Sơn La).Phía Tây và miền Tây Nam là miền đất thuộc Mường Ét, Chiềng Cọ (Sầm Nưa-Thượng Lào), và phía Nam là vùng đất thuộc hai huyện Đà Bắc, Mai Châuthuộc Hòa Bình ngày nay
Khu vực giữa- sau khi Lạng trượng thu phục đất Mường Thanh, con cháuông đã nối nghiệp nhau thống trị đất này Càng về sau anh em trưởng thứ củaquýý tộc càng trở nên bất hòa Lợi dụng tình thế đó, các thế lực của quýý tộcMường Lay và người Lự ở Thượng Lào đã đánh đuổi quýýý tộc Thái Đen ởMường Thanh Con cháu Lạng Trượng phải dần về ở Mường Muổi Sau khi ổnđịnh tại Mường Muổi, họ lại bắt đầu bành trướng khắp vùng cư trú của ngườiThái Đen, kéo suốt từ vùng hữu ngạn sông Hồng sang sông Mã Từ đó, trung
Trang 13tâm Mường Muổi thời chúa Lò Lẹt đã nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc Theo nhà
nghiên cứu Cầm Trọng trong cuốn “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam”, ông đãdựa trên các tài liệu lịch sử và cho rằng: Vào khoảng thế kỷ X cho đến thế kỷXIV, do quýý tộc Thái Đen đã sớm quy thuận triều đình và được triều đình tindùng, nên đã tạo điều kiện cho thế lực này ở trung tâm Mường Muổi phát triểnnhanh chóng Vào cuối thế kỷ thứ XIV, nơi đây đã trở thành trung tâm thốngnhất bộ tộc Thái ở phía Tây Đây là bước phát triển rất quan trọng của xã hộingười Thái ở Tây Bắc, nó đã bước đầu xóa bỏ ranh giới giữa ba vùng cát cứ vớicác thế lực quýý tộc khác nhau Thời kỳ này còn được tăng cường thêm mộtbước, nhờ sự giao lưu văn hóa giữa dân tộc Thái với các dân tộc anh em kháctrên miền Tây Bắc và các vùng lân cận khác Từ đó trở đi, cho dù người Thái có
bị phân thành từng châu mường, dù cho núi non hiểm trở và kinh tế chậm pháttriển, sự giao lưu giữa các châu mường còn hạn chế Xã hội Thái cũng trải quanhững năm tháng bị bọn đế quốc, phong kiến chia rẽ…Nhưng lịch sử ngườiThái ở Tây Bắc vẫn phát triển thành một khối Đến nay, mặc dù người Thái vẫn
có các nhóm địa phương với hai ngành Thái Đen, Thái Trắng ở phía Bắc và phíaNam Nhưng tựu trung lại chỉ là một dân tộc mà tên thường gọi là “Người Thái
ở Tây Bắc Việt Nam”
1.1.2 Văn hóa của dân tộc Thái - bản sắc của nó
1.1.2.1 Khái niệm văn hóa và bản sắc văn hóa
- Văn hóa: Là khái niệm được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội,
thuật ngữ này không những có nhiều nghĩa trong ngôn ngữ hàng ngày mà cảtrong các ngành khoa học khác nhau Tuy nhiên, việc xác định nội hàm của nócũng còn nhiều ýý kiến, vì thế trên thế giới hiện nay có tới hàng trăm cách địnhnghĩa về văn hóa Song, về cơ bản đều thống nhất coi văn hóa là những gì màcon người sáng tạo để hình thành nên các giá trị, các chuẩn mực xã hội trongquá trình lao động, hoạt động thực tiễn Các giá trị chuẩn mực đó tác động, chiphối, điều chỉnh đời sống tâm lý, hành vi, đạo đức và các hoạt động trên mọilĩnh vực có sự hiện diện của con người.Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:
Trang 14Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người đã sáng tạo vàphát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn họcnghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở, mặc và các phươngthức sử dụng, toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa Văn hóa là sựtổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loàingười đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sựsinh tồn [35, tr 431].
Trong diễn văn khai mạc lễ phát động “Thập niên quốc tế phát triển vănhóa” tại Pháp (21/1/1998), Tổng thư kýý UNESCO định nghĩa:
Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt củacuộc sống (của mỗi cá nhân và cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng nhưđang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệthống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc
tự khẳng định bản sắc riêng của mình [72, tr 23]
UNESCO thừa nhận văn hóa là cội nguồn trực tiếp của phát triển xã hội,
có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội Nó không những là yếu tố nộisinh của sự phát triển, mà còn là mục tiêu động lực cho sự phát triển xã hội Vănhóa giúp cho con người tự hoàn thiện, nó quyết định tính cách riêng của một xãhội, làm cho dân tộc này khác dân tộc khác
Nghiên cứu về văn hóa các nhà văn hóa Việt Nam cũng đưa nhiều địnhnghĩa khác nhau: “Văn hóa là tất cả những sản phẩm vật chất và không vật chấtcủa hoạt động con người, là giá trị và phương thức xử thế được công nhận, đãkhách thể hóa và thừa nhận trong một cộng đồng truyền lại cho một cộng đồngkhác và cho các thế hệ mai sau” [28, tr.11] Định nghĩa này nhấn mạnh trongvăn hóa bao gồm các sản phẩm vật chất và các hệ thống giá trị các mẫu mực xửthế và các hệ thống hành vi Vấn đề cần được nhấn mạnh ở đây là trong kháiniệm văn hóa, điều quan trọng là phải được thừa nhận hoặc có nhiều khả năngđược thừa nhận trong một nhóm xã hội, và được truyền bá cho các cá thể hoặccác nhóm trong cộng đồng
Trang 15“Văn hóa là khái niệm dùng để chỉ tổng thể những năng lực bản chấtngười trong tất cả các dạng hoạt động của họ, là tổng thể các hệ thống giá trị - cảgiá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động thựctiễn và lịch sử xã hội của mình.” [24, tr.13-14]
Như vậy, nói đến văn hóa là nói đến con người Lịch sử văn hóa là lịch sửcủa con người và loài người: Con người tạo ra văn hóa và văn hóa làm cho conngười trở thành người Điều đó có nghĩa là tất cả những gì liên quan đến conngười, đến mọi cách thức tồn tại của con người đều mang trong nó cái gọi là vănhóa Có thể nói, văn hóa là sự phát triển lực lượng vật chất và tinh thần, là sự thểhiện những lực lượng đó trong lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực sản xuấttinh thần của con người Từ đó, văn hóa được chia làm hai lĩnh vực cơ bản: vănhóa vật chất và văn hóa tinh thần Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ có tính chấttương đối, bởi cái gọi là “văn hóa vật chất” về thực chất cũng chỉ là sự “vật chấthóa” các giá trị tinh thần, và các giá trị văn hóa tinh thần không phải bao giờcũng tồn tại một cách thuần túy tinh thần, mà thường được “vật thể hóa” trongcác dạng tồn tại vật chất Ngoài ra, còn các giá trị tinh thần tồn tại dưới dạng phivật thể, nhưng vẫn mang tính tồn tại vật chất khách quan như văn hóa trong cáclĩnh vực đạo đức, giao tiếp, ứng xử, lối sống, phong tục tập quán…
Ở Việt Nam, khi luận bàn về văn hóa của dân tộc thường được hiểu theohai nghĩa, hai cấp độ khác nhau: Ở phạm vi hẹp, văn hóa dân tộc đồng nghĩa vớivăn hóa của một tộc người, văn hóa dân tộc hoặc văn hóa tộc người + tộc danh,
là một chi tiết của văn hóa nói chung Phạm vi rộng, văn hóa dân tộc là văn hóachung của cả cộng đồng tộc người (Nation) sống trong cùng một quốc gia
Văn hóa tộc người là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần, cũng nhưnhững quan hệ xã hội được sáng tạo trong điều kiện môi trường sinh tụ của mộttộc người, phản ánh những nhận thức, tâm lýý, tình cảm, tập quán riêng biệtđược hình thành trong lịch sử của tộc người đó Ở các quốc gia đa dân tộc, vănhóa của các tộc người đan xen, hấp thụ lẫn nhau tạo nên nét chung của văn hóaquốc gia, của cả cộng đồng dân tộc, và mỗi nền văn hóa đều có những giá trịriêng của nó
Trang 16Giá trị văn hóa: “là cái dùng để căn cứ vào đó mà xem xét, đánh giá, sosánh nền văn hóa của dân tộc này với nền văn hóa của dân tộc khác, là cái đểxác định bản sắc văn hóa của một dân tộc, những nét đặc thù về truyền thống,phong tục, tập quán, lối sống của một dân tộc trên nền tảng các giá trị chân,thiện, ích, mỹ” [60, tr.19]
Bản chất đặc trưng của văn hóa là chiều cạnh trí tuệ, năng lực sáng tạo,khát vọng nhân văn biểu hiện ở hoạt động sống của mỗi cá nhân, cộng đồng, dântộc Mục đích của giá trị văn hóa là nhằm hướng tới các giá trị nhân bản, hướngtới sự hoàn thiện của mỗi cá nhân và của cộng đồng, dân tộc Mặc dù, tiêu chuẩncủa các giá trị văn hóa của các cộng đồng, dân tộc là không như nhau Giá trịvăn hóa còn mang tính khách quan, không phụ thuộc vào bất cứ cái gì từ bênngoài áp đặt vào để trở thành văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc Khôngthể căn cứ vào văn hóa của một dân tộc nào đó để làm tiêu chí xem xét, đánh giánền văn hóa của các dân tộc còn lại là cao hay thấp, phát triển hay không…điều
đó sẽ rơi vào bệnh chủ quan, tạo nên sự nô dịch hay sự áp đặt về văn hóa
Có thể nói, giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng, dân tộc như là “mật mã ditruyền xã hội” của tất cả các thành viên sống trong cộng đồng, dân tộc đó, đãđược tích lũy lắng đọng trong quá trình hoạt động của mình Chính quá trình đó
đã hình thành nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc họ Cộng đồng sẽ bền vữngkhi nó trở thành dân tộc Yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhất của một nềnvăn hóa, bởi: “Nói đến văn hóa là nói đến dân tộc; một dân tộc đánh mất truyềnthống văn hóa và bản sắc dân tộc thì dân tộc ấy sẽ mất tất cả” [65, tr.13] Mộtdân tộc đánh mất bản sắc văn hóa, dân tộc ấy đã đánh mất chính mình, một nềnvăn hóa có tính dân tộc, là nền văn hóa mang đầy đủ bản sắc của dân tộc Chính
vì vậy, việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa củadân tộc, là vấn đề có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự tồn vong của mỗi dântộc
- Bản sắc văn hóa:
Theo từ điển Tiếng Việt, bản sắc chỉ tính chất, mầu sắc riêng, tạo thànhphẩm cách đặc biệt của một vật [42]
Trang 17Bản sắc văn hóa có thể hiểu là cái cốt lõi, nội dung, bản chất của một nềnvăn hóa cụ thể nào đó, là những nét văn hóa riêng có của nền văn hóa một dântộc Những nét riêng ấy thường được biểu hiện qua các giá trị văn hóa vật chất
và tinh thần, vật thể và phi vật thể Các giá trị văn hóa này ra đời gắn với chínhđiều kiện môi sinh mà dân tộc ấy thích nghi và phát triển qua các giai đoạn pháttriển khác nhau của một dân tộc Những giá trị văn hóa ấy, cho dù có trải quanhững thăng trầm, biến cố của lịch sử nó không những không mất đi, mà cùngvới thời gian, nó còn tiếp nhận những cái hay, cái đẹp, cái phù hợp của văn hóacác dân tộc khác làm phong phú, đặc sắc hơn cho văn hóa dân tộc mình, làm cho
nó là nó chứ không phải là cái khác Khi nói đến một trong những nét đặc trưngvăn hóa ấy, người ta có thể dễ dàng nhận ra đó là dân tộc nào mà không cần phảigọi tên
Bản sắc văn hóa là một sức mạnh, là sức mạnh nội tại của dân tộc Nó làhạt nhân năng động nhất trong toàn bộ tinh thần sáng tạo truyền từ đời này quađời khác Bản sắc văn hóa làm cho một dân tộc luôn là chính mình:
Một dân tộc qua các biến cố lịch sử một lúc nào đó, một thời đại nào đó
có thể mất độc lập, bị người ngoài đô hộ nhưng nếu dân tộc ấy vẫn giữ đượctiếng nói của mình, vẫn giữ được vốn văn nghệ dân gian, vẫn giữ và phát triểnđược bản sắc văn hóa của mình, thì dân tộc ấy vẫn nắm chắc trong tay chìa khóacủa sự giải phóng, chìa khóa của tự do, độc lập [6, tr 48]
Bản sắc văn hóa còn là mối liên hệ thường xuyên, có định hướng của cáiriêng (văn hóa dân tộc) và cái chung (văn hóa nhân loại) Mỗi dân tộc trong quátrình giao lưu văn hóa, sẽ cống hiến những gì đặc sắc của mình vào kho tàng vănhóa chung Đồng thời tiếp nhận có lựa chọn, nhào nặn thành giá trị của mình,tạo ra sự khác biệt trong cái đồng nhất đó chính là bản sắc văn hóa của một dântộc Bản sắc văn hóa dân tộc không phải là một biểu hiện nhất thời, nó có mốiliên hệ lâu dài, sâu sắc và bền vững trong lịch sử và đời sống văn hóa dân tộc
Bản sắc dân tộc gắn liền với văn hóa và thường được biểu hiện thông quavăn hóa Vì vậy, có thể coi bản sắc dân tộc của văn hóa hoặc bản sắc văn hóadân tộc: “Bản sắc chính là văn hóa, song không phải bất cứ yếu tố văn hóa nào
Trang 18cũng được xếp vào bản sắc Người ta chỉ coi những yếu tố văn hóa nào giúpphân biệt một cộng đồng văn hóa này với một cộng đồng văn hóa khác là bảnsắc” [64, tr.13].
“Bản sắc văn hóa dân tộc” là tổng hòa những khuynh hướng cơ bản trongsáng tạo văn hóa của một dân tộc, vốn được hình thành trong mối liên hệ thườngxuyên với điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thể chế, các hệ tư tưởng…trong quá trình vận động không ngừng của dân tộc đó” [18, tr 37]
Khi nói tới bản sắc văn hóa của một dân tộc, cũng có nghĩa là nói tới bảnsắc riêng của dân tộc ấy, hay nói cách khác bản sắc văn hóa là cái cốt lõi của bảnsắc dân tộc Bởi bản sắc của dân tộc không thể biểu hiện ở đâu đầy đủ và rõ néthơn ở văn hóa Sức sống trường tồn của một nền văn hóa khẳng định sự tồn tạicủa một dân tộc, khẳng định bản sắc và bản lĩnh của dân tộc ấy
Bản sắc văn hóa dân tộc có hai mặt giá trị Giá trị tinh thần bên trong vàbiểu hiện bên ngoài của bản sắc dân tộc có mối quan hệ khăng khít củng cố thúcđẩy nhau phát triển Văn hóa không được rèn đúc trong lòng dân tộc để có bảnlĩnh, trở thành sức mạnh tiềm tàng bền vững thì bản sắc dân tộc của văn hóa sẽ
mờ phai Ngược lại, nếu văn hóa tự mình làm mất đi những màu sắc riêng biệt,độc đáo của mình, sẽ làm vơi chất keo gắn kết tạo thành sức mạnh bản lĩnh củavăn hóa
Nguồn gốc tạo thành bản sắc văn hóa dân tộc có thể do nhiều yếu tố như:hoàn cảnh địa lýý, nguồn gốc chủng tộc, đặc trưng tâm lýý, phương thức hoạtđộng kinh tế Nhưng bản sắc văn hóa dân tộc, không thể không xuất phát từnhững yếu tố tạo thành dân tộc Vì thế hiểu khái niệm bản sắc văn hóa dân tộcphải hiểu theo khái niệm phát triển, khái niệm mở Nó không chỉ là hình thức
mà còn là nội dung đời sống cộng đồng, gắn với bản lĩnh các thế hệ các dân tộcViệt Nam Nghị quyết hội nghị BCH TW lần thứ V khóa VIII của Đảng đã chỉrõ:
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộngđồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấutranh dựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ýý chí tự cường
Trang 19dân tộc, tinh thần đoàn kết, ýý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia đình- làngxã- Tổ quốc…Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong cả hình thức biểu hiệnmang tính dân tộc độc đáo [16, tr.56].
Bản sắc văn hóa dân tộc là các giá trị tiêu biểu, bền vững, phản ánh sứcsống của từng dân tộc, nó thể hiện tập trung ở truyền thống văn hóa Truyềnthống văn hóa là các giá trị do lịch sử để lại được thế hệ sau tiếp nối, khai thác
và phát huy trong thời đại của họ để tạo nên dòng chảy liên tục của lịch sử vănhóa các dân tộc Khi đã được hình thành, truyền thống mang tính bền vững và cóchức năng định hướng, đánh giá, điều chỉnh hành vi của cá nhân và cộng đồng.Tuy nhiên, khái niệm bản sắc văn hóa không phải là sự bất biến, cố định hoặckhép kín mà nó luôn vận động mang tính lịch sử cụ thể Trong quá trình này nóluôn đào thải những yếu tố bảo thủ, lạc hậu và tạo lập những yếu tố mới để thíchnghi với đòi hỏi của thời đại Truyền thống cũng không phải chỉ bao hàm các giátrị do dân tộc sáng tạo nên, mà còn bao hàm cả các giá trị từ bên ngoài được tiếpnhận một cách sáng tạo và đồng hóa nó, biến nó thành nguồn lực nội sinh củadân tộc
Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gồm nhiều loại hình, nhiềutầng, nhiều lớp, nhiều sắc màu, nhiều mức độ và quy mô khác nhau, tạo nên giátrị to lớn là nền tảng bền vững của bản sắc dân tộc Nguồn nuôi dưỡng vô tậntâm hồn và đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Đây là kho của cải vôgiá, di sản vô cùng quý báu của văn hóa Việt Nam Việc nhận diện đúng về bảnsắc văn hóa mỗi dân tộc và các dân tộc thành viên là việc làm hết sức có ýýnghĩa Bởi lẽ, việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phải có
sự chặt chẽ, hài hòa và thực hiện theo định hướng, đường lối của Đảng, Nhànước và ýý thức dân chủ tự nguyện của nhân dân
1.1.2.2 Văn hóa của dân tộc Thái
Nói đến văn hóa của dân tộc Thái là ta nói đến hệ thống những giá trị vănhóa do chính cộng đồng tộc người đó tạo ra và là sản phẩm của con người baogồm nhiều lĩnh vực khác nhau: văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa
Trang 20thiết chế xã hội Như đã trình bày ở phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ trình bàynhững giá trị văn hóa đặc trưng thuộc về văn hóa của dân tộc Thái:
Trước hết, nói đến văn hóa của dân tộc Thái là phải nói đến một loại hình
văn hóa thung lũng Bởi lẽ, với những đặc điểm đặc thù về điều kiện tự nhiên
của miền Tây Bắc đã hình thành nên một nền văn hóa tương ứng, đó là loại hìnhvăn hóa thung lũng
Nói đến văn hóa thung lũng, nghĩa là muốn nói đến mối quan hệ giữa tộcngười này với môi trường sinh sống là thung lũng lòng chảo Điều này cũng nóilên khả năng thích nghi của con người với tự nhiên bằng văn hóa của mình Vănhóa thung lũng của dân tộc Thái có các đặc trưng sau:
Cảnh quan địa lý là những thung lũng lòng chảo lọt vào vùng núi cao,rừng sâu, dầy khe, vực, sông suối cắt xẻ địa hình Khí hậu hai mùa rõ rệt
Từ lâu dân tộc này đã tạo lập các cánh đồng lúa, đối tượng tác động chínhcủa lao động xã hội
Vùng sườn dốc nằm ở vành đai của các lòng chảo thì làm nương theo cácphương pháp phát, đốt, chọc lỗ, tra hạt, có tác dụng bổ sung vào hệ thống trồngtrọt Đây là đặc trưng chủ yếu nhất trong toàn bộ hệ thống văn hóa thung lũngcủa dân tộc
Các nóc nhà cư trú thành từng cụm theo hình thức mật tập gọi là bản,được tự do khai thác tự nhiên Ngoài việc chính làm ruộng và làm nương, mỗimột hộ gia đình đều tiến hành nuôi gia súc, gia cầm, làm các nghề thủ công,trong đó nổi lên là nghề trồng bông dệt vải và tiến hành hái lượm, săn, thu bắthải sản ở sông suối
Các bản nằm trên đường vành đai thung lũng và nhiều bản hợp thànhmường Bản là lãnh thổ cộng đồng tộc người, trong khi mường thì thường cónhiều cộng đồng tộc người Trong một mường, người Thái bao giờ cũng chiếm
đa số và tiêu biểu
Giao thông vô cùng cách trở vì thung lũng nọ cách thung lũng kia là cảchiều dầy của núi non, bị che chắn bởi núi cao, vực sâu, rừng dầy, suối khe
Trang 21Đây là nền văn hóa tiền công nghiệp, được hình thành từ lao động tự cung
tự cấp, chưa đạt tới trình độ trong đó chứa đầy chất men cần thiết để kích thích
sự phát triển xã hội
Tóm lại, người Thái là một trong những dân tộc có khả năng thổi vào tự
nhiên một sức sống mới khác với tự nó Khả năng ấy chính là chiều dầy của vănhóa phát triển thành truyền thống Giờ đây, khi mà khoa học phát triển mạnh và
cơ chế thị trường thì liệu có thể giữ gìn và phát huy được dòng truyền thống nàykhông? Điều này còn phụ thuộc vào khả năng phát huy bản lĩnh và bản sắc dântộc đã tạo ra được các mô hình thích nghi mới trong hệ sinh thái nhân văn củamình
- Các giá trị văn hóa vật chất:
+ Văn hóa nông nghiệp Thái: Sống với điều kiện tự nhiên môi sinh có
nhiều điểm đặc thù cho nên, định hướng tác động trong khai thác tự nhiên truyềnthống của người Thái là đồng ruộng lòng chảo và nương rẫy trên sườn núi Hàngngàn năm nay, dân tộc này đã có những biện pháp dẫn thuỷ nhập núiđiền, đúcrút được tập quán làm thuỷ lợi bằng biểu tượng ngôn ngữ (điều mà không phảibất cứ cộng đồng người làm ruộng nào cũng làm được) Người Thái có bốn chữnói lên bốn giải pháp: Mương, Phai, Lái, Lin “Đây là mặt biểu hiện cụ thể củavăn hóa lúa nước có cội nguồn từ cư dân nói tiếng Tày- Thái cổ, trải qua các giaiđoạn lịch sử của nó, không những đọng lại trong ngôn ngữ Thái mà còn có ởngôn ngữ văn hóa Việt - Mường” [10] Yếu tố đầu tiên trong văn hóa mưu sinhcủa tộc người Thái là việc làm ruộng nước, nó trở thành động lực phát triển lịch
sử cộng đồng tộc người theo mạch vừa tụ cư, vừa định cư, lan tỏa chung cho cảnhóm nói tiếng Thái Việc khai khẩn vùng đất hoang vu thành cánh đồng trồnglúa trở thành hàng đầu trong hệ thống kinh tế cổ truyền Thái Trong đó, cùng vớiviệc vỡ đất phải giải quyết ngay khâu dẫn nước từ các dòng chảy tự nhiên vàotưới tiêu, sao cho cánh đồng trồng lúa hợp lý với vùng tự nhiên của nó Từ đó,dòng nước thiên nhiên gắn chặt với các khâu của công trình thủy lợi truyềnthống, mà người Thái quen lấy Mương làm tiêu biểu chung “có nước mới cómương, có mường mới có Tạo” Nước đã sinh ra tổ chức xã hội mang tên
Trang 22Mường, mường xưa có người đứng đầu mang tên Tạo Tạo lại trở thành phápnhân đứng ra tổ chức xã hội, tác động và biến tự nhiên thành ruộng lúa, cungcấp cho con người thóc gạo Giải pháp nước (văn hóa Thủy lợi) được người tađặt lên hàng đầu trong việc làm ruộng nước.
Qua hệ thống Mương, Phai, Lái, Lin, người Thái đã sớm tích lũy đượcmột số kinh nghiệm để dẫn nước tưới ruộng theo phương pháp thủ công và thuđược những hiệu quả nhất định, cho cuộc sống lao động sản xuất của dân tộcThái trong một thời gian dài Song song với việc sản xuất lương thực trên ruộngnước, người Thái còn làm nương rẫy Trên một diện tích nương, tập quán Tháichỉ thực hiện ba vụ cũng là ba năm hay ba mùa, đến năm thứ tư phải phá rừnglàm nương mới Một gia đình nông dân Thái chỉ cần phá rừng làm bốn đámnương luân chuyển đã khép kín trong chu kỳ 12 năm Thời gian đó là khoảngthời gian đủ cho rừng nhiệt đới tái sinh và người dân có thể trở lại canh tác trêndiện tích ban đầu Trong cấu trúc văn hóa mưu sinh, hình thức canh tác nươngrẫy chiếm phần quan trọng sau làm ruộng, nằm trong lãnh thổ bản
+ Công cụ lao động: Dân tộc Thái trên bước đường phát triển của mình
không thể không biết sử dụng các công cụ kim loại, trong sản xuất cũng nhưtrong sinh hoạt Tuy nhiên, trong chế tác những kim loại đó, họ chưa có kỹ thuậtnấu, đúc, khoan mà chỉ biết rèn, gò ở trình độ thô sơ, đơn giản Như đã nói đến ởtrên, trong tổng thể văn hóa thung lũng với nền nông nghiệp phức hợp thì việcsản xuất các công cụ lao động tinh xảo, hầu như chưa được chú ý lắm Trongsáng tạo văn hóa trên cánh đồng lòng chảo và làm nương rẫy trên các sườn dốc,dân tộc này chỉ cần có bốn công cụ kép có lưỡi kim loại là: Dao (mịt hay pạ), rìu(khoan), cày (thay), và mai (lủa)
Từ rất lâu dân tộc này đã coi con dao là công cụ lao động quan trọng bậcnhất trong việc tạo ra những giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa vật chất Có nó,người ta lấy gỗ, tre dựng nhà ở, tạo ra các công cụ và vật dụng cho sinh hoạthàng ngày, dùng để chế biến thức ăn, phát cây cỏ, làm nương rẫy Trong cungcách làm ăn ấy, dao được xem như công cụ vạn năng hầu như lúc nào cũng đượcngười chủ mài sắc
Trang 23Cày và Mai là công cụ không thể thiếu được trong sản xuất trên đồng áng
của dân tộc Thái Theo truyền thống, cày và mai là công cụ lao động của nam
giới vì cho rằng đây là công việc nặng nhọc, phụ nữ kiêng không sử dụng công
cụ này Ngoài dao, rìu việc làm nương còn có các công cụ khác như chiếc cuốc,vách, thuổng Công cụ để gieo hạt là chiếc gậy vót nhọn để chọc lỗ tra hạt.Trong quá trình làm ruộng còn có chiếc bừa, theo cách làm ăn xưa thường làmbừa răng gỗ Công cụ thu hoạch gồm có: liềm, nhíp, néo, ván đập lúa và quạtđan tay bằng tre, nứa
+ Nhà ở: Theo truyền thống thì người Thái ở nhà sàn làm bằng gỗ, tre,
nứa…lợp bằng cỏ tranh Họ hiểu, không chỉ riêng dân tộc mình ở nhà sàn,nhưng ở trong tâm thức vẫn coi đây như một trong những nét văn hóa của dân
tộc mình Điều này được biểu hiện trong câu tục ngữ: “nhà Thái nhà có gác đầu hồi có cột” Nhà sàn của người Thái không phải dùng đến một mẩu sắt nào
-trong thiết kế xây dựng Thay vào những cái đinh đóng là cả một hệ thống dâychằng, buộc, thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt tre, giang, mây và một sốloại vỏ cây chuyên dụng Để nối các cột kèo, người ta dùng những đòn dầmxuyên suốt các lỗ đục của các cột làm cho ngôi nhà rất chắc chắn, đủ sức chốngnắng, mưa, gió, bão Nhìn vào cấu trúc mái, có thể phân biệt được kiểu nhà củatừng nhóm địa phương khác nhau Nhà sàn của người Thái Đen và Thái Trắng ởMộc Châu, Sơn La thì có mái “vòm khum mai rùa” và thường đặt ở hai đầu hồibiểu tượng tạc bằng gỗ quét vôi trắng hai thanh tre, tựa như hai đôi sừng gọi là
khau cút Nhà sàn của người Thái trắng ở Mường Lay, Mường Tè, Phong Thổ
(Lai Châu) do có mặt phẳng hình chữ nhật gần vuông nên có 4 mái thẳng và gấpgóc Nếp nhà sàn là một đơn vị không gian chứa đựng tế bào của xã hội Đó cóthể là một gia đình nhỏ gồm một cặp vợ chồng và con cái chưa đến tuổi trưởngthành, cũng có thể là tổ hợp gia đình lớn có từ hai cặp vợ chồng trở lên và đàncon cháu của họ Dù gia đình nhỏ hay lớn, đều có một sự thống nhất cộng đồngtộc người trong giải pháp nội thất xử lý phân chia mặt bằng thành khái niệm:
Phân đôi không gian dọc theo chiều đòn nóc thành hai phần Tục ngữ
Thái có câu “đầu gối đất, chân kề nước” quy định tập quán nơi ngủ thống nhất
Trang 24quay đầu về sườn núi, đó cũng là “mé đầu” hay “phía trên” của thân nhà; duỗichân về phía cánh đồng hay dòng suối, sông con, đây là “mé chân” hay “ phíadưới” Từ đó, nẩy sinh việc bố trí, sắp xếp thành một nửa là các gian ngủ của giađình Trong nửa phía trên (đầu) chủ nhà bao giờ cũng nằm kề sát gian thờ tổtiên, tục gọi là “ngủ cài hóng” Nếu là gia đình lớn thì tiếp đó là gian ngủ theothứ tự con cả đến con thứ…nửa phía dưới (chân) là nơi để tiếp khách, đặt bếpnúc và giành cho sinh hoạt ban ngày.
Phân đôi bổ ngang theo chiều quá giang Một bên là cầu thang dẫn lên
lan can đi vào cửa chính bên hồi để vào nội thất Đầu tiên sẽ thấy “phía trên” có
gian thờ tổ tiên như được giấu kín trong buồng có vách ngăn - hóng; đối diện ở
phía dưới có khoang gọi là “gian cửa sổ tựa” để ngồi tựa hóng mát, tiếp khách lạ
và quý, đọc và viết lách khi cần thiết Giữa nhà, nơi giáp với chân chỗ ngủ củachủ nhà thường đặt thêm một bếp để sum họp gia đình Nửa này tính từ phía
giữa gian nhà đổ về phía lan can hồi được gọi là “quản”, quy định giành chủ yếu
cho các sinh hoạt đàn ông Một bên cầu thang dẫn lên sàn phơi và nơi đặt nướcdùng Sàn phơi là nơi để thanh thiếu nữ ngồi kéo sợi, làm vải và là nơi ngồi tâmtình cùng người yêu vào buổi tối Qua cửa chính vào nội thất ở “phía dưới” sẽtiếp ngay với bếp ăn hàng ngày và đối diện về “phía trên” là nơi trang điểm vàsinh hoạt của phái đẹp - gọi là “cửa sổ gương” Nửa này tính từ giữa nhà đổ vềphía sàn phơi gọi là “chan” quy định giành chủ yếu cho các sinh hoạt đàn bà,gắn với công việc nội trợ
Nếp nhà sàn còn là không gian chứa đựng văn hóa tâm linh Theo cách tưduy truyền thống này thì ngôi nhà sàn còn là nơi “trú ngụ của các linh hồn” mỗithành viên trong gia đình, được tập trung vào khái niệm linh hồn chủ nhà có vậttượng trưng là “cột chủ áo” treo “thanh gươm thiêng của tông tộc” Sự tínngưỡng linh hồn gắn liền với nếp nhà sàn, nó không những biểu hiện trong cuộcsống hàng ngày mà còn sống động trong văn học, âm nhạc, nhảy múa…Nếp nhàsàn còn mang ý niệm là “nơi chứa đựng cộng đồng những người thuộc dòngmáu cha” nên có tên “nhà tông - nhà cúng” Riêng trong nhà của những người
Trang 25thuộc dòng họ quý tộc thì có thêm gian thờ ở mé ngoài giáp lan can phía quản, gọi là chong căm
+ Vải vóc và các biểu hiện văn hóa: Theo truyền thống của dân tộc Thái,
theo phân công tự nhiên thì việc làm ra vải là lao động chủ yếu của nữ giới Tậpquán, xã hội Thái đã rèn luyện cho người phụ nữ một tay nghề làm vải rất tàihoa, là con gái Thái thì không được phép ngừng tay làm vải và phải đạt tới trình
độ tinh xảo như câu tục ngữ: “xấp đôi tay đã thành hoa văn, ngửa bàn tay đã thành hoa lá” Nếp sống xưa cho rằng: Biết làm vải thì mới là phụ nữ, bằng
không thì cho dù người phụ nữ đó dù có chăm chỉ mọi việc khác đến đâu, cũng
bị xã hội cho là chây lười, thường thì không ai muốn lấy làm vợ Người đàn bàsành nghề làm vải thì được bản mường tặng danh hiệu “Đàn bà tám cạnh sắcnét”
Trong văn hóa dân tộc Thái, vải vóc chứa đựng bốn khái niệm:
Thứ nhất, nó được coi như vật tượng trưng cho phái đẹp Người Thái có
câu thành ngữ “thân hình cao thanh, óng ánh trong, tựa giải lụa”, và cái nết củangười đẹp đó là: “Vui làm vui ăn Vui quay xa thành sợi Vui kéo sợi ươm tơ”
Thứ hai, nó là vật dùng trong suốt cả cuộc đời một con người
Thứ ba, vải vóc là vật tượng trưng cho sự giàu sang trong xã hội Trong
cuộc sống thường ngày, người ta coi vải vóc là sản phẩm quý Tuy giá trị của nókém vàng, bạc, châu báu nhưng xét về yếu tố xã hội chứa trong nó, thì các sảnphẩm này có giá trị như nhau Bởi thế, hiện tượng coi tiền bạc hơn phúc đứccha, mẹ mới bị dư luận lên án mạnh mẽ
Thứ tư, vải vóc là văn hóa kỹ thuật mà người sản xuất phải trải qua quá
trình hiểu biết mới làm ra được Bởi việc làm ra vải là cả một quá trình dài cóthể chia làm hai giai đoạn chính trong đó bao gồm nhiều những công việc khácnhau: Trước hết là trồng bông và từ bông dệt thành vải Sau đó là công đoạnnhuộm sợi cũng rất phức tạp và cầu kỳ Tấm thổ cẩm là một dải vải hoa văn dày,màu sắc tươi mát, phong phú, trong đó, màu đỏ đóng vai trò chủ đạo đượcnhuộm bằng cánh kiến nấu pha với nhựa cây rừng
Trang 26Khung cửi Thái không thể dệt được vải khổ rộng quá 50 cm, cách đo vảithì tính bằng đốt tay, nắm tay, khuỷu tay, một bên sải và sải tay Cứ 4 sải thìđược một đơn vị gọi là Chầu, 10 chầu một đơn vị gọi là Ton Khi đã có vải vóc,người phụ nữ Thái lại phải đảm bảo biến các nguyên liệu này thành sản phẩmtiêu dùng, đáp ứng các yêu cầu khác nhau của đời sống Điều này đòi hỏi ở họ
có sự hiểu biết để thể hiện làm sao cho mỗi thành phẩm có thể chứa đựng đượcbản sắc văn hóa dân tộc mình
+ Mặc: Người khác dân tộc đã không sai khi đã nhận xét rằng, người Thái
là một cộng đồng tộc người biết mặc và mặc đẹp Trang phục của họ phân biệttheo giới; trang phục thường ngày với lễ phục; khi chết và để tang; lúc đi làmngoài đồng, nương rừng với ở nhà; mùa nóng bức với những tháng đông lạnhgiá trong năm; hai độ tuổi chưa thành niên với khi đã trưởng thành và khi nhắmmắt xuôi tay
Nam giới: Cách ăn vận truyền thống của nam giới dân tộc Thái là: Khi đã
lớn thì mặc quần ta, không dải rút mà khâu cạp để thắt dây lưng, quần chỉ có hailoại quần dài và quần đùi Áo thì có hai kiểu: thường ngày và lễ phục
Thường ngày, mặc áo cánh mang tên “mở lòng” có đính cúc hoặc khuy tếtbằng dây vải, hai bên sườn giáp hông có đường xẻ để thân áo không bị bó sátvào người, ở đây người ta đính thêm vật trang trí, gọi là “quả chỉ” Mặt trước tathấy túi ở mé dưới hai vạt Nếu là áo người Thái Đen thì có thể có hoặc khôngtúi ngực bên trái, nhưng áo người Thái Trắng ở phía Bắc thì phải có Khôngphân biệt Thái Đen hay Thái Trắng, bộ quần áo nam phục thường ngày thường
là màu đen
Lễ phục, kiểu quần không đổi, nhưng người ta mặc áo dài, cắt theo kiểu
xẻ nách tương tự như áo dài của người Kinh
Nữ giới: Trang phục nữ Thái đượm vẻ đẹp bản sắc văn hóa dân tộc Điều
này luôn chiếm ưu thế rõ rệt trong các nét văn hóa độc đáo của dân tộc Thái Nókhông những đẹp về kiểu dáng mà hơn hết, nó còn làm tăng vẻ đẹp trời ban chongười phái nữ: “Y phục Thái nổi tiếng bởi sự hài hòa giữa cái che và cái phô ra,giữa cái giản dị mà không kém phần lộng lẫy”[44, tr 34] “Và cũng nhờ lẽ đó
Trang 27mà cụm từ “cô gái Thái” đã trở thành ngôn ngữ biểu tượng văn hóa Folklore
Việt Nam” [51, tr 145] Đã là nữ giới đã trưởng thành thì mặc váy khâu liền(váy ống) dài chấm gót chân, không có màu nào khác ngoài màu đen Mép dưới
ở bên trong lòng váy thì được táp một dải vải bề rộng từ 3-4 cm, màu phổ biến
là đỏ, ngoài ra có thể là màu xanh, vàng, hoa nhưng tuyệt đối không phải làmàu trắng Đầu váy có cạp, khâu bằng dải vải màu đỏ, trắng hoặc xanh, miễnkhông đồng màu đen với thân váy để khi mặc dễ nhìn thấy phần bắt buộc phảidùng dải thắt lưng phủ ở bên ngoài Dải cạp là để gập mép sao cho váy bó sátthân eo, làm đường thắt lưng nổi cộm rõ vòng eo
Khác với váy, áo phụ nữ có nhiều hình vẻ, màu sắc hơn Áo cổ truyền cóhai kiểu:
Trong ngày thường cũng như khi cần thiết, người ta mặc một thứ áo tên là
“áo cỏm” (cỏm có nghĩa là cộc, cụt và ngắn) Áo cỏm có áo ngắn tay và dài tay.Chữ “cỏm” ở đây ứng với độ ngắn, dài trong số đo từ eo thắt dưới ngực Nhìnvào chiếc áo cỏm, ta sẽ thấy ngay cái gọi là cộc của áo được giới hạn ở phần ápchót thân áo mà không phải ở hai bên cánh tay Chính vì vậy, mới đòi hỏi việccắt khâu phải có kỹ thuật để chiếc áo vừa với thân người mặc thể hiện thẩm mỹcủa người Thái Cắt áo phải đúng kích cỡ của chiều rộng sao cho chiếc áo chephủ toàn thân thật kín đáo, nhưng khi mặc phải bó rất sát để hình dáng thân thểnhư được phô ra Nách áo phải được chiết sao cho ngực nở căng tròn, đạt tớitiêu chuẩn như câu ngạn ngữ: “mình thon vú dựng” Kỹ thuật này làm cho cơthể và hai chi trên tưởng như bị áo bó chặt nhưng vẫn hoàn toàn tự do khi vậnđộng Điều đặc biệt hơn cả là việc tạo dáng áo cỏm, từ lâu đã trở thành tiêu chínhận biết cách ăn vận theo từng nơi hoặc từng nhóm địa phương Áo cỏm củangười Thái Đen thì dải viền hai vạt để cài cúc không liền với cổ áo, áo củangười Thái Trắng thì cổ và đường viền đó liền một dải nên có tên là “áo liền cổ”(xửa co diên) Áo Thái Đen do đó dựng theo kiểu cổ đứng, còn áo Thái Trắngphải tạo ra cách để đường viền bó ôm lấy cổ Trên hai đường viền vạt áo xẻngực, người ta thường cài cúc đồng, nếu không có thì thay bằng hạt cườm Lúc
ăn diện thì mặc áo cỏm cài cúc bạc (má pém), đây là một phần đẹp, hấp dẫn của
Trang 28trang phục nữ Thái Cúc bạc có hình dẹt, mỏng được khâu đính bám trên hai dảivạt áo chạy suốt từ cổ qua ngực xuống eo thắt Trên vạt áo cúc bạc được khâu
xếp đối xứng thành từng đôi, dải thành hai hàng, bên phải là những con đực (Tô po) và bên trái là những con cái (Tô me) Vì làm bằng bạc nên bộ khuy này khá
bền, có bộ không những chỉ dùng suốt đời Mẹ mà còn truyền sang đời con
Nói đến bộ trang phục nữ, ta không thể không kể tới dải thắt lưng dệtbằng sợi tơ tằm có chiều dài hơn 2m Nó không chỉ là vật để thắt giữ váy xiếtvào thân mà còn là chỗ để tạo dáng thắt đáy lưng ong của phái đẹp Màu thắtlưng là tín hiệu xác định hai độ tuổi Nếu như ở tuổi niên thiếu đến tuổi 30 người
ta dùng thắt lưng màu xanh, những lứa tuổi sau đó chuyển sang màu tím
Trang phục nữ Thái Đen còn có khăn Piêu màu đen, hai đầu có thêu
những hoa văn hình kỷ hà bằng chỉ nhiều màu sắc có những chùm hoa vải tết
hoặc thêu gọi là cút Truyền thống cút piêu phải lẻ để xếp thành chùm 3, 5 để
biểu thị sự trung thành của người đàn bà với chồng con (số lẻ là tượng trưng cho
sự chung thủy và số chẵn là lứa đôi), không xếp chẵn vì cho rằng số chẵn đôi lứa
rẽ hai ngả Nữ Thái trắng không chít khăn piêu mà thường mua khăn vuông lenhoặc khăn bông trắng để cuốn
Kiểu tóc của phụ nữ Thái cũng phân biệt hai ngành đen và trắng Khi
chưa chồng, nữ Thái Đen búi tóc đằng sau gáy (khót phôm), khi có chồng thì búi tóc ngược lên đỉnh đầu để hơi nghiêng về phía bên trái (tằng cẩu) Chồng chết,
trong thời gian để tang thì búi ở lưng chừng giữa đỉnh đầu với gáy gọi là búi tóckiêng, hết tang lại búi tóc ngược như khi chồng còn sống Nữ Thái trắng thìkhông dùng tóc làm tín hiệu báo có hoặc không chồng mà chỉ búi đằng sau haycuốn vấn trên đầu, nhưng không vấn bọc khăn như kiểu nữ người Kinh mà ởđằng sau, búi tóc được hạ xuống thấp để lăn đi lăn lại trên vai
+ Ngủ: Là một trong những nét sinh hoạt văn hóa, truyền thống lâu đời
của dân tộc Thái Tục ngữ Thái có câu: “ăn tốt, ngủ ấm, thọ tới tuổi già” đã biểuthị hiểu biết của tộc người này về mối tương quan giữa chế độ ăn, uống và giấcngủ với sức khỏe và tuổi già Vì vậy, người phụ nữ còn dồn cuộc đời lao độngcủa mình vào việc sản xuất bộ để ngủ Đây là một dân tộc không theo nếp nằm
Trang 29chiếu, giường mà quanh năm phải trải đệm Nằm đệm đắp chăn đến ngày nayvẫn là nếp sống phổ biến của người Thái Bộ vật dụng cần cho ngủ bao gồm:
đệm (xứa), chăn (pha), gối (mon), màn (dắn), rèm (man), cót (sát), chiếu (phụ).
Nó không những làm cho con người ấm cúng mà còn là sản phẩm tượng trưngcho sự chăm chỉ và giầu có, biếng nhác và nghèo nàn của mỗi gia đình ngườiThái
+ Văn hóa ẩm thực:
Ăn: Trong tiếng Thái, lương thực gọi là Khảu (dịch sang tiếng việt là lúa,
gạo, cơm) Nếu như người Kinh cơm xôi (cơm nếp) là thứ ăn lót dạ hoặc dùngtrong các nghi thức tập quán như cúng lễ, cưới xin thì người Thái coi xôi làcơm ăn thường ngày Đây là một nét đặc trưng và in đậm trong văn hóa tộcngười Công thức ăn uống của người Thái là: xôi đồ chấm chẻo, măng rau đồ,thịt cá nướng, cơm lam, thịt - cá làm chua, lạp sống hoặc chín, gỏi, mọk…
Từ gạo chế biến thành cái ăn đã biểu hiện rõ bản sắc cộng đồng tộc người
Cách chế biến cổ xưa hơn cả là cơm nếp lam, cơm lam có mùi hương sắc đặc
biệt và hương vị thơm ngon bổ dưỡng
Lương thực chính là xôi nếp, nên dụng cụ bếp núc chính là ninh đồng haychõ Chõ để xôi cơm thì lấy khúc thân cây gỗ để đục, và đồ rau thì làm bằngkhúc cây bương Trong gia đình người Thái ninh đồng là một trong bốn thứ củagia truyền, và theo tập quán thì chiếc chõ còn là vật chứa đựng “điều cấm kỵ”.Dùng với cơm xôi, người Thái có hệ thực phẩm được chế biến từ ba nguồn gọichung: Rau, cá, thịt lấy trong thiên nhiên hoặc do con người sản xuất ra Ngoài
ra, cá thịt thường được chế biến bằng cách nướng với các loại gia vị riêng tạonên mùi vị thơm ngon, độc đáo riêng có của món ăn dân tộc Thái mà ai đãthưởng thức một lần thì không bao giờ quên
Uống: Người Thái đã biết uống trà từ rất lâu, nhưng đáng nói nhất là
Rượu Rượu là thức uống trong các dịp vui buồn và là vật tượng trưng của cácnghi thức Do đó, trong sinh hoạt cuộc sống, với ý nghĩa nào đó, dân tộc này đãxem nó như một nghi thức cần thiết ngang tầm với cơm Họ dùng rượu khi đóntiếp bà con và tiếp khách, nghi thức và cúng lễ, cưới xin và hội hè, ngâm thuốc
Trang 30và để uống tăng lực, cuối cùng là tang ma Nhìn tổng thể một bản sẽ thấy không
có ngày nào không có người uống rượu, nên có thể coi đây là thức dùng quanhnăm
Rượu Thái có hai loại chính - rượu cất (lảu xiêu) , rượu cần (lảu xá) và hai
loại phụ Kỹ thuật làm rượu cũng rất công phu cầu kỳ, rượu làm ra rất thơmngon (nổi tiếng là rượu Mường Thanh, Điện Biên) Rượu cần và tục uống rượucần là nét văn hóa rất độc đáo của dân tộc Thái, mà hầu như ai cũng hâm mộ Vịvừa ngọt, vừa cay và hăng, thơm khó quên Đồng bào mời rượu bằng những lời
có cánh, bằng thơ, bằng hát và bằng cả tấm lòng mình
Cách thức tổ chức ăn uống thường ngày cũng không cầu kỳ, nhưng khi có
cỗ bàn hay tiệc tùng thì lại mang những nét văn hóa của cộng đồng tộc người
Bộ đồ mâm ghế ăn tuy đơn giản nhưng mang sắc thái văn hóa một cách rõ rệt.Người Thái là một dân tộc mến khách và có xu hướng coi đó là đặc trưng về tâm
lý khác với các dân tộc khác chính là ở sự thể hiện Với người Thái thì lấy bữa
ăn, uống làm đầu câu chuyện giữa chủ và khách Trong tập tục này có một địnhhướng tư duy ghi thành câu tục ngữ: “người được ăn, đồn tiếng tốt; ma được ăn
sẽ phù hộ” Cho nên, khi “anh em đến họ ngoại lại” sẽ “mổ gà, mở rượu” (khả cáy, khay lảu) và cao hơn thì “mở rượu mời, mổ lợn tiếp” (lảu xú, mu ha)
- Các giá trị văn hóa tinh thần:
+ Ngôn ngữ và văn tự: Người Thái là một cộng đồng tộc người có ngôn
ngữ riêng, có chung cội nguồn ngôn ngữ với tiếng nói của các dân tộc: Tày,Nùng, Lào, Lự, Bố Y, Sán Chay ở Việt Nam; với tiếng Lào và Thái Lan; vớitiếng Choang và tiếng Thái ở miền Nam Trung Quốc Về mặt cấu trúc ngôn ngữ,
ta có thể thấy tiếng Thái nổi bật lên một số nét cơ bản như sau:
Do dùng chung một cội nguồn, ngôn ngữ nhóm người Thái có được mộttổng thể thống nhất Là một thứ tiếng có khá nhiều vùng thổ ngữ Song nếu mộtngười có thể tường tận đọc, nói, viết được một loại thổ ngữ có thể giao tiếp đượcvới người Thái ở các nhóm Thái, các vùng khác nhau
Tiếng Thái có âm tiết và có thanh điệu - một âm mang một thanh tạothành một từ biểu đạt ý Về cấu trúc các thành phần trong cú pháp tiếng Thái
Trang 31cùng một mô típ với tiếng Việt, đó là thứ tự: Chủ ngữ - vị ngữ - các thành phầntân ngữ và bổ ngữ Ngôn ngữ Thái rất phong phú, biểu hiện được mọi cung bậctình cảm Đặc biệt dân tộc Thái có chữ viết riêng, là một trong những dân tộcđược đánh giá là có chữ viết sớm nhất ở vùng Đông Nam Á cổ đại
Đây là thứ tiếng phát triển, đã sớm hình thành ngôn ngữ văn học và có thểdiễn đạt được sự vật tự nhiên, xã hội mà con người cần nhận thức Đương nhiên,
để thực hiện điều đó người Thái đã du nhập, vay mượn các yếu tố ngôn ngữ sắctộc khác Trong đó, có phần đóng góp của tiếng Việt hiện nay là quan trọng vàchiếm tỉ lệ nhiều nhất Song, đây là một loại ngôn ngữ chưa được nghiên cứumột cách tường tận để có thể có được một nền ngữ pháp cũng như từ điển Do
đó, ngôn ngữ Thái mới chỉ đạt ở trình độ văn hoá dân gian, chưa từcó được mộtnền ngôn ngữ bác học
Có ngôn ngữ, văn tự người Thái đã xây dựng được một nền văn hóa củamình Có thể coi đây là sự tổng kết quá trình tư duy các quá trình tự nhiên, xãhội bằng hình tượng của nghệ thuật ngôn ngữ, cấu tạo thành ba luồng cơ bản:
Văn học dân gian truyền miệng gồm: Các câu truyện thần thoại, giúp ta có
thể hình dung được về bức tranh lịch sử của dân tộc Thái Các câu truyện cổ tíchmang nội dung đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người nghèo và kẻ giầu,giữa người lao động trí tuệ và kẻ ngồi mát ăn bát vàng và kết quả bao giờ cũngkhẳng định sự toàn thắng của yếu tố thiện và người lao động chăm chỉ Thànhngữ, ngạn ngữ, tục ngữ và dân ca phát triển, ngôn ngữ Thái mới thoát khỏi chỉ
có lớp từ vựng cơ bản để vươn tới tri thức văn học Theo cộng đồng tộc ngườinày thì có văn hóa nghĩa là biết nói, biết viết, sử dụng thành ngữ, ngạn ngữ, tụcngữ, dân ca hợp ngữ cảnh và ngược lại Bởi họ cho rằng: “ngôn ngữ là sự gạnlọc tinh khiết của tư duy”
Văn học được ghi chép thành văn: Khi nói đến văn hóa Thái không thể
không nói đến những pho sách cổ - tài sản vô giá không chỉ của dân tộc Thái màcủa cả dân tộc Việt Nam Những pho sách cổ này nêu ba chủ đề lớn như sau:
Những tác phẩm nói về lịch sử xã hội, như cuốn sách nhan đề “Kể chuyện
bản mường” (Quăm tô mương) Tác phẩm này đã được dịch ra và xuất bản bằng
Trang 32tiếng Việt Cùng đó, còn có các tập thơ lịch sử nhan đề Dựng mường lớn
(Phanh mương luông), Dựng mường nhỏ (Phanh mương nọi), đặc biệt là tập sử
thi nổi tiếng nhan đề: Những bước đường chinh chiến của cha ông (Táy pú xớc)
…và rất nhiều những tập thơ như: Chống giặc cờ vàng (1873- 1880); Cuộc nổidậy của người tù Sơn La do Cai Khạt đứng đầu (1911), Cuộc nổi dậy chốngPháp ở Sầm Nưa - Sơn La (1914 - 1916)…
Những tác phẩm ghi chép về luật lệ bản mường, phong tục tập quán cướixin, ma chay được tập hợp trong cuốn “Luật tục Thái ở Việt Nam” Những tậpmang nội dung văn hóa tâm linh biểu hiện vũ trụ quan, thế giới quan folklorenguyên Thái
Những tác phẩm văn học bằng thơ rất nhiều Đến nay, đã có một số tácphẩm được biên dịch và xuất bản như Xống Chụ Xon Sao, Khun Lu Nàng Ủa,Tán Chụ Xiết Xương là những tác phẩm rất nổi tiếng Trong đó, phải kể đến tập
truyện thơ: Tình Ca - tập thiên tình ca tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao)
không chỉ đạt đỉnh cao trong loại hình văn học này mà cho cả nền văn học cổđiển Thái Việt Nam Bên cạnh đó còn rất nhiều những tác phẩm văn học của badân tộc Việt, Lào, Trung Quốc phỏng dịch thành truyện thơ như của chính cộngđồng tộc người mình như: Tống Chân- Cúc Hoa, Truyện Kiều của Nguyễn Du…Ngoài ra, còn có rất nhiều sách Thái cổ ghi lại những phong tục tập quán, lễnghi, ca dao tục ngữ, các bài cúng và Sách về các bài thuốc chữa bệnh dân gian
+ Nghệ thuật: bao gồm có họa tiết trang trí và múa.
Họa tiết trang trí bao gồm có: Họa tiết điêu khắc gỗ và đan mây, tre và
họa tiết trên vải Họa tiết điêu khắc gỗ thể hiện ở các họa tiết điêu khắc gỗ mangtên Khau Cút treo trên hai đầu hồi mái nhà sàn của một số nhóm Thái Xưa, đã
có thời nhìn vào bộ trang trí này người ta biết được vị trí xã hội của chủ nhà.Họa tiết điêu khắc còn thực hiện trên khung và tấm chắn cửa sổ và các họa tiếttrang trí trên các mặt dụng cụ dùng để làm thức đựng, đồ đựng Các mẫu hoavăn tuy nhiều hình, nhiều vẻ nhưng đều gọi chung bằng một tên chung là hoa
văn Ăm.
Trang 33Họa tiết trên vải có nguồn gốc từ việc trực tiếp kế thừa cách thể hiện hoa
văn ăm, và từ việc dệt nên các tấm thổ cẩm để làm chăn, đệm, gối Ngoài ra,
còn có cách thể hiện họa tiết trang trí trên vải bằng phương pháp thêu thùa bằngchỉ màu trên khăn đội đầu (khăn Piêu), trên nền vải làm khăn tay, mặt rèm vàdải đỉnh màn…bằng các họa tiết hình kỷ hà Ngoài ra, còn có nghệ thuật khâughép đáp vải màu kế thừa từ việc khâu ghép da các loài thú săn bắt Nghệ thuậtkhâu ghép này phổ biến ở phía Bắc, nó thể hiện sự khéo léo của đôi tay ngườiphụ nữ Thái, đã bứt khỏi khuôn mẫu chật hẹp của cách dệt thành hoa văn hình
kỷ hà:
Nó làm cho nghệ thuật folklore Thái vươn tới đỉnh cao của hiện thực Đôitay họ hoàn toàn tự do trong thực hiện các đường viền cong, dễ tạo ra các vòngtròn, uốn lượn, khép kín làm cho họa tiết trang trí trên vải của người Thái thêmphần đẹp muôn hình muôn vẻ, xứng đáng làm nền cho sự đóng góp của văn hóacộng đồng tộc người vào hội họa Việt Nam nói chung [52, tr 212]
Múa: Người Thái từ lâu đã nổi tiếng trong các điệu dân vũ Khi nói đến
người Thái, người Việt không mấy ai không hình dung các cô gái đẹp, trangphục hoàn chỉnh, thanh cao, mềm mại, cuốn hút trong các điệu múa mang tên
xòe của mình Và như thế, múa xòe đã trở thành một trong những biểu hiện đặc
trưng văn hóa cụ thể, thật sự đậm đà bản sắc dân tộc Thái Múa xòe vô hìnhchung trở thành sự thừa nhận mang tính truyền thống, đối với nền nghệ thuậtcủa người Thái như một loại hình vũ điệu Sở dĩ có điều đó, là vì nền nghệ thuậtfolkore này đã phát triển đạt tới sự phân chia thành hai cấp độ: Múa tập thể dân
dã mà tiêu biểu là múa xòe vòng; múa biểu diễn hay múa phong cách mà đặctrưng là sự phô trương tối đa vẻ đẹp của hình tượng văn hóa- cô gái Thái ViệtNam Có thể kể một số điệu múa phổ biến như: múa xòe, múa sạp, múa nón,múa chai, múa khăn, múa quạt…
+ Âm nhạc: Nhìn chung âm nhạc folklore Thái thể hiện bằng ba cách:
Thanh nhạc, nhạc khí và bộ gõ
Người Thái phô diễn thanh nhạc bằng nhiều dạng khắp (hát, hò, ngâm) Với người Thái, khắp mang nghĩa gốc là hát thơ, cộng đồng tộc người này đã
Trang 34dùng thơ để hát Từ đó với cộng đồng tộc người này có thể coi thơ đã quy địnhgiai điệu của ca Song, sự đa dạng dân ca đều có những nét cơ bản mang đặctrưng thanh nhạc Thái.
Thanh nhạc Thái chia các loại hình cơ bản là: Khắp xư (còn gọi là hát chữ); Khắp mo- dùng trong lễ nghi và diễn ca sử thi Táy Pú Xớc toát lên vẻ trang nghiêm, mạnh mẽ; Khắp chương- dùng cho giọng nam trung, nam trầm diễn các tập sử thi anh hùng ca; Khắp một- là tiếng Thái dùng để làm ma thuật
chữa bệnh, loại hình thanh nhạc đã mang tính cảm thụ tôn giáo làm người nghe
sùng bái các điều tín, và Khắp xe - hát múa
Nhạc khí: Người Thái dùng âm thanh, nhịp điệu của các nhạc khí để thổ
lộ tư tưởng, tình cảm của mình trên sự phô diễn nhạc cụ như chơi nhị hay tínhtảu, đàn môi, pí, sáo và tiêu Bộ gõ: có trống, chiêng, chũm chọe và nhạc, bộ bahòa vào nhau tạo thành dàn nhạc nhịp, nhạc xâu lại thành chùm để đeo trên ngóntay, gõ nhịp cho hát then và múa xòe
+ Tôn giáo, tín ngưỡng: Người Thái có ngôn ngữ và văn tự, có tư duy và
văn hóa nhưng không theo một tôn giáo nghiêm ngặt nào như đạo Phật, đạo Hồi,đạo Thiên chúa Vì xã hội người Thái ở Việt Nam nói chung, người Thái ở TâyBắc nói riêng không hình thành tư duy trên con đường đó mà theo một hướngriêng của mình Có thể nói, dân tộc Thái là dân tộc có tín ngưỡng đa thần Tínngưỡng của người Thái chưa phát triển thành tôn giáo riêng nhưng họ cũngkhông chịu ảnh hưởng hay du nhập vào mình các tôn giáo khác Nằm trongphạm trù tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng dân gian Thái tập trung trong các trongcác phong tục tập quán, lễ nghi xoay quanh sự thể hiện nhận thức về: đườngsống, đường chết và đường thần linh
Đường sống: Nhận thức về đường sống theo tâm linh Thái được bắt đầu
từ quan niệm sinh ra con người Người mẹ đã nhận con của mình từ bà Thenmang tên Me Bảu, bà có khuôn chuyên đúc rồi dập thành hài nhi trai hay gái rồigiáng xuống đầu thai vào các bà mẹ ở cõi trần Mọi thủ tục chuẩn bị đường sốngcho một con người đã hoàn tất ở cõi trời và theo mạch tâm linh ấy Tín ngưỡngngười Thái cho rằng con người sống nhờ có linh hồn Họ quan niệm mỗi bộ
Trang 35phận cơ thể có một linh hồn và con người có tất cả có 80 linh hồn được chiathành hai nửa như câu ngạn ngữ: “30 hồn ở mặt trước, 50 hồn ở mặt sau”, nhiều
linh qui về một, mang tên hồn người ngụ ở đỉnh đầu chỗ có chỏm xoáy tóc, vị trí
đó đặt tên là đỉnh hồn Khi ở bên thể xác, hồn như bóng nên gọi là kép bóng hồn, bóng hồn bao quanh thân thể như người mặc áo Tập quán của người Thái,
áo là vật tượng trưng cho linh hồn Cho nên, trong tất cả các lễ nghi tôn giáo, tínngưỡng Thái, cạnh mâm cúng bao giờ cũng đặt áo của chủ hồn (thân chủ) Xưanay, dân tộc này vẫn tin và thờ lực lượng siêu tự nhiên mà thuật ngữ Thái gọi làPhi (ma), tất cả các phi đều trú ngụ ở một thế giới gọi là Mường Phi (mườngma), mường ma được quan niệm như một thế giới vĩnh hằng bất biến Cách giảithích này trùng lặp với thuyết cho rằng linh hồn là bất tử Ngược lại là MườngNgười thì tồn tại theo sự biến động theo từng thế hệ con người Linh hồn, lúc
tách khỏi thân sống trở thành bản thể riêng gọi là phi khoăn, dùng để chỉ khái
niệm hồn hay linh hồn sống của người, vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, như triếthọc gọi là vật linh giáo Chúng có thể tạm thời tách khỏi thể xác nhập cõi trờiđất mà đường sống của thân chủ vẫn tồn tại Theo quan niệm tâm linh Thái, sựsống không có gì thiêng hơn linh hồn nên có những tập quán pháp kiêng kỵ,không được phép vô tình hay hữu ý vi phạm Tâm linh Thái cho rằng sự sốngvốn do trời tạo ra và giáng xuống trần gian tạo thành người và ngược lại cái chếtcủa con người lại bắt đầu từ trần gian trở về trời
Đường chết: Theo quan niệm tâm linh Thái, đường chết được giải thích
phân thành hai trường hợp: đường chết không bình thường và chết bình thường
Theo đó, linh hồn sau khi lìa thể xác đã tan, hóa thành phi (ma) ngụ ở nhiều vị
trí khác nhau trong cõi chết để rồi tiếp tục gây ra điều ác hay điều thiện ở cõi
sống Nếp nhà sàn để ở mang thêm tên tâm linh “nơi chứa dựng cái minh cái hồn của mình”, không gian tâm linh đó được cộng đồng tộc người này thu nhỏ
lại thành gian “hóng” của nếp nhà ở mỗi gia đình, nó trở thành chỗ hội tụ của tổtiên để con cháu thờ phụng Do có quan niệm linh hồn bất tử, nên dân tộc này cótục thờ cúng tổ tiên, coi đó là tôn giáo tín ngưỡng chính
Trang 36Đường thần linh: Về tâm linh: đường sống, đường chết còn có quan hệ
khăng khít với thần linh và không gian chứa đựng nó Với người Thái phi bản,phi mường (thần bản, thần mường) gộp lại được miêu tả thành ba phần:
Phần hồn trong không gian tâm linh mường
Phần chảu sửa trong không gian tâm linh mường
Phần thần, ma trong không gian tâm linh mường
Theo người Thái, vũ trụ có ba tầng: Tầng trên, phi ở có tên Mường Phạ(mường Bôn), ngoài ra còn có các vị Then nên còn gọi là Mường Then Tầnggiữa, người ở có tên Mường Lum (tức cõi trần) và tầng ba là tầng dưới lòng đấtcủa các loài phi nhỏ trú ngụ, khác với các phi ở tầng trên
Khi nói đến phong tục tập quán Thái, không thể không kể đến một trongnhững phong tục truyền thống đặc trưng của người Thái được thể hiện trong tụccưới xin Các đôi trai gái yêu nhau, khi đã quyết định đi đến hôn nhân thì sẽ tổchức cưới Theo phong tục truyền thống người Thái thường tổ chức cưới 2 lần
Lần thứ nhất cưới tại nhà gái - còn gọi là “đoong khửn”, nhà trai mang đồ cúng,
lễ vật đến nhà gái, sau đó chú rể ở lại sinh sống tại nhà gái trong vòng 3 năm(tùy thuộc vào hoàn cảnh từng gia đình mà quyết định số năm ở rể) Người Tháiquan niệm người con rể phải ở lại nhà gái làm lụng, để trả ơn bố mẹ vợ đã sinh
ra và nuôi dưỡng cô dâu Hết thời gian ở rể, nhà trai giết trâu, bò tổ chức cưới
lần 2 “đoong lông” để đón cô dâu về nhà chồng, khi đó cô dâu mới chính thức thuộc về gia đình nhà chồng Cưới xin phải qua các trình tự: đi dạm (pay tộ), đi hỏi (pay tham), đám cưới đưa rể về nhà gái (sống khươi), lễ ghép chăn (sú phả),
lễ búi tóc ngược cho cô dâu khi đã có chồng (tằng cẩu - với người Thái Đen).
Sau đó là lễ cưới chính thức, cuối cùng là lễ đưa dâu về nhà chồng mới hoànthành các thủ tục hôn nhân Khi sinh con người Thái thường đặt tên con vào đầutháng
Ngoài những nội dung nổi bật trên, văn hóa của người Thái còn thể hiệnrất rõ trong các lễ hội truyền thống Trước hết, phải kể đến nghi thức ăn mừng
mùa thu hoạch được gọi là “ăn cơm mới” được tiến hành bằng hội giã cốm và
nấu các món ăn chế biến từ thịt những con vật săn bắn được Các bản mường
Trang 37Thái còn lưu giữ nhiều lễ hội khá đặc sắc như: “lễ gội đầu” thường được tổ chức
ở những bản gần sông hoặc dòng suối lớn; “lễ săn bắn” và “lễ hái lượm” được tổchức ở những bản gần với núi rừng “Lễ hội ném còn” là nơi quy tụ nhiều chàngtrai, cô gái từ nhiều bản mường lân cận, là cơ hội tốt để nhiều đôi trai gái làmquen với nhau
Cũng như các dân tộc khác, đồng bào Thái có nhiều hình thức sinh hoạtcộng đồng trong gia đình, trong bản, trong mường Đó là các lễ, tết, hội hè của
dân tộc như tết Kin tón ú vào ngày mồng 5 tháng 5, Kin trết xíp xí vào ngày 14 tháng 7 âm lịch Đó là tục xên bản, xên mường (cúng bản, cúng mường) vào
khoảng tháng ba âm lịch hàng năm, được đồng bào rất coi trọng Tục này vừa cóyếu tố phồn thực và tâm linh, đây là ngày tết, ngày hội to nhất, vui nhất trongnăm Đồng bào Thái ở Tây Bắc còn có hình thức sinh hoạt cộng đồng thườngđược mọi người nhắc đến là Hạn Khuống, Hạn Khuống không chỉ là nơi vuichơi ca hát, nhảy múa mà còn là nơi để trai gái thi tài, tìm hiểu lành mạnh; là nơingười già nhớ lại thời trẻ, người trẻ học hỏi kinh nghiệm ứng xử giao tiếp Lànơi, là dịp để sinh hoạt cộng đồng, truyền lưu văn hóa truyền thống của dân tộc
và tiếp thu cái mới Một thời lễ hội này là linh hồn của bản mường, nói lên sựbình yên, no ấm của quê hương Ngoài ra, đồng bào Thái còn nhiều hình thứcsinh hoạt văn hóa dân gian mang tính lễ hội mang yếu tố tâm linh và phồn thựcnhư “kin pang then” “kin pang lẩu pó”
- Các giá trị văn hóa với tư cách là thiết chế xã hội:
+ Gia đình: Người Thái gọi gia đình là hươn và được phân thành hai loại
hình:
Tiểu gia đình phụ hệ - Chỉ một đơn vị tế bào xã hội, được hợp bởi một
cặp vợ chồng có thể đã, chưa hoặc không có con Nếu có thì chúng cũng chưatrưởng thành, chưa đủ các điều kiện để lập gia đình riêng Tiểu gia đình phụ hệThái, đến nay vẫn giữ những tập quán của mối quan hệ thân thuộc trong họhàng Khi hai cá thể nam, nữ đã thiết lập thành một tổ hợp gia đình, thì lập tức
mỗi cá thể ấy sẽ hình thành cho mình một tập quán quan hệ ba chiều là: Ải nọng- Lung ta- Nhinh xao Ải nọng (những anh em trai cùng một hàng thế hệ
Trang 38với chồng có gốc từ một ông tổ, tương đương với cách hiểu của người Việt là họNội) Khi các chị, em gái đã thành lập gia đình riêng, nhóm những anh em trai
của họ sẽ tổ hợp thành cộng đồng thuật ngữ hệ thống thân tộc gọi là Lung ta (họ
bên Ngoại) Những anh em trai bên vợ lập gia đình riêng, thì những anh em cọc
chèo của họ sẽ tổ hợp thành nhóm thân tộc có thuật ngữ Nhinh xao tức họ nhà
rể, theo nghĩa sát là họ các cô gái Theo người Thái mỗi chiều ấy được gọi làmột họ, và với những mối quan hệ khác nhau phải tuân theo những quy tắc nhấtđịnh mà truyền thống cũng như tập quán tư duy đặt ra Tục ngữ Thái còn chorằng sự gắn bó khối anh em trong cộng đồng (Ải nọng) tạo sức mạnh vô địch.Tình nghĩa anh em vừa xem như tự nhiên vừa xem như đạo đức làm người vì:
“Dao nào chặt được dòng nước đổ từ lòng máng; anh em dù cách trở nơi chínchợ, chín hàng cũng vẫn là anh em”, khác với quan hệ vợ chồng “anh em dù cógặp phải đường xấu cũng không chia lìa; vợ chồng chỉ cần phật ýý, một buổicũng thành dưng” Nổi trội trong gia đình Thái, là sự bảo lưu tàn dư mẫu hệtrong chế độ gia đình quyền Cha, trong đó đặc biệt xem trọng chế độ quyền cậu.Người Thái ở Tây Bắc chế độ này có vẻ đậm hơn và có thể coi là một điểm đặcthù, có thể thấy qua câu tục ngữ: “Nếu phải bỏ màn đành bỏ chăn; nếu phải bỏLung ta ta đành bỏ Ải nọng” Trong một gia đình Thái tất cả đều do ngườichồng, người cha quyết định, nhưng người vợ, người mẹ vẫn có một chỗ đứngvững vàng Phải chăng, đây là ưu điểm của truyền thống gia đình Thái Nó thểhiện quyền bình đẳng nam, nữ trong gia đình cần được kế thừa và phát huy chophù hợp với điều kiện mới
Từ lâu gia đình hạt nhân đã trở thành tế bào kinh tế - xã hội Thái, là môhình gia đình phổ biến nhất trong xã hội Thái từ trước tới nay, nó tồn tại trongphong tục tập quán, nếp sống và tư duy về mối quan hệ thân thuộc được gọi là
ba họ Là người Thái, bất cứ cá nhân và hạt nhân gia đình nào không giữ được
nề nếp, vô tình hay hữu ýýý làm trái các quy định phong tục tập quán: ải nọng lung ta - nhinh xao chắc chắn sẽ bị xã hội lên án, chê trách
-Đại gia đình phụ hệ: là đơn vị kinh tế - xã hội tổ hợp bởi ít nhất có hai gia
đình hạt nhân Trong đó, những người chồng cùng chung hệ dòng cha nên gọi là
Trang 39đại gia đình phụ hệ Mô hình gia đình này không phổ biến, ta có thể hình dung
nó như những dấu chấm nhỏ điểm xuyết trên nền gia đình hạt nhân phổ biến vàphủ khắp mọi nơi Hiện nay, mô hình gia đình này còn rất ít theo nghĩa trọn vẹncủa nó Nó có những đặc điểm cơ bản đó là: Các gia đình nhỏ trong đại gia đìnhbao gồm tất ýcả các nhóm ải nọng trong cùng một ông tổ sinh ra, vẫn ở chung
trong một nóc nhà gọi là chua hươn Ông tổ ấy chính là người mang cái tên
thuật ngữ hệ thống thân tộc là Pấn Người đứng đầu gia đình lớn mang tên là
Chưởng cốc hay Phủ cốc có nghĩa "người làm gốc của họ" Từ đời cha trở lên thế hệ khác, hễ ai còn sống thuộc chi trên là anh thì người đó mặc nhiên là Chư- ởng cốc Đây là tập quán bất di bất dịch và không có ngoại lệ Trong gia đình
lớn như vậy, các gia đình chỉ là thành viên không phải là một đơn vị kinh tế - xãhội riêng biệt mà thống nhất Mọi tài sản có trong gia đình đều là của chung,mọi nhu cầu tiêu dùng trong gia đình đều dùng của chung, mọi vấn đề của giađình nhỏ đều coi như việc chung của cả gia đình Các gia đình hạt nhân phải cótrách nhiệm giúp đỡ việc thực hiện tiêu dùng cho thật tốt Về mặt tâm linh,
ngoài chỗ thờ đẳm trong nhà, các gia đình lớn còn có nghĩa địa chung gọi là heo đẳm, ở đó người chết được chôn theo thế hệ rõ ràng, quy củ.
+ Bản mường: Chỉ một loại hình tổ chức xã hội đã từng tồn tại phổ biến ở
khắp miền Nam Trung Hoa và bán đảo Đông Dương của người nói tiếng Thái.Riêng người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, cơ cấu tổ chức xã hội này chính thứcxuất hiện thành văn bản ghi bằng chữ Thái cổ cách đây hàng ngàn năm, khoảngthế kỷ thứ X
Được hình thành trong lịch sử tộc người, Bản là một đơn vị tổ chức cưdân ổn định, có ranh giới đất đai rõ rệt Trong mỗi bản Thái cư trú một nhómđồng tộc Ít khi người Thái ở cùng với nhóm tộc người khác Thường thì các nócnhà trong một bản đều nằm trong mối quan hệ thân thuộc chặt chẽ, do đườngdây sinh thành và hôn nhân tạo ra Bản lớn thường ở gần chợ hoặc bến nướcthường là trung tâm của một mường Vùng đất bản hoàn chỉnh phải chứa từ 10nóc nhà trở nên, bao gồm các vùng tự nhiên như: những thung lũng lòng chảolớn, những phạm vi đất núi rừng, những đoạn sông khúc suối, khe lạch Bản còn
Trang 40là một đơn vị cư dân có tổ chức nên từ lâu đã là tổ hợp cộng đồng xã hội mangmàu sắc văn hóa dân tộc Theo truyền thống vùng Thái ở Tây Bắc, thì ruộng đất
là của bản mường, cá nhân không có quyền tư hữu mà chỉ được sử dụng để càycấy và thu hoạch Bản thừa hành luật lệ của mường, trực tiếp tổ chức phân phối
và điều chỉnh các thửa ruộng cho từng nóc nhà Đây là một đặc điểm để bản củangười Thái ở vùng Tây Bắc khác với bản của người Thái ở các vùng khác, cũngnhư tổ hợp các nóc nhà của các dân tộc Tày, Nùng cũng mang tên bản (bản của
họ không phải là tổ chức kinh tế xã hội mà chỉ là danh từ chỉ nơi chốn, gia đìnhhạt nhân đã trở thành chủ cá thể của mảnh đất trong phạm vi bản của mình) Vớingười Thái, bản không chỉ là chốn quê hương mà còn là nơi tổ chức quản lýruộng đất Là một đơn vị quản lýý kinh tế xã hội dưới cấp mường trước đây,theo truyền thống cổ truyền thì bản có hai chức dịch: một người đứng đầu bản
gọi là quan hoặc tạo (nếu là họ quýý tộc) và một người giúp việc gọi là chá, khi
miền Tây Bắc được giải phóng buổi đầu chính quyền ta đặt chức trưởng bản.Sau này các bản được sát nhập thành đơn vị liên hiệp gọi là xã, đơn vị bản tuycòn nhưng đã bắt đầu lu mờ Theo truyền thống xưa, bản còn là tổ chức đảmnhiệm chức năng văn hóa mang đầy đủ màu sắc dân tộc, cho nên người đứngđầu bản phải là người biết chữ Thái cổ và am hiểu phong tục tập quán Bản còn
là một cộng đồng người có tổ chức, mọi phong tục tập quán, lối suy nghĩ, sinhhoạt về mọi mặt trên một tuyến thống nhất Bản bao giờ cũng là lực lượng chínhtrong tất cả các công việc hiếu, hỉ cho tất cả các thành viên trong bản theo thểthức tập quán dân tộc, tương trợ các gia đình hạt nhân thành viên của mình.Chức năng ấy in rất đậm và gần như thành nếp hằn để biến thành tập quán mộtcách tự nhiên, đó là đặc trưng văn hóa cần được nuôi dưỡng và phát triển
Mường: Sau các thế kỷ thiên di, cuộc sống cư dân Thái ở nước ta đã ổnđịnh, nhiều bản hợp thành mường, buổi đầu tiên phải kể đến ba sắc thái mường:Vùng phía Bắc Lai Châu nay là sắc thái của nhóm Thái Trắng Vùng phái Namtỉnh Sơn La và Tây Bắc Hòa Bình; Vùng giữa bao gồm các mường thuộc miềnđất của tỉnh Sơn La, Nam tỉnh Lai Châu, Bắc Yên Bái và Tây Nam Lào Cai.Đến thế kỷ thứ XIV, trên vùng cư trú của người Thái đã hình thành 16 đơn vị