Hướng bảo tồn và phát triển cây khoai môn của các nông hộ ven phá 1.Khó khăn và thuận lợi trong canh tác cây khoai môn của các hộ ven phá.

Một phần của tài liệu vai trò cây khoai môn đối với sinh kế của cộng đồng vùng cát ven phá tam giang,thừa thiên huế (Trang 43 - 48)

4.10.1.Khó khăn và thuận lợi trong canh tác cây khoai môn của các hộ ven phá.

Việc canh tác cây khoai môn của các hộ cũng gặp nhiều khó khăn nhưng cũng có nhiều thuận lợi. Chính các khó khăn khi canh tác cây khoai môn sẽ dẫn đến sự thay đổi cây trồng tron hệ thống canh tác của các hộ. Và cũng từ các thuận lợi hay lợi ích khi trồng cây Khoai môn sẽ thúc đẩy nông dân vẫn trồng các giống môn đó trên đồng ruộng của mình. Kết quả xếp loại vị trí thuận lợi nhất và khó khăn nhất trong canh tác cây khoai môn của các hộ ven phá được thể hiện qua bảng 15 và bảng 16.

Bảng 15: Thuận lợi trong canh tác cây khoai môn của các hộ ven phá.

Thuận lợi Số hộ Tỷ lệ %

Tổng số hộ 45 100

−Kỹ thuật dễ 5 11,1

−Đầu tư thấp 2 4,4

−T.gian thu hoạch lá dài 35 77,8

−Chủ động giống 3 6,7

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007.

Từ bảng 15 cho ta thấy:

Thuận lợi về thời gian cho lá dài và thường xuyên chiếm tỷ lệ 77,3%, cao nhất trong các thuận lợi, điều này chỉ là thuận lợi về mục đích sử dụng sản phấm bẹ và lá của các hộ cho chăn nuôi lợn. Với các hộ chăn nuôi lợn nhiều thì việc sử dụng bẹ lá và của cho lợn ăn là cực kỳ qua trọng, cho nên việc thuận lợi về thời gian cho lá dài là qua rtọng nhất. Vì cây cây khoai môn có thể tồn tại với thời gian dài trên ruộng

khoảng 5-5,5 tháng, đặc biệt các giống môn nước được trồng ở Quảng Lợi có thể sống quanh năm, cho lá thường xuyên để các hộ chăn nuôi có lá cho chăn nuôi lợn.

Mặc dù, canh tác cây khoai môn có nhiều thuận lợi nhưng các hộ trồng khoai môn ở hai xã Phú Đa và Quảng Lợi cũng gặp các khó khăn khi lưu giữ cây khoai môn trên đông ruộng của hộ. Các khó khăn mà các hộ trồng khoai môn ven phá Tam giang tại hai xã Phú Đa và Quảng Lợi gặp phải được thể hiện qua bảng 16 dưới đây.

Bảng 16: Các khó khăn nhất trong canh tác cây khoai môn của các hộ ven phá.

Khó khăn Số hộ Tỷ lệ % Số hộ 44 100 Hạn 34 75,6 Sâu bệnh 7 15,6 Năng suất thấp 1 2,2

Hiệu quả kinh tế thấp 2 4,4

Thị trường bấp bênh 1 2,2

Đất xấu 0 0

Nguồn: số liệu điều tra năm 2007.

Có nhiều hộ trồng khoai môn vẫn gặp các khó khăn như sâu bệnh, hạn thiếu nước, đất xấu nghèo dinh dưỡng,... đã hạn chế diện tích trồng môn của các hộ.

Khó khăn lớn nhất là hạn vào mùa khô chiếm đến 75,6% số hộ trả lời, tiếp đến là sâu bệnh phá hoại cây khoai môn vào mùa mưa như bệnh thối củ, lá bẹ và bệnh thuốc gián(tên gọi của địa phương). Chính nguyên nhân thiếu nước vào mùa hè và do đất đai chủ yếu là đất cát có kết cấu rời rạc nên ở Phú Đa đa số các giống khoai môn chỉ trồng được từ 4,5-5,5 tháng trong một năm. Điều này là một khó khăn lớn cho canh tác cây khoai môn của các hộ.

Còn ở Hạ Lạc, một số diện tích trồng khoai môn được thiên nhiên ưu đãi hơn với nguồn nước tưới tự chảy từ các kênh mương nội đồng chảy qua thôn, nên ở đây các hộ trồng các giống môn có thể sống được quanh năm như môn nước, môn đỏ mặt, môn vôi, nếu các ruộng môn có đủ độ ẩm thường xuyên vào mùa hè. Còn đa số là diệm tích đât cát khô ráo, không chủ động nguồn nước nên vào mùa hè tại đây có hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng là cho các hoạt động canh tác nói chung và canh tác cây khoai môn nói riêng gặp khó khăn.

Khó khăn về đất đai không được các hộ cho là khó khăn nhất trong canh tác cây khoai môn, vì cây khoai môn không yêu cầu đất tốt và nhu cầu về phân bón đối với cay khoai môn ít. Nếu các hộ có bón nhiều phân chuồng thì năng suất khoai môn không tăng nhiều so với bón nhiều phân. Hơn nữa các hộ chỉ trồng khoai môn cho chăn nuôi lợn là chủ yếu nên các hộ đầu tư về phân bón cho cây khoai môn rất ít. Trung bình chi phí cho một sào khoai môn mà các hộ ở hai xa Phú Đa và Quảng Lợi khoảng từ 120-150 ngàn đồng/sào, trong đó chủ yếu là chi phí cho phân đạm, còn phân chuồng các hộ đã tận dụng nguồn phân từ chăn nuôi lợn để bón cho ruộng.

4.10.2.Dự định trồng và sử dụng sản phẩm cây khoai môn của các hộ ven phá trong tương lai.

Để xem xét mức độ bền vững của mô hình canh tác cây khoai môn tại xã Phú Đa và Quảng Lợi thì cần thiết phải xem xét nhu cầu về nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn của các hộ điều tra. Và hướng thay đổi về diện tích trồng khoai môn của các hộ. Vì, chỉ thông qua chăn nuôi lợn thì công tác bảo tồn cây khoai môn mới thực sự bền vững và nó đảm bảo cả lợi ích kinh tế và lợi ích tự nhiên. Qua điều tra phỏng vấn hộ chúng ta có bảng 17.

Bảng 17:.Dự định sản xuất và sử dụng cây khoai môn của các hộ ven phá.

Hướng phát triển ĐVT Luôn

Nghèo Luôn không nghèo Thoát nghèo Rơi vào nghèo Thay đổi diện tích.

− Số hộ không tăng − Số hộ tăng. % % 84,6 15,4 87,5 12,5 90,5 9,5 100 0

Không tăng diện tích: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Không có đất − Không có lao động − Có TĂCN 100 90,9 9,1 0 100 85,7 14,3 0 100 90,5 4,8 4,8 100 66,7 33,3 0

D.tích tăng bình quân/hộ Sào 0,35 0,2 0,75 0

Sử dụng thức ăn − Khoai môn. − Thức ăn CN. % % 100 53,9 100 50 100 71,4 100 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2006 tại xã Phú Đa và Quảng Lợi.

Qua bảng 17, có thể nhận xét như sau:

Có 100% số hộ trong bốn nhóm hộ được hỏi đều trả lời sẽ vẫn tiếp tục sử dụng cây khoai môn cho chăn nuôi lợn, vì lợi ích làm thức ăn của cây khoai môn đem lại cho các hộ chăn nuôi lợn. Các sản phẩm củ và lá của cây khoai môn đều được các hộ tận dụng nấu cho lợn ăn cho dù sản lượng thu hoạch cây khoai môn cao hay thấp. Và vì lợi ích kinh tế, khi các hộ chăn nuôi lợn tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có từ cây khoai môn sẽ giảm bớt chi phí mua thức ăn từ bên ngoài.

Các hộ nuôi lợn bằng thức ăn công nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao. Trong đó, nhóm hộ rơi vào nghèo 100 % số hộ sử dụng thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi lợn cao nhất trong các nhóm hộ. Nhưng vì trước đây, các hộ thuộc nhóm hộ rơi vào nghèo là các hộ từ khá bị trở xuống trung bình nên trước đây các hộ này còn khả năng về tài chính để mua thức ăn công nghiệp cho lợn ăn. Trong khi nhóm hộ luôn không nghèo có số hộ

sử dụng thức ăn công nghiệp là 50% thấp nhất, họ chỉ sử dụng rất ít thức ăn công nghiệp mà sử dụng phần lớn các thức ăn truyền thống như cám gạo, sắn, khoai môn, khoai lang,...

Sự thay đổi diện tích trồng khoai môn những năm sau của các hộ là không lớn. Đa phần các hộ được hỏi đều trả lời sẽ không tăng diện tích trồng khoai môn lên trong những năm sau. Nhưng vẫn có các hộ xác định sẽ tăng diện tích trồng môn lên ở các vụ sau. Trong nhóm hộ luôn nghèo có 02 hộ, tương ứng với tỷ lệ 15,4% số hộ sẽ tăng diện tích trồng môn lên bình quân khoảng 0,35 sào/hộ trong vụ sau. Còn các hộ rơi vào nghèo sẽ không tăng diện tích trồng khoai môn lên, vì các hộ này nuôi lợn ít hơn các nhóm hộ khác, bình quân chỉ có 4 con/hộ

Nhóm hộ thoát nghèo chỉ có 2 hộ, tương ứng với tỷ lệ 9,5% số hộ sẽ tăng diện tích trồng môn thấp hơn nhóm hộ luôn nghèo. Nhưng diện tích mà nhóm hộ thoát nghèo sẽ tăng lại cao nhất trong các nhóm hộ, bình quân khoảng 0,75 sào/hộ. Nguyên nhân vì trong năm sau các nhóm hộ thoát nghèo sẽ tăng số lượng đàn lợn lên bình quân 3 lợn thịt /hộ và 1 lợn nái/hộ.

Việc không tăng diện tích trồng khoai môn của các hộ đều xuất phát từ các khó khăn trong canh tác cây khoai môn và do hạn chế về diện tích đất đai có khả năng trồng được cây khoai môn.

Nguyên nhân lớn nhất để các hộ không tăng diện tích trồng khoai môn là do hạn chế về đất đai. Trong đó, nhóm hộ luôn nghèo có tỷ lệ số hộ cao nhất khoảng 90.91% cho rằng không trồng thêm vì thiếu đất. Nhóm hộ thoát nghèo cũng có đa số các hộ cho rằng không mở rộng diện tích trồng môn vì hạn chế về đất đai.

Nhóm hộ thoát nghèo còn cho rằng, ngoài các nguyên nhân thiếu đất và không có lao động thì còn có thức ăn công nghiệp nên các hộ này sẽ không mở rộng thêm diện tích trồng khoai môn.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu vai trò cây khoai môn đối với sinh kế của cộng đồng vùng cát ven phá tam giang,thừa thiên huế (Trang 43 - 48)