4.6.1. Đa dạng giống khoai môn ở các vùng đất cát ven phá Tam Giang:
Cây khoai môn được trồng ở các hộ ở hai xã Phú Đa và Quảng Lợi từ lâu đời với mục đích chủ yếu là để cho chăn nuôi lợn, một phần để ăn còn lại là để bán. Sự đa dạng các giống môn cũng ảnh hưởng rất lớn đến mục đích trồng và tỷ lệ sử dụng các sản phẩm của cây khoai môn của nông hộ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu các giống khoai môn của các nhóm hộ để xem xét sự đa dạng nguồn giống khoai môn hiện có tại hai xã Phú Đa và Quảng Lợi. Sự đa dạng giống khoai môn của các hộ ven phá được thể hiện ở bảng 9 và biểu đồ 2.
Chỉ tiêu ĐVT Phú Đa Quảng Lợi
DT Khoai môn hiện tại(2006) Sào/hộ 1,6 0,25
DT Khoai môn 3 năm trước(2003) Sào/hộ 1,8 0,2
Tổng số giống môn đang sử dụng Giống 6 3
Môn chấm % 51,1 0 Môn Ao " 66,7 0 Môn Sáp Vàng " 4,4 0 Môn Quảng " 8,9 0 Môn Bạc hà " 2,2 0 Môn Trốn " 2,2 0 Môn Vôi " 0 26,7 Môn Nước " 0 100 Môn Đỏ mặt " 0 6,7
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007.
Qua bảng 9 và biểu đồ 2 ta thấy:
Số lượng giống khoai môn được trồng ở xã Phú Đa là 6 giống nhiều hơn ở xã Quảng Lợi đến 3 giống. Số giống bình quân của các hộ ở xã Phú Đa cao hơn số giống bình quân mà các hộ ở xã Quảng Lợi đang trồng.
Số hộ ở xã Phú Đa trồng khoai môn với diện tích khoảng 1,6 sào/hộ, còn các hộ ở Quảng Lợi chỉ trồng bình quân 0,25 sào/hộ/năm ít hơn 1,328 sào so với diện tích của các hộ trồng khoai môn ở xã Phú Đa.
Ở xã Phú Đa, hiện tại còn có 6 giống khoai môn được người dân sử dụng. Trong đó có hai giống khoai môn Chấm và khoai môn Ao được đa số các hộ trồng.
Giống môn chấm được 51,1% số hộ điều tra ở Phú Đa trồng hàng năm, giống môn Ao được 66,7% số hộ trồng. Hiện nay, hai giống môn Chấm và môn Ao là giống được trồng với diện tích lớn nhất tại các hộ ở xã Phú Đa.
Ở xã Quảng Lợi, chỉ có 3 giống khoai môn được người dân ở đây trồng là môn Nước, môn Đỏ mặt, môn Vôi. Đa số các giống môn ở xã Quảng Lợi chỉ được trồng với diện tích rất ít, bình quân chỉ 0,25 sào/hộ/năm. Trong đó, giống môn Nước được nhiều hộ trồng nhất, có 100% số hộ điều tra ở Quảng Lợi có trồng khoai môn Nước. Giống môn Vôi có 26,7% số hộ trồng, còn giống môn Đỏ mặt chỉ có 6,7% số hộ ở Quảng Lợi trông. Điều này cho thấy ở Quảng Lợi các giống khoai môn vẫn được trồng ở các hộ nhưng diện tích rất hạn chế, và số giống được trồng thấp, sự đa dạng giống môn khaông cao như ở xã Phú Đa. Nguyên nhân là do ở xã Quảng Lợi hàng năm vào mừa khô hạn thường bị nhiễm mặn và nhiễm phèn nên các hộ dân ở đây chỉ trồng rất ít diện tích khoai môn, còn lại họ chuyển đổi sang trồng các cây khác có khả năng chịu hạn hơn như cây Lạc, Ngô,....
Sự thay đổi diện tích qua hai vụ năm 2006-2007 và vụ năm 2003-2004 tại hai xã Phú Đa và Quảng Lợi là không lớn. Tại xã Phú Đa diện tích trồng khoai môn bình quân trên hộ hiện tại là 1,6 sào/hộ, diện tích 3 năm trước là 1,8 sào/hộ, giảm 0,2 sào so với năm 2003. Tại xã Quảng Lợi diện tích trồng môn năm 2006 bình quân/hộ là 0,25 sào/hộ, diện tích năm 2003 là 0,2 sào/hộ, giảm 0,05 sào/hộ, như vậy diện tích trồng khoai môn của các hộ ở xã Phú Đa giảm nhiều hơn so với diện tích của các hộ trồng khoai môn ở Quảng Lợi.