4.5.1. Sản xuất trồng trọt:
Với các hộ nông dân, trồng trọt luôn là hoạt động sinh kế cơ bản của các hộ, cây trồng gắn bó với người dân, là nguồn thu nhập quan trọng và bền vững nhất của các hộ. Nguồn thu thu từ cây trồng có thể không hiệu quả bằng chăn nuôi hay các nghề phụ khác nhưng nguồn thu từ các sản phẩm của cây trồng là quan trọng nhất. Qua điều
tra các nông hộ trồng khoai môn ven phá tại hai xã Phú Đa và Quảng Lợi cho ta bảng 7 và biểu đồ 1, thể hiện cơ cấu cây trồng của các nhóm hộ như sau.
Bảng 7: Chủng loại cây trồng của các hộ trồng khoai môn ven phá. Chỉ tiêu Luôn nghèo Luôn không
nghèo
Thoát nghèo Rơi vào nghèo
Khoai môn 100 100 100 100
Lúa giống mới 92,31 100 85,7 66,7
Lúa Địa phương 46,2 62,5 52,4 33,3
Lạc 76,9 37,5 52,4 66,7 Sắn 615 50 66,7 33,3 Đậu đỏ 23,1 12,5 19,1 33,3 Nấm 0 25 38,1 33,3 Khoai lang 30,8 25 42,9 0 Thuốc lá 0 12.5 0 0 Ớt 0 0 2,38 0 Dưa gang 0 0 9,5 0 Bí đỏ 23,1 0 9,5 0 Mướp đắng 0 12,5 19,1 0 Mướp ngọt 0 0 4,8 33,3 Ngô 0 12,5 4,8 0 Tràm 0 25 33,3 0
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2006.
Từ bảng 7 và biểu đồ 1, cho thấy: Cây trồng của các hộ ven phá rất đa dạng với nhiều loại cây trồng khác nhau.
Ở các hộ điều tra hầu như 100% các hộ đều trồng cây khoai môn, với mục đích chủ yếu là để chăn nuôi lợn và bán củ.
Các cây trồng quan trọng được người dân địa phương trồng chủ yếu là Lúa, Sắn, Lạc và Khoai môn. Cây lúa là cây được trồng chủ yếu ở các nhóm hộ với 100% các hộ có trồng lúa, trong đó, giống lúa địa phương được trồng như Hẻo Núp, Trùm, Nước mặn,... được các hộ ở cả hai xã Phú Đa và Quảng Lợi trồng hàng năm. Các giống lúa mới như Khang Dân, HT1, X21,... được đa số các hộ trồng với diện tích lớn, và đây là cây trồng chủ lực của các hộ. Các nhóm hộ luôn không nghèo và thoát nghèo.
Ngoài cây khoai môn các hộ thuộc nhóm hộ thoát nghèo đều trồng hầu hết các loại cây trồng, trong đó cây lúa, sắn, nấm rơm, tràm,...chính vì vậy nguồn thu của hộ thoát nghèo lớn đảm bảo cho cuộc sống của các hộ từ đó các hộ này đã thoát nghèo hoặc vươn lên hộ khá.