1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát huy vai trò môn giáo dục công dân lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc thái ở trường THPT DTNT huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an

121 673 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 17,59 MB

Nội dung

Vai trò của môn GDCD ở trường THPT trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan Chương 2: Thực trạng việc phát huy vai trò môn Giáo dục công dân lớp 10 trong giáo dục

Trang 1

BÙI THỊ HẢI YÉN

PHÁT HUY VAI TRÒ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 THPT TRONG VIỆC GIÁO DỤC, PHONG CHONG, BAI TRU TE NAN ME TIN

DỊ ĐOAN CHO HỌC SINH DÂN TỌC THÁI Ở TRƯỜNG THPT - DTNT

HUYEN QUY CHAU, TINH NGHE AN

Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Giáo dục Chính trị

Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thái Sơn

Nghệ An - 2013

Trang 2

vị, thầy cô và đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban Giám Hiệu trường Đại học Vĩnh, Phòng Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm

khoa Giáo dục Chính trị trường Đại học Vinh cùng quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy lớp Cao học ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính

trị khóa 19

Ban Giám Hiệu và Thầy, Cô giáo Trường THPT - DTNT Quỳ Châu đã giúp

đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GVC - TS Nguyễn Thái Sơn đã tận tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hướng dẫn, đóng góp ý kiến quí báu cho tôi hoàn thành luận văn này

Tôi chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp cùng các bạn học viên lớp Cao học Giáo dục Chính trị 19 đã giành nhiều tình cảm, giúp đỡ, động viên tôi

Trang 3

A MO DAU

B NOI DUNG

Chương 1: Cơ sở lí luận của việc phát huy vai trò môn GDCD ở trường

THPT trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan

1.1.Tệ nạn mê tín dị đoan và tính tất yếu của việc phòng chống, bài trừ mê tin

dị đoan trong đời sống văn hóa, xã hội

1.2 Vai trò của môn GDCD ở trường THPT trong việc giáo dục, phòng chống,

bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan

Chương 2: Thực trạng việc phát huy vai trò môn Giáo dục công dân lớp 10

trong giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân

tộc Thái ở trường THPT - DTNT huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An hiện nay

2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của

huyện Quy Châu, tỉnh Nghệ An

2.2 Thực trạng giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh dân

tộc Thái ở trường THPT - DTNT Quy Chau, Nghé An

2.3 Thực trạng của việc phát huy vai trò môn GDCD lớp 10 trong giáo dục,

phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở trường THPT

— DTNT Quy Châu, tỉnh Nghệ An hiện nay

Chương 3: Một số giải pháp phát huy vai trò môn GDCD lop 10 trong việc

giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở

trường THPT- DTNT Quỳ Châu, Nghệ An hiện nay

3.1 Nâng cao nhận thức của BGH, GV, HS trong việc phát huy vai trò môn

Trang 4

nâng cao nhận thức của học sinh dân tộc Thái

3.3 Tăng cường vận dụng những nội dung có liên quan trực tiếp đến việc giáo

dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái

3.4 Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên GDCD ở trường THPT — DINT

Quỳ Châu trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học

sinh dân tộc Thái

3.5 Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, hiện dai dé nang

cao chất lượng dạy học môn GDCD 10 theo hướng giáo dục, phòng chống, bài

trừ mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái

3.6 Phát huy vai trò của gia đình và xã hội trong việc giáo dục, phòng chống,

bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái

Trang 5

2 GD & ĐT: Giáo dục và Đào tạo

3 THPT: Trung học phô thông

Trang 6

1 Lido chon dé tai

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc đều có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng, có một sinh hoạt tinh thần và đời sống văn hóa vật chất khác nhau nhưng tất cả đều hội tụ trong một nên văn hóa Việt Nam, làm cho bức tranh văn hóa

Việt rực rỡ muôn màu, phong phú, đa dạng trong thống nhất Chính điều đó, tạo nên vẻ

đẹp và sức mạnh cộng động các dân tộc Việt Nam

Riêng đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước

ta, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa thực chất còn rất nhiều hạn chế, càng ở xa càng thiếu thông tin, càng khao khát các hoạt động văn hóa nghệ thuật Chính vì nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số còn hạn chế nên các hủ tục, các tệ nạn mê tín dị đoan vẫn còn lén lút hoạt động Trong khi đó sinh hoạt văn hóa mang đậm

các sắc tộc bản địa dang bi lan at và mai một Nhất là trong những năm gan day, khi đi vào cơ chế của nền kinh tế thị trường, khi thông tin và các phương tiện chuyền tải văn hóa nghệ thuật ngày càng phát triển và hiện đại, bên cạnh những ưu

điểm thì những mặt tiêu cực trong sự vận động của xã hội đã làm cho nên văn hóa

truyền thống bị suy giảm

Cùng với sự khởi sắc của cả đất nước trong thời kỳ đổi mới, đồng bào các dân tộc ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An cũng đang từng bước chuyên mình cùng các dân tộc khác Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh những giá trị tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc, còn có những yếu tố không còn phù hợp với sự phát triển của thời

Trang 7

là các em thuộc dân tộc thiểu số Vậy làm thé nao đề có thế nâng cao nhận thức, phòng chống, bài trừ được các tệ nạn mê tín dị đoan ở học sinh nói chung và học

sinh đồng bào dân Thái ở Quỳ Châu nói riêng?

Môn Giáo dục công dân (GDCD) có vai trò trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học, trực tiếp trong việc giáo dục học sinh ý thức và hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người toàn diện Vì vậy, môn GDCD

ở THPT cần phải đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tô chức dạy học để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đôi mới đất nước, nhằm góp phần tích cực vào việc dao tao nguén nhân lực và những người công dân mới có tính năng động, sang tao,

có phẩm chất và năng lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa @XHCN) ở nước ta hiện nay, đồng thời phù hợp với xu thế chung của thời đại

Chương trình môn GDCD hiện hành nhằm trang bị cho học sinh có hiểu biết

về giá trị đạo đức, các quy định pháp luật căn bản, lối sống của người Việt Nam,

hiểu trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật của

Đảng, Nhà nước Nội dung môn học này giúp học sinh biết vận dụng kiến thức đã

hoc dé đánh gia cac hién tuong, su kién, cac van dé xay ra trong thuc tién pht hop với lứa tuổi, lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với các giá trị xã hội, biết bảo vệ cái

đúng, phê phán sự sai trái, hiện tượng tiêu cực trong đời sóng, phòng chống mê tín

dị đoan Những kiến thức môn GDCD hun đúc cho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, trân trọng và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, có hoài bão và mục đích sống cao đẹp

Ở nước ta thời gian qua đã có nhiều công trình, dé tài nghiên cứu về phương pháp dạy học GDCD và đổi mới phương pháp dạy học ở các phần khác nhau của

Trang 8

phương thì hầu như chưa có đề tài nào đề cập đến

Là những giáo viên (GV) giảng dạy GDCD, chúng tôi thấy mình cần phải có trách nhiệm giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ, hành vi của học sinh để góp phần

nâng cao các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Xuất phát từ van dé lý luận và thực

tiễn nêu trên, để góp phần cùng với nhà trường và các cơ quan, ban ngành của huyện Quỳ Châu trong việc giải quyết tốt vấn đề nâng cao nhận thức, phòng chống,

bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh nói chung và học sinh dân tộc Thái ở

trường THPT - DTNT Quỳ Châu nói chung, chúng tôi đã chọn van dé: “Phat huy vai trò môn GDCD lóp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ

nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở trường THPT - DTNT huyện

Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận văn khoa học Giáo dục, chuyên ngành

Lý luận và Phương pháp dạy học Giáo dục chính trị

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Lịch sử các dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Thái và những nét văn hóa

truyền thống cúa họ trên phạm vi toàn quốc nói chung và người Thái ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) nói riêng là một đối tượng nghiên cứu hấp dẫn được các nhà khoa học rất quan tâm Chính vì vậy đã có nhiều người nghiên cứu ở những khía cạnh

khác nhau

Nhóm sách, tài liệu tham khảo viết về văn hóa các dân tộc thiểu số, đặc biệt

là dân tộc Thái, các tác phâm của Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn như Nhà cửa, rang

phục các dân tộc Tày — Thái ở lệt Nam, Báo cáo Viện dân tộc học 1968, Sơ lược

giới thiệu các nhóm dân tộc Tày — Nùng — Thái liệt Nam (phần chung và dân tộc

Thái), NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1968; hay đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

Tìm hiểu và đánh giá vai trò của đời sống tâm linh trong văn hóa truyền thống của

Trang 9

như: [ăn hóa và lịch sử người Thái ở Liệt Nam; Người Thái ở Tây Bắc @ÑXB Văn

hóa dân tộc học, Hà nội, 1998), Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Nuôi “Đời sống văn

hóa vật chất của người Thái ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ (2009)

Việc lồng ghép các vấn đẻ từ thực tiễn vào trong các bài dạy của môn GDCD hay đưa những kiến thức của môn học vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống cũng

là một trong những việc góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay Chính điều này đã làm cho môn GDCD ngày càng hứng thú hơn đối với

học sinh

Đã có nhiều tài liệu viết về việc vận dụng các phương pháp dạy học trong quá trình giảng dạy GDCD nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học như: Góp phần dạy tối, học tốt môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phô thông

do tác giả Nguyễn Đăng Bằng làm chủ biên (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001) hay Dạy và học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông, những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Nguyễn Văn Cư — Nguyễn Duy Nhiên (NXB Đại học

sư phạm, năm 2008), luận văn thạc sĩ của Trần Thị Minh (2006) đã đi vào nghiên

cứu “Kết! hợp PPDH truyền thống và PPDH tích cực để nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD lớp 10”, cũng đi theo hướng đó năm 2010 luận văn thạc sĩ của Nguyễn Van Vinh la Van dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy hoc phan

“Công dân với đạo đức” chương trình GDCD lóp 10 nhằm nâng cao nhận thức

của học sinh THPT về các các giá trị dạo đức truyền thống của dân lộc,

Các công trình nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học đã đề cập đến rất nhiều khía cạnh trong việc đôi mới phương pháp dạy học môn GDCD, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn GDCD nói chung Nhưng các công trình nêu trên là nguồn tư liệu quí giá để tác giả nghiên cứu, làm phong phú

Trang 10

thêm luận văn của mình Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào đi sâu nghiên cứu về việc vận dụng môn GDCD

trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh các

dân tộc thiểu số trên cả nước nói chung và ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) nói riêng Chính vì vậy chúng tôi quyết định chọn đề tài “Pháf huy vai trò môn GDCD lop

10 THPT trong giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị doan cho học

sinh dân tộc Thái trường THPT - DTNT Quỳ Châu, Nghệ An” làm luận văn tốt

nghiệp cao học Thạc sỹ chuyên ngành lí luận và PPDH Giáo dục chính trị

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu về thực trạng mê tín dị đoan trong giai đoạn hiện nay, đề

tài đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm phát huy vai trò của môn GDCD lớp

10 THPT trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học

sinh dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích trên thì luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc vận dụng những nội dung,

kiến thức môn GDCD lớp 10 THPT để giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín

đị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

Tìm hiểu thực trạng mê tín dị đoan của học sinh dân tộc Thái ở huyện Quỳ

Châu, Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của môn GDCD trong việc

giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở huyện

Quy Chau, tỉnh Nghệ An

4 Phạm vi nghiên cứu

Trang 11

Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình vận dụng và giải pháp nhằm nâng cao, phát huy vai trò môn GDCD lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chống, bài

trừ mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở huyện Quỷ Châu, Nghệ An nói riêng

và học sinh trường THPT - DTNT Quỳ Châu nói chung

5 Giả thuyết khoa học

Đề tài được nghiên cứu dựa trên giả thiết cho rằng hiện nay tệ nạn mê tín dị

đoan đang còn khá phô biến ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An Nếu đề xuất được các giải pháp thích hợp sẽ phát huy được vai trò môn GDCD trong việc phòng

tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, giáo dục và đào tạo

Đề tài dựa trên nội dung chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên, sách hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên giảng dạy môn GDCD

Đề tài dựa trên quan điểm chỉ đạo trong các văn kiện, văn bản, chỉ thị của

Đảng và Nhà nước và Bộ Giáo dục — Đào tạo cũng như kế thừa kết quả của những công trình nghiên cứu các nhà khoa học có liên quan đến nội dung để tài của luận

văn

6.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện, để hoàn thành những yêu cầu đề tài đặt ra, tác giả

đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác nhau như:

Phuong phap logic và lịch sử

Phương pháp tổng hợp, thống kê

Trang 12

Phương pháp so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu khác nhau đề xác minh tính

xác thực của số liệu

Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu

Phương pháp mô tả, giải thích những phong tục, những kinh nghiệm của các nghệ nhân, người già, những người có kinh nghiệm trong các bản, làng người Thái Phương pháp điều tra, tổng hợp

7 Ý nghĩa của đề tài

Các giải pháp mà luận văn đưa ra nếu được nhận thức và vận dụng vào thực

tiễn dạy học một cách phù hợp sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD trong nhà trường THPT hiện nay về các vấn đề thực tiễn ở địa phương, đặc biệt là trong

vấn để bài trừ mê tín dị đoan

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ GV dạy học môn

GDCD noi chung va GV trén dia ban huyén Quy Chau nói riêng

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3

ở trường THPT - DTNT Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

Chương 3: Một số giải pháp phát huy vai trò môn GDCD THPT trong việc

giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở

trường THPT — DTNT Quy Châu, Nghệ An

Trang 13

B NOI DUNG Chuong 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CUA VIEC PHAT HUY VAI TRO MON GIAO DUC CONG DAN TRONG VIEC PHONG CHONG, BAI TRU TE NAN ME TIN DI DOAN

1.1 Tệ nạn mê tín dị đoan và tính tất yếu của việc phòng chống, bài trừ tệ nạn

mê tín dị đoan trong đời sống văn hóa, xã hội

1.11 Tệ nạn mê tín dị đoan

1.111 Khái niệm mê tín dị đoan

Theo bách khoa toan thu mo Wikipedia thi “Mé tin la mot cụm từ chỉ những

niềm tin trong một mối quan hệ siêu nhiên: một trong những sự kiện hay hành động

sẽ dẫn đến các sự kiện hay hành động khác mà không có bát kỳ quá trình vật lí nào

liên kết hai sự kiện, như chiêm tinh học, điềm báo, phù phép ”[37: 19] Mê tín dị

đoan mâu thuẫn với khoa học tự nhiên hay phản khoa học

Mê tín là tin tưởng một cách mù quảng, không có cơ sở DỊ Đoan: DỊ là lạ - Đoan là mới Mê tín dị đoan là tin tưởng một cách quáng mù vào những việc lạ, thiếu cơ sở, thiếu khoa học Phần nhiều là những việc về tinh thần, nhưng cũng ảnh

hưởng về vật chất, mê lầm tưởng đó là sự thật Từ sự tin sai lầm, đưa tới nói năng

sai lầm Như tin bà đồng bà cốt, thầy bùa chú, những loại tin này không có một chút căn bản, không thể chứng minh

Trang 14

“Mê tín” là tin một cách mù quáng vào cõi than bi, vào những chuyện thần thánh ma quý Tin vào những việc không thấy, không biết rõ [36; 271] Và “dị đoan” là điều quái lạ, chuyện chuyện vô căn cứ, chuyện huyễn hoặc [36; 1 14]

Mê tín dị đoan thực chất là niềm tin mê muội vào những điều coi là nhảm

nhí Mê tin dị đoan là những hành vi không những đã lỗi thời trái với đa số, mà còn

có tính phản văn hóa, dẫn đến những tiêu cực trong đời sống cộng đồng, ngăn cản

hoặc phá hoại sản xuất, thậm chí dẫn đến sự chết chóc

Không ít người cho rằng, mê tín dị đoan là một dạng tín ngưỡng tiêu cực

nhất: là tín ngưỡng sai lầm nhảm nhí tin vào sự tồn tại của sức mạnh siêu nhiên, hư

ảo như thần thánh, ma quỷ, số phận, ảo mộng, phù thủy, tướng số, vào phép lạ

Mê tín đị đoan là tin vào điều không có căn cứ, không có cơ sở khoa học (tin một cách mù quáng) cho rằng có những việc nhất định sẽ đem lại hạnh phúc hoặc

tai họa như: giữa người sống và người chết có thể nói chuyện với nhau được thông qua việc lên đồng: nghe thấy tiếng chim lợn kêu thì có người sắp chết; tin vào bói

toán

Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí; không phù hợp với lẽ

tự nhiên (chữa bệnh bằng phù phép ) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản, tính mạng [28; 53]

Mọi sinh hoạt của đời sống hàng ngày, ít hay nhiều, có liên quan đến vấn để

mê tín dị đoan Người Việt Nam, tương tự như tất cả các dân tộc khác trên thế gidi

từ văn minh đến bán khai, cũng mê tín dị đoan Các kinh, kệ hay các lời giảng của

các tôn giáo lớn đều có nói về sự dị đoan Nhiều sự mê tín dị đoan thuần túy ngớ

ngắn, gần như điên khùng nhưng vẫn tiếp tục ảnh hướng đến đời sống chúng ta

Mê tín dị đoan thật ra là một khái niệm cổ xưa dùng để bài xích các tín

ngưỡng dân gian nhằm độc tôn Nho giáo Mê tín là tín ngưỡng tin vào thần tiên ma quái, mà Nho giáo không bàn luận về quý thần Ở thời hiện đại ngày nay, khái niệm

Trang 15

“dị đoan” vẫn không khác xa với thời cổ xưa “Mê tín” là những niềm tin gây hại cho cá nhân mình hoặc gây hại cho những người khác

Từ cách tiếp cận trên, ta thấy mê tín dị đoan cũng có niềm tin như tín ngưỡng, tôn giáo nhưng nó là niềm tin mê muội, mù quáng vào sự thần bí, thần thánh ma quỷ, số mệnh mà thiếu sự suy xét đánh giá một cách khoa học

1.112 Nguồn gốc của mê tin dị đoan

Mê tín là cái bệnh những nhà tri thức đều chê trách, chính quyền cũng chủ trương dẹp trừ mê tín Thế mà bệnh mê tín mỗi ngày một tăng, càng lúc càng lan rộng Thậm chí có những nước cho mình là văn minh nhất thế giới, mà dân chúng trong nước vẫn còn mê tín Đó là tại sao?

Mê tín không phải là sự ngẫu nhiên phát sinh mà có nguồn gốc phát xuất cụ thé Có hai thứ nguồn gốc mê tín:

Xét về nguồn gốc nhận thức thì ngay từ thời cổ xưa người ta đã tin vào than linh Bằng chứng còn lại đến ngày nay là những câu chuyện thần thoại mà bất cứ quốc gia nào cũng có Trình độ sản xuất quá thấp, người nguyên thủy bất lực trước sức mạnh của tự nhiên, họ không thấy đủ tri thức để giải thích các hiện tượng xảy

ra trong tự nhiên

Do điều kiện sinh sống quá khó khăn, hạn chế về tri thức nên vào thời đó, người nguyên thủy tin là mọi số phận đã được định trước, kế cả số phận của dòng

họ, của bộ lạc Bởi thế trong đầu óc con người mông muội xưa đã hình thành quan

niệm hoang đường về sức mạnh siêu nhiên Vì trình độ nhận thức đơn sơ và ấu trĩ,

người nguyên thủy không thể hiểu và giải thích được nguồn gốc của những lực

lượng tự nhiên có sức mạnh ghê gớm như núi lửa, động đất, bão tó, lũ lụt, sấm sét Họ đã gán cho những hiện tượng đó một sứ mệnh thiêng liêng Quan niệm thần linh được hình thành từ đó.

Trang 16

Cứ thế, vị trí tưởng tượng, người nguyên thủy đã tạo ra vô vàn các thần linh

ma quý: thần cây đa, ma cây gạo, thần dat, thần bếp tức là trong mọi mối liên hệ của con người với thế giới xung quanh đêu có mặt các vị thần

Đặc biệt, xung quanh cái chết của con người đã xuất hiện nhiều yếu tố mê tín

dị đoan Từ chỗ không giải thích nôi nguyên nhân cái chết của đồng loài, từ tình cảm thương tiếc người thân qua đời, từ những giấc mơ, trong tư duy người nguyên thủy đã xuất hiện các ý niệm: người chết vẫn sống, thế giới bên kia Họ đã đặt ra các nghi thức cống tế người chết

Con người sống trên cõi đời này, vốn đã có rất nhiều mong cầu, mong cầu có thể đạt được, nhưng có những mong cầu không thể thực hiện, vượt quá tầm tay; nhưng con người luôn tìm cách này, nghĩ cách khác có làm sao đề đạt được Dù đạt được hay không cũng cố tìm cách, do đó dễ đi vào mê tín

Con người khi mong cầu một điều gì mà quá khả năng mình thì dễ sinh mê

tín Ví như có một người muốn vay một số vốn lớn làm ăn, không biết việc làm ăn

này sẽ kết quả tốt hay xấu Tự nhiên lòng họ thấy băn khoăn lo lắng không biết hỏi

ai, tin ai Nghe nói có ông đồng bà cốt nào đó linh ứng, nói quá khứ vị lai rất trúng,

họ liền muốn tìm tới hỏi han Chỉ tốn tiền quẻ có năm bảy trăm, mà biết việc làm của mình thành công hay that bại thì an ôn biết mấy Hoặc trên đường công danh có những học sinh, sinh viên đến kỳ thi cử, lo âu thân phận mình không biết thi dau hay rớt Nghe đồn Lăng này, Miếu kia linh hiển xin xăm bói quẻ sẽ báo đúng những điều sắp đến, các cô, các cậu không tin vào khả năng học hành của mình,

nhất định đi đến xin xăm đề hỏi thăm thần thánh xem thế nào

Là con người có ai không cầu mong, không sợ hãi, đã có hai thứ này thì nhất định sẽ rơi vào mê tín dị đoan Khi chưa gặp thì chúng ta chống đối mê tín, nhưng gặp lúc có việc khắc khoải cầu mong, kinh hoàng sợ hãi, chúng ta cũng trở thành

mê tín như ai Dù là người có băng câp cao, có kiên thức rộng, nêu trong tâm có

Trang 17

mong cầu sợ hãi, họ cũng sẽ rơi vào hố mê tín Có những người đứng trước quần chúng thì miệt thị chê bai kẻ mê tín song về nhà gặp lúc gia cảnh rối nùi người nhà vẫn đi bói quẻ xin xăm, hỏi quá khứ tương lai nơi ông đồng bà cốt Bởi con người

mang sẵn tính tham lam, thói hèn nhát, nên khi muốn thỏa mãn sự mong cầu, muốn

được bình an khi nguy hiểm, đều nảy sinh mê tín dị đoan Bắt kì nhà tâm lí học nào cũng sẽ nói rằng những sự mê tín dị đoan nhiều người sử dụng như một công cụ đề kiêm soát cuộc sống của mình Nhà tâm lí học người Nga Irina Jakovich lí giải đây

là phương pháp đặc biệt của trò vờn dứ nỗi sợ hãi, được gọi là sự bù trì lại Khi tiếp cận trò vờn dứ với một năng lượng khủng khiếp nào đó, con người bằng cách ấy

muốn thử phá hủy nó di Thế nên bệnh mê tín dị đoan là bệnh bẩm sinh có sẵn nơi moi con người

Xét về nguồn gốc xã hội thì chúng ta thấy xã hội ngày càng phát triển cao, việc phát hiện ra lửa và biết sử dụng những công cụ thô sơ đã giúp con người hiểu biết và phát hiện những quy luật của tự nhiên và xã hội Ngày nay con người đang đi vào chinh phục vũ trụ, các vì sao hàng loạt những điều bí ấn trong lòng

đất được khám phá Vậy tại sao tệ nạn mê tín dị đoan vẫn tổn tại và phát triển?

Khi xã hội chuyên từ chế độ công xã nguyên thủy sang chế độ có giai cấp, tín ngưỡng, niềm tin vào số phận và những tàn tích mê tín dị đoan của chế độ cũ không mắt đi mà còn phát triển trên cơ sở mới

Trong xã hội phân chia thành chủ nô và nô lệ, phong kiến và nông nô, tư sản

và vô sản, các giai cấp bóc lột với ý đồ duy trì sự thống trị của mình đã sắp xếp lại những ý niệm về thần thánh, ma quý và tạo ra một thé giới thần linh phức tạp Tin tưởng vào số phận, mê tín dị đoan bao giờ cũng có lợi cho giai cấp bóc lột, đã làm cho con người mê muội, xa lánh đấu tranh Do vậy trong xã hội có áp

bức bóc lột, các giai cấp thống trị luôn nuôi dưỡng và tìm mọi cách lợi dụng mê tín

Trang 18

dị đoan nhồi nhét thứ thuốc tinh thần, biến tệ nạn này thành một tập quán xã hội dé cung có địa vị

Tuy nhiên dù là có nguồn gốc từ đâu thì mê tín dị đoan vẫn rất nguy hiểm, nó không mang tính chất cục bộ, quốc gia mà nó mang tính chất toàn cầu hóa và phủ rộng trên phạm vi toàn thế giới Nó không chỉ có ở Việt Nam hay Mỹ mà nó tồn tại

ở hầu khắp các quốc gia Với nhiều hình thái khác nhau, hàng ngày nó ràng buộc chi phối ý nghĩ và hành động của công dân trên hầu khắp thế giới là nguyên nhân dẫn đến sự lãng phí, phiền toái, tốn kém, đi ngược lại với tiến trình phát triển của

xã hội Trước sau là những điều cần phải lên án, bài trừ

1.1.1.3 Tệ nạn mê tín đị đoan ở nước ta hiện nay

Mê tín dị đoan là tệ nạn tôn tại từ xã hội cũ nhưng đến nay vẫn dai dẳng “ăn sâu, bám rể” trong suy nghĩ của nhiều người ở nước ta Hiện tượng mê tín xuất hiện

ở nhiều đối tượng, nhiều thành phần, lứa tuổi khác nhau Chẳng hạn, việc xem giờ, ngày tốt xáu rất phố biến, không chỉ với những việc lớn như làm nhà, cưới hỏi mà tất thảy mọi việc lớn nhỏ, nhiều người vẫn có thói quen chọn “ngày lành, tháng tốt” Cá biệt, có người kiêng khem đến mức cắt tóc, cạo râu cũng tránh ngày đầu tháng

Ở địa bàn miễn núi, vùng sâu, vùng xa, đời sống của người dân còn nghèo,

trình độ dân trí hạn chế, cho nên trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của

tệ nạn mê tín dị đoan Khá nhiều thủ tục lạc hậu, man rợ vẫn còn tôn tại ở một số

bản, làng có nhiều bà con đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống Không ít nơi, việc tô

chức ma chay, cưới hỏi vẫn tiến hành theo thú tục rườm rà, rắc rối, thậm chí mê

muội Có nơi, đến nay vẫn còn duy trì hủ tục chôn cất người chết ngay trong nhà; người ốm, người mắc bệnh không đến trạm y tế, bệnh viện mà phó mặc số phận

cho thầy mo, thầy cúng, thầy tướng số Đội ngũ thầy lang bốc thuốc, trị bệnh xuất

Trang 19

hiện ở nhiều địa phương Có thầy lang chữa bệnh bằng các biện pháp rất thiếu cơ

sở, như làm bùa ngải, cho người bệnh uống nước lã, giãm đạp lên người

Bên cạnh đó, ở nước ta, lợi dụng nhân sinh quan hữu thần của đại đa số nhân dân, bọn người làm nghề mê tín dị đoan đã nấp dưới các mái đình, các ngôi đền,

ngôi miếu đề làm chuyện buôn thần bán thánh Đặc biệt ở đây cần nói đến những

âm mưu đen tối của kẻ thù nhằm phá hoại Nhà nước ta Mê tín dị đoan được bọn chúng dùng triệt đề đánh ta trên mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị Những câu

chuyện mê tín dị đoan được kẻ địch tung ra đều có dụng ý gây tâm lí hoang mang dao động gây mất lòng tin của quần chúng nhân dân vào những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước Những thủ đoạn của kẻ thù không chỉ dừng lại ở những

tin đồn nhảm nhí, thất thiệt mà gần đây đã biến thành các hội mê tín dị đoan có tô chức nhằm phá hoại ta về tư tưởng chính trị và xã hội

Không chỉ người lớn tuổi mà nhiêu thanh niên, học sinh, sinh viên cũng bị

ảnh hưởng nặng nề của mê tín dị đoan Đầu năm mới, nhiều học sinh, sinh viên

không chú tâm việc học mà chăm chỉ lên lễ chùa lễ bái, rút thẻ cầu may với mong muốn thi cử trót lọt, quay cóp không bị phát hiện Nhiều em cau ki tìm chọn người xông nhà, nhắn tin chúc năm mới với hi vọng gặp may cả năm Có em duy trì việc

ăn kiêng cần thận trước kì thi, khi đi thi thì lựa chọn giờ xuất hành, tìm người đón

ngõ để nhằm đạt điểm cao Tệ nạn mê tín dị đoan lây lan, phát triển trong lớp trẻ rất đáng lo ngại

*_ Các hình thức biểu hiện của mê tín dị đoan

Mê tín dị đoan có nhiều hình thai ton tại, nối trội là lên đồng, bói toán (gồm xem tướng, xem tử vị, ),

- Lên đồng:

Lên đồng hay còn gọi là bầu đông, hầu bóng, đồng bóng là một nghỉ thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Søan giáo) của nhiều dân tộc, trong

Trang 20

đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng) Người ta tin rằng các vị thần linh, có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán

truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tứ Khi

thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa

mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ

Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phú, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, (được gọi là Thanh Đồng)

Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt Các nghi lễ này thường được tô chức

nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ Tết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ

mẫu Ngoài việc lên đồng đề giao tiếp với thần linh, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng rằng sau khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống Do đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu (người gọi đồng) đề trò chuyện với thân nhân đang sống Thông qua cuộc trò chuyện âm - dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá có về mồ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mạng tương lai của mình

Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động lên đồng bị chính quyên xem là hoạt động

mê tín dị đoan do nhiều trường hợp việc lên đồng đã bị nhiều người lợi dụng vào mục đích xấu

Gần đây, chuyện lên đồng thường ở tầng lớp giàu có, hay đô thị nhiều “ông đồng bà đồng” hơn nông thôn Đúng là trong xu hướng xã hội đang lao đi tìm kiếm những lợi ích vật chất thì cũng có nhiều người lợi dụng lên đồng đề kiếm tiền

Trang 21

Chính nhóm những “ông đồng bà đồng” không có căn này có chuyện biến chất, lợi

dụng niềm tin của con người đề thu lợi cho ho

Có rất nhiều đối tượng với những thú đoạn tinh vi đang âm thầm hoạt động,

mà vẫn chưa bị cơ quan nhà nước phát hiện Hoạt động biến chất của lên đồng, có ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội Về kinh tế: Đối với những người tin

tưởng vào nó, bị thiệt hại về tài sản cá nhân - gia đình; sức khỏe, tính mạng bị đe

dọa, tinh thần lo lắng bất an, ảnh hưởng đến công việc, dẫn đến lao động giảm sút; đồng thời tác động đến mọi người xung quanh, làm chậm trễ tiến trình sản xuất,

ảnh hưởng đến nên kinh tế xã hội Về văn hóa: Làm cho lớp trẻ, nhìn nhận sai lệch

về các giá trị văn hóa dân tộc, khó phân biệt đúng - sai; làm cho con người trở nên lười lao động, sống không lí tưởng, không hoài bảo, thiếu động lực sáng tạo Về

mặt chính trị - xã hội: Gây rồi loạn trật tự xã hội, đi ngược với chủ trương chính

sách của Đảng - Nhà nước ta

- Boi toan

Mot hoat dong nổi trội khác của mê tín dị đoan khác đó là “bói toán”, hoạt

động này dựa trên ngành khoa học - Bói toán Bói toán, có nguồn gốc từ Trung Quốc và xuất hiện từ thời nhà Tống; nhằm giúp con người thõa mãn khao khát hiệu biết về tiền - đương - hậu vận của chính mình và người thân Trong bói toán, có

nhiều ngành nhỏ như xem tướng, xem tử vi, bói chữ, Trong đó, xem tướng đã

tách rời và phát triển thành một ngành khoa học riêng - nhân tướng học Nhân tướng học Á Đông là tổng hợp tất cả bộ môn tâm lý học Tây Phương Tâm lý học Tây Phương khảo sát con người qua nhiều chuyên khoa riêng rẽ Có học phái chuyên khảo ý thức và tiềm thức (conscience et subeonscience), có học phái nghiên cứu tính tình (carratérologie), có học phái chuyên khảo tác phong (behaviorisme)

Sự tồn tại song song của những chuyên khoa đó cho thấy nhân học Tây Phuong phân tích con người nhiều hơn là tông hợp con người Một khảo hướng như thế

Trang 22

không tránh nổi khuyết điểm phiến diện Về mặt quan niệm, tướng học Á Đông không có gì thần bí Khoa này lúc nào cũng hướng về con người và đời người làm đối tượng quan sát Sự quan sát đó đặt nên tảng trên những nét tướng con người Tính tình và vận số khám phá được không bao giờ được suy diễn từ thần linh hay

từ những ý niệm trừu tượng Đó là quan niệm hoàn toàn nhân bản Theo quan niệm

Á Đông, con người là một sinh vật luôn luôn biến đổi Do đó, các nét tướng cũng biến chuyên theo tâm hồn Quan niệm này thực tiễn và phù hợp với dịch lý (proceus dialectique) của vạn vật Đây cũng là một ý niệm căn bản của nhân tướng học Á Đông Khoa này, thoạt kỳ thủy đã xuất phát từ Kinh Dịch tức là sách khảo cứu về các quy luật biến hóa của vạn vật và của con người Nói về phương pháp, nhân tướng học áp dụng lối quan sát trực tiếp con người tức là dựa vào những dữ

kiện thực tại và cụ thê chứ không căn cứ vào những hệ luận huyền bí và trừu tượng

Những kết luận về tướng cách cá nhân được rút tỉa từ hình dáng của khuôn mặt, từ

đặc điểm của cơ thể, từ màu sắc của nước da, từ đặc tính của mục quang, phong thái đi đứng, nằm, ngồi, cười, nói, ăn ngủ cho đến âm thanh, âm lượng Những kết

luận đó được suy diễn theo lối quy nạp Có người lạm dụng, bất cứ việc gì cũng đánh giá người khác qua bề ngoài, dẫn đến sai lầm trong các mối quan hệ xã hội Quá chú trọng vẻ bên ngoài, thường trau chuốt, xa hoa không phù hợp thực tế Lại

có người có tình thay đổi ngoại hình của mình để được may mắn, như xâm mày (mày làm tướng), chấm nót rùi (ở vị trí sinh tài lộc), Những hành động đó đêu là sai lầm, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nhân tướng học Cản trở sự tiến bộ

của xã hội

Bên cạnh đó, trong xã hội lại có một bộ phận không hiểu biết nhiều về thuật bói toán, lại tự tô chức “hành nghề” với mục đích thu lợi cho bản thân Lợi dụng lòng tin của người dân, chúng thực hiện nhiều thủ đoạn bịp bợm, bat chap hau qua

Nghề “làm thầy” ngày một nhiều người tham gia hơn

Trang 23

Mặc dù, đã có sự can thiệp của chính quyền, nhưng những tô chức này vẫn

hoạt động, ngày một nhiều hơn, và có ở khắp mọi nơi; dưới nhiều hình thức khác

nhau Hoạt động này gây thiệt hại về kinh tế cho người dân, ảnh hưởng đến sinh

hoạt đời thường của họ, Gây nên tư tưởng sống hưởng thụ, lười lao động, hoặc bị quan trước hoàn cảnh khó khăn, thiếu ý chí sinh tồn ở một bộ phận của xã hội; và

do đó cản trở sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước

- Tirvi

Trong các kiêu bói toán, khoa Tử vi thường được coi là một trong những kiểu bói toán có tính chính xác cao và được nhiều người tín nhiệm Đối tượng nghiên cứu của Tử vi chính là con người và số mệnh con người Các cung trên lá số

tử vi là những hàm số căn bản Những ngôi sao này tương tác với nhau theo quy

luật Âm Dương Ngũ Hành khiến một lá số tử vi trở thành một đa hàm số với nhiều

biến số biến đổi rất phức tạp Những điều đó cũng khiến nhiều người trong khoa học cảm thấy đặt niềm tin vào tử vi là không cần thiết Tử vi dùng nhiều phương pháp nghiên cứu kết hợp, đó là phân tích và tông hợp Là một trong những kiểu bói toán cho nên dưới quan điểm duy vật biện chứng thì tử vi có phần dị đoan Tử vi không giải thích được sự khác nhau giữa số mệnh của những người sinh cùng thời

điểm Tai hại hơn nữa, từ việc sung bái tử vĩ dẫn đến một số gia đình cho mỗ lay

trẻ em vào giờ tốt để có lá số tử vi tốt là một việc làm mù quáng, đầy mê tín và

thiếu khoa học

Bên cạnh những hình thức mê tín dị đoan chung của các đồng bào dân tộc trong cả nước thì dân tộc Thái ở Quỳ Châu còn có một số hình thức mê tín dị đoan

khác Những phong tục tín ngưỡng này là bản sắc văn hóa của dân tộc Thái nhưng

xét về một khía cạnh nào đó thì nó vẫn mang tính chất của mê tín đị đoan

* Tục “trộm vợ ”

Trang 24

Trộm vợ là mot phong tục tập quán từ lâu đời của người Thái Phong tục này

lâu nay được cộng đồng người Thái ở Quỳ Châu thừa nhận và là một nét văn hóa nhằm giảm bớt những phiền hà, tốn kém trong việc cưới hỏi cho đôi thanh niên nam nữ và gia đình nhà trai

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều nam thanh niên đã lợi dụng phong tục này để

thực hiện các ý đồ xấu của mình Trộm vợ là một tập tục văn hóa lâu đời nhưng gần

đây, truyền thống văn hóa ấy đã bị các thanh niên một số bản, làng biến tướng thành nạn cướp vợ Những nam thanh niên này không cần tìm hiểu, thậm chí không hè quen biết nhau nhưng vẫn bắt về làm vợ Bắt kỳ cô con gái xinh đẹp nào cũng có thể trở thành nạn nhân của chúng Tại nhiều trường THPT - DTNT ở Nghệ

An, nữ sinh đã rơi vào cảnh trớ trêu, tiến thoái lưỡng nan vì tình trạng này Nhiều

nữ sinh đang ở độ tuôi 13 - 15 đã phải bỏ dở sự học để trở thành những người vợ bất đắc dĩ Đã có những tiếng kêu cứu, nhiều cô gái đã lựa chọn cái chết để chống đối tập tục này

* Tục cúng vía (Hăng vắn)

Tục #ăng vắn (hay còn gọi là làm vía, buộc chỉ tay) là một trong những nét văn hóa riêng, độc đáo của người Thái nói chung và đồng bào Thái ở Quỳ Châu nói riêng, vẫn còn được duy trì đến ngày nay

Tục cúng vía thường được tiến hành khi trong nhà có người ốm, người thân chết hoặc mừng chẵn tháng đối với trẻ sơ sinh, mừng đón dâu, mừng khách quý lâu ngày đến thăm gia đình Ngày nay, tục làm vía vẫn được duy trì trong cộng đồng người Thái nói chung và người Thái ở Quỳ Châu nói riêng Thế nhưng, có một số hình thức làm vía nó không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội như làm vía

cho người ốm đau, bệnh tật mà cần phải loại bỏ vì nó mang tính chất mê tín dị đoan Cứ mỗi lần trong nhà mà có người ốm đau thì gia đình lại chuẩn bị lễ vật và

mời thầy cúng về làm vía, trường hợp ốm nặng thì phải chuẩn bị nhiều lễ vật và

Trang 25

thầy cúng nhiều ngày hơn Chính vì vậy nó gây tốn kém lãng phí về tiền bạc thời gian, tiền mất tật mang

* Phong tục tang ma

Tuc ngit Thai co cau: “Dac di chon bon ma, dac kha chon bon lon” (Tét

dep nho mé nho ma, kham kha nho noi dung nha) [21; 362] Do đó, việc tang ma của người Thái thường được tổ chức rất chu đáo Trong tâm thức của người Thái nói chung và người Thái ở Quỳ Châu nói riêng, thì một người chết đi là bắt đầu tiếp

tục cuộc sống ở bên kia thế giới, họ có niềm tin vẻ sự tổn tại của linh hồn sau khi

chết

Tuy nhiên hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội thì một số nghi lễ về tang ma của người Thái đã không còn phù hợp, trở thành những hú tục Chẳng hạn như thời gian quàn linh cữu trong nhà có khi năm bảy ngày hoặc chín ngày, tùy thuộc vào việc định ngày mai táng Trước khi chọn được ngày tốt để đưa tang, anh

em gia chủ phải có trâu hoặc bò đề cúng

Những phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và của người Thái Quỳ Châu nói riêng chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy nếu đó là những thuần phong mỹ tục, tuy nhiên chúng ta cần phải loại bỏ những gi là hú tục, không còn phù hợp với sự phát triển của thời đại

Chính các hoạt động biến chất của lên đồng, bói toán, những hú tục trong các phong tục tín ngưỡng đã làm mất trật tự xã hội, gây nên nhiều chuyện đở khóc dở

cười, bao gia đình tan vỡ, tốn kém, ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường Do đó,

đòi hỏi có những biện pháp thiết thực, bài trừ triệt để những tệ nạn này

* Một vài nhận xét vé tac hại của mê tín dị đoan

Thứ nhất, đối với xã hội thì mê tín đị đoan là kẻ thù số một của sự tiến bộ,

bởi tính chất lạc hậu và những tác hại của nó gây ra cho xã hội, cho con người

Trang 26

Trước hết, mê tín dị đoan gây lãng phí thời gian, tiền của và tâm sức của nhân dân Vào đầu năm 2005, trên báo chí đăng tải hàng loạt các bài báo nói về khu vườn lạ ở Vĩnh Long, khu vườn có khả năng chữa bênh, kết quả là hàng ngàn người trên cả nước đã tập trung về đây, trong đó đa phần là những người mắc bệnh nan y Việc tập trung đông người đã gây tác hại không nhỏ tới môi trường, tới an ninh trật

tự của khu vực này Nhà nước đã cử các đoàn thanh tra xuống đề điều tra để làm rõ

sự việc, kết quả khăng định khu vườn hoàn toàn không có khả năng chữa bệnh

Hoặc tin đồn tượng đức Mẹ khóc ở thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút hàng trăm

người tập trung đến xem gây mất trật tự an ninh, cản trở giao thông

Bên cạnh việc gây lãng phí về mặt thời gian và tiền của, mê tín dị đoan còn tạo những bất ồn trong nếp sống xã hội Nó khôi phục lại những quan niệm cô hủ, lạc hậu, những nghi lễ phiền phức và tốn kém trong các hoạt động hội hè, cưới xin,

ma chay, giỗ chạp

Những điều trình bày trên đây chứng tỏ rằng mê tín dị đoan đã gây tác hại không nhỏ ảnh hưởng đến sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và những con người mới

Không chỉ đối với sự nghiệp xây dựng XHCN, mê tín dị đoan còn có tác hại

đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, khi nó bị kẻ thù lợi dụng Chúng tạo ra những

câu chuyện bịa đặt giật gân, những đòn tâm lí chiến nấp dưới hình thức mê tín dị đoan có liên quan đến những hoạt động chống phá cách mạng

Thứ hai, đối với gia đình thì hiện nay có không ít gia đình chỉ vì người vợ hoặc người chồng quá tin vào bói toán mà sinh ra rạn nút, thậm chí dẫn đến đô vỡ Nhiều ông bố, bà mẹ lạc hậu khi dựng vợ gả chồng cho con đã không lấy tình yêu

làm cơ sở mà dựa vào sự “hợp tuổi”

Thứ ba, đối với mỗi cá nhân trước hết mê tín dị đoan đã hủy hoại niềm tin

của con người Những người tin vào số phận, bói toán, luôn sống trong tâm lí cầu

Trang 27

may Khi niềm tin vào cuộc sống, vào khoa học mất đi thi lập tức trong óc họ sẽ hình thành một niềm tin mù quáng vào sự may rủi, và những nỗi băn khoăn về “họa phúc”

Không chỉ phá vỡ niềm tin, mê tín dị đoan còn gây những tai hại có thê cho

mỗi người vẻ mặt kinh tế Biểu hiện rõ nhất đó là việc đốt vàng mã, vào mỗi dip

rằm tháng bảy những người mê tín dị đoan mua sắm đủ thứ như nhà cửa, 6 tô, xe máy rồi gửi xuống âm phủ cho người đã khuất bằng một mồi lửa

Tac hai hơn nữa, tệ mê tín dị đoan còn hạ thấp nhân cách của con người, làm

cho con người trở nên kém cỏi, phải cầu xin quy lụy thần thánh Nó cản trở con người trong quá trình vươn lên làm chủ cuộc sống, nó hạn chế năng lực sáng tạo của con người trong lao động sản xuất, trong học tập, công tác và đấu tranh bảo vệ

trình xứ lí cần khéo léo, thận trong, ti mi va chuẩn xác

Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo với khoảng hơn 20 triệu tín đồ theo các tôn giáo khác nhau Từ xưa đến nay, các tín ngưỡng, tôn giáo luôn chung sống hòa hợp, gắn bó với dân tộc Cả 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã hình thành một truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa, đó là xây dựng cuộc sống đan xen, hòa bình, trong đó mỗi dân tộc đều có tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán và văn hóa khác nhau góp phân tạo nên bản sắc văn hóa

của Việt Nam

Đảng và Nhà nước ta hiểu rõ nhu cầu tâm linh của nhân dân Việt Nam bởi lẽ, hầu hết nhân dân Việt Nam không những có truyền thống thờ cúng tô tiên, thờ các

Trang 28

vị thành hoàng, những vị đã có công xây dựng quê hương, đất nước mà không ít người là tín đồ các tôn giáo Bản tính của người Việt Nam là khoan dung, cởi mở

Do vậy, dù là tôn giáo, tín ngưỡng nào, từ đâu đến thì cộng động cũng sẵn sàng chấp nhận miễn là nó không xâm phạm đến lợi ích quốc gia và đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc

Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta được xây dựng một mặt dựa

trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác — Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; Tỉnh thần đó được Đảng và Nhà nước ta thể hiện bằng hệ thống chính sách phù hợp với từng giai đoạn cách mạng

Quyên tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng là một trong những quyền chính đáng của con người Hạn chế và vi phạm quyền ấy là đi ngược với xu thế của tiến bộ xã hội Bác Hồ luôn giáo dục mọi người và bản thân Bác luôn gương mẫu trong việc thực hiện quyên tự do tín ngưỡng của đồng bào có đạo Sự tôn trọng ấy

không chỉ thê hiện trên văn bản, lời nói mà còn trên cả hoạt động thực tiễn của Bác

Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê phán những phần tử lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, phê phán những việc làm sai chủ trương chính sách tôn giáo của Đảng và Chính phủ

Đảng và Nhà nước ta đã mở cuộc vận động ““Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư”, trong đó có nội dung đấu tranh phòng, chống và từng

bước loại trừ mê tín, dỊ đoan ra khỏi đời sống xã hội Đồng thời, xác định việc hành nghề mê tín, dị đoan là một tội phạm (hành vi nguy hiểm cho xã hội), quy định tai Điều 247 Bộ Luật Hình sự năm 1999, nội dung cu thé như sau:

1 Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, di đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc

Trang 29

đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ

năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

2 Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì

bị phạt tù từ ba năm đến mười năm

3 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng [2;185]

Để nhận biết “tội hành nghề mê tín, dị đoan” cần nắm vững một số vấn để

liên quan đến tội phạm này

Thứ nhất Mặt khách quan của tội phạm, theo các văn bản hướng dẫn Bộ luật

Hình sự 1999, người phạm tội hành nghề mê tín, dị đoan là người dùng những thủ

đoạn lừa bịp, lợi dụng sự lạc hậu của người khác nhằm mục đích vụ lợi hoặc các

mục đích khác Hành nghề mê tín di đoan là hành nghề dưới các hình thức như bói toán, lên đồng hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác, gây ảnh hưởng đến nếp sống văn minh, trật tự công cộng hoặc gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác (Đói toán là đoán những việc của quá khứ, hiện tại và tương lai của người khác, không có căn cứ khoa học; lên đồng là hình thức mê tín dị đoan mà người nào đó làm giả như có thần thánh, ma quỷ nhập vào mình rồi phán bảo những điều nhảm nhí để người khác tin theo; các hình thức mê tín dị đoan khác

như: xem số, gọi hồn, xem tướng, xóc thẻ, yém bua, cúng ma, bắt tà trừ ma, đội bát

nhang )

Thứ hai: Mặt chủ quan của tội phạm, tội hành nghề mê tín, dị đoan được thực hiện dưới hình thức lỗi cố Ý gián tiếp (mục đích, động cơ phạm tội là vụ lợi cá nhân)

Chủ thê của “tội hành nghề mê tín, dị đoan” là những người có đủ năng lực

trách nhiệm hình sự và đạt độ tuôi theo luật định (đủ mười sáu tuôi trở lên).

Trang 30

Chủ thế của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội

phạm này

Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội

phạm này quy định tại khoản 2 của điều luật, người đú 16 tuôi trở lên phải chịu

trách nhiệm hình sự về loại tội phạm này không phân biệt quy định tại điều khoản nào của điểu luật [4: 178]

Nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi hành nghề mê tín

dị đoan phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về

tội này, chưa bị xóa án tích mà còn vi phạm thì mới là chủ thể của tội phạm này

Ngoài hành vi bói toán, hầu đồng thì bất cứ hành vi mê tín dị đoan nào mà người phạm tội sử dụng đề kiếm sống đêu bị coi là hành nghề mê tín dị đoan, như: yếm bùa, cúng giải hạn, cúng trừ tà ma, chữa bệnh bằng những khả năng thần bí

không có căn cứ khoa học

Hậu quả nghiêm trọng do hành vi hành nghề mê tín dị đoan là những thiệt

hại nghiêm trọng về mặt vật chất và phi vật chất cho xã hội Do chưa có hướng dẫn

thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi hành nghề mê tín dị đoan gây ra,

nên có thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-

BCA-BTP đề xác định trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi hành nghề

mê tín dị đoan gây ra

Mê tín dị đoan là niềm tin mù quáng vào những điều duy tâm không có căn

cứ khoa học, tin vào ma quỷ, thần thánh, định mệnh Hành nghề mé tin di đoan là một hiện tượng tiêu cực mà Nhà nước ta đã và đang thực hiện công tác bài trừ ra

khỏi đời sống xã hội bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm góp phần giữ gìn trật

tự, trị an xã hội và nếp sống văn minh, bảo vệ tính mạng; sức khỏe và tài sản của nhân dân.

Trang 31

Tuy nhiên khi xác định hành vi hành nghề mê tín dị đoan cần phân biệt với đời sống tâm linh, quyền tự do tín ngưỡng: mê tín dị đoan thì bị Nhà nước cấm, còn

tự do tín ngưỡng là quyên của mọi người được pháp luật bảo hộ Đại hội X của

Đảng nhấn mạnh: “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn

kết dân tộc Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyên tự do tín

ngưỡng theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyên sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo Động viên giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc, tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo” Các tô chức tôn giáo hoạt động theo pháp luật được pháp luật bảo hộ Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của đồng bào các tôn giáo Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo là phương hại đến lợi ích chung, vi phạm quyên tự do tôn giáo của công dân”? [15; 122 -123]

Tóm lại việc bài trừ mê tín dị đoan là một nhiệm vụ quan trọng không thé lo

là, chậm trễ Đây là một việc mất rất nhiều thời gian vì ý thức dẫn đến những hành

vi này đã ăn sâu gốc rễ vào đầu óc các “tín đồ tâm linh” song không phải vì vậy mà không thể bài trừ mê tín Mà nó đòi hỏi nhiều biện pháp cương quyết, cứng rắn và lâu dài, đòi hỏi sự hợp tác của mỗi người trong cộng đồng, vượt lên chính nỗi lo sợ,

hồ nghi của bản thân dé có một đời sống tinh thần lành mạnh

1.13 Tính tất yếu của việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan

cho học sinh hiện nay

Dân tộc Việt Nam đã trải qua may nghin nam lich su, da tao dựng nên biét

bao truyền thống, đó là kho tàng di sản văn hóa quý báu của cha ông ta, trong kho tàng đó có cả những truyền thống tốt, truyền thống xấu, truyền thống hay, truyền

Trang 32

thống đở Việc kế thừa những truyền thống nào, loại bỏ, kế thừa những truyền

thống nào trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay là một vấn để hết sức

khó khăn và phức tạp, phải được tiến hành thường xuyên, lâu dài

Hiện nay, ở vào thời kì hội nhập, nhiều học sinh, sinh viên có ý chí vươn lên

trong học tập, có hoài bão khát vọng lớn Qua hoạt động của Đoàn, các phong trào

hoạt động cách mạng của học sinh — sinh viên và sự chuyền biến tích cực của đời

sống xã hội ngày càng xuất hiện nhiều hơn những điền hình tiên tiến từ một lớp trẻ mới vốn năng động, nhạy bén với thực tế hơn trước Đó là những tắm gương các bạn trẻ lao động quên mình, có chí cầu tiến, dũng cảm và nhân ái vì mọi người, dám nghĩ và dám làm vì sự nghiệp chung Ngày càng có nhiều bạn trẻ hưởng ứng tích cực các chương trình hành động của Đoàn, mong muốn được góp sức xây dựng xã hội, hình thành dần một lớp trẻ biết sống có lý tưởng, có thái độ chính trị đúng đắn, xung kích di dau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa

và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuân của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng Một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên khiến gia đình và xã hội lo lắng như:

* Một bộ phận thanh thiếu niên thiếu rèn luyện bản thân, chấp hành pháp luật chưa tốt, trong đó một số ít muốn được hưởng thụ nhiều hơn khả năng lao động của

mình, sống buông thả, thiếu văn hóa, đua đòi, vọng ngoại, xem thường đạo

đức đẫn đến phạm pháp, hoặc sống bàng quang, bế tắc, thiếu định hướng tương lai mà đáng lo ngại nhất là trong lứa tuôi mới lớn

* Tệ lãng phí tiền của, thời gian, mê tín dị đoan, thiếu trung thực trong học tập vẫn còn tồn tại và có khuynh hướng phát triển trong một bộ phận thanh thiếu niên và xã hội Tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến ngày càng nghiêm trọng và

Trang 33

phức tạp Sự đấu tranh giữa những xu hướng tích cực và tiêu cực để giáo dục và tự giáo dục trong giới trẻ vẫn đang diễn ra gay git

Một trong những tệ nạn diễn ra khá phố biện trong giới trẻ hiện nay chính là

mê tín di đoan Nhất là ở các vùng sâu vùng xa, nơi mà học thức còn kém Nhưng

đó là một bệnh có thé ndi 1a dé “lay lan” trong cuộc sống dẫn chứng là các teen

ngày nay bị nhiễm khá nhiều, biểu hiện như: đi bói, cúng trừ tà để tốt trước khi thị,

chơi bùa này bùa nọ thường xuất hiện nhiều ở các học sinh, sinh viên sắp thi và

thường dễ lan tràn “thành dich” trong cộng đồng học sinh Dù có một số học có tri

thức nhưng không tránh khỏi

Các bạn trẻ mê tín rất thích và hào hứng khi nói — nghe — đi - đến những nơi

mà họ cho rằng “thần linh hiện về”? Họ tin một cách tuyệt đối và làm theo tất cả

những gì được truyền dạy Thậm chí, đôi khi cuộc sống của họ cũng bị ảnh hưởng khá lớn do mê tín dị đoan Khi những suy nghĩ, định hướng không còn ôn định thi

các em học sinh tự trấn an mình bằng cách trao vận mệnh vào tay một quyên lực cao siêu Các em hành động theo những điều được hướng dẫn một cách không cần suy nghĩ và không nhìn nhận qua thực tại Tất cả những điều đó đều được thực hiện

và xây dựng bằng hai chữ “niềm tin’’ C6 khi chỉ vì muốn được thi tốt mà có những

gia đình học sinh đã chi ra may triệu bạc dé lên núi cúng bái, một số nữ sinh khác

thì bị ảnh hưởng chúng từ gia đình, nhất là từ các ông bố bà mẹ mê tín và cuối cùng ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội

Có nhiều lí do khiến học sinh mê tín một cách mù quáng Nhiều teen mê tín

do học tập từ bạn bè, do “lâu lâu tử vi lại đoán trúng một lần?” thậm chí, số khác

tin một cách không có lí do, chỉ cho rằng đó là “ý trời”? thì nên cứ thế mà răm rắp

làm theo.

Trang 34

Hoc sinh nhanh nhay voi cai moi nhung lai bồng bột, sôi nồi và thiếu kinh nghiệm nên dễ bị tác động bởi ngoại cảnh, dễ bị tác động bởi mặt trái của kinh tế thị trường hơn các thế hệ khác Mặt trái của kinh tế thị trường có thé tac động một

cách trực tiếp đến nhận thức của học sinh do quy luật thị trường xâm nhập vào hoạt động học tập, sinh hoạt, lao động hàng ngày nhưng phân lớn là tác động một cách gián tiếp thông qua gia đình, nhà trường và các thiết chế văn hóa - xã hội

Kinh tế thị trường kích thích chú nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng làm suy yếu các chuẩn mực đạo đức gia đình nhất là quan hệ cha mẹ, con cái Không ít hiện

tượng cha mẹ bị cuốn theo nhịp sống vội vã của nền kinh tế thị trường, thờ ơ với

việc nuôi dạy con cái, không gần gũi, chăm lo về mặt tinh thần cho con cái một cách đầy đú Trong khi đó, học sinh đang trải qua giai đoạn biến chuyền rất phức tạp về tâm sinh lý, đòi hỏi sự quan tâm thường xuyên cúa cha mẹ, thầy cô Do thiếu sự quan tâm, khuyên răn nhiều em cảm thấy cô đơn trong chính căn nhà của mình dẫn đến những hành vi tiêu cực hoặc tìm tới hành động mang tính mê tín dị

đoan để tìm sự động viên, an ủI

Khi các em tin vào những điều mê tín dị đoan tức là bản thân họ đang có sự

lung lay, dao động về niềm tin Có thê họ đánh mất niềm tin vào chính họ, mất niềm tin vào người xung quanh, mất niềm tin vào cuộc sống Đời sống tâm linh rất

quan trọng đối với người trẻ, nhưng mê tín dị đoan lại có ảnh hưởng xấu, gây hại đến tâm lí và hành vi của các bạn Đó chính là tự mình hại chính mình

Và khi để cập đến hậu quả của chuyện mê tín dị đoan của học sinh, Tiến sỹ Tâm lý học Lê Tiến Hùng (Đại học Sư phạm Hà Nội) nhận xét “Việc xem bói va

tin vào bói toán có ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của người xem đó là chưa

kế tới những thiệt hại về kinh tế, nhất là với đối tượng là các em học sinh Lứa tuổi của các em rất dễ bị kích động Các em chưa đủ bản lĩnh và kinh nghiệm sống dé

cân bằng bản thân trước những lời nói đó, dẫn đến những phản ứng cực đoan”

Trang 35

Vi vay van dé dat ra hiện nay là làm sao phải bài trừ được mê tín đị đoan ra khỏi môi trường học đường? Đề làm được điều này cần phải có sự quan tâm từ nhiều phía: nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó nhà trường giữ một vai trò hết

sức quan trọng

1.2 Vai trò của môn GDCD lớp 10 ở trường THPT trong việc giáo dục, phòng

chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan

1.2.1 Khái quát nội dung chương trình môn GDCD lóp 10 THPT

1.2.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của môn (DCD lớp 10 THPT

Điều 23 Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ

thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm

mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ” [23; 30].Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông là đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người Việt Nam phát triển toàn diện Đó sẽ là những người công dân lao động trong tương lai phát triển cân đối hài hòa về tất cả các mặt: đức, trí, thể, mỹ; những người sẽ xây dựng đất nước ngày càng phôổn vinh, sẽ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng tươi đẹp và hạnh phúc

Đề hình thành và phát triển những con người như vậy, nhà trường phô thông phải có chương trình, nội dung giáo dục, giáo dưỡng phù hợp với đất nước, con người Việt Nam, phù hợp với thời đại Yêu cầu khách quan đó được quán triệt trong tất cả chương trình và nội dung học tập của toàn bộ các môn học trong nhà trường nói chung, trong trường THPT nói riêng

Từ năm học 1990 — 1991 Bộ GD - ĐT đã xác định môn GDCTD là môn khoa

học xã hội ở trường phô thông Điều này nói lên vị trí quan trọng của môn GDCD ở trường PTTH Cùng với các môn khoa học khác, nó góp phần đào tạo những người

Trang 36

lao động mới có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực

tiễn, vừa có phâm chất chính trị, tư tưởng, vừa có ý thức trách nhiệm cộng đồng,

vừa có trách nhiệm với gia đình và đối với chính bản thân mình Không thé dao tao

những con người lao động mới, phát triển toàn diện khi chi chú ý đến việc giáo dục

trí dục, bỏ qua hoặc coi thường giáo dục các mặt khác Hơn nữa, môn GDCD

không chỉ cung cấp cho những công dân tương lai những tri thức vừa khái quát hóa, mà còn thông qua môn học giúp cho người học hình thành và phát triển phương pháp suy nghĩ và hành động phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của xã hội loài người

Bên cạnh đó, khác với các môn khoa học khác, môn GDCD hình thành ở học

sinh phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của người công dân tương lai,

có thế giới quan khoa học nhân sinh quan tiên tiến, có đạo đức trong sáng, ra sức

thực hiện đường lối và nhiệm vụ cách mạng đúng đắn của Đảng và Nhà nước,

sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, có ý thức trách nhiệm cao đối với đất

nước Nhiệm vụ của môn GDCT tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển lịch sử của

loài người và của đất nước ta

Chính vì vậy chương trình GDCD đảm bảo cân đối, hài hòa giữa yêu cầu

trang bị kiến thức với việc rèn luyện kĩ năng và phát triển thái độ tích cực của học

sinh

Chương trình môn GDCD lớp 10 có hai phần cụ thé:

Phần I: Công dân với việc hình thành thế giới quan — phương pháp luận khoa

học

Phan II: Công dân với đạo đức

Chương trình GDCD lớp 10 sau khi đổi mới đã có rất nhiều ý kiến đánh giá

về mặt thành công của SGK GDCD 10 như: đảm bảo được tính khoa học, tính sư phạm, thực hiện được việc đôi mới dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực học

Trang 37

tập của học sinh; kết cấu từng phần, từng bài tương đối hợp, diễn đạt rõ ràng, văn phong sáng sủa, đảm bảo cả về mặt nội dung lẫn hình thức, góp phần nâng cao chất lương dạy và học môn GDCD lớp 10

Đề thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ của môn GDCD ở trường THPT nói

chung và ở lớp 10 nói riêng doi hoi phải có sự quan tâm đúng mức của những người làm công tác giáo dục mà đặc biệt là những giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này Họ phải biết sử dụng các PPDH phù hợp trong quá trình giảng dạy để giảm đi sự nặng nề, khô khan nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh, khuyến khích học sinh tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả

học tập bộ môn góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo con người phục vụ cho sự

nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng nhiều HS, GV, phụ huynh coi đây là môn phụ Cô giáo giảng, học sinh nghe trên lớp “thấm” được cái gì thì “thấm”, về nhà là “quăng” sách vở, không xem lại Và môn này là môn không thi tốt nghiệp

nên chỉ cần đủ điểm - đó là suy nghĩ của nhiều học sinh Môn học có tên “Giáo dục

công dân” —- dường như bị quá sức trong sứ mệnh “góp phần giáo dục con người toàn diện”, kê cả nội dung sách, chương trình học và phương thức giảng dạy

1.2.1.2 Cấu trúc nội dung chương trình GDCD lớp 10

* Khái quát nội dung kiến thức cơ bản của phần “ Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”

Xuất phát từ đặc điểm phát triển của lứa tuôi và mục tiêu giáo dục, nội dung kiến thức môn GDCD lớp 10 (phân ]) là “nhằm giúp học phát triển năng lực nhận thức từ thấp đến cao trên cơ sở xuyên ghép nội dung cơ bản từng bài cụ thê đề hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học ở mỗi học sinh và khả năng vận dụng các kiến thức đó làm kim chỉ nam cho suy nghĩ và hành động của các em

Trang 38

trong hoạt động thực tiễn”[3; 13] Vì vậy, nội dung kiến thức cơ bản của 7 bài trong phan I môn GDCD lớp 10 được sắp xếp như sau:

Bài 1: Giúp học sinh nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp

luận của triết học; nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ

nghĩa duy tâm, phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình; nêu được chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới duy vật và phương pháp luận biện chứng

Bài 3: Hiểu được khái niệm vận động, phát triển theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng; biết được vận động là phương thức tồn tại của vật chất; phát

triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan

Bài 4: Nêu được khái mâu thuẫn theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng; biết được sự đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của

mọi sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng

Bài 5: Biết được khái niệm chất và lượng của sự vật, hiện tượng; thay duoc méi quan hệ biện chứng giữa sự biến đồi về lượng và sự biến đối về chất của sự vật hiện, hiện tượng

Bài 6: Hiểu được khái niệm phủ định, phủ định biện chứng và phủ định siêu

hình; biết được phát triên là khuynh hướng chung của sự vật và hiện tượng

Bài 7: Biết được nhận thức là gì; hiểu được khái niệm thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Bài 9: Nhận thức được vai trò chú thê của con người đối với lịch sử và sáng

tạo ra lịch sử, hiểu được con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, phát triển

xã hội phải vì hạnh phúc của con người

Trang 39

Trong phần này, nhiều bài, nhiều mục nội dung kiến thức còn quá cao, quá rộng với nhận thức của học sinh lớp 10 Điều này vừa tạo ra cái khó với cả người

dạy lẫn người học Từ đó, học sinh cảm thấy môn học quá cao xa với tầm nhận thức của mình vì thế không thể tạo ra được sự thích thú đối với môn học Chúng ta

cũng nhận thấy rằng, nội dung phần này chủ yếu là lý luận triết học của chủ nghĩa Mac — Lénin, vi thé kiến thức phần này rất trừu tượng, hơn nữa hầu như những nội dung của phần chú nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng đã được

chat loc, gọt dũa quá kĩ, tuy nhiên nội dung van còn nhiều và chưa thực sự logic Vì

thế, học sinh cảm thầy khó hiểu là điều không thể tránh khỏi Chẳng hạn như, trong bài 1: “Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng”, có rất nhiều khái

niệm triết học trừu tượng như: Triết học là gì? Đối tượng nghiên cứu của triết học?

Các vấn đề cơ bản cúa triết học? Thế nào là thế giới quan, thế giới quan duy vật, thế giới quan duy tâm? Thế nào là phương pháp luận biện chứng, phương pháp luận siêu hình, chủ nghĩa duy vật biện chứng? Như vậy, chỉ trong một nội dung

của một bài học mà HS phải học quá nhiều khái niệm hết sức trừu tượng, khó hiểu,

được trình bày một cách quá khái quát, quá cô đọng nên người dạy đã khó người

học còn khó hơn Hơn nữa, nhiều nội dung chưa thực sự gần gũi với học sinh, tính

ứng dụng thấp, xa vời với thực tế cuộc sống nên HS chưa thể nhận thức được ý nghĩa quan trọng của bộ môn cũng như chưa yêu thích bộ môn cũng là điều dễ hiểu Với lượng kiến thức trong bài 1 như đã nêu ở trên, nếu dạy cho sinh viên dai

học, cao đẳng trong hai tiết thì thực sự sinh viên cũng chưa thể hiểu hết các khái

niệm của bài Trong khi đó, học sinh lớp 10 là lứa tuổi mới chỉ bắt đầu làm quen với tư duy lý luận trừu tượng, do đó, khi nghe giảng học sinh không đủ trình độ để tiếp nhận kiến thức ở mức cao nên sinh ra chán nản, không thích học môn GDCD

Và có lẽ vì vậy, nên chăng chuyên những nội dung của phần I môn GDCD lớp 10 sang lớp 11 hay 12 thì có thể phần nào khắc phục những hạn chế đã nêu ở trên

Trang 40

* Khái quát nội dung kiến thức cơ bản của phân “Công dân với đạo đức ”

Chương trình môn GDCD lớp 10 phan “Công đân với đạo đức” có những

nhiệm vụ cụ thể là: Trang bị cho HS THPT một cách tương đối có hệ thống những

tri thức cơ bản phô thông thiết thực về đạo đức và lối sống có đạo đức, về thời đại,

về con người, về cộng đồng, vẻ quá trình xã hội đang diễn ra trên thế giới và trên

đất nước ta, về cuộc đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội giữa cái

tiến bộ và cái phản tiến bộ Góp phần bồi dưỡng cho HS phương pháp tư duy khoa

học biết phân tích, đánh giá các hiện tượng xã hội theo quan điểm tiến bộ Hình thành những Kĩ năng vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống học tập, lao động, sinh

hoạt, giúp HS định hướng đúng đắn về chính trị tư tưởng đạo đức trong các hoạt

động xã hội, trong cuộc sống hiện tại và tương lai Giáo dục đạo đức cho con người

có vai trò rất to lớn trong đời sống xã hội, và môn GDCD có đóng góp to lớn trong

nhiệm vụ Ấy

Cấu trúc, nhiệm vụ cụ thê của các bài như sau:

Bài 10: Nêu được thế nào là đạo đức; Phân biệt được sự giống và khác nhau

giữa đạo đức với pháp luật trong việc điều chỉnh hành vi của con người Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội

Bài 11: Biết được các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân Coi trọng

việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự của mình cũng như của người khác

Bài 12: Hiểu được thế nào là tình yêu, tình yêu chân chính, hôn nhân và các

đặc trưng tốt đẹp, tiền bộ của chế độ hôn nhân nước ta hiện nay

Bài 13: Biết sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh; yêu quý, gắn bó với lớp, với trường và cộng đồng nơi ở

Ngày đăng: 21/08/2014, 06:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w