Hoạt động mưu sinh của người kháng ở xã chiềng bôm, huyện thuận châu, tỉnh sơn la

185 1.1K 14
Hoạt động mưu sinh của người kháng ở xã chiềng bôm, huyện thuận châu, tỉnh sơn la

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bản chất nền kinh tế truyền thống của phần lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta là nền kinh tế mang tính tự nhiên, tự cấp và tự túc. Khi bước vào thời kỳ Đổi mới, nền kinh tế này phải chuyển sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Cùng với sự chuyển đổi đó là tình trạng gia tăng dân số, thu hẹp diện tích rừng, sự suy giảm nhanh chóng chất lượng đất,… Từ đây, đang có rất nhiều vấn đề được đặt ra trong công cuộc cải thiện sinh kế, cần sự quan tâm, giải quyết kịp thời nhằm hướng tới sự ổn định và phát triển tộc người. Không ít những chương trình, dự án phát triển đã và đang được thực hiện ở miền núi Việt Nam, tuy nhiên, nền kinh tế của các dân tộc thiểu số ở đây vẫn đang phát triển một cách hết sức khó khăn, thiếu sự hợp lý và bền vững. Với nhiều nguyên nhân, chúng ta đang chậm trễ trong việc tìm ra một chiến lược phát triển phù hợp, thích ứng và khả dụng đối với mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Là một trong 21 dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ me ở nước ta, cho đến nay, với những lý do khách quan như dân số ít, sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng kém phát triển về kinh tế xã hội,... nên dân tộc Kháng nhận được rất ít sự quan tâm nghiên cứu, trong đó, nghiên cứu về hoạt động mưu sinh lại càng hiếm thấy. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện đề tài “Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” sẽ không chỉ làm sáng tỏ những tri thức và kinh nghiệm để thích ứng với môi trường tự nhiên của người Kháng mà còn tìm ra những biến đổi và bất cập của nó với phát triển bền vững trong điều kiện mới. Trên cơ sở tương đồng về điều kiện tự nhiên cũng như trình độ phát triển kinh tế xã hội, hoạt động mưu sinh của người Kháng ở Chiềng Bôm mang những nét khá tiêu biểu cho một số dân tộc thiểu số và miền núi Tây Bắc. Vì vậy, từ kết quả nghiên cứu, luận án hi vọng sẽ cung cấp nguồn tư liệu hữu ích, làm cơ sở cho việc hoạch định những chương trình hỗ trợ cần thiết phục vụ công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường sống,… nhằm hướng tới phát triển bền vững không chỉ với cộng đồng người Kháng mà còn ở các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn Tây Bắc nước ta. Do quá trình tộc người cũng như lịch sử phát triển kinh tế xã hội chung ở Tây Bắc, dân tộc Kháng cùng với một số cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ me đã và đang chịu sự ảnh hưởng của người Thái trên mọi phương diện. Sự đồng hoá trong lịch sử cộng với xu hướng giao lưu, tiếp xúc mạnh mẽ với các dân tộc khác trong giai đoạn hiện nay đã làm cho nền văn hoá bản địa của người Kháng rất khó nhận diện. Trong bối cảnh đó, luận án còn hi vọng sẽ góp phần tìm ra những yếu tố mang sắc thái văn hoá Kháng trong hoạt động mưu sinh còn tồn tại đến ngày nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án nhằm đạt được một số mục tiêu nghiên cứu sau: Cung cấp nguồn tư liệu mới, cụ thể và có hệ thống về hoạt động mưu sinh truyền thống của người Kháng ở xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Phân tích và lý giải sự biến đổi hoạt động mưu sinh của người Kháng ở Chiềng Bôm từ khi thực hiện §ổi mới đến nay. Xác định những vấn đề đặt ra cho hoạt động mưu sinh của người Kháng hiện nay trong mối quan hệ với phát triển bền vững như tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ tài nguyên môi sinh,…

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bản chất nền kinh tế truyền thống của phần lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta là nền kinh tế mang tính tự nhiên, tự cấp và tự túc. Khi bước vào thời kỳ Đổi mới, nền kinh tế này phải chuyển sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Cùng với sự chuyển đổi đó là tình trạng gia tăng dân số, thu hẹp diện tích rừng, sự suy giảm nhanh chóng chất lượng đất,… Từ đây, đang có rất nhiều vấn đề được đặt ra trong công cuộc cải thiện sinh kế, cần sự quan tâm, giải quyết kịp thời nhằm hướng tới sự ổn định và phát triển tộc người. Không ít những chương trình, dự án phát triển đã và đang được thực hiện ở miền núi Việt Nam, tuy nhiên, nền kinh tế của các dân tộc thiểu số ở đây vẫn đang phát triển một cách hết sức khó khăn, thiếu sự hợp lý và bền vững. Với nhiều nguyên nhân, chúng ta đang chậm trễ trong việc tìm ra một chiến lược phát triển phù hợp, thích ứng và khả dụng đối với mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Là một trong 21 dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me ở nước ta, cho đến nay, với những lý do khách quan như dân số ít, sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng kém phát triển về kinh tế - xã hội, nên dân tộc Kháng nhận được rất ít sự quan tâm nghiên cứu, trong đó, nghiên cứu về hoạt động mưu sinh lại càng hiếm thấy. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện đề tài “Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” sẽ không chỉ làm sáng tỏ những tri thức và kinh nghiệm để thích ứng với môi trường tự nhiên của người Kháng mà còn tìm ra những biến đổi và bất cập của nó với phát triển bền vững trong điều kiện mới. Trên cơ sở tương đồng về điều kiện 1 tự nhiên cũng như trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động mưu sinh của người Kháng ở Chiềng Bôm mang những nét khá tiêu biểu cho một số dân tộc thiểu số và miền núi Tây Bắc. Vì vậy, từ kết quả nghiên cứu, luận án hi vọng sẽ cung cấp nguồn tư liệu hữu ích, làm cơ sở cho việc hoạch định những chương trình hỗ trợ cần thiết phục vụ công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường sống,… nhằm hướng tới phát triển bền vững không chỉ với cộng đồng người Kháng mà còn ở các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn Tây Bắc nước ta. Do quá trình tộc người cũng như lịch sử phát triển kinh tế - xã hội chung ở Tây Bắc, dân tộc Kháng cùng với một số cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me đã và đang chịu sự ảnh hưởng của người Thái trên mọi phương diện. Sự đồng hoá trong lịch sử cộng với xu hướng giao lưu, tiếp xúc mạnh mẽ với các dân tộc khác trong giai đoạn hiện nay đã làm cho nền văn hoá bản địa của người Kháng rất khó nhận diện. Trong bối cảnh đó, luận án còn hi vọng sẽ góp phần tìm ra những yếu tố mang sắc thái văn hoá Kháng trong hoạt động mưu sinh còn tồn tại đến ngày nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án nhằm đạt được một số mục tiêu nghiên cứu sau: - Cung cấp nguồn tư liệu mới, cụ thể và có hệ thống về hoạt động mưu sinh truyền thống của người Kháng ở xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. - Phân tích và lý giải sự biến đổi hoạt động mưu sinh của người Kháng ở Chiềng Bôm từ khi thực hiện §ổi mới đến nay. - Xác định những vấn đề đặt ra cho hoạt động mưu sinh của người Kháng hiện nay trong mối quan hệ với phát triển bền vững như tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ tài nguyên môi sinh,… 2 - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tư liệu cần thiết, làm cơ sở cho việc hoạch định những chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho các dân tộc thiểu số nói chung và cộng đồng người Kháng nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng Bôm. Chúng tôi đã chọn một số bản người Kháng (Poọng, Hốn, Tịm,…) trong xã làm điểm nghiên cứu sâu và có khảo sát một số bản người Thái cận cư để thực hiện các nghiên cứu so sánh. Về thời gian, luận án nghiên cứu các hoạt động mưu sinh của người Kháng qua hai giai đoạn, trước Đổi mới và từ Đổi mới (1986) đến nay. Giai đoạn trước Đổi mới được xác định trong luận án này là vài thập niên trước khi công cuộc Đổi mới diễn ra. Sở dĩ phân chia thành hai giai đoạn, lấy mốc là năm 1986 vì đây là thời điểm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đại hội khởi xướng công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng về đường lối, chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta từ quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Kể từ sau năm 1986, đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của tất cả các dân tộc trên đất nước ta, trong đó có người Kháng đã có những thay đổi, chuyển biến mạnh mẽ. Từ đó đến nay, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, được sự hỗ trợ của Nhà nước về mọi nguồn lực, người Kháng nói chung và người Kháng ở Chiềng Bôm nói riêng đang trong tiến trình xoá đói giảm nghèo, từng bước ổn định đời sống. Tuy nhiên, cũng có không ít những thách thức đang đặt ra đối với họ trong quá trình phát triển. Xem xét hoạt động mưu sinh của người Kháng ở trước và sau Đổi mới sẽ cho thấy sự thích ứng, biến đổi cũng như xu hướng phát triển của các hoạt động này dưới tác động của những điều kiện kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. 3 4. Nguồn tư liệu của luận án Nguồn tư liệu để hoàn thành luận án chủ yếu là tài liệu điền dã do chúng tôi thu thập tại địa bàn nghiên cứu. Đó là kết quả của các cuộc phỏng vấn, thảo luận, trao đổi,… với lãnh đạo địa phương và người dân ở các bản người Kháng, xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La từ năm 2006 đến nay. Tác giả đã thực hiện 5 đợt khảo sát thực địa, được bố trí vào các tháng khác nhau để đảm bảo có cái nhìn tổng thể và đa dạng về chu trình mưu sinh khép kín hàng năm của họ. Bên cạnh nguồn tư liệu điền dã, luận án còn sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp như các văn bản (Nghị quyết, Thông tư, Nghị định,…) về các chủ trương, chính sách trong phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam; các Nghị quyết, báo cáo tổng kết, số liệu thống kê hàng năm,… của tỉnh Sơn La, huyện Thuận Châu và xã Chiềng Bôm. Ngoài các nguồn tư liệu trên, luận án còn kế thừa các kết quả nghiên cứu về hoạt động kinh tế của người Kháng và của các tộc người khác đã được công bố làm nguồn tư liệu. 5. Đóng góp của luận án - Là công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về hoạt động mưu sinh của dân tộc Kháng ở Chiềng Bôm. - Phân tích một cách hệ thống và toàn diện về sự tác động của hoạt động mưu sinh tới phát triển bền vững để từ đó, tìm ra những bất cập trong phát triển sinh kế của người Kháng trong giai đoạn hiện nay. - Tư liệu và những kết quả nghiên cứu được công bố trong luận án có ý nghĩa trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạch định các chương trình, chính sách liên quan đến đất đai, môi trường, an ninh lương thực, giảm nghèo và phát triển bền vững,… ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta. 4 6. Kết cấu của luận án Ngoài các phần: Mở đầu, Kết quả và bàn luận, Kết luận và Phụ lục, luận án được bố cục thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 2. Tổng quan về người Kháng ở Việt Nam và người Kháng ở địa bàn nghiên cứu Chương 3. Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng Bôm trước Đổi mới (1986) Chương 4. Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng Bôm từ Đổi mới (1986) đến nay - Thực trạng biến đổi và những tác động đến phát triển bền vững 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Liên quan đến lịch sử nghiên cứu của đề tài, có 2 vấn đề cần tập trung làm rõ, đó là tình hình nghiên cứu về hoạt động mưu sinh nói chung và nghiên cứu về hoạt động mưu sinh của người Kháng nói riêng. 1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động mưu sinh Đến nay, chúng ta đã được tiếp cận một số công trình của các học giả nước ngoài nghiên cứu về kinh tế, trong đó chủ yếu là các vấn đề liên quan đến hoạt động nông nghiệp [6],[26],[73],… Ở công trình Sự xuất hiện và phát triển của nông nghiệp [6], các tác giả V.D. Blavaski - A.V. Nikitin cho rằng, nông nghiệp xuất hiện ngay trong thời đại công xã nguyên thủy và là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của năng suất lao động và sự tích lũy tài sản, dẫn tới chỗ củng cố và thịnh đạt của xã hội nguyên thủy. Từ đó, tác giả khẳng định, nông nghiệp là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại. Về lĩnh vực nghiên cứu dân tộc học nông nghiệp, G.G.Gromop và IU.F. Nôvichkop [26] đã chỉ ra một cách đúng đắn rằng, việc nghiên cứu kỹ thuật học nông nghiệp cần phải xem xét những điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội mà các dân tộc nông nghiệp đang phát triển ở trong các giai đoạn lịch sử sống trong điều kiện đó. Đồng thời, họ cũng phê phán các quan điểm của một số học giả khi đánh giá quá cao ý nghĩa của đặc tính dân tộc riêng biệt khi nghiên cứu về dân tộc học nông nghiệp. Cũng với quan điểm trên, khi bàn về dân tộc học nông nghiệp Đông Nam Á [73], N.N. Tsebocsarop khẳng định, những đặc trưng văn hóa nông nghiệp các dân tộc ở Đông Nam Á đã hình thành từ những điều kiện 6 lịch sử nhất định và nó được định đoạt bởi sự phát triển kinh tế - xã hội và hoàn cảnh tự nhiên. Tuy nhiên, những đặc trưng đó được củng cố bởi truyền thống, trở thành những đặc điểm đối với các dân tộc riêng biệt trong một thời kỳ lâu dài, dần dần biến mất với sự xuất hiện trong các dân tộc ấy nền nông nghiệp cơ giới hiện đại. “Phương cách sinh tồn” và “phương thức mưu sinh” là những khái niệm được sử dụng trong một nghiên cứu của A. Schultz và H. Lavenda khi nghiên cứu về kinh tế [49]. Các tác giả cho rằng, con người tự tạo ra những phương thức sử dụng các mối quan hệ giữa họ với nhau và với môi trường tự nhiên để kiếm sống. Sinh tồn là một từ được dùng để chỉ việc thoả mãn những nhu cầu vật chất thiết yếu nhất để sinh tồn của con người, chủ yếu là nhu cầu về thức ăn, quần áo và chỗ ở. Những cách khác nhau mà con người ở các xã hội khác nhau dùng để thoả mãn những nhu cầu này được gọi là những phương cách sinh tồn,… Các tác giả này đã đề xuất một sơ đồ các thành tố hợp thành phương cách sinh tồn, theo đó, mỗi phương cách sinh tồn gồm hai thành tố cấp một là Thu lượm lương thực và Sản xuất lương thực. Ở cấp độ hai, sản xuất lương thực lại gồm hai thành tố hợp thành là Chăn nuôi và Trồng trọt. Ở cấp độ ba, trồng trọt lại hợp thành bởi ba thành tố bộ phận là Nông nghiệp quảng canh, Nông nghiệp thâm canh và Nông nghiệp cơ giới hóa mang tính chất công nghiệp. Ở nước ta, từ sau những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây, đã có một số lượng đáng kể bài viết của các tác giả mang tính chuyên đề về các hoạt động kinh tế của các dân tộc, đăng trên các tạp chí và thông báo khoa học chuyên ngành. Vốn là nguồn sống quan trọng của các cư dân miền núi nên ngay từ thập niên 60 và 70 thế kỷ trước, nương rẫy đã là đề tài được các nhà nghiên cứu tập trung khai thác [31], [46], [62], [63], Từ các nghiên cứu, hoạt động canh tác nương rẫy được khẳng định như một cơ sở quan trọng của nền kinh 7 tế mang nặng tính tự cấp và tự túc. Loại hình canh tác này chủ yếu dựa vào tự nhiên, không phát huy được tiềm năng đất đai, dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng rừng và nguồn tài nguyên môi sinh. Dù mới dừng lại ở việc mô tả, ít so sánh và chưa thật hệ thống, nhưng những bài viết ở giai đoạn này đã để lại nguồn tư liệu quý giá trong việc nhận diện những đặc điểm kinh tế ở một giai đoạn lịch sử nhất định của các dân tộc thiểu số trên đất nước ta. Bên cạnh đó, những khảo tả về hoạt động kinh tế luôn chiếm một vị trí quan trọng với dung lượng đáng kể trong hầu hết các sách và giản chí dân tộc học thời kỳ này [61], [82], Ở mỗi nghiên cứu, các tác giả đều nhấn mạnh vị trí của các hoạt động kinh tế trong đời sống tộc người mà trong đó, nổi lên vai trò của hoạt động trồng trọt. Trên cơ sở trình độ phát triển xã hội và điều kiện tự nhiên có được, các tộc người ở nước ta đã cố gắng dựa vào tự nhiên, cải tạo và ứng xử hài hoà với tự nhiên để từ đó hình thành nên hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống. Từ năm 1975 đến nay, đất nước được thống nhất đã tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu các lĩnh vực đời sống, trong đó có kinh tế của các dân tộc thiểu số trên địa bàn cả nước. Dưới dạng tạp chí, có thể kể đến một loạt bài nghiên cứu về dân tộc học nông nghiệp của tác giả Lê Sĩ Giáo [20], [21], [22],… về sự chuyển đổi các loại hình trồng trọt vùng cao phía Bắc Việt Nam của Nguyễn Anh Ngọc [46], [47], Qua những nghiên cứu này, các tác giả đã tập trung vào các vấn đề như định canh định cư, sự chuyển đổi của nền sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi,… Từ đó, bước đầu đưa ra những xu hướng, quan điểm trong vấn đề cải tạo và phát triển trong sản xuất nông nghiệp vùng cao. Bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh tế của từng tộc người còn được mô tả và phân tích một cách cụ thể qua hàng loạt các giản chí hay dưới dạng những chuyên đề [2], [5],… Ở các khảo cứu của mình, tác giả 8 Trần Bình đã khẳng định, tập quán mưu sinh là một trong những thành tố quan trọng của văn hoá tộc người, có mối quan hệ hữu cơ với văn hoá đảm bảo đời sống, văn hoá xã hội và văn hoá nhận thức. Từ đó, tác giả cho rằng, nhiều dự án phát triển kinh tế không thu được hiệu quả như mong muốn một phần là do không dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng tập quán, tri thức mưu sinh của cư dân địa phương. Tuy nhiên, các công trình kể trên tập trung phần lớn vào việc trình bày hoạt động kinh tế dưới dạng những tri thức, đặc trưng văn hoá truyền thống, phần nhiều mang tính chất mô tả, ít sự phân tích và so sánh. Những biến đổi, thích ứng cũng như sự lý giải những bất cập của nó trong điều kiện hiện nay còn chưa được quan tâm nghiên cứu. Thời gian gần đây, nhằm đưa ra những cơ sở cho việc hoạch định và phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều tác giả có hướng nghiên cứu sâu về vấn đề kinh tế tộc người trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn, thách thức của mỗi tộc người trong công cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang kinh tế thị trường là những vấn đề được các học giả tập trung nghiên cứu. Khi bàn về hệ sinh thái nông nghiệp [68] hay vấn đề tam nông ở nông thôn Việt Nam [11], các tác giả đều có chung nhận định về sự khó khăn của hệ thống nông nghiệp miền núi trong xu hướng phát triển nền kinh tế đất nước. Ở những nghiên cứu về sở hữu và sử dụng đất đai [39], về trồng trọt truyền thống của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên [16],… các tác giả đã đi đến khẳng định, vấn đề sở hữu và sử dụng đất đai cũng như các hình thức trồng trọt truyền thống trong điều kiện hiện nay đang mâu thuẫn gay gắt với nhu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ rừng. Vì thế, tiếp tục cải tạo và phát triển từng hình thức trồng trọt để tiến tới một nền sản xuất nông nghiệp vừa mang mục đích hàng hoá, vừa mang mục đích bảo vệ tài nguyên môi sinh là nhu cầu tất yếu trong thời kỳ này. 9 Đến những năm cuối của thập niên 80 thế kỷ trước, nghèo đói được Chính phủ Việt Nam chính thức đặt ra như một vấn đề mang tính quốc gia cần được đối mặt và giải quyết. Theo đó, xu hướng tìm hiểu về thực trạng sinh kế với mục tiêu xoá đói giảm nghèo ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học [9], [17], [38],…. Trong mỗi nghiên cứu, các tác giả luôn đánh giá cao vai trò của việc cải thiện sinh kế trong xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân. Kết quả của những nghiên cứu này đã cho thấy, với xuất phát điểm thấp, nghèo đói đang là hiện thực diễn ra phổ biến và sâu sắc ở nhiều dân tộc thiểu số trên cả nước. Trong những giải pháp được đề xuất nhằm cải thiện tình hình trên thì các giải pháp về phát triển sinh kế luôn được chú trọng. Cùng với nghèo đói, vấn đề kế thừa tri thức địa phương trong phát triển sinh kế cũng ngày càng được quan tâm trong những nghiên cứu về nông nghiệp và nông thôn. Đã có một thời gian dài, kiến thức bản địa không được coi trọng trong phát triển sinh kế, bị coi là lạc hậu và đang dần bị xói mòn. Nhưng hiện nay, các tác giả đều chỉ ra rằng, sự tôn trọng tri thức tộc người mới có thể làm tăng tính hiệu quả cho các dự án phát triển nông thôn. Trong hai thập niên qua, ở nước ta đã xuất hiện khá nhiều các công trình khảo cứu về tri thức địa phương và vấn đề này đang giữ một vị trí quan trọng trong các dự án phát triển nông nghiệp vùng cao Việt Nam. Trong lĩnh vực sinh kế, người ta thường xem xét tri thức địa phương trong sản xuất nông, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý cộng đồng [7], [34], [71],… “Đánh giá kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong sản xuất nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam” (được thực hiện tại Trung tâm Sinh thái và môi trường - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) có thể coi là một trong những dự án nghiên cứu về tri thức địa phương đầu tiên ở nước ta. Trong đó, những kết quả của dự án về hoạt động sinh kế của một số dân tộc 10 [...]... nhất, hoạt động mưu sinh là những cách thức, những phương cách kiếm sống nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất: ăn, mặc, ở và sinh hoạt của con người, của cộng đồng và của các tộc người Hoạt động mưu sinh thường được sử dụng trong dân tộc học/nhân học như là khái niệm đồng nghĩa hay tương đương với các thuật ngữ như hoạt động kinh tế”, “kinh tế tộc người , sinh kế tộc người , “phương thức mưu sinh ,... tài Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La là thiết thực và có ý nghĩa Bên cạnh việc tìm hiểu về những tập quán mưu sinh truyền thống của một dân tộc vốn ít được quan tâm nghiên cứu, luận án còn có sự phân tích những biến đổi và thích ứng của nó trong điều kiện mới Từ đó, lý giải những bất cập và đưa ra những giải pháp ban đầu trong việc cải thiện sinh kế... hoá tộc người Vì vậy, việc nghiên cứu về hoạt động mưu sinh của người Kháng trên phương diện nhân học là nghiên cứu về một thành tố quan trọng của văn hoá Kháng Khái niệm Dân tộc học/Nhân học kinh tế, mà nội dung nghiên cứu cốt lõi là hoạt động mưu sinh, hoạt động sinh kế hay hoạt động kinh tế, có những khác biệt so với khái niệm Kinh tế học Dân tộc học/Nhân học kinh tế nghiên cứu các hoạt động kinh... đối với vùng người Kháng ở địa bàn nghiên cứu mà đối với cả những dân tộc có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội Trong luận án này, khái niệm hoạt động mưu sinh được hiểu là những cách thức, những phương cách kiếm sống nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất: ăn, mặc, ở và sinh hoạt của con người, của cộng đồng và của các tộc người Khi tiến hành nghiên cứu về hoạt động mưu sinh, luận... ngưỡng, và nó có vai trò điều khiển các hoạt động của con người tới môi trường qua hoạt động sinh kế Trong nghiên cứu này, nhận thức của người Kháng có một vai trò quan trọng trong quá trình họ triển khai các hoạt động sinh kế Và các hoạt động đó luôn thể hiện rõ ý thức của họ với môi trường sinh thái xung quanh Cấu trúc xã hội được hiểu bao gồm thể chế và cơ cấu xã hội, là một nhân tố khá quan trọng... trường văn hoá - xã hội, điều kiện lịch sử và tâm lý tộc người, … Luận án nghiên cứu các hoạt động mưu sinh của người Kháng dưới góc độ nhân học văn hoá Cụ thể, chúng tôi nghiên cứu các cách thức mang tính văn hoá của con người nhằm thực hiện các hành vi kinh tế , xem xét các hoạt động kinh tế trong bối cảnh văn hoá - xã hội của tộc người và từ đó, tìm ra mối quan hệ giữa các hoạt động kiếm sống với... khác (cụ thể là sinh kế của người Kháng và người Thái), giữa hiện tại và quá khứ để thấy quy luật biến đổi và lý giải sự biến đổi đó Sau cùng, ngoài việc tuân thủ ý kiến của các cán bộ hướng dẫn, tranh thủ ý kiến của các nhà khoa học ở Hà Nội, chúng tôi thực hiện những cuộc thảo luận nhanh nhằm thu thập và tham khảo ý kiến của các nhà quản lý địa phương tỉnh Sơn La, huyện Thuận Châu, xã Chiềng Bôm trong... dụng cách phân tích của Sinh thái học nhân văn để tìm ta mối quan hệ tương tác giữa hệ thống xã hội (hệ tư tưởng, cấu trúc xã hội,…) của người Kháng ở Chiềng Bôm với hệ sinh thái nông nghiệp (đất, nước,…) xung quanh họ Mối quan hệ này mang tính biện chứng, trong đó, sự thay đổi của hệ thống này ảnh hưởng qua lại đến cơ cấu, chức năng của hệ thống khác [10] Hệ tư tưởng của hệ thống xã hội bao gồm các... về sự tác động của nó trong mối quan hệ với phát triển bền vững… còn chưa thực sự được làm rõ 1.2 Một số khái niệm 15 1.2.1 Khái niệm hoạt động mưu sinh Hoạt động mưu sinh là một thành tố quan trọng trong đời sống tộc người, nó có tác động mật thiết và có sự ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với các thành tố khác như chính trị, văn hoá, xã hội,… Mưu là cách thức, phương cách, còn sinh là sinh sống,... trong hệ thống xã hội và hệ sinh thái Do đó, sinh thái nhân văn tập trung vào ba vấn đề sau: 1 Các dòng năng lượng, vật chất và thông tin chuyển từ hệ sinh thái đến hệ thống xã hội và từ hệ thống xã hội đến hệ sinh thái là gì ? 2 Hệ thống xã hội thích nghi và ứng biến trước những thay đổi trong hệ sinh thái như thế nào? 3 Những hoạt động của con người đã gây ra những tác động gì đối với hệ sinh thái ? . hệ thống về hoạt động mưu sinh truyền thống của người Kháng ở xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. - Phân tích và lý giải sự biến đổi hoạt động mưu sinh của người Kháng ở Chiềng Bôm từ. đó, nghiên cứu về hoạt động mưu sinh lại càng hiếm thấy. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện đề tài Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La sẽ không chỉ. nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 2. Tổng quan về người Kháng ở Việt Nam và người Kháng ở địa bàn nghiên cứu Chương 3. Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng Bôm trước

Ngày đăng: 22/07/2014, 18:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan