Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 99 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
99
Dung lượng
0,94 MB
Nội dung
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 HĐQT Hội đồng quản trị 2 HKD Đô la Hồng Kông 3 HSC Hội sở chính 4 L/C Thư tín dụng 5 NHTM Ngân hàng thương mại 6 SWIFT Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn thế giới 7 TCKT Tổ chức kinh tế 8 TCTD Tổ chức tín dụng 9 TMCP Thương mại cổ phần 10 WTO Tổ chức thương mại thế giới 11 XNK Xuất nhập khẩu DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng: LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 4 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU DỊCH VỤ 4 TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 CHƯƠNG 2 30 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ TÀI CHÍNH 30 CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 30 CHƯƠNG 3 71 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 71 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 Biểu: LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 4 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU DỊCH VỤ 4 TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 CHƯƠNG 2 30 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ TÀI CHÍNH 30 CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 30 CHƯƠNG 3 71 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 71 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Dịch vụ tài chính là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm và phải mở cửa theo lộ trình đã cam kết khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính với thế giới dẫn tới sức ép cạnh tranh lớn hơn, đòi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam có khả năng hội nhập chủ động, để không chỉ chiếm lĩnh và đứng vững ở thị trường nội địa, mà còn vươn ra thế giới với khả năng xuất khẩu các dịch vụ để đem lại nguồn thu cho quốc gia. Liên tục trong nhiều năm liền được các tạp chí uy tín quốc tế bình chọn là Ngân hàng hàng đầu Việt Nam trên nhiều lĩnh vực hoạt động, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã và đang có những bước phát triển bền vững. Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính luôn nằm trong định hướng kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, trong nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính, so với các Ngân hàng thương mại nước ngoài, Ngân hàng TMCP Ngoại thương vẫn còn yếu hơn về nhiều mặt như nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, công nghệ, kỹ thuật, chất lượng và loại hình dịch vụ, cũng như khả năng chống đỡ rủi ro. Đồng thời trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập, hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn như môi trường pháp lý chưa đồng bộ, áp lực cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi cao của thị trường Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn này. Mục đích chính của đề tài là phân tích về thực trạng xuất khẩu dịch vụ tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương, làm rõ những cơ hội, thách thức và khả năng, hạn chế của Ngân hàng trong xuất khẩu dịch vụ tài chính và từ đó đưa ra những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, đem lại mức lợi nhuận lớn và nâng cao vị thế, uy tín của Ngân hàng. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản về xuất khẩu dịch vụ tài chính, tham khảo kinh nghiệm của các ngân hàng tại các quốc gia xuất khẩu dịch vụ tài chính lớn trên thế giới, đồng thời phân tích thực trạng xuất khẩu dịch vụ tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, đánh giá cơ hội, khả năng và thách thức, hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính của Ngân hàng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề cơ bản về xuất khẩu dịch vụ tài chính và thực trạng việc xuất khẩu dịch vụ tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu việc xuất khẩu dịch vụ tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo đầy đủ các phương thức xuất khẩu dịch vụ tài chính trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trong thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu và các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Giá trị khoa học: Đề tài hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về xuất khẩu dịch vụ tài chính, các phương thức và ý nghĩa của nó trong bối cảnh hiện nay. Giá trị thực tiễn: Hệ thống lại các phương thức xuất khẩu dịch vụ tài chính hiện có của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, phân tích cơ hội, khả năng, thách thức, hạn chế trong xuất khẩu dịch vụ tài chính từ đó đề xuất các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2015. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: 3 Chương 1. Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu dịch vụ tài chính của các Ngân hàng thương mại Chương 2. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chương 3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Dịch vụ tài chính và ý nghĩa của xuất khẩu dịch vụ tài chính đối với quốc gia nói chung và đối với các Ngân hàng thương mại nói riêng 1.1.1. Dịch vụ tài chính 1.1.1.1. Khái niệm và các loại dịch vụ tài chính Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) là một hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiệp định được ký kết sau khi kết thúc Vòng đàm phán Uruguay và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Hiệp định được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ chứ không chỉ điều chỉnh một mình lĩnh vực thương mại hàng hóa như trước đó. Hiệp định gồm nội dung chủ yếu nói về quyền và nghĩa các nước tham gia thương mại dịch vụ. Tất cả các thành viên của WTO đều tham gia GATS. Theo GATS, một dịch vụ tài chính (DVTC) là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính, được một nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp. Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm). Đây chưa phải là một khái niệm mà là sự mô tả nội hàm của thuật ngữ DVTC. Như vậy ngay cả trong Hiệp định chung về thương mại –dịch vụ tài chính của WTO cũng không đưa ra định nghĩa về DVTC mà chỉ liệt kê 12 ngành dịch vụ lớn, trong đó, dịch vụ tài chính được xếp trong phân ngành thứ 7 của bảng danh mục phân loại bao gồm: Dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (không kể dịch vụ bảo hiểm) Dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm gồm có: bảo hiểm trực tiếp (bao gồm đồng bảo hiểm), trong đó có bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ; Tái nhượng bảo hiểm; Các dịch vụ bảo hiểm trung gian (như môi giới, đại lý bảo hiểm); Các dịch vụ bổ trợ bảo hiềm như tư vấn, thẩm định rủi ro và dịch vụ thanh toán bảo hiểm; 5 Dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (không kể dịch vụ bảo hiểm) bao gồm: nhận tiền gửi và các loại quỹ có thể hoàn lại từ công chúng; Tất cả các hình thức cho vay bao gồm tín dụng tiêu dùng, tính dụng thế chấp, bao thanh toán và tài trợ các giao dịch thương mại; Cho thuê tài chính; Tất cả các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng; Bảo lãnh và các cam kết; Kinh doanh với danh nghĩa bản thân hoặc khách hàng trên các sàn giao dịch chính thức hoặc các thị trường phi chính thức các công cụ tài chính: công cụ thị trường tiền tệ (bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi), ngoại hối, các sản phẩm phái sinh chẳng hạn: tương lai, quyền chọn, các công cụ lãi suất, tỷ giá hối đoái, bao gồm các sản phẩm như thoả thuận mua bán tỷ giá kỳ hạn, hoán đổi, các chứng khoán có thể chuyển nhượng được, các công cụ có thể chuyển nhượng được và các tài sản tài chính khác, bao gồm cả vàng thỏi; Tham gia vào việc phát hành tất cả các loại chứng khoán, bao gồm cả việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến phát hành; Môi giới hoạt động tiền tệ; Quản lý tài sản có như quản lý tiền mặt, danh mục đầu tư, tất cả các dạng quản lý quỹ đầu tư, quản lý quỹ lương hưu, dịch vụ cất giữ tài sản và dịch vụ tín thác; Các dịch vụ thanh toán và bù trừ tài sản tài chinh bao gồm chứng khoán, các sản phẩm phái sinh và các công cụ có thể chuyển nhượng khác; Cung cấp và chuyển tiếp các thông tin tài chính và xử lý dữ liệu, phần mềm liên quan bởi các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác; Dịch vụ tư vấn, làm trung gian và các dịch vụ hỗ trợ tài chính khác trên mọi hoạt động dịch vụ ngân hàng được liệt kê ở trên, bao gồm phân tích tín dụng, nghiên cứ và tư vấn đầu tư, tư vấn về hoạt động mua lại, cơ cấu lại, chiến lược doanh nghiệp … Việc bố trí phân ngành trên cho thấy ngoài 2 nhóm ngành cụ thể là dịch vụ ngân hàng và dịch vụ bảo hiểm, sự có mặt của “các dịch vụ tài chính khác” đã cho thấy tính đa dạng, phong phú và phức tạp của dịch vụ tài chính. Đồng thời nói lên cách phân ngành mang tính chất mở của WTO nghĩa là: bất kỳ dịch vụ nào đang tồn tại hoặc các dịch vụ mới sẽ xuất hiện trong tương lai dù không được liệt kê trong danh mục WTO cũng sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS nếu những dịch vụ này được cung cấp trên cơ sở thương mại. Điều này nhằm tạo cơ hội dễ dàng cho các nước khi tham gia vào WTO. Việt Nam áp dụng Hệ thống ngành kinh tế theo Quyết định số 10/2007/QĐ- TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, gồm 21 nhóm ngành, 6 642 hoạt động kinh tế cụ thể. Trong đó nhóm ngành dịch vụ tài chính ngân hang bảo hiểm là nhóm ngành K (nhóm ngành thứ 11) hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Căn cứ Quyết định nêu trên của Thủ tướng chính phủ, ngày 10/04/2007, bộ Kế hoạch và đầu tư đã ban hành Quyết định số: 337/QĐ-BKH kèm theo Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Quyết định này đã quy định rõ các hoạt động thuộc nhóm ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm của Việt Nam. Nhìn chung, do dựa trên hệ thống phận loại các ngành dịch vụ của WTO và của Liên hiệp quốc nên hệ thống phân ngành dịch vụ của Việt Nam nói chung và đối với dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm nói riêng có những điểm tương đồng với hệ thống phân loại của thế giới. Tuy nhiên trong phân ngành dịch vụ của WTO chỉ gọi chung nhóm ngành dịch vụ tài chính thì trong phân ngành của Việt Nam được gọi tên là nhóm ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Trong các loại hình dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng là loại hình dịch vụ xuất hiện sớm nhất, gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự phát triển của dịch vụ ngân hàng và ngược lại, sự phát triển của hệ thống ngân hàng đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Dịch vụ ngân hàng đã xuất hiện cách đây hơn 2000 năm. Hầu hết các ngân hàng đầu tiên xuất hiện tại vùng Địa Trung Hải, cụ thể là tại Hy Lạp và La Mã, với dịch vụ đầu tiên là đổi tiền và đúc tiền của các thợ vàng, đổi ngoại tệ lấy bản tệ và dịch vụ chiết khấu thương phiếu giúp các nhà buôn có vốn. Sự phát triển của những con đường thương mại xuyên lục địa mới và những biến chuyển trong ngành hàng hải vào các thế kỷ XV, XVI, XVII đã dần chuyển trung tâm thương mại thế giới từ Địa Trung Hải sang Châu Âu và quần đảo Anh, nơi ngân hàng trở thành ngành công nghiệp hàng đầu. Sự phát triển của cách mạng công nghiệp, việc ứng dụng phương thức sản xuất lớn đòi hỏi một sự mở roọng tương ứng trong thương mại toàn cầu để tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, đồng thời, đòi hỏi phải phát triển các phương thức thanh toán và tín dụng mới. Vì vậy, hệ thống ngân hàng đã nhanh chóng phát triển về loại hình và các dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu. Từ các ngân hàng tư nhân, quá trình tích tụ và tập trung vốn trong ngân hàng đã dẫn đến hình thành ngân hàng cổ phần. Quá trình gia tăng vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng đã tạo ra các ngân hàng thuộc sở hữu nhà 7 nước, các ngân hàng liên doanh, các tập đoàn ngân hàng phát triển mạnh mẽ trong những năm cuối thế kỷ XX với sự đa dạng về dịch vụ. Bên cạnh dịch vụ ngân hàng, cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, cách mạng công nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các loại hình dịch vụ tài chính khác cũng được hình thành. Sự phát triển dịch vụ chứng khoán bắt đầu từ năm 1611 với sự hình thành sở giao dịch chứng khoán đầu tiên tại Amsterdam, Hà Lan. Năm 1724, Pháp thành lập sở giao dịch chứng khoán Pari. Tuy nhiên, phải đến năm 1802, mở cửa sở giao dịch chứng khoán London, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thị trường chứng khoán. Năm 1817, “Hội giao dịch chứng khoán New York được thành lập, năm 1863 đổi tên thành “Sở giao dịch chứng khoán New York”. Các dịch vụ về bảo hiểm cũng ra đời và phát triển mạnh ở Anh ngay từ thế kỷ XVI, loại h́nh dịch vụ bảo hiểm đầu tiên là hình thức bảo hiểm tương hỗ. Đến cuối thế kỷ XVIII, công ty bảo hiểm tương hỗ đầu tiên cũng được thành lập tại Mỹ. 1.1.1.2. Đặc điểm dịch vụ tài chính Tính vô hình Tính vô hình của dịch vụ là tính chất không thể sờ mó hay nắm bắt dịch vụ, không có một hình dạng cụ thể như một sản phẩm. Đây là điểm phân biệt cơ bản với các sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất. Sản phẩm dịch vụ tài chính thường được thực hiện theo một quy trình, chất lượng sản phẩm chỉ có thể đánh giá trong và sau khi sử dụng, thậm chí việc đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ tài chính trở nên khó khăn ngay cả khi đang sử dụng chúng. Vì vậy khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính do các chủ thể cung cấp thường gặp khó khăn trong việc ra quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm. Từ đặc tính vô hình của sản phẩm nên trong kinh doanh phải dựa vào lòng tin. Các nhà cung cấp dịch vụ thường chú ý tới việc củng cố niềm tin đối với khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao hình ảnh, uy tín. Tính không thể tách biệt hay không chia cắt Quá trình cung cấp dịch vụ tài chính và quá trình tiêu dùng dịch vụ tài chính xảy ra đồng thời và có sự tham gia của khách hàng. Đặc điểm này có nghĩa là không thể tách rời giữa cung cấp và sử dụng, dịch vụ tài chính được cung ứng cho người sử dụng khi và chỉ khi họ có nhu cầu về dịch vụ tài chính và đáp ứng được điều kiện 8 quy định của tổ chức tài chính, không thể sản xuất trước. Do đó, dịch vụ tài chính không có sản phẩm dở dang, dự trữ lưu kho. Tính không ổn định và khó xác định Một sản phẩm dịch vụ tài chính dù lớn hay nhỏ về quy mô đều không đồng nhất về thời gian, cách thức, điều kiện thực hiện, khách hàng sử dụng vì vậy rất khó xác định sự ổn định về mặt chất lượng. Mặt khác chất lượng của sản phẩm DVTC được cấu thành bởi nhiều yếu tố như uy tín, công nghệ, trình độ nhân sự của tổ chức tài chính … mà các yếu tố này lại thường xuyên biến động nên rất khó luợng hoá. Sản phẩm dịch vụ tài chính mang tính cộng đồng, xã hội cao, rủi ro cao Sản phẩm dịch vụ tài chính mang tính cộng đồng, xã hội cao, rủi ro cao vì nó gắn liền với các tài sản tài chính của khách hàng. Do vậy, bất cứ sơ suất nào trong cung ứng dịch vụ tài chính đều có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức tài chính. Nghiêm trọng hơn, nếu một tổ chức tài chính để xảy ra sự cố chẳng hạn: thiếu tiền mặt, mất khả năng thanh khoản … sẽ nhanh chóng gây ra hiệu ứng mất lòng tin một cách dây chuyền của khách hàng, có thể làm phá sản tổ chức tài chính Thêm vào đó, vì các nguồn tài chính luôn luôn vận động, luân chuyển trong nền kinh tế giữa các tổ chức tài chính, vì vậy một tổ chức tài chính gặp rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến sự tồn tại của hàng loạt các tổ chức khác, ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia. 1.1.1.3. Chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính Có các chủ thể sau tham gia cung cấp dịch vụ tài chính: Các chủ thể nhận tiền gửi: Dịch vụ tài chính cơ bản mà các trung gian tài chính cung cấp là dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ liên quan đến ngân hàng, trong đó quan trọng nhất là dịch vụ huy động tiền gửi và cho vay. Các tổ chức nhận tiền gửi gồm: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng tiết kiệm, Hiệp hội tín dụng. Trong các tổ chức này, ngân hàng thương mại được thực hiện đầy đủ các dịch vụ tiền gửi như: nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn ngắn, trung và dài hạn. Các trung gian đầu tư: Dịch vụ cơ bản mà các trung gian đầu tư cung cấp ra thị trường là dịch vụ đầu tư gián tiếp thông qua các công cụ tài chính và các dịch vụ có liên quan khác. Các trung gian này gồm: Quỹ đầu tư, Công ty tài chính, … . Hoạt động chủ yếu của [...]... doanh thu xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Nhìn chung, trong giai đoạn 2000-2009, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của cả hai phương thức 3 và 4 chiếm tới 77,5% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Mỹ Về thị trường xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng, Mỹ có những tập đoàn tài chính – ngân hàng hùng mạnh nhất trên thế giới, do vậy với dịch vụ tài chính hiện... thể cung cấp dịch vụ tài chính Tuy nhiên, NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục dịch vụ tài chính đa dạng nhất Thêm vào đó, với mục đích nghiên cứu xuất khẩu dịch vụ tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, các nội dung tiếp theo của luận văn sẽ tập trung phân tích về xuất khẩu dịch vụ tài chính của các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng... quan điểm của WTO cho chúng ta một khái niệm xuất khẩu dịch vụ cụ thể, thêm vào đó còn phân loại rõ các phương thức xuất khẩu dịch vụ ngay từ định nghĩa trên Các nội dung tiếp theo của luận văn, tác giả sẽ phân tích theo quan điểm của WTO về xuất khẩu dịch vụ nói chung, xuất khẩu dịch vụ tài chính nói riêng Xuất khẩu dịch vụ tài chính của các Ngân hàng thương mại Dịch vụ tài chính được xuất khẩu bởi... ngành sản xuất vật chất, dịch vụ tài chính được cung ứng tới khách hàng chủ yếu qua hệ thống công nghệ Công nghệ của bản thân quốc gia xuất khẩu dịch vụ tài chính càng cao hay khả năng về cơ sở hạ tầng có thể ứng dụng công nghệ cao vào xuất khẩu dịch vụ tài chính sẽ quyết định quy mô, danh mục, chất lượng dịch vụ tài chính xuất khẩu của các ngân hàng thương mại Tương tự khi xuất khẩu dịch vụ tài chính. .. khẩu Việt Nam Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam là danh mục phân loại các sản phẩm dịch vụ được xuất khẩu, nhập khẩu giữa đơn vị thường trú của Việt Nam và đơn vị không thường trú Danh mục Dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam gồm 12 nhóm ngành dịch vụ trong đó bao gồm dịch vụ tài chính (mã 2600) Như vậy, theo quan điểm nêu trên có thể định nghĩa xuất khẩu dịch vụ tài chính là hoạt động cung cấp dịch. .. lực tài chính là nhân tố quyết định đến xuất khẩu dịch vụ tài chính của các ngân hàng thương mại Để có thể thực hiện xuất khẩu dịch vụ tài chính, các ngân hàng thương mại phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh Đối với các dịch vụ cần đầu tư nguồn vốn lớn tất yếu phải có nguồn vốn mới có thể cung ứng dịch vụ, nguồn vốn lớn sẽ đủ lực để xuất khẩu đa dạng các dịch vụ tài chính và nâng cao hiệu quả cung cấp dịch. .. dịch vụ tài chính cung cấp trong thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài qua xuất khẩu dịch vụ tài chính Chính sách kinh tế trong tất cả các lĩnh vực nói chung, trong lĩnh vực dịch vụ tài chính nói riêng của nước nhập khẩu dịch vụ cũng có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ tài chính của các ngân hàng thương mại Mức độ mở cửa thị trường dịch vụ tài chính của. .. Việt Nam, đó là Ngân hàng nhà nước Cơ sở pháp lý quan trọng của hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính cũng như xuất khẩu dịch vụ tài chính của các ngân hàng thương mại là Luật các TCTD năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004; 20 Do hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính của các ngân hàng thương mại diễn ra ở phạm vi giữa các quốc gia với nhau nên xuất khẩu dịch. .. 2007, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã cổ phần hóa thành công nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ Nhà nước sở hữu vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không thấp hơn 70% Và cũng chính từ dấu mốc lịch sử quan trọng này, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Trong môi trường cạnh tranh mới, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã không... việc xuất khẩu dịch vụ tài chính Nó kiểm soát việc tuân thủ các quy định về an toàn trong cung cấp dịch vụ tài chính nói chung và xuất khẩu dịch vụ tài chính nói riêng của các ngân hàng thương mại Chiến lược, quy mô, phương thức, danh mục, chất lượng dịch vụ tài chính xuất khẩu của các ngân hàng thương mại phải được xây dựng dựa trên cơ sở của hệ thống các văn bản pháp lý này, phải được sự cho phép của . 30 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ TÀI CHÍNH 30 CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 30 CHƯƠNG 3 71 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 71 KẾT. TMCP Ngoại thương Việt Nam Chương 3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA. dịch vụ tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu việc xuất khẩu dịch vụ tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo