Bài học rút ra cho các Ngânhàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 31 - 99)

Từ các kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ tài chính của các Ngân hàng Mỹ, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất, phải biết lựa chọn những phương thức xuất khẩu dịch vụ tài chính phù hợp với bản thân ngân hàng mình theo từng giai đoạn, bối cảnh cụ thể

Thứ hai, phải tiến hành nghiên cứu, lựa chọn thị trường xuất khẩu dịch vụ tài chính theo tiềm lực tài chính của ngân hàng, nguồn nhân lực, tŕnh độ công nghệ, khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Để làm được điều này, ngoài việc nhờ vào sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc nghiên cứu chung về thị trường quốc tế thì bản thân ngân hàng cần có bộ phận chuyên trách để thực hiện nghiên cứu thị trường từ đó xây dựng đề án xuất khẩu dịch vụ tài chính sang thị trường đó với đầy đủ các mặt thuận lợi, khó khăn khi tiếp cận thị trường.

Thứ ba, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bằng những tiêu chuẩn định lượng được chuẩn hoá ngay từ khâu tuyển dụng. Phối hợp chặt chẽ với các sơ sở đào tạo nguồn nhân lực tài chính – ngân hàng, đồng thời có chế độ lương thưởng hợp lý để có thể đãi ngộ xứng đáng và thu hút nhân tài.

Thứ tư, chuẩn hoá chất lượng dịch vụ tài chính cung cấp thông qua các quy trình về từng dịch vụ một cách đầy đủ, chi tiết để việc cung cấp, xuất khẩu dịch vụ tài chính được đẩy mạnh một cách dễ dàng vì các quy trình công việc đã được xác định rõ với các tiêu chuẩn, các bước thực hiện rõ ràng.

Thứ năm, đầu tư triển khai, ứng dụng các phát minh, công nghệ mới vào việc cung cấp, xuất khẩu dịch vụ tài chính. Các ngân hàng nên dành một nguồn ngân sách lớn để tăng cường sự tự động hoá, an toàn bảo mật và tốc độ xử lý, truyền dữ

liệu điện tử đảm bảo dịch vụ tài chính được cung cấp nhanh chóng, chính xác, tạo lòng tin vững chắc của khách hàng trong và ngoài nước đối với ngân hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được thành lập ngày 01/04/1963 theo Nghị định số 115-CP ngày 30/10/1962 của hội đồng Chính Phủ. Trải qua hơn 45 năm hoạt động, Ngân hàng Ngoại Thương thăng trầm cùng lịch sử đất nước và hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Khi mới thành lập, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là một bộ phận nằm trong Ngân hàng Nhà nước, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ đối ngoại cho Chính phủ như tiếp nhận hàng viện trợ, nhập khẩu lương thực, thuốc men. Trong thời gian này, Ngân hàng chủ yếu thực hiện theo chỉ tiêu pháp lệnh của Chính Phủ.

Ngày 14/11/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 403/CT chuyển Ngân hàng Ngoại Thương theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 thành Ngân hàng thương mại quốc doanh, lấy tên là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, gọi tắt là Ngân hàng Ngoại Thương. Theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 286/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996, Ngân hàng Ngoại Thương đã được thành lập theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định theo Quyết định số 90/TTG ngày 07/03/1994 theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ nhằm hợp tác kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Ngân hàng Ngoại Thương, đáp ứng nhu cầu của toàn nền kinh tế.

Ngày 21/09/2005 Thủ tướng Chính phủ đưa ra quyết định 230/2005/QĐ-TTg việc thí điểm cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, việc cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương hướng tới các mục đích: Tăng cường năng lực quản trị điều hành và hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh

doanh và sử dụng vốn; Tăng cường năng lực tài chính đảm bảo an toàn hoạt động và phát triển Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Nâng cao sức cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; và duy trì Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một trong những Ngân hàng có vai trò chủ đạo trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Trải qua quá trình phấn đấu không mệt mỏi, cùng với những nỗ lực của mình, năm 2007, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã cổ phần hóa thành công nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ Nhà nước sở hữu vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không thấp hơn 70%. Và cũng chính từ dấu mốc lịch sử quan trọng này, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.

Trong môi trường cạnh tranh mới, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã không ngừng phấn đấu, phát triển, liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Với những nỗ lực của mình, NGÂN HÀNG TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, là thành viên Hiệp hội Ngân hàng Châu Á. Trong nhiều năm liên tiếp, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong năm” do tạp chí “The Banker” bình chọn, và đồng thời cũng được công nhận là “Ngân hàng nội địa cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam” do tạp chí Tạp chí Trade Finance bình chọn, và cùng với đó là nhiều giải thưởng do Chase Mahattan Bank, New York, USA bình chọn. Năm 2010, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã được hội đồng Thương hiệu Quốc gia trao tặng giải thưởng “Thương hiệu quốc gia 2010”, thương hiệu Vietcombank được bình chọn là “Thương hiệu dẫn đầu” trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.

2.1.2. Mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức

2.1.1.1. Mô hình hoạt động

Năm 2010 đánh dấu sự thành công của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh chuyển từ một Ngân hàng bán buôn thành một ngân hàng đa năng trên cơ sở vừa phát huy lợi thế, vừa củng cố, giữ vững vị thế của Ngân hàng bán buôn đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán lẻ để đa dạng hoá hoạt động, tối đa hoá lợi nhuận. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã liên tục nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm đa dạng với tiện ích cao cho các hoạt động: huy động vốn, tín dụng thể nhân, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ chuyển tiền v.v..; nhiều sản phẩm bán lẻ đã thu hút

được lượng khách hàng lớn như: dịch vụ Ngân hàng hiện đại VCB-ib@nking, VCB-SMSB@nking; v.v, từng bước khẳng định Vietcombank đang tiến dần vào vị thế mục tiêu là một trong 5 Ngân hàng hàng đầu về dịch vụ Ngân hàng bán lẻ

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam xác định nhiệm vụ xây dựng Ngân hàng thành một tập đoàn đầu tư tài chính Ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, duy trì vai trò chủ đạo tại Việt Nam và trở thành một trong 70 định chế tài chính hàng đầu châu Á (không kể Nhật Bản) vào năm 2015-2020, có phạm vi hoạt động quốc tế là nhiệm vụ trọng tâm. Tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa toàn diện mọi mặt hoạt động, tạo đột phá trong hoạt động bán lẻ đi đôi với đẩy mạnh bán buôn, bám sát với diễn biến thị trường, bắt kịp với trình độ khu vực và thế giới; tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có để phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả theo cả chiều rộng và chiều sâu, xứng đáng với niềm tin của khách hàng vào thương hiệu Ngân hàng hàng đầu Việt Nam. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ngày nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, 72 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam còn phát triển một hệ thống Autobank với gần 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 Ngân hàng đại lý tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Ngoài vai trò là Ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực tự động hóa thanh toán sử dụng mạng lưới SWIFT và là Ngân hàng có hệ thống công nghệ hiện đại nhất Việt Nam và quan trọng hơn cả cùng với một đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ.

Bên cạnh đó Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tăng cường tham gia góp vốn đầu tư thành lập các liên doanh, Công ty con: thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Cadif, Công ty chuyên nghiệp đầu tiên của lĩnh vực bảo hiểm kết hợp với Ngân hàng tại Việt Nam; Công ty phát triển đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng… đồng thời ký thoả thuận hợp tác chiến lược toàn diện với và các NH như ngân hàng TMCP Quân đội; ngân hàng

TMCP Gia Định… Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cùng 15 ngân hàng TMCP khác và 2 Công ty cổ đông sáng lập đã khai trương “Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink” - mạng kết nối thanh toán điện tử hàng đầu tại Việt Nam.

Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Chính sách bán lẻ

Kiểm tra nội bộ Kế toán Hội Sở

Đầu tư dự án Trung tâm tin học

Kế toán tài chính Vốn

Kinh Doanh Ngoại Tệ

Tài Trợ Thương Mại

Tổng Hợp Thanh Toán

Phân Tích kinh Tế

Trung Tâm Thanh Toán

Thông Tin Tuyên Truyển

Quản lý vốn liên doanh

Quan hệ Đại Lý Kế toán quốc tế

Quản lý Đề Án Kế toán vốn Văn Phòng Quan hệ Khách hàng Chính sách tín dụng

Quản lý Ngân Quỹ Công nợ

Dịch vụ tài khoản

Công ty liên doanh Sở giao dịch và các

Chi nhánh Công ty con trong nước Công ty con, văn phđại diện nước ngoàiòng

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời gian qua thương Việt Nam trong thời gian qua

Trải qua hơn 48 năm phấn đấu và phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã không ngừng vươn lên, trở thành Ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như quản lý và kinh doanh vốn, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, công nghệ Ngân hàng… Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có trình độ cao và tác phong chuyên nghiệp, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như đông đảo khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn giữ vững vị thế là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án, kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, Ngân hàng điện tử… Với thế mạnh về công nghệ, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là Ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ Ngân hàng và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa Ngân hàng tới gần khách hàng” như: Internet banking, VCB- Money (Home banking), SMS Banking, Phone banking…

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn giữ vững vai trò chủ chốt trong việc phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế của đất nước. Trong nhiều năm liên tiếp, doanh số xuất nhập khẩu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Về lĩnh vực thanh toán thẻ, hiện nay Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chiếm áp đảo trên 50% thị phần cả nước. Lĩnh vực cho vay chiếm 10% thị phần cả nước, tiền gửi chiếm 12%. Chính vì vậy, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng tăng trưởng liên tục, trung bình giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 đạt 16,5%, trong đó cao nhất là năm 2010 tăng 20,35% so với năm 2009. Đặc biệt, đến tháng 6 năm 2011, tổng tài sản của Ngân hàng đạt 344.091 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước, xấp xỉ đạt kế hoạch năm (Xem biểu đồ 2.1.).

Biểu đồ 2.1. Tổng tài sản của Vietcombank năm 2006 - tháng6/2011

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank qua các năm 2006-2010; Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank 6 tháng 2011)

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam liên tục đa dạng hóa loại hình đối với Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của thị trường. Ngoài các sản phẩm đối với Ngân hàng truyền thống, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam còn liên tục nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới phục vụ khách hàng trên thị trường bán buôn và bán lẻ như các loại thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán bằng VND, thành lập quỹ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển nghiệp vụ quản lý tài sản và đối với Ngân hàng điện tử cho khách hàng, trước mắt là cho các tổng công ty lớn…

Ngoài ra, có thể thấy, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là Ngân hàng năng động trên thị trường tiền tệ, ngoại hối với tư cách là thành viên mua/bán chính, đồng thời là cánh tay đắc lực trợ giúp cho Ngân hàng Nhà nước với việc điều chỉnh tỷ giá, lãi suất và ổn định giá trị VND.

Nhờ việc thực hiện tốt các kế hoạch đề ra, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã và đang tiếp tục đạt được những kết quả hoạt động kinh doanh đáng khích lệ, đứng vào hàng cao nhất trong số các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Không ngừng nỗ lực, sáng tạo vượt qua khó khăn thử thách, tiếp tục thực hiện phương châm “Tăng tốc - An toàn - Chất lượng - Hiệu quả” trong hoạt động kinh doanh, nhiều năm liền trở lại đây Vietcombank đã có những bước phát triển đột phá, đưa ngân hàng đạt các mức lợi nhuận kỷ lục, luôn dẫn đầu hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Lợi nhuận thu được năm sau cao hơn năm trước, đặc

biệt lợi nhuận sau thuế của năm 2009 đạt 3.944 tỷ VND, tăng vượt bậc so với năm 2008 là 46,51%, đây thực sự là mức tăng ấn tượng so với giai đoạn năm 2007-2008. Năm 2010, Vietcombank đạt lợi nhuận trước thuế 5.479 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2009 và vượt 22% kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông giao. Sáu tháng đầu năm 2011, trên cơ sở đánh giá và dự báo tình hình kinh tế vĩ mô cùng các yếu tố nội tại, VCB đã vượt qua khó khăn, thách thức và đạt lợi nhuận trước thuế 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 9,51% so với cùng kỳ năm trước.

Bảng 2.2. Lợi nhuận của Vietcombank 2007 – tháng 6/2011

Đơn vị: Tỷ VND

Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Tháng 6/2011

Lợi nhuận trước thuế 3.149 3.541 5.004 5.479 3.000

Lợi nhuận (LN) sau thuế 2.389 2.692 3.944 4.236 2.512

Mức độ tăng LN sau thuế 10,74% 12,68% 46,51% 7,40% 9,51%*

* So với cùng kỳ năm trước

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank qua các năm 2007, 2008, 2009, 2010; và báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank 6 tháng 2011)

Thời kỳ từ năm 2006 đến 6 tháng đầu năm 2011, mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng được sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã đạt được nhiều thắng lợi trong việc thực hiện các công tác: huy động vốn, công tác tín dụng và xử lý nợ, công tác thanh toán và kinh doanh ngoại tệ, công tác phát triển hệ thống và công nghệ, công tác đối ngoại…

2.1.3.1. Nguồn vốn

Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 31 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w