Dự báo thị trường xuấtkhẩu dịch vụ tài chính

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 73 - 79)

3.1.1.1. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu dịch vụ tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong phần này, tác giả xin được đưa ra các cơ hội và thách thức trong xuất khẩu dịch vụ tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam trên cơ sở phân tích các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về mở cửa các dịch vụ tài chính.

Việt Nam đã đạt được cam kết hợp lý, cân bằng và phù hợp với chủ trương của Chính phủ, cụ thể là: Về cơ bản, Việt Nam không cam kết đối với hình thức cung cấp dịch vụ qua biên giới, trừ dịch vụ cung cấp thông tin tài chính và các dịch vụ tư vấn phụ trợ; Không hạn chế tiêu dùng ở nước ngoài; Chỉ các ngân hàng nước ngoài có tổng tài sản lớn hơn 10 tỷ USD mới được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài (từ 4-2007); trên 20 tỷ USD mới được thành lập chi nhánh. Ngân hàng nước ngoài được phép phát hành thẻ tín dụng. Chi nhánh của ngân hàng nước ngoài được phép huy động tiền đồng tăng dần theo thời gian (từ 1-1-2011 sẽ được phép như ngân hàng trong nước), nhưng không được mở ATM và các điểm giao dịch ngoài trụ sở. Bên nước ngoài được phép mua tối đa 30% cổ phần của ngân hàng trong nước.

Cam kết trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng của Việt Nam khá chặt chẽ tuy vậy vẫn có những cơ hội và thách thức đối với dịch vụ ngânhàng của Việt Nam. Các cam kết mở cửa thị trường ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho sự tham gia ngày càng nhiều của các đối tác nước ngoài sẽ góp phần tăng cường thị trường tài chính của Việt Nam, tạo ra sức ép cạnh tranh gay gắt cho các ngân hàng trong nước. Sức ép cạnh tranh lớn hơn. Tuy nhiên, chính sức ép cạnh tranh sẽ buộc các ngân hàng trong nước phải chủ động điều chỉnh mô hình và chính sách quản lý, đào tạo nhân viên, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo được lợi thế với các ngân hàng nước ngoài.

Tuy nhiên, với điểm yếu là các ngân hàng trong nước có qui mô nhỏ, nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế còn cao, đặc biệt là các ngân hàng thương mại Nhà nước; các sản phẩm dịch vụ còn chưa đa dạng và chất lượng dịch vụ chưa cao nên việc tham gia ngày càng nhiều của các ngân hàng nước ngoài có qui mô vốn lớn, năng lực cạnh tranh cao và nắm giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia sẽ chứa đựng rủi ro tiềm tàng tới sự phát triển ổn định và bền vững của hệ thống tài chính; tính liêm chính của hệ thống trước các hiện tượng rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Việc mở cửa thị trường tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trường (giá cả, tỷ giá, lãi suất, chu chuyển vốn) do các tác động từ bên ngoài, xoá đi khả năng tận dụng chênh lệch tỷ giá, lãi suất giữa thị trường trong nước và quốc tế. Hệ thống ngân hàng trong nước cũng phải đối mặt lớn hơn với các rủi ro khủng hoảng và các cú sốc kinh tế, tài chính trong khu vực và trên thế giới. Sự kém phát triển của thị trường vốn có thể sẽ khiến hệ thống ngân hàng phải chịu mức độ thiệt hại lớn hơn do rủi ro gây nên. Quy mô và tốc độ luân chuyển các luồng vốn quốc tế càng lớn, khủng hoảng tài chính - tiền tệ càng trở thành nguy cơ thường trực đối với các nền kinh tế của các nước đang phát triển.

Rủi ro gia tăng song năng lực điều hành vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước và khả năng chống đỡ rủi ro của các ngân hàng thương mại còn thấp. Năng lực điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là kiểm soát tỷ giá và lãi suất trong điều kiện tự do hoá còn hạn chế. Hội nhập tài chính quốc tế làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ nếu như tỷ giá không được tự do hoá trong điều kiện tài khoản vốn được nới lỏng. Chưa kể đến, năng lực giám sát hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước vẫn còn yếu, nhất là khả năng giám sát rủi ro - phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời rủi ro và đối với một số nghiệp vụ, sản phẩm ngân hàng mới được tung vào thị trường.

Tham gia vào WTO, các NHTM Việt Nam sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về quy mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối. Hiện tại, ưu thế thị phần, khách hàng và kênh phân phối thuộc về các ngân hàng trong nước do các ngân hàng nước ngoài vẫn còn chịu sự hạn chế về phạm vi và quy mô hoạt động. Tuy nhiên, những hạn chế này và sự phân biệt đối xử sẽ sớm được loại bỏ căn bản, vì vậy, quy mô hoạt động và khả năng tiếp cận thị trường, các nhóm khách hàng, chủng loại dịch

vụ do các ngân hàng nước ngoài cung cấp tăng lên. Điều này buộc các ngân hàng của Việt Nam phải nhường một phần khách hàng và thị trường cho các ngân hàng nước ngoài. Khi nới lỏng các hạn chế về tiếp cận thị trường, ngân hàng nước ngoài với công nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng, chất lượng cao hơn, có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng từ bản địa sang làm ăn ở Việt Nam và các cá nhân, tổ chức kinh tế Việt Nam. Áp lực cạnh tranh buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải một mặt tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ tài chính.

3.1.1.2. Thị trường tiềm năng

Trước tình hình cạnh tranh gay gắt trong thị trường nội địa khi thị trường tài chính đang từng bước được mở cửa đúng theo lộ trình cam kết gia nhập WTO đồng thời cũng để mở rộng hoạt động kinh doanh, tối đa hoá lợi nhuận, xuất khẩu tài chính là giải pháp quan trọng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong đó có Vietcombank. Do tại các thị trường tài chính phát triển như Hồng Kông, Singapore, Mỹ …, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn thấp không thể thắng thế các ngân hàng lớn thương hiệu quốc tế. Vì vậy, qua nghiên cứu tìm hiểu, trong phần này, luận văn xin được giới thiệu 2 thị trường khá tiềm năng có thể tiến hành xuất khẩu dịch vụ tài chính theo phương thức hiện diện thương mại, có những điểm khá phù hợp với năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong đó có Vietcombank.

Vương quốc Campuchia

Vương quốc Campuchia là quốc gia nông nghiệp, diện tích 181.040 km2, trong đó 20% là đất nông nghiệp, dân số khoảng 14,5 triệu người chủ yếu là người Khmer, trong đó 75% làm nghề nông, là quốc gia có nhiều nguồn tài nguyên quý hiếm nhưng nền kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào đầu tư và viện trợ nước ngoài. Thành phố thủ đô Phnômpênh nằm ở vị trí trung nam Campuchia, là trung tâm chính trị, văn hoá và thương mại của Campuchia, có diện tích khoảng 375 km2, có 7 quận với 76 phường, dân số khoảng hơn một triệu người trong đó 50% là nữ. Cùng với Siam Reap, Phnômpênh là thành phố thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế nhiều nhất của Campuchia.

Campuchia gia nhập WTO từ tháng 10/2004, nhưng từ những năm 1990 nền kinh tế thị trường đã thiết lập và kinh tế Campuchia bắt đầu phát triển, tốc độ tăng

trưởng GDP bình quân trong khoảng 10 năm trở lại đây đều đạt 9% - 10%, riêng trong năm 2009 do bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tăng trưởng của Campuchia là -1%. Hiện nay, Campuchia đang theo đuổi chính sách mời gọi đầu tư cởi mở nên đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam.

Campuchia là thị trường tiêu thụ và chuyển tiếp quan trọng cho hàng hoá xuất khẩu của các nước trong khu vực, tiếp giáp với 10 tỉnh thành của Việt Nam trải dài từ tỉnh Kontum đến tỉnh Kiên Giang, với trên 70 cửa khẩu trong đó có 9 cửa khẩu quốc tế. Hiện tại Campuchia đứng thứ 6 trong số các bạn hàng ASEAN của Việt Nam sau Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia và Philippines. Giao thương giữa hai nước ngày càng sôi động. Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia chủ yếu là sắt thép xây dựng, hải sản, sữa, mì ăn liền, sản phẩm nhựa, bánh kẹo, thuốc lá, giống ngô, hàng gia dụng, xăng dầu … và nhập khẩu từ Campuchia các loại nguyên liệu phục vụ ngành may, phụ tùng ô tô, gỗ, cao su, … kim ngạch buôn bán 2 chiều hàng năm tăng trưởng khoảng 40%. Năm 2009 là 2 tỷ USD.

Tính đến cuối năm 2009, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Campuchia gần 900 triệu USD. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là khoáng sản, cây công nghiệp, điện, hàng không, viễn thông, ngân hàng, … Hiện nay, Campuchia đứng vị trí thứ 3 trong tổng số 50 quốc gia, vùng lãnh thổ thu hút vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.

Về thị trường tài chính, Campuchia là quốc gia có độ mở lớn trong lĩnh vực ngân hàng, trong tổng số 25 ngân hàng thương mại hoạt động tại Campuchia thì có khoảng hai phần ba số ngân hàng là của nước ngoài, bao gồm 4 ngân hàng chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 21 ngân hàng bản địa (bao gồm cả các ngân hàng 100% vốn nước ngoài), 6 ngân hàng chuyên doanh, 2 văn phòng đại diện và các tổ chức tài chính vi mô, quầy thu đổi ngoại tệ có đăng ký. Các ngân hàng của Việt Nam có mặt tại Campuchia gồm BIDV(2009 – hiện diện dưới hình thức: ngân hàng con BIDC, Agribank (2009 – hình thức hiện diện là: chi nhánh) và Sacombank (có mặt sớm nhất tại Campuchia với hình thức là chi nhánh Sacombank Phnômpênh, đã nâng cấp lên thành Ngân hàng con vào 2011). Các hiện diện thương mại nêu trên của các ngân hàng Việt Nam mới thành lập và hoạt động một thời gian ngắn nhưng đã có lãi (như ngân hàng con BIDC đạt lợi nhuận trước thuế năm 2009 là 148 ngàn

USD, năm 2010 là 2,58 triệu USD). Điều này là một tín hiệu tốt cho việc xuất khẩu dịch vụ tài chính sang Campuchia.

Tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng thương mại Campuchia khoảng 4,3 tỷ USD. Huy động vốn toàn thị trường đạt 2,5 tỷ USD, tổng dư nợ là 2,4 tỷ USD. Thị phận tập trung chủ yếu ở 4 ngân hàng lớn nhất như ACLEDA Bank, Canadia bank, Campubank và ANZ Royal Bank, bốn ngân hàng này chiếm 64% tổng tài sản, 72% tổng dư nợ và 70% tổng tiền gửi toàn hệ thống. Việc tăng huy động vốn của các ngân hàng chậm, khả năng tiếp cận tín dụng và dịch vụ ngân hàng của người dân còn nhiều hạn chế, dịch vụ tài chính còn nghèo nàn chủ yếu gói gọn trong các dịch vụ truyền thống, thị trường liên ngân hàng chưa phát triển, dịch vụ thẻ rất ít, hoạt động kinh doanh ngoại hối chưa nhiều, chưa xuất hiện các giao dịch phái sinh và thị trường trái phiếu.

Thị trường tài chính Campuchia còn đang ở giai đoạn đầu phát triển với các điều kiện mở, thủ tục gia nhập đơn giản và có triển vọng, không phân biệt nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài, lĩnh vực ngân hàng được cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn. Hơn nữa, số lượng các nhà đầu tư từ Việt Nam sang Campuchia đang ngày một gia tăng. Đây chính là thời điểm và cơ hội tốt cho các ngân hàng thương mại Việt Nam thâm nhập nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính cạnh tranh.

Lào

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là quốc gia nằm ở Tây Bắc bán đảo Đông Dương. Thủ đô của Lào là Viêng Chăn. Lào có diện tích 236.800 km2, chủ yếu là đất rừng và đồi núi, một phần là bình nguyên và cao nguyên. Lào có song Mekong chảy dọc gần hết biên giới phía tây giáp với Thái Lan và dãy núi Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông giáp với Việt Nam. Dân số Lào năm 2010 là 6.230.200 người với 49 bộ tộc, chủ yếu theo đạo Phật (chiếm 67%). Ngôn ngữ chính là tiếng Lào. Đơn vị tiền tệ là Kíp (LAK). Hiện Lào và Việt Nam có 10 cửa khẩu biên giới chính thức gồm 07 của khẩu quốc tế đường bộ và 03 cửa khẩu quốc gia và nhiều lối mở biên giới tại 10 tỉnh của Lào và 10 tỉnh của Việt Nam, các tỉnh biên giới của Việt Nam giáp Lào kéo dài từ Sơn La, Điện Biên đến Quảng Nam, Kon Tum. Hầu hết các cửa khẩu đều thuận tiện cho việc giao thương hàng hoá với các nước khác.

Hiện nay kinh tế Lào đang thực hiện theo chính sách công nghiệp hoá – hiện đại hoá mà Chính phủ đã đặt ra. Lào đang tiếp tục có tốc độ phát triển khá nhanh, GDP năm 2010 đạt tới 7,9%/năm cao hơn dự kiến trong giai đoạn 2006 – 2010 là 7,5% trong đó ngành thuỷ điện và khai thác khoáng sản đóng góp khá cao vào tốc độ tăng trưởng GDP của Lào. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm 2008 đạt 882 USD/người/năm; năm 2009 đạt 914 USD/người/năm và năm 2010 đạt 986 USD/người/năm. Theo dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Lào giai đoạn 2011 – 2015, Lào đặt mục tiêu đạt mức tăng GDP thấp nhất là 8%/năm, tăng thu nhập bình quân đầu người lên khoảng 1.700 USD/năm.

Lào là thị trường tiêu thụ và chuyển tiếp quan trọng cho hàng hoá xuất khẩu của các nước trong khu vực có chung đường biên giới với các thị trường lớn: Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, … Hiện tại, Lào đứng thứ bảy trong số các bạn hàng ASEAN của Việt Nam, sau Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonexia, Philippine và Campuchia. Trong bối cảnh kinh tế các nước trên thế giới và khu vực suy giảm, nhưng trao đổi thương mại hàng hoá song phương Việt – Lào vẫn đạt khá cao, năm 2010 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 02 nước đạt 490 triệu USD tăng 17,2% so với năm 2009 - 417,8 triệu USD (Nguồn: Tổng cục Hải quan và Bộ Công Thương). Để đạt được mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đến năm 2015 trên 2 tỷ USD. Với định hướng hợp tác, phát triển kinh tế Việt – Lào sẽ mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp trong giai đoạn 2010 – 2015, hai nước đã thống nhất các vấn đề thúc đẩy thương mại biên giới Việt – Lào.

Về hoạt động tài chính – ngân hàng, trong thời gian qua, ngân hàng quốc gia Lào đã tổ chức triển khai thực hiện chế độ, chính sách tiền tệ một cách hợp lý, đưa tỷ lệ lạm phát giảm từ 8% (2005 -2006) xuống còn 7,26% (2008-2009) và đặc biệt trong tháng 3/2010, giảm còn 4,89%. Ngân hàng quốc gia Lào đã giải quyết được phần lớn công nợ. Các ngân hàng có chiều hướng kinh doanh tốt hơn và có lãi, công tác kiểm tra, giám sát có chất lượng, từng bước hạn chế và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực.

Hiện nay, tình hình quan hệ hợp tác về dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng Việt Nam – Lào đã cải thiện đáng kể từ cấp Ngân hàng trung ương đến các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại của hai nước đã hợp tác trong việc cung cấp một số dịch vụ ngân hàng như thanh toán biên mậu, thu đổi ngoại tệ,

triển khai mạng lưới dịch vụ, … Đầu năm 2010, các ngân hàng thương mại gồm

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w