Phương thức xuấtkhẩu dịch vụ tài chính của Ngânhàng TMCP

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 56 - 66)

Ngoại thương Việt Nam

Hiện nay, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thực hiện xuất khẩu dịch vụ tài chính bằng 3 phương thức: phương thức cung cấp qua

biên giới, phương thức tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ và phương thức hiện diện thương mại

2.2.3.1. Phương thức cung cấp qua biên giới

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam hiện có quan hệ đại lý với hơn 1300 Ngân hàng tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Ngoài vai trò là Ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực tự động hóa thanh toán sử dụng mạng lưới SWIFT và là Ngân hàng có hệ thống công nghệ hiện đại nhất Việt Nam và quan trọng hơn cả cùng với một đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ. Trong phương thức này, Vietcombank nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ của ngân hàng nước ngoài thông qua mạng SWIFT.

Bảng số liệu dưới đây cho thấy giá trị xuất khẩu dịch vụ tài chính của Vietcombank theo phương thức cung cấp qua biên giới. Qua bảng chúng ta có thể thấy, đây là phương thức xuất khẩu dịch vụ tài chính chủ yếu của Vietcombank với tỷ trọng trung bình trong tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ tài chính lên tới 88,56%, riêng năm 2010 đóng góp tới 91,63%. Giá trị xuất khẩu dịch vụ tài chính của Vietcombank theo phương thức này tăng mạnh qua các năm 2006, 2007, 2008 nhờ sự hoàn thiện dần về chất lượng và tốc độ xử lý các dịch vụ tài chính của Vietcombank đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu dịch vụ tài chính của các khách hàng nước ngoài.

Bảng 2.11. Giá trị xuất khẩu dịch vụ tài chính của Vietcombank theo phương thức cung cấp qua biên giới

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Giá trị (triệu USD) 11,81 14,35 18,11 14,78 18,17

Tỷ lệ tăng (%) 8,91 21,51 26,20 -18,39 22,94

Tỷ trọng (%) 83,23 87,08 89,52 91,35 91,63

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank 2006, 2007, 2008, 2009, 2010)

Bằng phương thức này, Vietcombank cung cấp nhiều nhất là các dịch vụ chuyển tiền đến, thanh toán xuất nhập khẩu. Vietcombank luôn dẫn đầu thị trường về doanh số chuyển tiền đến trong hàng chục năm tức là hiệu quả cung cấp dịch vụ chuyển tiền về Việt Nam cho các khách hàng tại nước ngoài là cao nhất, cũng có thể

nói một số lượng lớn khách hàng nước ngoài đã sử dụng dịch vụ chuyển tiền của Vietcombank. Vietcombank tiếp nhận tiền từ nước ngoài chuyển đến một cách an toàn - nhanh chóng - tiện lợi. Người nhận tiền tại Việt Nam có thể nhận tiền tại bất kỳ đâu trên toàn quốc và nhận tiền bằng Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ.

Tổng doanh số chuyển tiền đến trực tiếp cho khách hàng cá nhân trong năm 2009 là 985 triệu USD; năm 2010, chuyển tiền cá nhân vẫn là dịch vụ mạnh của Vietcombank, Vietcombank thực hiện khoảng 200.000 giao dịch chuyển tiền đến, tạo ra tổng doanh số chuyển tiền đến cho khách hàng cá nhân gần 1,2 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm 2009. Trong giai đoạn từ 2006 đến năm 2010 có tỷ lệ tăng là 33%.

Luôn đi đầu về phát triển công nghệ thông tin trong ngành tài chính - ngân hàng và các ứng dụng hàng đầu về công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực này do đó, với hệ thống giao dịch điện tử, hiện đại hàng đầu Việt Nam, ngoài dịch vụ chuyển tiền nhanh toàn cầu, Vietcombank còn cung cấp nhiều dịch vụ tài chính thanh toán quốc tế… một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn cho các khách hàng bên ngoài lãnh thổ. Hơn 1300 ngân hàng từ khắp các thị trường nhập khẩu trên thế giới đều có thể sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của Vietcombank để thực hiện giao dịch với nhà xuất khẩu hoặc Ngân hàng của nhà xuất khẩu tại Việt Nam một cách nhanh chóng, hiệu quả. Là ngân hàng có mạng lưới các ngân hàng quan hệ đại lý lớn nhất tại Việt Nam, hàng năm Vietcombank đã là trung gian trong thanh toán quốc tế của rất nhiều Ngân hàng trên thế giới và các Ngân hàng trong nước, đem lại nguồn doanh thu ngoại tệ lớn.

Chúng ta có thể thấy hiệu quả của Vietcombank trong việc xuất khẩu dịch vụ thanh toán quốc tế thông qua số liệu gián tiếp là doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank trong giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 6/2011. Số liệu này cho thấy tổng trị giá các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu mà các nhà thanh toán xuất nhập khẩu (bao gồm các công ty xuất nhập khẩu nước ngoài) sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của Vietcombank.

Nhìn vào bảng và biểu đồ dưới đây, chúng ta có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank không ngừng tăng lên, Vietcombank duy trì vị trí số 1 vững chắc trong thanh toán xuất nhập khẩu. Năm 2009 chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và

suy thoái toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước bị sụt giảm - giảm 13,2% so với năm 2008. Trong bối cảnh chung đó, đồng thời còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác, hoạt động thanh toán của Vietcombank cũng không tránh khỏi sự tụt giảm. Tuy nhiên, thị phần chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Bảng 2.12. Doanh số thanh toán XNK của Vietcombank

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 6 tháng 2011 Doanh số (triệu USD) 22.800 26.323 32.501 25.620 31.000 18.960 Tỷ lệ tăng (%) 8,6 15,5 23,5 -23,8 21 32.9 Thị phần (%) 27 24,1 22,7 20,4 20 20,8

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán XNK của Vietcombank 2006-2010, 6 tháng 2011)

Biểu đồ 2.6. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán XNK của Vietcombank 2006-2010, 6 tháng 2011)

Năm 2010, Vietcombank đã cải tiến quy trình xử lý nghiệp vụ tài trợ thương mại theo hướng: tập trung xử lí giao dịch tài trợ thương mại cho một số chi nhánh nhỏ và vừa tại Hội sở chính thay vì xử lí phân tán như trước đây, vì vậy hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại được nâng lên, chất lượng dịch vụ đồng đều hơn, tăng uy tín về hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank, góp phần làm tăng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank. Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank trong năm 2010 đạt 31 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm 2009, vượt 12% kế hoạch đề ra, và duy trì được thị phần 20% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Năm 2010, Vietcombank được trao tặng giải thưởng Ngân

hàng có dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam. Sau 6 tháng đầu năm 2011, phát huy các kết quả đã đạt được Vietcombank tiếp tục đạt được doanh số thanh toán xuất nhập khẩu cao lên tới 18.960 triệu USD, tăng 32,9% so với cùng kì năm trước và chiếm 20,8% thị phần XNK, đạt 55,6 % kế hoạch.

Với khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng về các giao dịch ngoại hối, Vietcombank là ngân hàng hàng đầu trong kinh doanh ngoại tệ. Trong các năm qua, Vietcombank tham gia vào mua bán ngoại tệ với nước ngoài, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho Vietcombank, đồng thời việc tham gia vào các hợp đồng phái sinh lãi suất với các đối tác nước ngoài và các hợp đồng phái sinh ngoại hối đã mang lại cho Ngân hàng thêm nhiều phương thức phòng ngừa rủi ro và kịp thời đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng. Lợi nhuận từ dịch vụ mua bán ngoại tệ đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của Vietcombank. Năm 2006 đạt 273 tỷ đồng, năm 2007 đạt 354 tỷ, năm 2008 đạt 940 tỷ trong khi tổng lợi nhuận trước thuế của Vietcombank tương ứng là: 3.893, 3.149, 3.541 tỷ đồng.

2.2.3.2. Phương thức tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ

Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi: giữa khu vực Đông Nam Á và nối liền Đông Á với Tây Âu và Châu Phi, Việt Nam là quốc gia đang phát triển có môi trường kinh tế, xã hội khá ổn định thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Các công ty nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam là nguồn khách hàng dồi dào cho các ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính.

Thêm vào đó, Việt Nam có tiềm năng du lịch văn hoá, lịch sử với 7 di sản thiên nhiên thế giới, gần 3000 di tích, thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia và đa dạng văn hoá nghệ thuật của 54 dân tộc; tiềm năng phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, hàng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch đến với Việt Nam. Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 8 tháng năm 2011, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3.963.000 lượt người, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2010. Đây chính là đối tượng khách hàng vô cùng lớn cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, Vietcombank nói riêng.

Khách hàng nước ngoài đến Việt Nam sử dụng dịch vụ của Vietcombank Hiện tại, Vietcombank chấp nhận thanh toán tất cả 5 loại thẻ tín dụng phổ biến nhất trên thế giới (Visa, MasterCard, American Express, Diner Club và JCB); phát hành thẻ tín dụng Vietcombank Visa, Vietcombank MasterCard Cội nguồn, Vietcombank American Express, thẻ ghi nợ Vietcombank Visa Debit, Vietcombank MTV và

Vietcombank Connect 24. Hoạt động thẻ của Vietcombank đã có thương hiệu với việc luôn giữ vững vị trí hàng đầu trong phát triển dịch vụ, cung cấp tiện ích mới, tiên tiến và an toàn. Chính vì vậy, lượng khách quốc tế từ khắp thế giới đến Việt Nam có thể sử dụng dịch vụ thẻ của Vietcombank.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể sử dụng nhiều dịch vụ tài chính Vietcombank như dịch vụ thanh toán séc quốc tế, séc du lịch, mua bán ngoại tệ … Vietcombank không những thu được phí dịch vụ khi thực hiện những dịch vụ này mà còn thu được phí làm đại lý thanh toán cho các tổ chức, ngân hàng phát hành séc trên thế giới.

Đặc biệt, Vietcombank đã triển khai dịch vụ chuyên biệt chuyển tiền về nước cho nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài muốn chuyển lợi nhuận kinh doanh chứng khoán của mình về nước có thể sử dụng dịch vụ tài chính này của Vietcombank thông qua các công ty chứng khoán.

Bảng 2.13. Giá trị xuất khẩu dịch vụ tài chính của Vietcombank theo phương thức tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Giá trị (triệu USD) 1,17 1,18 1,2 0,9 1,12

Tỷ lệ tăng (%) 17,00 0,85 1,69 -25,00 24,44

Tỷ trọng (%) 8,25 7,16 5,93 5,56 5,65

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank 2006, 2007, 2008, 2009, 2010)

Tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ là phương thức xuất khẩu dịch vụ tài chính chiếm tỷ trọng thứ hai của Vietcombank sau phương thức cung cấp qua biên giới. Tỷ trọng bình quân của phương thức này là 6,51%. Giá trị xuất khẩu dịch vụ tài chính theo phương thức này tăng mạnh ở năm 2007 so với 2006, ít biến động qua các năm 2007, 2008, tuy nhiên bị sụt giảm vào năm 2009 do khủng hoảng tài chính thế giới, lượng khách nước ngoài cũng như vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam giảm. Năm 2010, giá trị này đã tăng trở lại với mức 24,44%.

2.2.3.3. Phương thức hiện diện thương mại

Cho đến nay các ngân hàng thương mại Việt Nam có số lượng hiện diện thương mại tại các thị trường nước ngoài chia theo hình thức hiện diện như sau: Văn phòng đại diện: 04; Chi nhánh: 06; Ngân hàng con: 04 (kể cả đang xin Ngân hàng nhà nước chấp thuận); Công ty tài chính, công ty con: 02

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam hiện có hai công ty con và một văn phòng đại diện tại nước ngoài. Hai công ty đó là công ty Tài chính Việt Nam tại

Hồng Kông, công ty chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ và một văn phòng đại diện tại Singapore. Vietcombank cũng là ngân hàng có hiện diện thương mại sớm nhất tại thị trường nước ngoài.

Công ty Tài chính Việt Nam tại Hồng Kông (Vinafico - VFC)

Công ty tài chính Việt Nam tại Hongkong (VFC) là một trong ba công ty được đoàn đại diện thương mại Việt Nam tại Hongkong thành lập từ năm 1978. Từ năm 1998 đến nay, VFC là công ty con 100% vốn của Vietcombank. Cơ cấu tổ chức của Công ty có HĐQT gồm 03 thành viên, trong đó có 01 thành viên là Giám đốc; Ban Lãnh đạo gồm 01 Giám đốc và 01 phó giám đốc do Vietcombank cử.

Một số mảng hoạt động chính của Công ty là: Nhận tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng; Nhận tiền gửi của các Ngân hàng trong và ngoài Hồng Kông; Cho vay đối với khách hàng; Thanh toán Xuất nhập khẩu; Dịch vụ thanh toán (chuyển tiền đi, đến…); Kinh doanh ngoại tệ; Một số nghiệp vụ khác … Hoạt động kinh doanh nói chung và đặc biệt là ngành tài chính nói riêng tại Hồng Kông hiện nay đang bị cạnh tranh hết sức quyết liệt với sự tham gia thị trường của hầu hết các ngân hàng, định chế tài chính lớn trên thế giới. Dù cho hoạt động kinh doanh nói chung và đặc biệt là ngành tài chính nói riêng tại Hồng Kông hiện nay đang bị cạnh tranh hết sức quyết liệt với sự tham gia thị trường của hầu hết các ngân hàng, định chế tài chính lớn trên thế giới nhưng công ty đã luôn cố gắng tự đứng vững, phát triển và cũng đạt được một số kết quả đáng khích lệ.

Bảng 2.14. Tổng nguồn vốn của Vinafico các năm từ 2007 đến 2010

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Tổng nguồn vốn (triệu USD) 40,07 43,15 44,58 78,71

Tỷ lệ tăng (%) 7,21 7,69 3,31 76,56

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombankqua các năm 2007 - 2010)

Về tổng nguồn vốn, mặc dù trước tình hình cạnh tranh gay gắt nhưng với nỗ

lực trong hoạt động của mình VFC cũng đã có được sự tăng trưởng về tổng nguồn vốn, năm 2007 đạt 40,07 triệu USD, năm 2009 con số này đã tăng lên là 44,58 triệu USD, đặc biệt tỷ lệ tăng trưởng về tổng tài sản năm 2010 đạt 76.54%, đưa tổng nguồn vốn của Vinafico lên tới 78,71 triệu USD.

Biểu đồ 2.7. Tổng nguồn vốn của Vinafico các năm từ 2007 đến 2010

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank qua các năm 2007-2010)

Hoạt động tín dụng: Dư nợ tín dụng của VFC trong năm 2009 là 1,67 triệu

HKD trong đó nợ xấu là 0,43 triệu USD – một tỷ lệ quá cao, tuy nhiên con số này đã giảm gần 26.110 USD so với cuối năm 2008. Sang năm 2010 dư nợ tín dụng giảm còn 1,2 triệu USD. Nguyên nhân là do, cơ cấu khách hàng tín dụng hiện tại của VFC còn yếu và nhiều rủi ro, công ty gặp khó khăn trong việc phát triển khách

hàng tín dụng, chỉ còn lại một số ít khách hàng tương đối tốt. Vì thế, năm 2010, VFC đã chủ động từng bước củng cố cơ cấu nợ, dừng việc cho vay để đảo nợ. Hiện

công ty đang phát triển sản phẩm tín dụng mới kết hợp với Vietcombank, dự kiến dư nợ có thể tăng thêm 1,5 – 2 triệu USD trong thời gian tới.

Hoạt động tiền gửi: Công ty thực hiện huy động tiền gửi trên thị trường

Hồng Kông. Với tình hình cạnh tranh gay gắt, lượng tiền gửi huy động được từ khách hàng có xu hướng giảm xuống.

Hoạt động dịch vụ: Hiện tại VFC có cung cấp cả dịch vụ thanh toán xuất

nhập khẩu và một số dịch vụ khác tại thị trường Hồng Kông. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Công ty trong năm 2009 là 56,63 triệu USD.

Thu nhập từ các hoạt động chính của Vinafico: Qua bảng 2.5 dưới đây chúng ta có thể thấy, đóng góp lớn nhất vào thu nhập của Vinafico là thu lãi tiền gửi, tiếp đến là thu từ dịch vụ. Tuy nhiên, doanh thu từ dịch vụ hiện nay của VFC chưa xứng với tiềm năng. Công ty đang tăng cường quan hệ đại lý với các ngân hàng tại Hồng Kông và tranh thủ sự hỗ trợ của Vietcombank để tăng thu nhập từ mảng dịch vụ. Năm 2010, trước diễn biến theo chiều hướng xấu của lãi suất tại thị

trường Hồng Kông (giảm xuống mức kỷ lục), thu từ lãi tiền gửi đã giảm xuống từ 258 nghìn USD (năm 2009) xuống còn 243 nghìn HKD, tức là giảm 5,81%.

Bảng 2.15. Thu nhập từ các hoạt động chính của Vinafico (nghìn USD)

Chỉ tiêu 2009 2010

Thu lãi tiền gửi 258 243

Thu lãi cho vay 63 76

Thu từ dịch vụ 118 154

Thu khác 20 66

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombankqua các năm 2009, 2010)

Lợi nhuận thu được của Vinafico:

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009, lợi nhuận thu được của Vinafico có xu hướng giảm dần.

Bảng 2.16. Lợi nhuận thu được trước thuế của Vinafico từ năm 2006 – 2010

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Lợi nhuận (nghìn USD) 438,6 114,9 107 -52,2 33,1

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombankqua các năm 2006 - 2010)

Qua theo dõi kết quả một số mặt hoạt động kinh doanh của Vinafico ở phía trên, chúng ta có thể thấy rằng, từ năm 2006 đến năm 2008, mặc dù vẫn có lãi

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w