thương Việt Nam trong thời gian qua
Trải qua hơn 48 năm phấn đấu và phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã không ngừng vươn lên, trở thành Ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như quản lý và kinh doanh vốn, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, công nghệ Ngân hàng… Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có trình độ cao và tác phong chuyên nghiệp, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như đông đảo khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn giữ vững vị thế là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án, kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, Ngân hàng điện tử… Với thế mạnh về công nghệ, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là Ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ Ngân hàng và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa Ngân hàng tới gần khách hàng” như: Internet banking, VCB- Money (Home banking), SMS Banking, Phone banking…
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn giữ vững vai trò chủ chốt trong việc phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế của đất nước. Trong nhiều năm liên tiếp, doanh số xuất nhập khẩu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Về lĩnh vực thanh toán thẻ, hiện nay Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chiếm áp đảo trên 50% thị phần cả nước. Lĩnh vực cho vay chiếm 10% thị phần cả nước, tiền gửi chiếm 12%. Chính vì vậy, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng tăng trưởng liên tục, trung bình giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 đạt 16,5%, trong đó cao nhất là năm 2010 tăng 20,35% so với năm 2009. Đặc biệt, đến tháng 6 năm 2011, tổng tài sản của Ngân hàng đạt 344.091 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước, xấp xỉ đạt kế hoạch năm (Xem biểu đồ 2.1.).
Biểu đồ 2.1. Tổng tài sản của Vietcombank năm 2006 - tháng6/2011
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank qua các năm 2006-2010; Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank 6 tháng 2011)
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam liên tục đa dạng hóa loại hình đối với Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của thị trường. Ngoài các sản phẩm đối với Ngân hàng truyền thống, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam còn liên tục nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới phục vụ khách hàng trên thị trường bán buôn và bán lẻ như các loại thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán bằng VND, thành lập quỹ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển nghiệp vụ quản lý tài sản và đối với Ngân hàng điện tử cho khách hàng, trước mắt là cho các tổng công ty lớn…
Ngoài ra, có thể thấy, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là Ngân hàng năng động trên thị trường tiền tệ, ngoại hối với tư cách là thành viên mua/bán chính, đồng thời là cánh tay đắc lực trợ giúp cho Ngân hàng Nhà nước với việc điều chỉnh tỷ giá, lãi suất và ổn định giá trị VND.
Nhờ việc thực hiện tốt các kế hoạch đề ra, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã và đang tiếp tục đạt được những kết quả hoạt động kinh doanh đáng khích lệ, đứng vào hàng cao nhất trong số các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Không ngừng nỗ lực, sáng tạo vượt qua khó khăn thử thách, tiếp tục thực hiện phương châm “Tăng tốc - An toàn - Chất lượng - Hiệu quả” trong hoạt động kinh doanh, nhiều năm liền trở lại đây Vietcombank đã có những bước phát triển đột phá, đưa ngân hàng đạt các mức lợi nhuận kỷ lục, luôn dẫn đầu hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Lợi nhuận thu được năm sau cao hơn năm trước, đặc
biệt lợi nhuận sau thuế của năm 2009 đạt 3.944 tỷ VND, tăng vượt bậc so với năm 2008 là 46,51%, đây thực sự là mức tăng ấn tượng so với giai đoạn năm 2007-2008. Năm 2010, Vietcombank đạt lợi nhuận trước thuế 5.479 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2009 và vượt 22% kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông giao. Sáu tháng đầu năm 2011, trên cơ sở đánh giá và dự báo tình hình kinh tế vĩ mô cùng các yếu tố nội tại, VCB đã vượt qua khó khăn, thách thức và đạt lợi nhuận trước thuế 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 9,51% so với cùng kỳ năm trước.
Bảng 2.2. Lợi nhuận của Vietcombank 2007 – tháng 6/2011
Đơn vị: Tỷ VND
Năm
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
Tháng 6/2011
Lợi nhuận trước thuế 3.149 3.541 5.004 5.479 3.000
Lợi nhuận (LN) sau thuế 2.389 2.692 3.944 4.236 2.512
Mức độ tăng LN sau thuế 10,74% 12,68% 46,51% 7,40% 9,51%*
* So với cùng kỳ năm trước
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank qua các năm 2007, 2008, 2009, 2010; và báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank 6 tháng 2011)
Thời kỳ từ năm 2006 đến 6 tháng đầu năm 2011, mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng được sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã đạt được nhiều thắng lợi trong việc thực hiện các công tác: huy động vốn, công tác tín dụng và xử lý nợ, công tác thanh toán và kinh doanh ngoại tệ, công tác phát triển hệ thống và công nghệ, công tác đối ngoại…
2.1.3.1. Nguồn vốn
Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn coi công tác huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn có sự đổi mới trong các hình thức huy động, khuyến khích khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng.
Các hình thức huy động vốn được sử dụng chủ yếu hiện nay ở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là: tiết kiệm dân cư, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu vô danh, trái phiếu đích danh…với thời hạn linh hoạt và lãi suất thích hợp. Nhưng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong những năm 2007-2008 đứng trước những thách thức lớn. Một là, các ngân hàng TMCP liên tục đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn với những sản phẩm bán lẻ trong nước phong phú, đa dạng để thu hút khách hàng. Hai là, tiền gửi của các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đang có xu hướng giảm dần do không ít tập đoàn, tổng công ty lớn chuyển dịch sang các Ngân hàng nước ngoài và sang các công ty tài chính, các tổ chức tín dụng do chính tổng công ty thành lập hoặc có vốn đầu tư. Trước tình hình đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã ngay lập tức có những đổi mới cần thiết trong chính sách huy động vốn, chính vì vậy, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn là ngân hàng TMCP có nguồn vốn lớn nhất Việt Nam và có nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm. Cụ thể là tổng vốn huy động tại thời điểm 31/12/2008 đạt 196.507 tỷ đồng, tăng 10,2% so với 2007, trong đó vốn huy động từ nền kinh tế đạt 159.989 tỷ đồng. Đồng thời, Trong năm 2008, để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán. Mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, tổng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2008 vẫn tăng trưởng ở mức 9,9%. Huy động vốn trực tiếp từ nền kinh tế tăng 10,5%, trong đó tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ dân cư đạt 15,44%, cao hơn hẳn tốc độ tăng của năm 2007 (8,09%).Với chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa dạng về các sản phẩm huy động vốn, công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo đủ nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc tại NHNN.
Sang đến năm 2009, trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, ngay từ đầu năm Ban Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã quán triệt trong toàn hệ thống coi công tác huy động là một trong những những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt trong năm.
Ban lãnh đạo cũng đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trong hệ thống nhằm tập trung nguồn lực cho công tác huy động và kinh doanh vốn. Kết quả cụ thể như sau: Tổng huy động vốn từ hai thị trường (I và II) của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2009 tăng 17,5%. Huy động từ nền kinh tế (thị trường I) đạt 169.457 tỷ quy đồng, tăng 5,9% so với cuối năm 2008. Huy động VND từ khách hàng (thị trường II) tăng 18,8% so với năm trước. Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt, huy động vốn tiền gửi của dân cư vẫn có mức tăng trưởng khá tốt (+34,5%) là nhờ vào các chương trình huy động vốn trải đều trong năm, và sự cố gắng, nỗ lực của hầu hết các chi nhánh trong hệ thống.
Năm 2010, Dự báo trước tình hình sẽ xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trong hoạt động huy động vốn, ngay từ đầu năm Vietcombank đã xác định mục tiêu tăng cường huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của năm. Triển khai nhiệm vụ này, trong năm 2010, Vietcombank đã giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng chi nhánh, đồng thời tích cực đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn có lãi suất hợp lý, đi kèm các chương trình khuyến mại, đầu tư cho hệ thống công nghệ thích đáng, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh huy động vốn. Các chi nhánh Vietcombank đã chủ động trong việc xâm nhập thị trường, tiếp cận và chăm sóc khách hàng chu đáo. Kết quả là, nguồn vốn của Vietcombank tăng trưởng rất tốt. Huy động từ nền kinh tế đạt hơn 208.320 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2009 - đây là mức cao nhất trong vòng 5 năm, đạt kế hoạch do HĐQT đề ra. Huy động vốn VND liên tục tăng trưởng cao và đều đặn. Đặc biệt trong năm 2010, huy động vốn từ dân cư đạt kết quả khá khả quan với số dư đạt 98.880 tỷ quy đồng, tăng 28,5% so với năm trước. Số dư huy động từ TCKT đạt 108.172 tỷ, tăng 16,3%. Huy động vốn từ liên ngân hàng đạt 69.600 tỷ quy đồng, tăng 13,3% so với năm 2009. Năm 2010, tổng vốn huy động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đạt 284.002 tỷ VND, tăng 23% so với năm 2009. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm 2006-2010. Phát huy sự tăng trưởng này, 6 tháng đầu năm 2011, tổng vốn huy động của ngân hàng đã đạt 288.830 tỷ VND, tăng 1,7% so với cuối năm 2010.
Biểu đồ 2.2. Tổng vốn huy động của Vietcombank 2006 – tháng 6/2011
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010; và Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank 6 tháng 2011)
Trong thời gian tới, khi áp lực cạnh tranh trong huy động vốn càng trở lên gay gắt, để nguồn vốn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tăng trưởng ổn định và bền vững đòi hỏi toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam phải nỗ lực tìm các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời thực thi khẩn trương và nghiêm túc chủ trương của Ban lãnh đạo về việc đa dạng hóa cơ cấu đội ngũ khách hàng, trong đó chú trọng phát triển đối tượng khách hàng bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.1.3.2. Sử dụng vốn
Nguồn vốn tăng trưởng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và khai thác hiệu quả các nguồn vốn. Vốn tín dụng của Vietcombank luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhiều ngành trong nền kinh tế, góp phần nhất định trong việc phát triển của nhiều vùng, địa phương trên cả nước. Vietcombank cũng được biết đến là ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho các dự án lớn của đất nước thuộc các ngành quan trọng như dầu khí, điện lực, sắt thép, xăng dầu, thủy điện và nông nghiệp v.v…Đồng thời, Vietcombank cũng là ngân hàng cung ứng lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay trong nền kinh tế.
Trong các năm qua, dư nợ tín dụng của Vietcombank luôn vượt kế hoạch đặt ra của ngân hàng, từ năm 2006 đến năm 2010 tăng trưởng trung bình 27,52%. Riêng năm 2010, dư nợ tín dụng đạt 176.814 tỷ đồng, tăng 25% so với cuối năm 2009. Dư
nợ ngắn hạn có sự bứt phá mạnh mẽ, tăng 30,7% so với cuối năm 2009, trong khi dư nợ trung dài hạn chỉ tăng 18,8%, vì vậy Vietcombank đã kiểm soát được tốc độ tăng trưởng tín dụng trung dài hạn theo đúng hướng nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng quy định về “tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn”. Sang đến năm 2011, sau 6 tháng đầu năm, dư nợ tín dụng đạt 190.301 tỷ đồng, tăng 8,4%, trong giới hạn tăng trưởng cho phép của NHNN (xem bảng 2.3 và biểu đồ 2.3).
Bảng 2.3. Dư nợ và tổng Tài Sản của Vietcombank năm 2006-2011
Đơn vị: tỷ VND Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tháng 6/2011 Dư nợ 67.743 97.656 112.793 141.621 176.814 190.301 Tổng Tài sản 167.128 197.363 222.090 255.496 307.496 344.991 Dư nợ/Tổng tài sản (%) 40,53 49,50 50,80 55,40 57,50 55,16
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010; và Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank 6 tháng 2011)
Biểu đồ 2.3. Dư nợ và tổng Tài Sản của Vietcombank năm 2006-2011
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010; và Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank 6 tháng 2011)
Chất lượng tín dụng của Vietcombank luôn được quan tâm và chú trọng. Bám sát định hướng hoạt động tín dụng từ năm 2007 là “Tăng cường công tác
khách hàng, tiếp tục nâng cao chiến lược tín dụng và hướng tới chuẩn mực quốc tế”, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã triển khai thực hiện mô hình tín dụng mới trong toàn hệ thống. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa các quy trình, quy chế và nâng cao các công cụ quản lý như: ban hành Quy trình xét duyệt cho vay trên 10% vốn tự có, hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp cho phù hợp hơn với thực tế, bước đầu xây dựng danh mục tín dụng cho toàn hệ thống, thực hiện phân loại nợ theo điều 7 – Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước …Nhờ vậy, chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong những năm qua được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ cho vay thấp hơn kế hoạch đề ra. Năm 2010, tỷ lệ này đạt 2,83% thấp hơn so với kế hoạch (3,5%).
Hoạt động tín dụng của Vietcombank luôn được đánh giá là phát triển cân đối và hài hoà trong cơ cấu danh mục theo khách hàng, theo kỳ hạn, theo ngành và chú trọng quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng cũng thường xuyên được kiểm soát, đảm bảo cân đối giữa cho vay với khả năng nguồn vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản, tối đa hoá lợi nhuận.
Ngoài hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh vốn của Vietcombank cũng được đánh giá là khá năng động trên thị trường liên ngân hàng vừa để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh khoản của hệ thống và tối ưu hoá việc sử dụng vốn. Đồng thời qua hoạt động này, Vietcombank đã hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM, góp phần bình ổn thị trường tiền tệ. Tính đến 31/12/2010, số dư tiền gửi và cho vay của Vietcombank trên thị trường liên ngân hàng đạt gần 88.000 tỷ đồng, tăng 21% so