Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 32 - 33)

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được thành lập ngày 01/04/1963 theo Nghị định số 115-CP ngày 30/10/1962 của hội đồng Chính Phủ. Trải qua hơn 45 năm hoạt động, Ngân hàng Ngoại Thương thăng trầm cùng lịch sử đất nước và hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Khi mới thành lập, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là một bộ phận nằm trong Ngân hàng Nhà nước, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ đối ngoại cho Chính phủ như tiếp nhận hàng viện trợ, nhập khẩu lương thực, thuốc men. Trong thời gian này, Ngân hàng chủ yếu thực hiện theo chỉ tiêu pháp lệnh của Chính Phủ.

Ngày 14/11/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 403/CT chuyển Ngân hàng Ngoại Thương theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 thành Ngân hàng thương mại quốc doanh, lấy tên là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, gọi tắt là Ngân hàng Ngoại Thương. Theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 286/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996, Ngân hàng Ngoại Thương đã được thành lập theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định theo Quyết định số 90/TTG ngày 07/03/1994 theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ nhằm hợp tác kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Ngân hàng Ngoại Thương, đáp ứng nhu cầu của toàn nền kinh tế.

Ngày 21/09/2005 Thủ tướng Chính phủ đưa ra quyết định 230/2005/QĐ-TTg việc thí điểm cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, việc cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương hướng tới các mục đích: Tăng cường năng lực quản trị điều hành và hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh

doanh và sử dụng vốn; Tăng cường năng lực tài chính đảm bảo an toàn hoạt động và phát triển Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Nâng cao sức cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; và duy trì Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một trong những Ngân hàng có vai trò chủ đạo trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Trải qua quá trình phấn đấu không mệt mỏi, cùng với những nỗ lực của mình, năm 2007, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã cổ phần hóa thành công nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ Nhà nước sở hữu vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không thấp hơn 70%. Và cũng chính từ dấu mốc lịch sử quan trọng này, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.

Trong môi trường cạnh tranh mới, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã không ngừng phấn đấu, phát triển, liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Với những nỗ lực của mình, NGÂN HÀNG TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, là thành viên Hiệp hội Ngân hàng Châu Á. Trong nhiều năm liên tiếp, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong năm” do tạp chí “The Banker” bình chọn, và đồng thời cũng được công nhận là “Ngân hàng nội địa cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam” do tạp chí Tạp chí Trade Finance bình chọn, và cùng với đó là nhiều giải thưởng do Chase Mahattan Bank, New York, USA bình chọn. Năm 2010, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã được hội đồng Thương hiệu Quốc gia trao tặng giải thưởng “Thương hiệu quốc gia 2010”, thương hiệu Vietcombank được bình chọn là “Thương hiệu dẫn đầu” trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 32 - 33)