Định hướng phát triển của Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 79 - 81)

hàng phát triển Lào, Ngân hàng Ngoại thương Campuchia … (FTB), Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia (RDB) và Ngân hàng Canadia (Canadia Bank – Campuchia) đã ký kết thoả thuận hợp tác nhằm đẩy mạnh mối quan hệ đa phương vì lợi ích của các ngân hàng nói riêng và vì sự phát triển của ba quốc gia nói chung, thúc đẩy các thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực ngân hàng.

Nhìn chung, nền kinh tế tại Lào đang phát triển nhanh trên nhiều lĩnh vực, các hoạt động về tài chính cũng khá sôi động, nhu cầu về thanh toán, vay vốn, sử dụng vốn của các doanh nghiệp và cá nhân là rất lớn, trong khi thị trường cung về hoạt động tiền tệ tại Lào còn thấp nên chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tiềm năng của thị trường … Bên cạnh đó, quan hệ giao thương của khách hàng tại khu vực biên giới, toàn Lào cũng như sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam – Lào ngày càng gia tăng và mở rộng nên việc nghiên cứu và tìm hiểu cơ hội xuất khẩu dịch vụ tài chính tại thị trường Lào là rất cần thiết đối với Vietcombank nhằm tạo bước tiến mới trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh nói chung, xuất khẩu dịch vụ tài chính nói riêng và tiếp tục tích luỹ kinh nghiệm để thực hiện mở rộng phạm vi hoạt động của Ngân hàng sang các quốc gia khác, đạt được các mục tiêu phát triển cao hơn trong tương lai.

Xuất khẩu dịch vụ tài chính của Vietcombank sang thị trường Lào đã có theo các phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới, tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ nhưng chưa có theo phương thức hiện diện thương mại. Vietcombank có thể phát triển xuất khẩu dịch vụ tài chính sang Lào trên cơ sở một số ngân hàng Lào đã có quan hệ hợp tác lâu năm với Vietcombank, có tài khoản thanh toán mở tại Vietcombank.

3.1.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Nam

Trong các năm tới, nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ phục hồi và tăng trưởng, song khả năng tăng chậm và sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn sau thời kỳ khủng hoảng. Lạm phát và lãi suất quốc tế sẽ có xu hướng tăng, luồng vốn đầu tư tiếp tục đổ vào các thị trường mới nổi. Không nằm ngoài xu thế của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng sẽ tiếp tục phải đối diện

với nhiều khó khăn, thách thức: lạm phát tăng cao, tình hình lãi suất, tỷ giá biến động phức tạp. Chính phủ đặt mục tiêu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu cho thời gian tới. Việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước sẽ theo hướng thận trọng, thắt chặt; kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán, tín dụng cho nền kinh tế; kiềm chế lạm phát nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Trong thời gian tới cũng sẽ là những năm quan trọng để các ngân hàng Việt Nam hoạt động theo các quy định của Luật TCTD mới. Việc giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các TCTD thông qua Luật mới sẽ theo xu hướng chặt chẽ hơn, yêu cầu cao hơn.

Trên cơ sở phân tích môi trường hoạt động kinh doanh, bám sát định hướng điều hành nền kinh tế của Chính phủ và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, quán triệt phương châm “Tăng tốc - An toàn - Hiệu quả - Chất lượng” và với quan điểm chỉ đạo điều hành “Linh hoạt, quyết liệt”, Vietcombank đã xác định định hướng phát triển của mình cụ thể. Giai đoạn 2010 -2020 là giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển 10 năm đưa Vietcombank trở thành tập đoàn tài chính đa năng nằm trong top 70 các định chế tài chính lớn nhất châu Á và giữ vị thế hàng đầu tại Việt Nam. Vietcombank đã xác định nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Công tác huy động vốn tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu. Đặt nhiệm vụ huy động vốn làm nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu nhằm mở rộng và tăng quy mô hoạt động. Củng cố và duy trì các mối quan hệ với khách hàng truyền thống, chủ động tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng, đẩy mạnh huy động vốn bán lẻ. Cải tiến, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới (trong đó cần lưu ý đến yếu tố pháp lý và cơ chế triển khai), đi kèm lãi suất hợp lý nhằm phục vụ khách hàng, tăng nguồn huy động cho ngân hàng

Tăng cường hoạt động Ngân hàng bán buôn, đẩy mạnh mảng hoạt động

Ngân hàng bán lẻ nhằm cải thiện cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn theo hướng tăng tính ổn định và phân tán rủi ro. Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, gia tăng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ - ngoài lãi. Giữ vững thế mạnh hoạt động kinh doanh ngoại hối. Giữ vững thị phần thanh toán xuất nhập khẩu. Tăng tính cạnh tranh về sản phẩm. Giữ thị phần về kinh doanh thẻ bên cạnh việc duy trì đà tăng trưởng. Duy trì và phát triển dịch vụ thẻ cả về thanh toán lẫn phát hành theo hướng

nâng cao chất lượng chủ thẻ và chất lượng dịch vụ thẻ, phát triển theo chiều sâu bên cạnh việc mở rộng quy mô hoạt động. Mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ để đẩy mạnh doanh số thanh toán POS, hưởng ứng tích cực Đề án thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng nhà nước;

Tăng cường công tác quản trị rủi ro, kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo an toàn trong hoạt động. Tiếp tục chú trọng nâng cao kỹ năng quản trị rủi ro trong toàn hệ

thống, Tăng cường quản trị rủi ro tác nghiệp. Nâng cao vai trò của bộ máy kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Ban hành và hoàn thiện các quy trình, quy chế của

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 79 - 81)