Phát triển nhân lực tham gia công tác xuấtkhẩu dịch vụ tài chính

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 82 - 85)

Quản trị nguồn nhận lực luôn cần phải đặt lên hàng đầu trong các vấn đề quản trị của ngân hàng. Nguồn nhân lực là nhân tố đảm bảo cho mọi thành công nói chung của ngân hàng, và thành công trong xuất khẩu dịch vụ tài chính nói riêng. Để thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính cần phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng trong đó chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để phát triển nguồn nhân lực cần chú trọng toàn diện tới mọi vấn đề, mọi khâu liên quan đến nguồn nhân lực:

Chính sách tuyển dụng cán bộ mới: Để đáp ứng nhu cầu thay đổi mô hình tổ

chức và khối lượng công việc ngày càng tăng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tiếp tục có kế hoạch tuyển dụng mới hàng trăm cán bộ. Bên cạnh nhu cầu tuyển dụng cán bộ mới, có kết quả học tập tốt, có khả năng nắm bắt nhanh công việc, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần xây dựng chính sách tuyển

dụng đối với các cán bộ có năng lực quản lý, có kinh nghiệm làm việc tốt từ các Ngân hàng hoặc các cơ quan khác. Đặc biệt cần chú trọng thu hút nguồn nhân lực tại thị trường nhập khẩu các dịch vụ tài chính của ngân hàng để tạo điều kiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng dịch vụ của các ngân hàng thương mại. Muốn vậy, ngân hàng phải có chế độ, chính sách đãi ngộ nhân viên tốt, ít nhất ngang bằng với các tổ chức tài chính có cùng quy mộ tại thị trường đó.

Để việc tuyển dụng cán bộ hiệu quả, Vietcombank cần xây dựng những tiêu chuẩn cho các vị trí công việc cụ thể của ngân hàng. Những tiêu chuẩn này cần được lưu ý cập nhật thường xuyên, phù hợp với thực tế.

Chính sách giữ chân cán bộ cũ có năng lực, có kinh nghiệm: Tình trạng

thiếu các cán bộ quản lý có năng lực có kinh nghiệm đang diễn ra khá phổ biến tại hầu hết các chi nhánh. Trong khi đó vẫn có một số lượng cán bộ đã công tác lâu năm tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam lại chuyển sang làm việc tại các ngân hàng TMCP khác. Do thời gian đào tạo để có được một cán bộ tín dụng làm việc tốt thường lâu dài, vì vậy trên góc độ tiết kiệm chi phí, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần có chính sách thích hợp để giữ chân các cán bộ có khả năng làm việc và có kinh nghiệm nghề nghiệp.

Thực hiện cơ chế đãi ngộ cán bộ theo năng lực thực tế, vị trí công tác và

mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Xây dựng hệ thống bảng điểm chuẩn để đánh giá kết quả công việc, là thước đo chuẩn mực để đo kết quả thực hiện công việc. Thang, bảng điểm cần được mô tả hết sức chi tiết, đi đúng, đi trúng vào mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ, xác định rõ mức độ tham gia của từng thành viên. Thực hiện chi trả tiền lương kinh doanh theo kết quả công việc. Việc xây dựng một bảng điểm chuẩn đánh giá kết quả công việc sẽ là động lực thúc đẩy mô hình triển khai vận hành tốt, động viên người lao động cống hiến. Người lao động đạt năng suất, chất lượng cao sẽ có mức thu nhập cao hơn so với đồng nghiệp có cùng vị trí lao động. Mô hình này vừa bảo đảm việc tính lương, thu nhập cho người lao động tuân thủ các quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính về chi trả tiền lương, vừa vẫn bảo đảm thu hút, giữ chân được nhân tài.

Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại: Cung cấp dịch vụ ngân hàng

phạm vi quốc tế đòi hỏi cán bộ không ngừng nâng cao và cập nhật kiến thức mới. Vì vậy, công tác đào tạo và đào tạo lại cần được chú trọng thực hiện, vừa đảm bảo

trang bị các kiến thức cần thiết đối với các cán bộ ngân hàng nói chung vừa có chương trình đào tạo chuyên sâu đối với một số cán bộ có khả năng tiếp thu và ứng dụng tốt các kiến thức đã học vào công việc. Việc đào tạo cần phải có trọng tâm, trọng điểm, đào tạo chuyên ngành, không đào tạo đại trà.

3.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính xuất khẩu

3.2.3.1. Tiêu chuẩn hoá chất lượng dịch vụ tài chính

Ban hành, hoàn thiện quy trình của tất cả các dịch vụ tài chính mà ngân hàng cung cấp dần tiến tới hệ thống hoá và tiêu chuẩn hoá từng bước thực hiện dịch vụ, đảm bảo một dịch vụ được cung cấp ở bất kỳ chi nhánh nào dù ở thị trường trong nước hay ở thị trường nhập khẩu đều được cung cấp với một chất lượng chuẩn.

Điều này khiến việc thực hiện dịch vụ tài chính ở các chi nhánh trong nước và công ty con ngoài nước của Vietcombank trở nên dễ dàng. Các bước cung cấp dịch vụ được các quy trình hệ thống và tiêu chuẩn hoá giúp Vietcombank tiết kiệm chi phí mà vẫn dễ dàng duy trì tư tưởng phục vụ chủ đạo của mình ở nước ngoài và có thể đào tạo đội ngũ lao động nước sở tại để thực hiện các quy trình công việc đã được xác định rõ với các tiêu chuẩn rõ ràng. Các tiêu chuẩn dịch vụ càng cụ thể, khắt khe có tính đến yếu tố địa phương của thị trường nhập khẩu thì càng tạo điều kiện có thể đáp ứng những nhu cầu dịch vụ tài chính cao nhất, khó tính nhấtcủa các khách hàng, nhất là các khách hàng nước ngoài ở các thị trường mà nền tài chính của họ phát triển, chất lượng dịch vụ cao.

Chuẩn hoá quy trình của từng dịch vụ tài chính đồng thời tiến đến tạo ra sự đồng bộ, ăn khớp của tất cả các quy trình. Điều này giúp ngân hàng hạn chế được các rủi ro do việc thiếu quy trình hay quy trình không đồng bộ do một dịch vụ tài chính được cung cấp phải thực hiện đúng quy trình đề ra, hầu hết các trường hợp đều có tiêu chuẩn tại quy trình để đối chiếu.

Một ví dụ cụ thể đối với lợi ích của việc tiêu chuẩn hoá chất lượng dịch vụ cung cấp là việc hoàn thiện hệ thống chuẩn mực chấm điểm và xếp hạng tín dụng của Vietcombank. Xuất phát từ những yếu kém, tồn tại trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam như: việc đánh giá khách quan không nhất quán giữa các chi nhánh, phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của cá nhân; việc lưu giữ kết quả đánh giá khách hàng mang tính chất cục bộ, đồng thời tính dự báo về rủi ro của khách hàng còn hạn chế. Vừa qua, Ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam đã áp dụng hệ thống tính điểm và xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp lớn. Qua một thời gian hoạt động đã thấy rõ hiệu quả áp dụng của phương pháp này với ý nghĩa quản lý rủi ro tổng thể đó với một khách hàng, tăng cường tính tập thể, khách quan trong hoạt động tín dụng và mở rộng chủ quyền của các chi nhánh. Song để có một chính sách quản lý rủi ro đồng bộ đầy đủ thị việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng cần được áp dụng đối với cả cá nhân và các định chế tài chính. Bởi lẽ trong tương lai các dịch vụ, sản phẩm gắn liện với các đối tượng trên là rất phổ biến, do vậy, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần nhanh chóng áp dụng nội dung quản lý rủi ro nói trên.

3.2.3.2. Nghiên cứu phát triển những dịch vụ mới phù hợp với những đối tượng khách hàng khác nhau

Thực tế thương mại quốc tế luôn luôn vận động, kéo theo sự thay đổi trong nhu cầu dịch vụ tài chính của các chủ thể trong thương mại quốc tế. Vấn đề này đòi hỏi Vietcombank phải có chiến lược, chính sách nghiên cứu, phát triển những dịch vụ mới đáp ứng các nhu cầu mới đó. Công việc này đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, tiến hành bởi một bộ phận chuyên trách. Công tác nghiên cứu, phát triển dịch vụ mới đã được Vietcombank thực hiện trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, công tác này cần được đẩy mạnh hơn nữa nhất là tại công ty tài chính Vinafico và các chi nhánh nhất là các chi nhánh đặt tại các khu công nghiệp – nơi có nhiều doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính quốc tế cao.

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w