Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
82
Dung lượng
440 KB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU Là một hoạt động quan trọng được xác lập ngay từ ngày đầu thành lập KBNN Tỉnh Nghệ An, hoạt động thanh tra hiện nay đã không ngừng được củng cố về tổ chức hoạt động thanh tra; chất lượng cán bộ thanh tra; quy trình thanh tra không ngừng được đổi mới và dần được hoàn thiện. Kết quả thanh tra đã phản ánh, đánh giá tương đối đầy đủ tình hình triển khai hoạt động nghiệp vụ tại KBNN cấp dưới đồng thời qua thanh tra, đã uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời các tồn tại, sai sót trong hoạt động nghiệp vụ của các Kho bạc Nhà nước cấp dưới; cảnh báo được những rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, hoạt động thanh tra thực sự đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong sự phát triển đi lên và ngày càng vững mạnh của KBNN Nghệ An, là công cụ đắc lực, là bộ phận tham mưu không thể thiếu của Lãnh đạo trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động KBNN Nghệ An. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua hoạt động thanh tra KBNN vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định như kết quả thanh tra chưa phản ánh, đánh giá đầy đủ tình hình triển khai hoạt động nghiệp vụ tại KBNN cấp dưới; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, ý thức trách nhiệm chưa cao; kinh nghiệm tích luỹ kiến thức còn nhiều hạn chế, chưa chịu khó nghiên cứu để nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, chưa bao quát hết công việc được giao, nhiều cán bộ tự thỏa mãn với bản thân; khung pháp lý cho hoạt động thanh tra kho bạc còn thiếu; quy trình thanh tra chưa được hoàn thiện Là một cán bộ làm công tác thanh tra tại KBNN Nghệ An, Tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện hoạt động thanh tra do Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ An thực hiện” với mong muốn đưa ra những giải pháp có tính khoa học và thực tiễn nhằm góp phần vào sự hoàn thiện hoạt động thanh tra. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, hệ thống KBNN đã đạt được nhiều kết quả, đóng góp tích cực, có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng, đổi mới đất nước thông qua việc tập trung kịp thời, đầy đủ nguồn thu cho NSNN, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi của Chính phủ, huy động một lượng vốn lớn cho ngân sách và cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; KBNN đã cung cấp thông tin kịp thời, chính xác tình hình thu, chi ngân sách phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng quản lý và điều hành tài chính, quỹ NSNN. Là một hoạt động quan trọng được xác lập ngay từ ngày đầu thành lập ngành Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ An, hoạt động thanh tra hiện nay đã không ngừng được củng cố về chất lượng cán bộ thanh tra; quy trình thanh tra không ngừng được đổi mới, và dần được hoàn thiện. Kết quả thanh tra đã phản ánh, đánh giá tình hình triển khai hoạt động nghiệp vụ tại Kho bạc Nhà nước cấp dưới, uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời các tồn tại, sai sót trong hoạt động nghiệp vụ của các Kho bạc Nhà nước cấp dưới; cảnh báo được những rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, hoạt động thanh tra thực sự đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong sự phát triển đi lên và ngày càng vững mạnh của KBNN Nghệ An, là công cụ đắc lực, là bộ phận tham mưu không thể thiếu của Lãnh đạo trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động KBNN. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Tác giả Nguyễn Hữu Sơn – KBNN Quảng Nam với công trình nghiên cứu “Nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra tại KBNN cơ sở” được đăng trên Số báo 110, tháng 8 năm 2011, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia: công trình nghiên cứu này đã đánh giá được vai trò của công tác thanh tra đối với công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo; đồng thời nêu một số những tồn tài, khiếm khuyết và 2 một số nội dung cơ bản để nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra tại KBNN cơ sở tuy nhiên công trình nghiên cứu này nghiêm cứu chưa thật sâu; chưa đánh giá được đầy đủ các tồn tại của hoạt động thanh tra KBNN. Tác giả Nguyễn Tuấn Dũng-Học viện Tài chính với công trình nghiên cứu “Đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra Kho bạc Nhà nước đến năm 2020”: công trình nghiên cứu này đã chỉ ra được một số tồn tại, hạn chế của hoạt động thanh tra do Kho bạc Nhà nước Trung ương thực hiện đồng thời kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động thanh tra tuy nhiên công trình nghiên cứu này nghiêm cứu chưa thật sâu; chưa đánh giá được đầy đủ các tồn tại của hoạt động thanh tra KBNN; chưa tổng kết được nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan của các tồn tại hạn chế đó; công trình này cũng chưa đề ra được các giải pháp phù hợp. Ttác giả Lê Văn Hoàn – KBNN Bà Rìa Vũng Tàu với công trình nghiên cứu “Những thuận lợi, khó khăn và phương pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát của KBNN tỉnh; thành phố” được đăng trên Số báo 53, tháng 11 năm 2006, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia: công trình nghiên cứu này đã đánh giá được những thuận lợi; khó khăn của công tác kiểm tra, kiểm soát đồng thời đề ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác kiểm tra tại KBNN cơ sở tuy nhiên công trình nghiên cứu này nghiên cứu chưa thật sâu; chưa đánh giá được các tồn tại; nguyên nhân các tồn tại hạn chế của hoạt động thanh tra KBNN. 1.3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Hệ thống những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh tra do KBNN thực hiện. Đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra do KBNN Tỉnh Nghệ An thực hiện trong những năm vừa qua Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra do KBNN Tỉnh Nghệ An. 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu là: Phải có phướng hướng, giải pháp gì để hoàn thiện; nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra do KBNN Tỉnh Nghệ An thực hiện. 1.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu hoạt động thanh tra do thanh tra KBNN thực hiện. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu hoạt động do KBNN Tỉnh Nghệ An thực hiện. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập được từ thông tin nội bộ: Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia; KBNN Nghệ An các nguồn dữ liệu này được trích dẫn trực tiếp trong luận văn và được ghi chú trong phần tài liệu tham khảo 1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài Đề tài đã khái quát những lý luận chung về hoạt động thanh tra và nêu bật vai trò của hoạt động thanh tra do KBNN thực hiện đối với quá trình hoạt động của KBNN. Bằng lý luận và thực tiễn đã làm rõ vai trò của hoạt động thanh tra KBNN, phân tích thực trạng của thanh tra KBNN Tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay, những tồn tại trong hoạt động thanh tra KBNN Tỉnh Nghệ An và những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, vướng mắc đó. Trên cơ sở những tồn tại, vướng mắc của hoạt động thanh tra KBNN Tỉnh Nghệ An, đề tài đã đề xuất những giải pháp cơ bản để hoàn thiện hoạt động của Thanh tra KBNN Tỉnh Nghệ An và những kiến nghị để hoạt động Thanh tra có hiệu quả hơn. 1.8. Kết cấu của đề tài 4 Tên đề tài: “Hoàn thiện hoạt động thanh tra do Kho bạc Nhà nước Tỉnh Nghệ An thực hiện” Nội dung của đề tài gồm 4 chương: Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Chương 2: Lý luận chung về hoạt động Thanh tra do Kho bạc Nhà nước thực hiện Chương 3: Thực trạng hoạt động thanh tra do Kho bạc Nhà nước Nghệ An thực hiện Chương 4: Những giải pháp để hoàn thiện hoạt động thanh tra do Kho bạc Nhà nước Nghệ An thực hiện 5 CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA DO KHO BẠC NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN 2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TRA 2.1.1. Khái niệm thanh tra Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, Nhà nước đã xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng với sứ mạng lịch sử là duy trì trật tự xã hội. Để thực hiện được sứ mạng lịch sử đó, Nhà nước thể hiện sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động của xã hội. Nhiệm vụ cơ bản trong quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước là dự đoán, lập kế hoạch, tổ chức, động viên, điều hành, thanh tra, kiểm tra. Như vậy, thanh tra, kiểm tra luôn gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước. Hiện nay có một số quan niệm về thanh tra: Theo Giáo trình Thanh tra tài chính – Học viện tài chính: “Thanh tra là hoạt động kiểm tra của tổ chức thanh tra nhà nước đối với đối tượng thanh tra nhằm phát hiện, chấn chỉnh những sai lầm, xử lý những vi phạm trong các hoạt động kinh tế - xã hội giúp cho bộ máy quản lý vận hành tốt” (9,tr.5) Theo Luật Thanh tra năm 2010: “Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân” (Điều 3 Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/10/2010). Từ những khái niệm trên có thể hiểu, thanh tra là hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá, xử lý của chủ thể quản lý với đối tượng quản lý nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, chính sách chế độ của Nhà nước và các quy định của cơ quan, tổ chức. 6 Thanh tra là hoạt động kiểm tra cho nên giữa thanh tra và kiểm tra có những điểm giống nhau: Thanh tra và kiểm tra đều có cùng mục đích là phát hiện, ngăn ngừa, xử lý những vi phạm pháp luật, quy chế, chế độ quản lý góp phần thúc đẩy các tổ chức, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thanh tra và kiểm tra đều phải xem xét hoạt động thực tế của đối tượng để phát hiện, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình một cách chính xác, khách quan, trung thực, xử lý sai phạm. Do đó, giữa thanh tra và kiểm tra có thể có cùng nội dung hoặc phương pháp tiến hành trong những phạm vi công việc nhất định. Tuy nhiên, giữa thanh tra và kiểm tra có sự khác nhau: Về chủ thể: Chủ thể của hoạt động thanh tra và kiểm tra là không giống nhau. Chủ thể của thanh tra là các tổ chức thanh tra chuyên trách về kiểm tra của Nhà nước. Đó là thanh tra nhà nước gồm các cơ quan thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành (thanh tra Ngân hàng, thanh tra Tài chính, Thanh tra Thuế, ). Trong hoạt động thanh tra, các cơ quan thanh tra có thể sự dụng các cán bộ ngoài ngành thanh tra tham gia nhưng điều quan trọng là những người tiến hành công tác thanh tra phải có tư cách pháp lý do cơ quan có thẩm quyền quyết định để khi cần thiết họ có thể sử dụng tối đa các quyền của mình đối với các đối tượng thanh tra. Chủ thể kiểm tra rộng hơn: bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thanh tra, Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức quần chúng và người lao động cũng có thể thanh tra trực tiếp kiểm tra. Cơ quan thanh tra nhà nước thực hiện việc kiểm tra đối với doanh nghiệp, cơ quan. Cơ quan thanh tra nhà nước không kiểm tra thường xuyên, mà kiểm tra theo vụ việc được phát hiện. Cơ quan này vừa kiểm tra, vừa có quyền xử lý kết quả kiểm tra đó. Như vậy có thể nói thanh tra là kiểm tra từ bên ngoài vào đối tượng; còn kiểm tra có khi do bản thân đối tượng đó thực hiện (tự kiểm tra), không nhất thiết do bên ngoài kiểm tra. 7 Về nội dung: Nội dung thanh tra thường là những vấn đề phức tạp, bao gồm những hành vi thuộc về quá khứ. Hoạt động thanh tra là kiểm tra ở giai đoạn sau khi các hoạt động giải quyết các “tồn đọng” trong quản lý; giải quyết các KNTC đối với các đối tượng kiểm tra vi phạm pháp luật. Có thể khẳng định, nội dung thanh tra thường là phức tạp, có những vấn đề bộc lộ ra bề nổi, song rất nhiều vấn đề bị che đậy bởi những vẻ bề ngoài khác nhau và khó nhận biết được bản chất của sự việc. Để có kết luận chính xác, những đánh giá đúng đắn về các vụ việc, đòi hỏi phải có thời gian, có nghiệp vụ thanh tra để kiểm tra, thu thập các tài liệu chứng cứ cần thiết. Nội dung hoạt động kiểm tra thường là những vấn đề trong hiện tại, dễ nhận biết thực chất của chúng hơn. Tất nhiên, nội dung kiểm tra bao gồm những nội dung cụ thể của kiểm tra trước, kiểm tra trong và kiểm tra sau khi các hoạt động kinh tế - xã hội phát sinh, cũng như việc kiểm tra thực hiện các chính sách, pháp luật, chế độ, thể lệ quản lý của Nhà nước, nhưng chủ yếu là kiểm tra thường xuyên trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra cũng dễ nhận biết thực chất của vấn đề, không đòi hỏi phải có những biện pháp nghiệp vụ phức tạp để xác minh tài liệu, chứng cứ mà vẫn có thể đánh giá đúng đắn và có kết luận chính xác. Về phạm vi: hoạt động kiểm tra diễn ra ở tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội, nó được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, ở mọi nơi với nhiều hình thức và phương pháp kiểm tra thích hợp với các yêu cầu, đặc điểm, nội dung hoạt động của những đối tượng kiểm tra. Phạm vi của hoạt động thanh tra hẹp hơn. Hoạt động thanh tra là kiểm tra ở giai đoạn sau khi các hoạt động kinh tế - xã hội đã phát sinh. Muốn xác minh hồ sơ, tài liệu, thu thập chứng cứ đầy đủ để đánh giá đúng, kết luận chính xác, khách quan những nội dung cần thanh tra cũng cần phải kiểm tra các giai đoạn trước và trong khi thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội với các chính sách, pháp luật, chế độ liên quan. 8 Kiểm tra của hoạt động thanh tra dựa vào các số liệu, sổ sách thống kê, kế toán, các báo cáo quyết toán đã ghi chép, tính toán, phản ánh cả quá trình phát sinh các nghiệp vụ kinh tế - tài chính theo thời gian và không gian của chúng. Nói khác đi, tài liệu, số liệu thanh tra tác động tới là những tài liệu, số liệu của quá khứ, khi các hoạt động kinh tế - xã hội đã kết thúc. Về thời gian: Hoạt động thanh tra thời gian thường dài hơn. Về hình thức tổ chức: Để tiến hành hoạt động thanh tra phải thành lập Đoàn và Đoàn thanh tra thực hiện trình tự thanh tra theo quy định của pháp luật. Đối với kiểm tra có thể thành lập Đoàn hoặc không cần thành lập Đoàn, có khi chỉ cần cấp dưới tự kiểm tra một hoặc một số nội dung và báo cáo kết quả bằng văn bản cho cấp trên. Công tác thanh tra và kiểm tra tuy có sự khác nhau, song đều là những hoạt động không thể thiếu được trong công tác quản lý của Nhà nước. Việc phân định giữa thanh tra và kiểm tra không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn trong việc tổ chức, chỉ đạo, để tránh tình trạng chồng chéo giữa công tác thanh tra và kiểm tra, giảm bớt phiền hà cho các tổ chức và cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra 2.1.2. Sự cần thiết của hoạt động thanh tra Thanh tra luôn gắn với Nhà nước, là một hoạt động không thể tách rời của cơ quan nhà nước, sự cần thiết khách quan của hoạt động thanh tra được bắt nguồn từ các lý do cơ bản sau: Thứ nhất, Thanh tra là chức năng chủ yếu của quản lý nhà nước. Thanh tra, kiểm tra là một khâu của quá trình quản lý, có vai trò quan trọng trong việc kiểm định và đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, đề xuất biện pháp hoàn thiện cơ chế chính sách. 9 Thứ hai, Thanh tra là phương thức đảm bảo trật tự kỷ cương trong quản lý, góp phần tăng cường pháp chế XHCN. Hoạt động của thanh tra là phát hiện, phòng ngừa và xử lý vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước, vi phạm các quy tắc, quy trình của các cơ quan tổ chức; giải quyết khiếu nại tố cáo đảm bảo cho pháp luật được thực thi đúng đắn. Thứ ba, Thanh tra là một phương thức góp phần bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân. Ở nước ta quyền lực thuộc về nhân dân, Nhà nước có nghĩa vụ chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp cho nhân dân, nhân dân thực hiện quyền kiểm tra giám sát thông qua nhiều con đường, trong đó có hoạt động các cơ quan nhà nước do mình bầu ra, và thông qua quyền trực tiếp khiếu nại tố cáo, hoạt động của các cơ quan thanh tra là một phương thức đảm bảo các quyền dân chủ này. Vai trò của hoạt động thanh tra do KBNN thực hiện: Một là, Bảo đảm an toàn hệ thống KBNN Trong hệ thống tài chính quốc gia, KBNN giữ vai trò quan trọng và đảm nhiệm chức năng quản lý các quỹ tài chính nhà nước, trong đó có quỹ NSNN, huy động và tập trung nguồn ngân quỹ cho nhà nước và đầu tư phát triển. Trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống KBNN ở nước ta, phát triển KBNN ổn định, an toàn và hiện đại đạt mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý NSNN, đảm bảo tính công khai, minh bạch và khả năng kiểm tra, giám sát ngân sách và các hoạt động khác của KBNN, đã đặt ra yêu cầu tăng cường tổ chức và hoạt động thanh tra KBNN để giữ an toàn hệ thống. Trong những năm qua, một trong những mục đích đầu tiên của hoạt động thanh tra KBNN là đảm bảo tính an toàn hệ thống để các KBNN hoạt động đúng quy định của Ngành, của Bộ Tài chính và đúng Luật. Hai là, tăng cường kỷ cương pháp luật trong quản lý quỹ NSNN và hoạt động KBNN. 10 [...]... rõ ràng và minh bạch, có cơ chế giám sát việc thực hiện hoạt động thanh tra Hoạt động thanh tra cần tuân theo thời hạn nhất định và tiến hành đúng lúc Công khai dân chủ là một giải pháp phòng chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra Hoạt động thanh tra không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra: hoạt động thanh tra là một loại hoạt động 14 của bộ máy... xã hội Do vậy nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động thanh tra cần có sự phối kết hợp tốt với đối tượng thanh tra để tổ chức hoạt động thanh tra một cách phù hợp với điều kiện thực tế, thời gian và hoàn cảnh của đơn vị, không làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh hay tổ chức điều hành vốn có của cơ quan đơn vị được thanh tra 2.2 THANH TRA KBNN 2.2.1 Đặc điểm hoạt động thanh tra KBNN Thanh tra KBNN... cuộc thanh tra Phương pháp tổ chức hoạt động thanh tra bao gồm các hoạt động sau: tổ chức chuẩn bị các điều kiện về vật chất; con người trước khi thanh tra; hoạt động điều hành đoàn thanh tra của trưởng đoàn thanh tra; hoạt động tác nghiệp của đoàn 25 viên thanh tra như sử dụng các phương pháp nghiệp vụ thanh tra để tiến hành thanh tra; cụ thể như sau: Căn cứ vào những khảo sát về đối tượng thanh tra; ... tượng thanh tra; lập kế hoạch thanh tra phù hợp với tình hình thực tế của đối tượng thanh tra; bố trí thành viên đoàn thanh tra và trưởng đoàn thanh tra phù hợp cho cuộc thanh tra Hoạt động điều hành của trưởng đoàn thanh tra: vai trò trưởng đoàn thanh tra KBNN là rất quan trọng; quyết định việc thành công hay không của cuộc thanh tra như: Trước khi thanh tra; trưởng đoàn thanh tra phải chuẩn bị đầy đủ... quả của thanh tra KBNN là những báo cáo, kết luận, giải quyết xử lý không chỉ có giá trị đối với đơn vị được thanh tra mà còn có tác dụng chung trong hệ thống quản lý tài chính, ngân sách nhà nước Tính đa dạng của thanh tra KBNN biểu hiện ở sự việc thanh tra, đối tượng thanh tra, loại hình thanh tra, phương pháp thanh tra là khác nhau, như: thanh tra công tác quản lý an toàn kho quỹ; thanh tra công... hoạt động nghiệp vụ tại các KBNN cấp dưới triển khai đúng chế độ quy định Hoạt động thanh tra KBNN Nghệ An là loại hoạt động tổng hợp và đa dạng vì trong quá trình thanh tra tại các KBNN cấp dưới liên quan đến nhiều ngành; nhiều cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An có quan hệ với NSNN, tài chính, tài sản của Nhà nước 19 Phạm vi hoạt động thanh tra KBNN Nghệ An bao trùm hầu hết các hoạt động nghiệp vụ và hoạt. .. tiến hành, thời gian thực hiện Hai là giai đoạn thực hiện thanh tra Công bố quyết định thanh tra: trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với KBNN huyện; công bố đầy đủ nội dung quyết định thanh tra và nêu rõ mục đích, yêu cầu, cách thức làm việc, kế hoạch tiến hành thanh tra việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản Thực hiện thanh tra: là quá trình sử... tổ chức, cá nhân được thanh tra KBNN vừa là đối tượng thanh tra vừa là chủ thể quản lý Khác với hệ thồng thanh tra khác, thanh tra KBNN thực chất là hoạt động thanh tra nội bộ, thanh tra KBNN là một chức năng thiết yếu của KBNN và phạm vị quản lý của KBNN mở rộng đến đâu thì phạm vi thanh tra KBNN cũng được mở rộng đến đó Tổ chức và cá nhân được thanh tra KBNN hiện nay chỉ là thanh là 16 KBNN các cấp,... Thanh tra luôn gắn với nhà nước, lịch sử đã chứng minh, có nhà nước là có thanh tra, công cụ kiểm tra giám sát phục vụ yêu cầu quản lý của nhà nước, giúp nhà nước quản lý kinh tế xã hội Hoạt động thanh tra KBNN gắn bó hữu cơ với thẩm quyền quản lý Nhà nước của KBNN, đây là vấn đề quan trọng có quan hệ đến hiệu quả và hiệu lực thanh tra KBNN, do vậy phải phát huy hết vai trò của KBNN các cấp trong hoạt. .. Lập biên bản thanh tra: Trưởng đoàn thanh tra lập Biên bản thanh tra với Giám đốc KBNN huyện Biên bản thanh tra nêu rõ kết quả từng nội dung thanh tra; nguyên nhân, chứng cứ để kết luận Gia hạn thanh tra: Trường hợp cần thiết phải tăng thêm thời hạn thanh tra, trưởng đoàn thanh tra báo cáo người ra quyết định thanh tra quyết định gia hạn và chỉ tiến hành khi có quyết định chính thức Thực hiện chế độ . Thanh tra do Kho bạc Nhà nước thực hiện Chương 3: Thực trạng hoạt động thanh tra do Kho bạc Nhà nước Nghệ An thực hiện Chương 4: Những giải pháp để hoàn thiện hoạt động thanh tra do Kho bạc Nhà. thanh tra chưa được hoàn thiện Là một cán bộ làm công tác thanh tra tại KBNN Nghệ An, Tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: Hoàn thiện hoạt động thanh tra do Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ An thực hiện . là thanh tra nhà nước gồm các cơ quan thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành (thanh tra Ngân hàng, thanh tra Tài chính, Thanh tra Thuế, ). Trong hoạt động thanh tra, các cơ quan thanh