(Nguồn: KBNN Nghệ An)

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra do kho bạc nhà nước tỉnh nghệ an thực hiện (Trang 46)

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện kế hoạch thanh tra những năm qua; hoạt động thanh tra còn những tồn tại nhất định như khi tiến hành thanh tra, cán bộ thanh tra chưa bám sát các kế hoạch được xây dựng; các kiến nghị thanh tra còn chung chung; không có căn cứ nên rất khó khăn cho KBNN huyên triển khai thực hiện; Báo cáo kết quả thanh tra chưa bám sát nội dung, kế hoạch tiến hành thanh tra, chưa

nhận xét, đánh giá về từng nội dung đã tiến hành thanh tra; chỉ rõ những vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm đối với những vi phạm; đưa ra những kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm; nêu rõ các quy định pháp luật làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm, tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm; Qua kết quả thanh tra phần lớn chưa đánh giá được tình hình triển khai hoạt động nghiệp vụ tại đơn vị và cảnh báo được những rủi ro có thể xảy ra, dẫn đến không ít trường hợp có những vi phạm xẩy ra, nhưng thanh tra không phát hiện được đến khi, các đơn vị ngoài ngành vào Thanh tra kiến nghị mới tiến hành các biện pháp để khắc phục.

3.2.2. Phương pháp tổ chức thanh tra

Việc đa đạng hoá các phương thức thanh tra đã được KBNN Nghệ An thực hiện trong các năm gần đây với các hình thức thanh tra như thanh tra thường xuyên, thanh tra đột xuất.

- Phương thức thanh tra thường xuyên:

Là loại hình thanh tra được tiến hành theo kế hoạch đã định, hàng năm phải xây dựng kế hoạch thanh tra trình lãnh đạo phê duyệt.

Đây là phương thức thanh tra chủ yếu được sử dụng trong hoạt động thanh tra của KBNN Nghệ An

Phương thức thanh tra này được tuân theo một quy trình chặt chẽ gồm chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra; trong đó mỗi bước quy định chi tiết trình tự các công việc để triển khai thực hiện.

Đây là phương thức thanh tra truyền thống, được KBNN Nghệ An tiến hành từ trước tới nay, tại các đơn vị KBNN cơ sở, với mục đích: phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, sai phạm diễn ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ Kho bạc của từng cá nhân, đơn vị cấp dưới. Thông qua thanh tra đánh giá được những mặt làm được, làm tốt của đơn vị để phát huy, đồng thời phát hiện kịp thời những sơ hở, bất hợp lý của chính sách, chế độ đã ban hành từ đó kiến nghị, đề xuất các biện pháp bổ sung, sửa đổi kịp thời và dần hoàn thiện.

Việc tổ chức thanh tra tiến hành thường xuyên trong hệ thống KBNN. Đối với các đơn vị KBNN huyện; Mỗi đợt thanh tra thường xuyên được tiến hành tối đa 5 ngày.

Nội dung thanh tra tiến hành dàn trải trên nhiều lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ như: công tác quản lý thu chi quỹ NSNN, công tác kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tư XDCB, chương trình mục tiêu, công tác huy động vốn, công tác quản lý vốn, công tác an toàn kho quỹ; công tác tài chính nội bộ... Trong giai đoạn hiện nay việc thanh tra thường xuyên đã được KBNN Nghệ An tập trung vào tổ chức kiểm tra theo từng chuyên đề, từng lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, qua các đợt kiểm tra tổng hợp, đánh giá từng lĩnh vực hoạt động, những mặt làm được, làm tốt của các đơn vị, chấn chỉnh kịp thời các sai sót, phát hiện những sơ hở, chưa phù hợp trong chính sách chế độ, báo cáo Lãnh đạo, tham gia đề xuất với các đơn vị, cơ quan chức năng để bổ sung, sửa đổi.

- Thanh tra đột xuất:

Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện KBNN các huyện, cán bộ công chức có dấu hiệu vi phạm, hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết KNTC theo quy định.

Phương thức thanh tra này vẫn được tuân theo một quy trình gồm chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra; tuy nhiên quy trình thanh tra không chặt chẽ như thanh tra thường xuyên.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động thanh tra theo phương thức

(Đơn vị: số đợt được Thanh tra)

STT Phương thức Thanh tra Số đợt thanh tra

Năm 2008 Thanh tra thường xuyên 107

Thanh tra đột xuất 32

Năm 2009 Thanh tra thường xuyên 150

Thanh tra đột xuất 30

Năm 2010 Thanh tra thường xuyên 145

Thanh tra đột xuất 40

(Nguồn: KBNN Nghệ An)

Tổ chức cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra:

Hoạt đông thanh tra do KBNN Nghệ An thực hiện được thực hiện dựa trên sự phối hợp giữa Phòng Thanh tra và các phòng chuyên môn nghiệp vụ. Do vậy KBNN Nghệ An thường xuyên bố trí cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra đủ về số lượng đảm bảo chất lượng.

Nhận thức rõ vai trò, vị trí của công tác thanh tra, kiểm tra trong việc uốn nắn chấn chỉnh các tồn tài, sai sót trong các hoạt động KBNN, đảm bảo các hoạt động KBNN tuân thủ các quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính và KBNN, KBNN Nghệ An đã bố trí tương đối đầy đủ trang thiết bị, điều kiện làm việc cho cán bộ Thanh tra; công tác đào tào bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thanh tra ngày càng được quan tâm.

Tuy nhiên, qua tổng kết đánh giá những năm qua, do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, kinh nghiệm tích luỹ kiến thức còn nhiều hạn chế, chưa chịu khó nghiên cứu để nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, chưa bao quát hết công việc được giao, nhiều cán bộ tự thỏa mãn

với bản thân nên chất lượng hoạt động thanh tra chưa cao. Một số cán bộ làm công tác Thanh tra, kiểm tra chưa nắm vững quy định của nghiệp vụ theo từng thời điểm dẫn đến, trong quá trình kiểm tra gặp nhiều lúng túng, khó khăn khi đưa ra các kiến nghị, có những kiến nghị còn chung chung, nhiều trường hợp kiến nghị còn thiếu cụ thể, chưa thuyết phục. Dẫn đến khi đơn vị được kiểm tra thực hiện các kiến nghị của đoàn kiểm tra còn có nhiều khó khăn, nhiều ý kiến khác nhau hoặc không thực hiện được.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra do kho bạc nhà nước tỉnh nghệ an thực hiện (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w