Đánh giá hoạt động thanh tra do KBNN Nghệ An thực hiện

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra do kho bạc nhà nước tỉnh nghệ an thực hiện (Trang 51)

Bảng 2.4: Trình độ cán bộ thanh tra

3.3. Đánh giá hoạt động thanh tra do KBNN Nghệ An thực hiện

3.3.1. Ưu điểm

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, KBNN Nghệ An với chức năng nhiệm vụ ngày càng được mở rộng, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, tác động tới nhiều mặt của đời sống kinh tế-xã hội, góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách tài chính vĩ mô, làm ổn định và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia. Là một hoạt động quan trọng được xác lập ngay từ ngày đầu thành lập Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ An, hoạt động thanh tra hiện nay đã không ngừng được củng cố về chất lượng cán bộ thanh tra; quy trình thanh tra không ngừng được đổi mới, và dần được hoàn thiện. Kết quả thanh tra đã phản ánh, đánh giá tình hình triển khai hoạt động nghiệp vụ tại Kho bạc Nhà nước cấp dưới, uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời các tồn tại, sai sót trong hoạt động nghiệp vụ của các Kho bạc Nhà nước cấp dưới; cảnh báo được những rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, hoạt động thanh tra thực sự đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong sự phát triển đi lên và ngày càng vững mạnh của KBNN Nghệ An, là công cụ đắc lực, là bộ phận tham

mưu không thể thiếu của Lãnh đạo trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động KBNN.

Và những đóng góp của hoạt động thanh tra trong những năm qua được thể hiện trên các mặt sau đây:

Qua công tác thanh tra; đã phát hiện và xử lý, chấn chỉnh kịp thời các sai sót, sai phạm trong hoạt động nghiệp vụ như: công tác quản lý và điều hoà vốn trong hệ thống KBNN, công tác kiểm soát kế toán, công tác cấp phát và cho vay các dự án thuộc các chương trình mục tiêu của chính phủ, công tác huy động vốn cho NSNN, công tác an toàn kho quỹ, công tác quản lý tài chính, tài sản nội bộ...

Các đơn thư khiếu tố đều được giải quyết kịp thời, thoả đáng, đúng luật. Thông qua việc giải quyết đơn thư khiếu tố, KBNN Nghệ An đã phát hiện một số cán bộ KBNN vi phạm chính sách chế độ tài chính của Nhà nước, 10 điều kỷ luật của ngành và tham mưu cho Lãnh đạo xử lý nghiêm những cán bộ sai phạm.

Công tác thanh tra ngày càng được mở rộng về phạm vi, nội dung và đối tượng. Qua đó góp phần giúp cho Lãnh đạo KBNN Nghệ An có những đánh giá tổng quát về chất lượng hoạt động nghiệp vụ, từ đó đưa ra những biện pháp có chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, giúp hoạt động của các KBNN huyện đi vào nề nếp.

3.3.2. Hạn chế

Về phương pháp tổ chức hoạt động thanh tra:

Tổ chức cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra; phương pháp nghiệp vụ của cán bộ thanh tra còn những hạn chế sau:

Ý thức trách nhiệm, chất lượng của cán bộ làm công tác Thanh tra còn có nhiều hạn chế như: thiếu nhạy bén, chưa chịu khó nghiên cứu để nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, chưa bao quát hết công việc được giao, nhiều cán bộ tự thỏa mãn với bản thân.

Cán bộ làm công tác Thanh tra trong quá trình kiểm tra gặp nhiều lúng túng, khó khăn trong giai đoạn đưa ra các kiến nghị, có những kiến nghị còn chung

chung, nhiều trường hợp, kiến nghị còn thiếu cụ thể, chưa thuyết phục. Dẫn đến khi đơn vị được kiểm tra thực hiện các kiến nghị của đoàn kiểm tra còn có nhiều khó khăn, nhiều ý kiến khác nhau hoặc không thực hiện được.

Qua kết quả thanh tra tra phần lớn chưa đánh giá được tình hình triển khai hoạt động nghiệp vụ tại đơn vị và cảnh báo được những rủi ro có thể xảy ra, dẫn đến không ít trường hợp có những vi phạm xẩy ra, nhưng thanh tra không phát hiện được đến khi, các đơn vị ngoài ngành vào Thanh tra kiến nghị mới tiến hành các biện pháp để khắc phục.

Việc họp để đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình thanh tra còn chung chung, chưa đánh giá được những khó khăn, thuận lơi và chưa rút ra được những bài học, kinh nghiệm trong quá trình thanh tra, kiểm tra, mặt khác chưa chưa phát huy tính tích cực của từng thành viên trong đoàn kiểm tra.

Việc chấn chỉnh và xử lý đối với các đơn vị có sai sót sau Thanh tra chưa dứt điểm, cụ thể dẫn đến công tác thanh tra chưa mang tính chất uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời.

Về quy trình thanh tra

Giai đoạn chuẩn bị thanh tra:

Việc khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra: Việc giao trách nhiệm cho người được giao khảo sát, nắm tình hình tại đơn vị được thanh tra chưa được quy định cụ thể hoặc có thực hiện nhưng không đảm bảo chất lượng để phục vụ cho một cuộc thanh tra cụ thể: Báo cáo khảo sát chưa mô tả được các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan chức năng và hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát của đối tượng thanh tra; chưa nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất những nội dung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện.

Việc thu thập thông tin phục vụ cho hoạt động thanh tra chưa đầy đủ chưa thu thập được các số liệu, dữ liệu về báo cáo chi ngân sáchl cân đối tài khoản nên gây khó khăn cho cán bộ làm công tác thanh tra.

Ra quyết định thanh tra: chưa quy định chi tiết các yếu tố của quyết định thanh tra như: Căn cứ pháp lý để thanh tra; đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra.

Xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra: kế hoạch thanh tra nhiều khi chưa đầy đủ các nội dung như: phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo.

Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra: Việc họp Đoàn thanh tra để phổ biến, kế hoạch tiến hành thanh tra được duyệt và phân công nhiệm vụ cho các các thành viên của Đoàn thanh tra; thảo luận về phương pháp, cách thức tổ chức tiến hành thanh tra chưa được tổ chức một cách thường xuyên và có hiệu quả do đó thành viên đoàn thanh tra chưa nắm bắt được kế hoạch một cách cụ thể; không có sự chuẩn bị chu đáo để tổ chức thực hiện; từng thành viên Đoàn thanh tra chưa xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ một cách cụ thể để báo cáo trưởng đoàn thanh tra.

Giai đoạn tiến hành Thanh tra:

Công bố quyết định thanh tra: Nhiều cuộc thanh tra Trưởng đoàn thanh tra chưa làm việc, quán triệt cụ thể để nêu rõ mục đích, yêu cầu, cách thức và phương thức làm việc của Đoàn thanh tra, quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, chương trình làm việc cụ thể và những công việc khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra do vậy không có bước chuẩn bị tốt nhất trước khi tiến hành thanh tra.

Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu: Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra trong khi tiến hành thanh tra, khi phát hiện có sai phạm thì không lập biên bản với đối tượng thanh tra nên không xác định rõ nội dung,

Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra: chưa có quy định việc thông tin, báo cáo giữa Trưởng đoàn thanh tra với người ra quyết định thanh tra về tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt.

Giai đoạn kết thúc thanh tra

Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra: Báo cáo kết quả thanh tra chưa bám sát nội dung, kế hoạch tiến hành thanh tra, chưa nhận xét, đánh giá về từng nội dung đã tiến hành thanh tra; chỉ rõ những vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm đối với những vi phạm; đưa ra những kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm; nêu rõ các quy định pháp luật làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm, tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm.

Ký ban hành và công bố kết luận thanh tra: Việc công bố kết luận thanh tra đang còn do trưởng đoàn thanh tra quyết định do đó làm giảm hiệu lực

Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra: Sau khi có kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức họp Đoàn thanh tra để tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra. Tuy nhiên nhiều cuộc kiểm tra việc tổng kết chưa thường xuyên; chưa đánh giá được kết quả thanh tra so với mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra; đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, việc thực hiện Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra, Quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động Đoàn thanh tra, Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra và các quy định khác có liên quan đến hoạt động Đoàn thanh tra; những bài học kinh nghiệm rút ra qua cuộc thanh tra; những kiến nghị, đề xuất của Đoàn thanh tra; chưa có quy định cụ thể về việc khen thưởng, kỷ luật đối với Đoàn thanh tra.

Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra: Hồ sơ cuộc thanh tra chưa đầy đủ các yếu tố như: Quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, các văn bản bổ sung, sửa đổi quyết định, kế hoạch tiến hành thanh tra, thay đổi, bổ sung Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra (nếu có); Các biên bản làm việc, biên bản kiểm tra, xác minh; báo cáo tiến độ, báo cáo thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh

tra; báo cáo kết quả thanh tra; kết luận thanh tra; nhật ký Đoàn thanh tra và các tài liệu khác có liên quan đến cuộc thanh tra.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra do kho bạc nhà nước tỉnh nghệ an thực hiện (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w