Hoàn thiện phương pháp tổ chức thanh tra

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra do kho bạc nhà nước tỉnh nghệ an thực hiện (Trang 59)

Bảng 2.4: Trình độ cán bộ thanh tra

4.1.1. Hoàn thiện phương pháp tổ chức thanh tra

Một trong những giải pháp nhằm hoàn thiện phát huy vai trò của Thanh tra là yếu tố về con người bởi trình độ cán bộ ngành Kho bạc nói chung và thanh tra Kho bạc nói riêng còn nhiều bất cập so với yêu cầu thực tế, cán bộ thanh tra kho bạc là những người tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra các KBNN vì vậy đòi hỏi cán bộ thanh tra phải có nghiệp vụ giỏi, phải nắm bắt sâu sắc các nghiệp vụ kho bạc, muốn vậy đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra phải đủ về số lượng và chất lượng để đảm đương công việc.

Việc đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có cũng như đào tạo một thế hệ mới nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ thanh tra có năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác Thanh tra:

Thường xuyên phối hợp với tổ chức đoàn thể tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm cho cán bộ công chức trong đơn vị, đặc biệt đối với cán bộ làm công tác Thanh tra kiểm tra, từ đó mỗi cán bộ phát huy tinh thần làm chủ tập thể, có tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao.

Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, bố trí sử dụng đội ngũ Thanh tra đúng người, đúng việc phù hợp với khả năng trình độ chuyên môn. Tích cực đổi mới nội

dung, phương pháp, tác phong công tác phù hợp với sự phát triển, hoàn thiện của hệ thống.

Thực hiện công tác đào tạo và tự đào tạo: Ngoài việc tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ, hàng năm Lãnh đạo KBNN Nghệ An giao nhiệm vụ cho cán bộ các phòng nghiệp vụ cũng như cán bộ làm công tác Thanh tra, kiểm tra tự nghiên cứu, chuẩn bị tài liệu theo từng chuyên đề và giới thiệu, trình bày trước tập thể CBCC trong phòng, để mọi người tiếp thu, nghiên cứu và thảo luận. Nội dung tài liệu giới thiệu, hướng dẫn trước tập thể phải bao gồm các vấn đề: (1) Nội dung cơ bản của một văn bản được ban hành; (2) văn bản đó có những nội dung gì khác so với văn bản trước đã thực hiện; (3) khi triển khai văn bản mới có thể gặp nhưng khó khăn gì; (4) phương pháp khắc phục những khó khăn khi thực hiện triển khai văn bản mới (nếu có); (5) khi thực hiện thanh tra, kiểm tra phải chú ý những vấn đề gì đối với việc thực hiện văn bản đó.

Khi tuyển chọn cán bộ làm công tác thanh tra đòi hỏi phải tiến hành một cách hết sức nghiêm ngặt nhằm lựa chọn được những cán bộ giỏi đáp ứng được nhu cầu công việc, cán bộ thanh tra phải có phẩm chất đạo đức và chính trị tốt, có trình độ và thâm niên công tác trong ngành kho bạc, có kiến thức quản lý nhà nước và nắm vững các quy trình nghiệp vụ của ngành, pháp luật của nhà nước, có năng lực quan sát và khả năng nắm bắt vấn đề nhanh.

Không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác thanh tra về nghiệp vụ chuyên môn, trình độ tin học, khả năng sử dụng ngoại ngữ, đào tạo trong thực tiễn công tác theo phương pháp vừa học vừa làm kèm cặp và giúp đỡ lẫn nhau trong đoàn thanh tra, tổng kết đúc rút kinh nghiệm lẫn nhau sau mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra, tiếp nhận sự tư vấn, trợ giúp kỹ thuật của các tổ chức quốc tế về công tác thanh tra.

Xây dựng nội dung chương trình để đào tạo Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra, vì trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra chính là người đại diện cho đoàn thanh tra làm việc trực tiếp với đối tượng được thanh tra kiểm tra, tiêu chuẩn của người được

chọn đào tạo trưởng đoàn phải là người có kinh nghiệm công tác, có khả năng đoàn kết, có năng lực chỉ đạo điều hành một cuộc thanh tra, có kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, hiểu biết và nắm vững luật pháp liên quan đến công tác thanh tra kiểm tra KBNN, có khả năng phân tích tổng hợp, kết luận những vấn đề phát sinh trong mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra, có tinh thần dám đấu tranh và có phương pháp đấu tranh thích hợp bảo vệ được những kiến nghị, kết luận và những biện pháp xử lý đúng đắn của cuộc thanh tra, kiểm tra nêu ra.

Bên cạnh những đòi hỏi về chuyên môn trình độ của cán bộ thanh tra phải có chính sách đãi ngộ phù hợp cho những cán bộ làm công tác thanh tra, nhiệm vụ của cán bộ thanh tra, kiểm tra KB ngày càng nặng nề và gắn chặt với trách nhiệm của công việc được giao, đặc thù của ngành thanh tra là cán bộ thường xuyên phải đi công tác xa nhà với thời gian dài, ít có thời gian dành cho gia đình, lao động phức tạp hơn nhiều so với những hoạt động khác của Kho bạc, nhưng trong cơ chế chính sách đãi ngộ với cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra KB lại chưa tương xứng, tình trạng đãi ngộ hiện nay đã dẫn tới hiện tượng nhiều cán bộ chưa thực sự yên tâm với nghề, thu nhập thấp, điều kiện công tác khó khăn, phương tiện thực thi nhiệm vụ thiếu chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Hiện tượng chảy máu chất xám diễn ra khá mạnh mẽ trong hệ thống KBNN nói chung và thanh tra, kiểm tra KB nói riêng đã phản ánh rõ cách bố trí và sử nhân lực làm công tác thanh tra, kiểm tra, cán bộ giỏi được đào tạo bài bản về lý luận và nghiệp vụ không được giao những công việc phù hợp, chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng, cũng như sự khắc nghiệp của môi trường làm việc, đã xin chuyển công tác sang cơ quan khác, bên cạnh đó còn có hiện tượng tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ chưa cao, chưa phát huy hết khả năng và trình độ thậm trí có biểu hiện né tránh, nể nang, cầm chừng, sợ trách nhiệm.

Để hoàn thiện được công tác tổ chức, cán bộ của thanh tra, kiểm tra, KBNN cũng phải sớm có kế hoạch đào tạo nhằm tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công

tác thanh tra, kiểm tra kho bạc, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ đủ tài, đủ sức làm công tác này.

Hoàn thiện việc phương pháp nghiệp vụ tiến hành thanh tra:

Nghiên cứu, phân tích, xem xét, xử lý thông tin và số liệu để phát hiện những vấn đề có mâu thuẫn; nhận định những việc làm đúng, những sai phạm, những sơ hở, bất cập của cơ chế, chính sách, chế độ; làm rõ bản chất, nguyên nhân và trách nhiệm.

Phân tích các báo cáo, tài liệu thu thập được để nhận diện vấn đề, sự việc. Đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp với báo cáo tài chính; đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp; đối chiếu giữa chứng từ kế toán với việc phản ánh trên sổ kế toán.

Kiểm tra, xác định tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ kế toán và các tài liệu có liên quan. Xác định sự phù hợp về trình tự thủ tục của chứng từ kế toán và những qui định về trình tự, thủ tục, của các hoạt động kinh tế - xã hội.

Kiểm tra, xác định tính tính trung thực của chứng từ, tài liệu:

Xem xét, đối chiếu khối lượng công việc theo chứng từ với khối lượng công việc thực hiện,

Xem xét, đối chiếu các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã áp dụng thanh toán so với quy định của người có thẩm quyền.

Xem xét việc vận dụng thực tế so với các quy định của chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định của người có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra do kho bạc nhà nước tỉnh nghệ an thực hiện (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w