xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở ngân hàng tmcp á châu (acb)

97 441 0
xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở ngân hàng tmcp á châu (acb)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các kết quả, số liệu và kết luận nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ thực tế văn hóa kinh doanh ở ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Các số liệu sử dụng để phân tích trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ Nguyễn Hồng Anh MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ST T Tên viết tắt Nội dung viết tắt 1 TMCP Thương Mại Cổ Phần 2 VHKD Văn Hóa Kinh Doanh 3 CBNV Cán Bộ Nhân Viên 4 ACB Ngân hàng TMCP Á Châu 5 ĐHCĐ Đại Hội Cổ Đông 6 HĐQT Hội Đồng Quản Trị 7 HĐTD Hội Đồng Tín Dụng 8 XUấT NHậP KHẩU Xuất nhập khẩu 9 QLRR Quản lý Rủi ro 10 CNTT Công Nghệ Thông Tin 11 USD United States Dollars 12 KPI Key Performance Indicator 13 ISO International Organization for Standardization DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu các đề tài về văn hóa kinh doanh của ngân hàng VHKD làm nên sự khác biệt của tổ chức này với tổ chức khác, đây chính là yếu tố cơ bản để xây dựng nên thương hiệu cho một ngân hàng.Trong giai đoạn hiện nay, cạnh tranh ngân hàng đang ngày càng diễn ra sâu rộng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Lý thuyết về văn hóa kinh doanh ở Việt Nam còn chưa được nghiên cứu nhiều và đi sâu vào ứng dụng, tuy nhiên lý thuyết văn hóa kinh doanh đang ngày càng được chú trọng và đã được đưa vào giảng dạy trong các trường khối kinh tế như “ Bài Giảng Văn Hóa Kinh Doanh” của PGS.TS Dương Thị Liễu, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Trong thực trạng nền kinh tế hiện nay của Việt Nam thì hầu hết là nền kinh tế mang tính chất tự phát cao, các chủ doanh nghiệp đi vào hoạt động kinh doanh nhưng hầu hết chưa có một chương trình, kế hoạch dài hạn về việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, chính vì vậy mà văn hóa kinh doanh cũng chưa được đầu tư quan tâm. Xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh là đề tài còn khá mới mẻ làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ, đặc biệt là đề tài văn hóa kinh doanh trong ngân hàng. Cũng có một vài tác giả đã lựa chọn đề tài xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh cho nghiên cứu của mình như đề tài: “Văn hóa kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ vận tải Traco trong bối cảnh hôi nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Mai Thanh Lan năm 2007. 2. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Ngày nay, văn hóa của một tổ chức được coi là yếu tố căn bản tạo nên sự khác biệt của một thương hiệu. Bản sắc văn hóa của mỗi ngân hàng góp phần tạo nên bản sắc thương hiệu của ngân hàng đó.Đây cũng là điểm quan trọng 1 tạo nên sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng trong thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. VHKD của ngân hàng đem lại lợi nhuận to lớn cho ngân hàng, lợi nhuận này được tạo ra từ mức sinh lợi thực tế trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên tri thức, trí lực của người lao động để sử dụng có hiệu quả nguồn lực hiện có của ngân hàng, tất nhiên điều này chỉ có được khi con người được đặt vào vị trí trung tâm VHKD của ngân hàng. Việc xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh đã đem lại nhiều thành công to lớn trong các thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam nó còn rất mới mẻ trong các doanh nghiệp. Trong các ngân hàng của Việt Nam, hầu hết các ngân hàng chưa có một quy trình xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh theo phương thức hiện đại mà chỉ là cóp nhặt những giá trị cũ đã tạo nên từ trước và bắt trước các ngân hàng khác chứ không có một bản sắc văn hóa riêng của mình. Ngân hàng TMCP Á Châu là một trong 4 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất, có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm, có hệ thống mạng lưới phân phối dày đặc trên cả nước, trong những năm vừa qua ACB liên tục nhận nhiều giải thưởng là ngân hàng tốt nhất Việt Nam, ngân hàng có dịch vụ phát triển nhất, nhà lãnh đạo ngân hàng xuất sắc nhất…. Trong suốt thời gian qua ACB đã gây dựng cho mình một hình ảnh văn hóa có bản sắc riêng thông qua những cán bộ nhân viên của mình, qua các hình thức và ngôn ngữ truyền thông tới Khách hàng. Tuy nhiên, để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, để trở thành ngân hàng tốt nhất Việt Nam và hướng sự cạnh tranh ra thị trường quốc tế thì ACB cần phải nâng cao hơn nữa sự cạnh tranh về văn hóa khi các yếu tố còn lại đã bão hòa. Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh ở ngân hàng ACB, tác giả đã chọn đề tài Xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở luận về văn hóa kinh doanh trong các ngân hàng VN - Phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa kinh doanh ở ngân hàng ACB - Thông qua việc phân tích thực trạng văn hóa kinh doanh ở ngân hàng TMCP Á Châu, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở ngân hàng ACB 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: VHKD ở ngân hàng ACB. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu VHKD của ngân hàng ACB với những số liệu được lấy từ năm 2007-2010. 4. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp định tính và định lượng trong việc xử lý thông tin dựa trên các số liệu thu thập được. - Sử dụng nguồn dữ liệu thu thập được từ các tài liệu, thông tin nội bộ của ngân hàng ACB, các bản cáo bạch và các ấn phẩm nội bộ, ngoài ra có nguồn dữ liệu thu thập bên ngoài: Tạp chí ngân hàng, các tạp chí khác. 5. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 phần chính: Chương 1:Những vấn đề cơ bản về xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở các ngân hàng thương mại cổ phần. Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở ngân hàng TMCP Á Châu Chương 3:Giải pháp tăng cường xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ KINH DOANH Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1. TẦM QUAN TRỌNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1.1. Khái quát chung về văn hóa và văn hoá kinh doanh ở các ngân hàng TMCP.  Khái niệm về văn hoá: Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, “văn hoá ngân hàng” không còn là một cụm từ xa lạ đối với đa số các ngân hàng và công chúng. Nhiều ngân hàngđã không ngần ngại đầu tư dưới nhiều phương diện nhằm định dạng và phát triển một hình ảnh văn hoá mang dấu ấn riêng cho ngân hàng của mình. “Tạo sự khác biệt” là một triết lý trong kinh doanh (KD) nhằm cải thiện hình ảnh của ngân hàng trước con mắt của xã hội, cộng đồng và giới người tiêu dùng. Nhân tố quan trọng nhất để tạo sự khác biệt đó chính là các giá trị văn hoá được tạo dựng, được kết tinh, được nhận diện và được quảng bá một cách bền bỉ. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng thấu hiểu tường tận khái niệm và nội hàm của giá trị văn hóa mà mình đang sở hữu. Theo UNESCO: Văn hoá là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm… khắc hoạ lên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng quốc gia, xã hội… Văn hoá không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…” Theo Hồ Chí Minh có cách diễn đạt giản dị hơn: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, 4 chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện, phương thưc sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống, và đòi hỏi của sự sinh tồn.” Văn hoá là một khái niệm rất rộng, có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hoá. Trong rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá, có một định nghĩa kinh điển được nhiều người chấp nhận của Edward Tylor: “ Văn hoá là tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và bất kỳ năng lực hay hành vi nào khác mà mỗi một cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội đạt được” Như vậy, có thể nói, văn hoá là một khái niệm phức hợp phản ánh trình độ văn minh, chỉ số tinh hoa và cấp độ phát triển của một xã hội, một cộng đồng hoặc của một tổ chức. Văn hoá không chỉ giới hạn ở những biểu hiện bề ngoài như hành vi ứng xử, phương thức giao tiếp, lối sống thẩm mỹ mà nó còn là những gì vượt lên trên những giao thức trực diện đó. Văn hoá là sự kết tinh các giá trị vật chất và tinh thần thể hiện thông qua tư tưởng, triết lý, tầm nhìn, nhân sinh quan và thế giới quan, xuyên suốt thời gian, xâu chuỗi không gian. Vì vậy, văn hoá không dễ dàng có thể sinh ra hoặc mất đi một sớm một chiều, càng không thể chỉ có thể xây dựng thông qua những biểu hiện trực giác bề ngoài mà cần phải có quá trình tích luỹ, gây dựng, kế thừa, giao thoa, đào thải, chọn lọc từ những tương tác phức tạp, đa chiều bên trong và bên ngoài tổ chức. Ngoài những giá trị vật chất do con người sáng tạo ra, bộ phận chủ yếu cấu thành các văn hoá đó là các giá trị tinh thần. Các giá trị tinh thần gồm hệ thống kiến thức được tích luỹ từ và phát triển từ đời này qua đời khác; là các phong tục, tập quán, hành vi, lối sống, thói quen, chuẩn mực, giá trị, 5 ngôn ngữ, thẩm mỹ, tôn giáo, tín ngưỡng, cách thức tổ chức Vì thế, văn hoá có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn vong của một dân tộc, một cộng đồng, một tổ chức  Khái niệm về văn hoá kinh doanh. Doanh nghiệp là một xã hội thu nhỏ hình thành bởi sự liên kết giữa các thành viên hoạt động theo một tôn chỉ mục đích và lợi ích chung tương đối độc lập so với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác. Vì vậy, VHKD tất yếu sẽ được hình thành và phát triển như một yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp đó trong quá trình kinh doanh. Chỉ từ những năm 90 của thế kỷ trước, người ta mới bắt đầu chú ý và đi sâu nghiên cứu những nhân tố cấu thành cũng như những tác động to lớn của văn hoá đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Cũng như khái niệm văn hoá, thực tế tồn tại nhiều khái niệm VHKD. Tuy nhiên “Văn hoá kinh doanh là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực nào đó”. VHKD là toàn bộ những giá trị văn hóa được gây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trở thành các giá trị, quan niệm, tập quán được biểu hiện thông qua các hoạt động của doanh nghiệp và chi phối tình cảm, nếp nghĩ, hành vi ứng xử của mọi thành viên trong việc theo đuổi mục đích chung. Văn hóa và đặc trưng tổ chức của một doanh nghiệp là chất keo kết dính các thành viên qua thời gian và sự thay đổi. VHKD có thể xem như là chìa khóa mở ra sự thành công và phát triển của cả nền kinh tế đất nước nói chung, của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Bởi vì văn hóa là nền tảng tinh thần, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội 6 [...]... quảng bá trong và ngoài tổ chức 1.2 NỘI DUNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA KINH DOANH Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Quan điểm về xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở các ngân hàng TMCP Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Trong điều kiện đó, xây dựng VHKD của các NHTMVN nên hướng tới các tiêu chí hiện đại, có tính mở để... phong cách có văn hoá trong kinh doanh Và khi tất cả những yếu tố văn hoá đó kết tinh vào hoạt động kinh doanh tạo thành phương thức kinh doanh có văn hoá – thì đây là một nguồn lực rất quan trọng để phát triển kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng 13 Văn hóa kinh doanh ngân hàng trong giai đoạn phát triển và cạnh tranh rất gay gắt như hiện nay: Đặc biệt là trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, ... với các ngân hàng TMCP Xây dựng văn hoá kinh doanh là phương thức phát triển bền vững của ngân hàng Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có động cơ lớn nhất vẫn là lợi nhuận mang lại cho các cổ đông, cho các nhà đầu tư…Nhưng nếu bất chấp lợi nhuận mà bỏ qua các yếu tố văn hóa, hay kinh doanh phi văn hóa sẽ làm cho ngân hàng không thể phát triển một cách bền lâu, bị khách hàng tẩy chay, bị xã hội lên án... của Văn hóa kinh doanh đối với các NHTM - Văn hóa kinh doanh là nền tảng tinh thần có tác dụng điều chỉnh các hành vi kinh doanh của các ngân hàng Một nền văn hóa kinh doanh tiên tiến sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Vì thế, nền văn hóa kinh doanh mà mỗi ngân hàng đang xây dựng nhất thiết phải được uốn nắn, sửa chữa các khuyết tật vốn có và bổ sung những đòi hỏi xuất hiện trong quá... bằng việc xây dựng các yếu tố hữu hình và vô hình thuộc về văn hóa kinh doanh - Văn hóa kinh doanh thúc đẩy một cách tích cực sự phát triển của hoạt động kinh doanh: Không một ngân hàng nào lại không coi trọng yếu tố văn hóa trong hoạt động kinh doanh của mình Nếu kinh doanh có văn hóa, sẽ làm cho khách hàng cảm thấy tin tưởng, hài lòng khi đến giao dịch với ngân hàng, ngược lại nếu kinh doanh chỉ... thì giá trị văn hóa đã bị thay đổi theo, điều đó đã làm 11 gián đoạn sự phát triển của văn hóa, là nguy cơ cho sự phát triển lệch lạc của văn hóa kinh doanh trong tổ chức Nếu người lãnh đạo đó có những tố chất chưa tốt, có những tư tưởng và quan điểm không đúng thì rất dễ làm ảnh hưởng xấu văn hóa kinh doanh của ngân hàng và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó  Vai trò của văn hoá kinh doanh. .. của thị trường, khách hàng - Các ngân hàng đang cố gắng đưa ra các chiến lược khác biệt hóa nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường - Lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên trên các lợi ích khác Năm là, Xây dựng văn hóa là xây dựng các giá trị đạo đức kinh doanh Cần thông qua văn hóa kinh doanh để hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững tránh được tình trạng phát triển vì lợi ích trước... các ngân hàng thương mại cổ phần 1.2.2.1 Xác lập triết lý kinh doanh Để xây dựng nên một văn hóa kinh cuả các ngân hàng nói riêng, thì việc đầu tiên là phải xác lập triết lý kinh doanh Bởi nó là một hệ thống các giá trị cốt lõi có tính pháp lý và đạo lý tạo nên phong thái đặc thù của ngân hàng và phương thức phát triển bền vững của hoạt động này Triết lý kinh doanh là cơ sở để ban lãnh đạo đưa ra các... được đặt vào vị trí trung tâm VHKD của ngân hàng Văn hoá kinh doanh là nguồn lực phát triển kinh doanh của ngân hàng và được thể hiện thông qua ba nội dung sau: Thứ nhất, trong tổ chức và quản lý kinh doanh: Vai trò của văn hoá thể hiện ở sự lựa chọn phương hướng kinh doanh của ngân hàng trong các biến động của các yếu tố kinh tế chính trị, đặc biệt là các biến động về tỷ giá, chính sách tiền tệ và sự... khách hàng đến giao dịch với ngân hàng Để đạt được các giá trị cốt lõi của văn hóa kinh doanh, các nhân viên phải tự sửa chữa, rèn luyện bản thân, tích cực tiếp thu, học hỏi để nâng cao nhận thức về văn hóa kinh doanh và hiệu quả làm việc tốt hơn - Văn hóa kinh doanh có tác động, điều chỉnh hành vi của các tầng lớp lãnh đạo, CBNV trong ngân hàng Nếu văn hóa kinh doanh đó là tốt, thì chính văn hóa kinh . bản về xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở các ngân hàng thương mại cổ phần. Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở ngân hàng TMCP Á Châu Chương 3:Giải pháp tăng. pháp tăng cường xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ KINH DOANH Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. trong và ngoài tổ chức. 1.2. NỘI DUNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA KINH DOANH Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.2.1. Quan điểm về xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở các ngân hàng TMCP Sau

Ngày đăng: 05/10/2014, 06:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan