Kinh nghiệm xâydựng và phát triển văn hóa kinh doanh của một số ngân hàng trên thế giới.

Một phần của tài liệu xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở ngân hàng tmcp á châu (acb) (Trang 50 - 53)

2. Yêu cầu CBTD về mặt định lượng

1.2.4 Kinh nghiệm xâydựng và phát triển văn hóa kinh doanh của một số ngân hàng trên thế giới.

Đạo đức kinh doanh thể hiện trên góc độ trách nhiệm xã hội bao gồm:

- Tuân thủ luật pháp xã hội

- Chất lượng hàng hóa

- Với khách hàng, thị trường, quảng cáo, cạnh tranh.

- Các cơ quan hữu quan

- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Tham gia cứu trợ xã hội

- Với cổ đông: Chia lãi, thông tin, Huy động vốn…

1.2.4 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh của một số ngân hàng trên thế giới. ngân hàng trên thế giới.

- Kinh nghiệm của ngân hàng ANZ

Với ngân hàng ANZ, ngay từ đầu đã xác định và coi mô hình văn hóa dân chủ, bình đẳng là nền móng để xây dựng nên văn hóa ANZ cho tới ngày này. Đây là một mô hình Là mô hình văn hoá hiện đại, đang được nhiều ngân hàng hướng tới trong thời đại ngày nay, tuy nhiên ở Việt Nam còn vẫn rất hạn chế. Đặc điểm rõ nhất của mô hình văn hoá dân chủ bình đẳng là các thành viên trong ANZ luôn được khuyến khích phát huy năng lực, trí tuệ và đầu óc sáng tạo của mình để đóng góp cho lợi ích kinh doanh chung của ANZ.

Nhân viên ANZ, không phân biệt giao dịch viên hay Giám đốc Phòng giao dịch, tất cả đều cố gắng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất.

ANZ đã thống nhất phong cách trên toàn hệ thống, nên tất cả các địa điểm giao dịch được thiết kế trang nhã, trang bị hiện đại, mỹ thuật để có thể

mang lại những thuận tiện và các dịch vụ tài chính chất lượng quốc tế cho các khách hàng Cá nhân và Doanh nghiệp. Tới với ANZ, khách hàng được đón tiếp và tư vấn nhiệt tình, thân thiện và cởi mở. “Yếu tố con người được đặt lên hàng đầu.

Tất cả các nhân viên phải mỉm cười khi gặp khách hàng, phải mặc đồng phục tất cả các ngày làm việc, phải gọi tên khách hàng ít nhất 3 lần trong khi giao dịch và phải nói lời cảm ơn khi kết thúc giao dịch, sau đó sẽ có một nhân viên ra mở cửa tam biệt KH.

Kinh nghiệm của ngân hàng HSBC

Ở HSBC không có chuyện phong bì hay chạy quyền chạy chức như các ngân hàng TM ở VN, ở đó tất cả các nhân viên đều nhìn thấy cơ hội thăng tiến nghề nghiệp của mình ngay từ ngày đầu vào HSBC, chức vụ và địa vị không phân biệt tuổi tác mà đựa trên năng suất và hiệu quả làm việc.

HSBC thường chia bộ phận kinh doanh thành các tổ, nhóm khác nhau để tăng kĩ năng, hiệu quả của làm việc nhóm, mọi thành viên đều phải có trách nhiệm thì hiệu quả hoạt động của cá nhóm mới tốt, đó là điều mà rất ít ngân hàng ở Việt Nam làm được.

Ở HSBC, hàng tháng nhân viên đều phải tự báo cáo kết quả thực hiện làm việc của mình, nhận xét những điểm được và hạn chế cần khắc phục, chia sẻ phương hướng làm việc trong thời gian tới với cấp quản lý.

Hàng năm HSBC luôn tổ chức các cuộc thi, các sáng kiến kinh doanh để tìm ra những tiềm năng lãnh đạo trong tuonwg lai, hầu hết các nhân viên làm việc ở HSBC từ 3 năm trở lên đều có cơ hội được tham gia khóa học này và không phải mất bất kì chi phí nào.

Văn hóa làm việc ở HSBC là không khuyến khích làm ngoài giờ, tập trung giải quyết trong giờ làm việc với hiệu quả cao nhất, nếu một nhân viên

nào đó không hoàn thành các cam kết chỉ tiêu thì phải ngồi lại với giám đốc phụ trách để trình bày lý do và tìm ra cách khắc phục.

Trong ứng xử nội bộ, nhân viên của HSBC luôn là khách hàng của các nhân viên còn lại, nên luôn được chào đón, được đối xử như một khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

Nhân viên HSBC không bao giờ được phép nói xấu đói thủ cạnh tranh, mà chi nói với khách hàng rằng họ đã đưa cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, phù hợp nhất mà họ có cho khách hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA KINH DOANH Ở NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB)

Một phần của tài liệu xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở ngân hàng tmcp á châu (acb) (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w