III. NỘI DUNG QUY TRÌNH:
2.2.3. Những hạn chế còn tồn tại.
Bên cạnh những thành công đã đạt được, kết quả hoạt động vài năm trở lại đây, kể cả năm 2010, cũng bộc lộ những yếu kém, nhất là những yếu kém nội tại, cần nhanh chóng khắc phục để ACB phát triển nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo.
- ACB đã xây dựng được một nền tảng văn hóa kinh doanh có bản sắc riêng, tuy nhiên việc xây dựng Văn hóa kinh doanh ở ACB vẫn chỉ mang tính nguyên tắc, kế thừa, chưa được đầu tư bài bản, chưa xây dựng thành một chiến lược văn hóa kinh doanh.
- Các bộ quy tắc ứng xử, quy chế, nội quy của ngân hàng cùng những tiêu chuẩn của nhân viên đã được nghiên cứu kĩ trước khi áp dụng, nhưng
việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn, chưa đồng nhất trên toàn hệ thống. CBNV vẫn còn chưa coi trọng văn hóa kinh doanh, vẫn chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh.
- ACB vẫn chưa xây dựng được lòng tự hào của CBNV với ngân hàng, cơ chế phân chia chỉ tiêu kinh doanh, phân chia lương thưởng còn chưa hợp lý, xảy ra hiện tượng các nhân viên chuyển đi ngân hàng khác rất nhiều.
- Nhiều thói quen, văn hóa xã hội trong bản thân mỗi nhân viên đã ăn sâu vào nề nếp nên việc áp dụng văn hóa kinh doanh chuyên nghiệp vẫn chưa đạt được theo yêu cầu.
- Tuy là một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, nhưng ở ACB còn xuất hiện rất nhiều hình ảnh thiếu chuyên nghiệp, đặc biệt là những hình ảnh đập ngay vào mắt của khách hàng như: Nhân viên không ăn mặc đúng quy định, mỗi nhân viên mặc một kiểu, thậm chí hầu hết nhân viên của ACB không đeo biển tên trong giờ giao dịch.
- Còn xuất hiện nhiều phòng giao dịch và chi nhánh của ACB từ chối các giao dịch với khách hàng mặc dù chưa hết giờ giao dịch, ví dụ: Giờ giao dịch đến 4h30, nhưng hầu hết các giao dịch gần thời điểm đó được xử lý vào ngày hôm sau, trong khi nền kinh tế thị trường và sự hội nhập của quốc gia với khu vực và thế giới đang đặt ra yêu cầu, người dân và doanh nghiệp muốn được các ngân hàng phục vụ 24/24h để có thể đáp ứng được các nhu cầu phát sinh.
- ACB trong khi hàng loạt các yếu tố quan trọng như phong cách làm việc hiện đại, đạo đức kinh doanh, sự tôn trọng khách hàng và quan hệ nội bộ trong ngân hàng lại không được các ngân hàng quan tâm
- Sự nhận thức của các CBNV trong ngân hàng ACB về văn hóa kinh doanh chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển bền vững trong hội nhập kinh tế quốc tế. Một số CBNV chưa có sự chuyển biến về tư duy kinh doanh, làm
việc không khoa học, chưa tuân thủ quy định, quy chế, chưa nắm rõ quy trình nghiệp vụ và đã gây ra rất nhiều các sai xót gây ảnh hưởng đến KH. Đã xuất hiện nhiều trường hợp lợi dụng chức vụ để vụ lợi cá nhân, nhiều cá nhân đã bị xói mòn đạo đức gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Công tác quản trị và điều hành chậm đổi mới, không theo kịp những thay đổi về môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt lạc hậu ngày càng xa so với quy mô ngân hàng tăng lên nhanh chóng
- Nhiều vấn đề về cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt của ACB đã tỏ ra bất cập so với hiện tại càng không đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ mới
- Công tác lập, giao kế hoạch còn nhiều bất cập; tuy đã có làm được một số việc cụ thể, nhưng chưa xác lập được hệ thống đòn bẩy kích thích hữu hiệu những người làm giỏi, những đơn vị đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Rất nhiều chương trình, nhiều giải pháp hành động cụ thể đã được đặt ra, nhưng triển khai thực hiện khá chậm do thiếu hướng dẫn kịp thời, thiếu giám sát chặt chẽ ... nên kết quả đạt được không như mong muốn. Vì vậy, nhịp tăng trưởng chậm lại rõ rệt, hệ lụy là khoảng cách giữa ACB với một số ngân hàng cạnh tranh trực tiếp về một loạt chỉ tiêu quan trọng bị thu hẹp đáng kể.
- Trình độ nhân lực cao nhưng chưa có khả năng đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế, do nhu cầu mở rộng mạng lưới quá lớn và quá nhanh, nên việc tuyển dụng và đào tạo còn chưa đáp ứng được yêu cầu cao của công việc.
- Nhân viên được đào tạo rất tốt bởi ACB, nhưng thời gian gắn bó của nhân viên không dài, thường xuyên có hiện tượng chảy máu chất xám và nhân viên sang làm việc cho đối thủ cạnh tranh.
CHƯƠNG 3