1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục

142 436 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 845,58 KB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ HÒA KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI NAM ÔNG MỘNG LỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thái Nguyên - Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ HÒA KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI NAM ÔNG MỘNG LỤC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S NGÔ GIA VÕ Thái Nguyên - Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô giáo trong Khoa Ngữ Văn, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên. Đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo của thầy Ngô Gia Võ, người trực tiếp hướng dẫn tôi làm luận văn. Qua đây, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Ngô Gia Võ và toàn thể thầy cô khác trong Khoa, trong Trường - những người đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, người thân, những người đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thời gian vừa qua. Thái Nguyên, 10/ 08/ 2011 Học viên Nguyễn Thị Hòa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn do tôi thực hiện bằng sự nỗ lực của mình dưới sự hướng dẫn của thầy Ngô Gia Võ. Những số liệu thống kê trong luận văn đều là kết quả nghiên cứu nghiêm túc, đích thực của cá nhân tôi. Luận văn chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục i PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. VẤN ĐỀ TÁC GIẢ, VĂN BẢN VÀ THỂ LOẠI CỦA NAM ÔNG MỘNG LỤC 11 1.1 Tác giả Hồ Nguyên Trừng 11 1.1.1 Cuộc đời 11 1.1.2 Con người 12 1.1.3 Quan niệm về văn chương của tác giả 13 1.2 Văn bản Nam Ông mộng lục 18 1.2.1. Quá trình truyền bản nguyên tác chữ Hán 18 1.2.2. Quá trình hoàn chỉnh các bản dịch Quốc ngữ 19 1.3 Thể loại 20 1.3.1 Lí thuyết về thể loại và vấn đề thể loại trong văn học trung đại Việt Nam 20 1.3.2 Việc nghiên cứu thể loại của Nam Ông mộng lục 29 TIỂU KẾT 35 CHƢƠNG 2. MỐI QUAN HỆ VĂN SỬ TRONG NAM ÔNG MỘNG LỤC DƢỚI GÓC ĐỘ THỂ LOẠI 36 2.1 Những truyện kí có dấu ấn riêng 36 2.1.1 Những truyện ký viết về người thân của tác giả 36 2.1.2 Những truyện kí mang màu sắc tôn giáo 43 2.1.3 Những ghi chép về thơ của riêng tác giả 45 2.2 Những truyện kí có mối liên hệ với Đại Việt sử kí toàn thư 51 2.2.1 Tương quan về các sự kiện lịch sử 52 2.2.2 Tương quan về hệ thống nhân vật lịch sử 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 2.2.3 Tương quan về thời gian lịch sử 61 2.3 Những truyện kí có mối liên hệ với một số tác phẩm khác 64 2.3.1 Truyện “Dũng lực thần dị” 65 2.3.2 Truyện “Tăng đạo thần thông” và “Minh Không thần dị” 66 TIỂU KẾT 71 CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM HỖN DUNG THỂ LOẠI TRONG TRUYỆN KÝ NAM ÔNG MỘNG LỤC 73 3.1 Những thiên truyện in đậm tính chất truyện ký 73 3.1.1 Người thực, việc thực 74 3.1.2 Tính chất ghi chép 85 3.2 Những thiên truyện có ghi chép thi thoại 88 3.2.1 Thi thoại trong Nam Ông mộng lục 88 3.2.2. Lời bình thơ trong Nam Ông mộng lục 98 3.3 Những thiên truyện có tính chất truyện 102 3.3.1 Kết cấu cốt truyện 102 3.3.2 Nhân vật 110 3.3.3 Ngôn ngữ 112 TIỂU KẾT 116 PHẦN KẾT LUẬN 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 PHỤ LỤC 125 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Lí do khoa học Nghiên cứu văn học theo Thi pháp học là xu hướng chung của thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Thi pháp học đã giúp mở ra cánh cửa để nghiên cứu văn học nghệ thuật nói chung và văn học trung đại nói riêng. Thi pháp học chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật – không gian – thời gian, kết cấu – cốt truyện – điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại…Tuy nhiên, hình thức không tồn tại tự nó mà luôn nằm trong sự thống nhất chặt chẽ, biện chứng với nội dung cho nên hình thức chỉ có ý nghĩa khi nó là “hình thức mang tính nội dung”. Một trong những phạm trù quan trọng hàng đầu của Thi pháp học là thể loại. Thể loại là “nhân vật trung tâm của văn học” như M. Bakhtin đã khẳng định, nó còn được hiểu là “những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản: hoặc có tính chất thơ, chất tiểu thuyết, chất kịch…” [48; 127- 129]. Thể loại văn học thuộc về phương thức, về cách thể hiện cuộc sống trong văn học cũng như cách cấu tạo và biểu hiện nội dung trong tác phẩm văn học cụ thể. Thể loại được hình thành từ một giai đoạn lịch sử nhất định, vừa liên quan đến người sáng tác vừa liên quan đến người cảm thụ, lại biến đổi theo các giai đoạn phát triển của xã hội và văn học. Thể loại là “mã chung để giao tiếp” giữa người kể và người nghe, tuy có những biến thể nhưng có những yếu tố hằng thể không thay đổi một khi đã định hình ổn định. Không có một tác phẩm văn học nào tồn tại ngoài hình thức quen thuộc của thể loại: một cuốn tiểu thuyết, một truyện ngắn, một thiên kí, một bài thơ…Vì thế, khi nghiên cứu văn học người ta không thể bỏ qua việc nghiên cứu thể loại của tác phẩm văn học. Đây là hướng nghiên cứu quen thuộc, truyền thống, trên cơ sở những kết quả đạt được của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi thấy cần thiết phải tìm hiểu chuyên sâu và hệ thống về thể loại của Nam Ông mộng lục. Bởi đây là tác phẩm có giá trị đặc biệt quan trọng trong nền văn xuôi tự sự chữ Hán thời kì văn học trung đại, được coi như bản lề khép lại văn xuôi thế kỉ X – XIV, mở ra cánh cửa cho văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 xuôi tự sự thế kỉ XV – XIX. Vì thế, chúng tôi quyết định chọn: Khảo sát đặc điểm thể loại Nam Ông mộng lục làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Hướng nghiên cứu này sẽ cung cấp một cái nhìn sâu hơn về quan điểm thể loại, thể loại văn học trung đại và thể loại trong tác phẩm Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng để xác định rõ hơn vị trí và những đóng góp của nhà văn này trong nền văn học trung đại. 1.2 Lí do thực tiễn Nam Ông mộng lục được coi là một trong những tác phẩm văn học hải ngoại đầu tiên có giá trị văn học và giá trị dân tộc sâu sắc. Tuy sáng tác ở Trung Quốc và viết bằng chữ Hán nhưng tác phẩm lại được sinh thành từ trái tim của con người mà tâm hồn luôn hướng về quê hương đất nước. Từ ấn tượng về hoàn cảnh ra đời đặc biệt và nét độc đáo trong nghệ thuật của Nam Ông mộng lục, chúng tôi mong muốn trân trọng đề cao những giá trị văn hóa của dân tộc và tri ân danh nhân Hồ Nguyên Trừng – người đã có những đóng góp to lớn trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật và văn học. Một số thiên truyện trong Nam Ông mộng lục đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường và có tính giáo dục cao. Trước hết phải kể tới truyện “Y thiện dụng tâm” trong Sách giáo khoa Ngữ Văn 6, Tập 1. Là một trong những thiên truyện tiêu biểu của tác phẩm này, “Y thiện dụng tâm” nhằm giáo dục cho các em học sinh những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc như lòng nhân ái, tinh thần xả thân vì người khác, sự cương trực thẳng thắn không sợ cường quyền…Bên cạnh đó, thông qua thiên truyện này, các em học sinh cũng sẽ được tiếp cận với những đặc trưng quen thuộc của truyện ký như tính chất “người thật việc thật”, viết về tấm gương người tốt, lối ghi chép ngắn gọn, chân thực, tình huống truyện bất ngờ… Một tác phẩm được ra đời từ rất lâu, viết theo quan niệm của con người thời trung đại như Nam Ông mộng lục chắc chắn sẽ không dễ hiểu với các em học sinh. Thiết nghĩ, cần có một công trình nghiên cứu về đặc điểm thể loại để giúp giáo viên và các em học sinh tiếp cận tác phẩm dễ dàng hơn. Hiện nay, hệ thống nhà trường cũng đang chú trọng dạy văn theo hướng đặc trưng thể loại. Thể loại chi phối tất cả các yếu tố còn lại của hình thức tác phẩm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Mỗi thể loại có một đặc điểm riêng và yêu cầu phân tích theo một phương pháp riêng. Không phải ngẫu nhiên mà sách giáo khoa thường sắp xếp tác phẩm theo thể loại. Chẳng hạn, trong Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, Tập 2, học sinh được học và đọc thêm liền mạch các truyện và các đoạn trích như: “Chuyện người con gái Nam Xương” (Truyền kì mạn lục), “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Vũ trung tùy bút), Hồi 14 (Hoàng Lê nhất thống chí), Truyện Kiều và Nguyễn Du, “Chị em Thúy Kiều”, “Cảnh ngày xuân”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều), đi kèm với bài “Kiểm tra về truyện trung đại ” [60; 43-134]. Mỗi khi dạy tới một thể loại, sách giáo khoa thường nêu chú thích về đặc trưng của thể loại đó. Có một số thể loại được nói lướt qua nhưng cũng có thể loại cần phải học kỹ lưỡng tại lớp. Ví dụ: Khi học bài “Chuyện người con gái Nam Xương” và bài “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”, Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, Tập 2, đặt ra câu hỏi: Theo em, thể văn tùy bút có gì khác so với thể truyện mà các em đã học ở bài trước? [60; 63]… Dạy học theo đặc trưng thể loại là hết sức cần thiết đối với tác phẩm văn chương trong nhà trường, nhất là đối với các tác phẩm văn học trung đại. Những thể loại của văn học trung đại như: chiếu, biểu, hịch, cáo, phú…còn xa lạ với học sinh phổ thông. Nhiều em chưa nắm được đặc điểm của những thể loại đó nên khó có thể tiếp cận được với tác phẩm. Chọn đề tài: Khảo sát đặc điểm thể loại Nam Ông mộng lục một mặt do nhu cầu bản thân muốn được tìm về với những giá trị văn hóa của dân tộc, mặt khác luận văn sẽ góp phần phục vụ giảng dạy tốt hơn môn Văn trong nhà trường, đặc biệt là phần văn học trung đại theo đặc trưng thể loại, phù hợp với sách giáo khoa Ngữ Văn hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề Nam Ông mộng lục không phải là tác phẩm lớn nhưng lại rất có giá trị trong nền văn học Việt Nam. Tuy tác phẩm được viết ở Trung Quốc nhưng tấm lòng hướng về quê hương của tác giả lại được thể hiện khá sâu sắc. Trong tác phẩm, cảnh vật, con người, cuộc sống, văn hóa tâm linh của người Việt được hiện lên bằng sự cảm nhận của một người xa xứ đã gợi ra sự hứng thú, hấp dẫn và cách đánh giá mới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 mẻ nơi độc giả. Vì thế, tác phẩm đã trở thành đối tượng tìm hiểu của không ít các nhà nghiên cứu và công chúng văn học. Người được coi là khởi xướng cho việc nghiên cứu về Nam Ông mộng lục là Lê Quý Đôn ở thế kỉ XVIII, trong sách Kiến văn tiểu lục: “…Xem trong Nam Ông mộng lục (Lê Trừng nhà Minh biên soạn) có thể biết được thời đại nhà Trần có những việc đặc sắc và việc truyền ngôi cho con” [18; 166- 169]. Tuy nhiên, nhận định này còn rất sơ lược và chưa đề cập tới thể loại của Nam Ông mộng lục. Vì thế, trong số những công trình khoa học được công bố liên quan tới tác phẩm Nam Ông mộng lục, chúng tôi sẽ nêu một số công trình có đề cập tới thể loại của tác phẩm để làm căn cứ đánh giá và đối chiếu. Tác giả Trần Văn Giáp được coi là người mở đầu cho các công trình nghiên cứu về Nam Ông mộng lục của thời hiện đại. Những ý kiến của ông đã trở thành khuôn mẫu cho nhiều nhà nghiên cứu, nhiều cuốn từ điển viết về Nam Ông mộng lục. Nhà nghiên cứu đã thống kê được 28 mục và tóm tắt nội dung sơ lược các mục đó. Ông cũng nhận xét về nội dung của tác phẩm này: “Trong sách Nam Ông mộng lục, ông đã tỏ rõ lòng yêu nước và nhớ thương quê hương tha thiết” [22; 45- 49]. Quan trọng hơn, ông đã đề cập tới một số khía cạnh về nghệ thuật của tác phẩm như: “Nam Ông mộng lục thuật lại một số sự việc có tính chất lịch sử thời Lí Trần là thời gần gũi ông”, “một số thần thoại có vẻ hoang đường mê tín”, “một số mục nói về thơ và thi nhân”… [22; 45- 49]. Qua những lời đánh giá ở trên, ta thấy nhà nghiên cứu Trần Văn Giáp đã chú ý tới giá trị của tác phẩm nhưng cũng chưa dành nhiều quan tâm cho thể loại của nó. Trong bài viết “Hồ Nguyên Trừng mà cũng “quyến luyến quê hương”, “không quên Tổ quốc ư?”, tác giả Trần Nghĩa có những đánh giá về Hồ Nguyên Trừng theo sự chi phối của các “yếu tố ngoài văn học” (coi Hồ Nguyên Trừng là kẻ phản bội Tổ quốc, về mặt văn học thì văn của ông không có giá trị ) song trong bài viết lại bàn đến nhiều vấn đề của tác phẩm như: văn bản, mối quan hệ của Nam Ông mộng lục với tác phẩm khác, động cơ sáng tác của Hồ Nguyên Trừng… Đáng chú ý nhất là nhà nghiên cứu miêu tả khá cụ thể mối quan hệ của tác phẩm này với các tác phẩm cùng thời như Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái [...]... tới thể loại song chưa nêu lên được đầy đủ đặc điểm thể loại của Nam Ông mộng lục Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn là người có những đóng góp không nhỏ với việc nghiên cứu Nam Ông mộng lục Đồng quan điểm với Đinh Gia Khánh khi cho rằng Nam Ông mộng lục thuộc thể loại truyện ký, nhà nghiên cứu nhận xét: “Trên thực tế, rõ ràng Nam Ông mộng lục là một tập truyện ký và ghi chép hồi ký Tính chất truyện ký thể. .. Phụ lục, luận văn chia làm ba chương: CHƢƠNG 1: VẤN ĐỀ TÁC GIẢ, VĂN BẢN VÀ THỂ LOẠI CỦA NAM ÔNG MỘNG LỤC CHƢƠNG 2: MỐI QUAN HỆ VĂN SỬ TRONG NAM ÔNG MỘNG LỤC DƢỚI GÓC ĐỘ THỂ LOẠI CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM HỖN DUNG THỂ LOẠI TRONG TRUYỆN KÝ NAM ÔNG MỘNG LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 VẤN ĐỀ TÁC GIẢ, VĂN BẢN VÀ THỂ LOẠI CỦA NAM ÔNG MỘNG... văn bản và tác phẩm Nam Ông mộng lục làm cơ sở nghiên cứu đặc điểm thể loại của tác phẩm này - Tìm hiểu về mối quan hệ văn sử trong Nam Ông mộng lục với Đại Việt sử kí toàn thư, với một số tác phẩm khác dưới góc nhìn thể loại và đánh giá giá trị của mối quan hệ đó - Tìm hiểu và đánh giá vai trò của đặc điểm hỗn dung thể loại trong Nam Ông mộng lục 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Trong công trình nghiên cứu,... tác phẩm Nam Ông mộng lục 1.3 Thể loại 1.3.1 Lí thuyết về thể loại và vấn đề thể loại trong văn học trung đại Việt Nam 1.3.1.1 Lí thuyết về thể loại Thể loại là vấn đề quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn học từ xưa tới nay Khái niệm này người phương Tây gọi là “genre”, người Trung Quốc gọi là thể tài” Nói đến thể loại, các nhà nghiên cứu văn học thường bàn tới khái niệm loại thể và thể loại Loại là... đầy đủ đặc điểm thể loại của tác phẩm này 1.3.2.2 Quan niệm coi Nam Ông mộng lục thuộc thể loại tiểu thuyết Trần Nghĩa đã đưa ra danh mục và phân loại tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, trong đó nêu ra 7 loại tiểu thuyết (bút ký, chí quái, truyền kỳ, lịch sử, công án, diễm tình, du ký) Ông xếp Nam Ông mộng lục vào tiểu thuyết chữ Hán thời trung đại (tiểu thuyết bút ký) và cho rằng: Nam Ông mộng lục là “một... nhìn sâu hơn về về thể loại văn học trung đại nói chung và có cơ sở để tìm hiểu thể loại của Nam Ông mộng lục 1.3.1.2 Vấn đề thể loại trong văn học trung đại Việt Nam Đã có một số công trình nghiên cứu về thể loại của văn học trung đại Thực tế cũng chỉ ra rằng, các thể loại của văn học trung đại có rất nhiều những điểm khác biệt so với những thể loại của văn học hiện đại… a) Đặc điểm của văn học trung... của từng loại thể không phải lúc nào cũng rạch ròi cố định Đặc trưng của từng loại thể không phải lúc nào cũng nổi bật, bất biến Các loại thể lại luôn luôn diễn biến, phân hợp, phát triển…” [70] 1.3.2 Việc nghiên cứu thể loại của Nam Ông mộng lục 1.3.2.1 Quan niệm coi Nam Ông mộng lục là truyện ngắn trung đại Nguyễn Đăng Na cho rằng: “…Để hình dung một cách đầy đủ diện mạo cùng số phận của thể loại truyện... tôi nghiên cứu thể loại của Nam Ông mộng lục Ngoài những nhà nghiên cứu kể trên, chúng tôi cũng không thể không nhắc tới nhiều nhà nghiên cứu khác như Nguyễn Phạm Hùng, Chu Quang Trứ, Tạ Ngọc Liễn… đã có để tâm nghiên cứu về Nam Ông mộng lục Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về thể loại của tác phẩm Nam Ông mộng lục Nhận xét chung của chúng tôi là các công trình nghiên... mới chỉ định danh thể loại hoặc tìm hiểu một số khía cạnh trong thể loại (kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật …) của Nam Ông mộng lục mà chưa phân tích, đánh giá trọn vẹn về đặc điểm thể loại của tác phẩm Cho nên ở đề tài này, trên cơ sở định hướng nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu và tiến hành hệ thống hóa những đặc điểm về thể loại của Nam Ông mộng lục, đưa ra những... sống lưu vong ở nước ngoài, Nam Ông mộng lục vẫn có một vị trí nhất định trong thể loại tự sự của thời kì lịch sử này” [39; 135-138] Quan điểm của Đinh Gia Khánh đã thể hiện cách nhìn khá chính xác về thể loại của Nam Ông mộng lục Điều đó đã góp thêm tiếng nói cho lịch sử nghiên cứu vấn đề này Song về cơ bản, tác giả mới chỉ định danh chứ chưa nghiên cứu kĩ đặc điểm thể loại của tác phẩm Các tác giả . với học sinh phổ thông. Nhiều em chưa nắm được đặc điểm của những thể loại đó nên khó có thể tiếp cận được với tác phẩm. Chọn đề tài: Khảo sát đặc điểm thể loại Nam Ông mộng lục một mặt do nhu. định chọn: Khảo sát đặc điểm thể loại Nam Ông mộng lục làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Hướng nghiên cứu này sẽ cung cấp một cái nhìn sâu hơn về quan điểm thể loại, thể loại văn học. tới thể loại của Nam Ông mộng lục. Vì thế, trong số những công trình khoa học được công bố liên quan tới tác phẩm Nam Ông mộng lục, chúng tôi sẽ nêu một số công trình có đề cập tới thể loại

Ngày đăng: 05/10/2014, 02:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w