Với nền tảng văn hóa, xã hội riêng biệt, các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên đã xây dựng cho mình một nền văn học, sử thi đa sắc, đa màu, là loại hình văn học dân gian vô giá với những t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
CHU THỊ THÚY HẰNG
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ SỰ SỬ THI QUA VĂN
BẢN SỬ THI RA GLAI (TÂY NGUYÊN)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học dân gian
Mã số: 60 22 36
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS Vũ Anh Tuấn
Hà Nội – 2011
Trang 2Là một bộ phận hợp thành và làm nên sự phong phú đa dạng của sử thi Việt Nam, sử thi Tây Nguyên đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển và lưu tồn của sử thi Việt Nam, đặc biệt là về nguồn tư liệu sử thi sống Thực tế cho thấy, sử thi Tây Nguyên đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống loại hình sử thi dân tộc, và diện mạo của sử thi Việt Nam chỉ có thể được nhìn nhận trong một chỉnh thể thống nhất mà trọn vẹn, phong phú, trong đó bao gồm có sử thi Tây Nguyên
Với nền tảng văn hóa, xã hội riêng biệt, các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên
đã xây dựng cho mình một nền văn học, sử thi đa sắc, đa màu, là loại hình văn học dân gian vô giá với những tác phẩm thực sự là những thiên sử thi bất tử đã đi vào đời sống cộng đồng như những điều tất yếu
Trong kho tàng sử thi Tây Nguyên, nếu như người Êđê có sử thi Khan, với
các tác phẩm tiêu biểu là Đăm San, Đăm Di, Khinh Dú, Đăm Dơ roăn, Y Pơrao, Mơ
Hiêng, Chi Grí, Mđrông đăm, Hdung Y Thu, Đăm Thí; người Bana có sử thi Hơmon
tiêu biểu là Đăm Noi, Giông nghèo tám vợ, Tre vắt ghen ghét Giông, Dyông Wiwin,
Xing Chi Ôn; người Garai có sử thi Hơri tiêu biểu là Chilơkôk, thì sử thi Akhat`
jucar của người Ra Glai là Udai Ujac` Tuy nhiên, các tác phẩm đó dù là của người
Ê Đê, Ra Glai, hay Bana… đều là những bản sử thi đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật văn học dân gian Tây Nguyên Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã ví các bản sử thi ấy: « Cao vời vợi như đỉnh núi Chu Pông, trong suốt như dòng nước sông
Trang 3Ba và tỏa hương thơm ngào ngạt như mùa hoa ê pang nở trắng giữa núi rừng Tây Nguyên »
Là một trong bốn tiểu vùng của vùng sử thi Tây Nguyên, tiểu vùng sử thi Ra Glai-Chăm có đầy đủ những đặc trưng của thể loại sử thi Tây Nguyên Cũng như những tác phẩm sử thi Tây Nguyên khác, hơn 30 tác phẩm thuộc tiểu vùng sử thi Ra Glai-Chăm vừa là một hiện tượng văn học, vừa là một hiện tượng văn hóa Nó không tồn tại một cách độc lập đơn lẻ mà cùng với các tác phẩm sử thi tồn tại ở nhiều tộc người trong phạm vi vùng địa lý Trường Sơn-Tây Nguyên và vùng phụ cận tạo nên một hiện tượng văn hóa mang tính vùng Trong đó, với những sắc thái riêng của mình, sử thi akhat` jucar Ra Glai chiếm ưu thế vượt trội và là thể loại tiêu biểu cho tiểu vùng sử thi Ra Glai-Chăm
Vì thế, việc tìm hiểu về sử thi akhat` jucar nói chung, cũng như những đặc
trưng thể loại của nó nói riêng trong tương quan và đối sánh với sử thi nhân loại và
sử thi Việt Nam sẽ góp phần khẳng định những đóng góp và giá trị của sử thi Ra Glai khi nghiên cứu sử thi Việt Nam nói chung và sử thi Tây Nguyên nói riêng Đó
là lí do đầu tiên chúng tôi chọn sử thi Ra Glai để nghiên cứu
Hiện nay, việc nghiên cứu tự sự dân gian (Research of Folk Narrative) đã phát triển sâu rộng và hình thành tổ chức Quốc tế (International Society for Folk Narrative Research) qua nhiều kỳ đại hội Ở Việt Nam, việc nghiên cứu tự sự dân gian đã đạt được nhiều thành tựu, và ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Bản thân nó cũng ngày càng chứng tỏ tính hữu dụng của mình đối với văn học nói chung và việc nghiên cứu văn học nói riêng từ quá khứ đến hiện đại
Sử thi Ra Glai là một kho tàng vô giá và chứa dựng nhiều giá trị cần được khai thác, vì lẽ đó, việc vận dụng lý thuyết và những ứng dụng của tự sự học, nhất
là lý thuyết trong lĩnh vực loại hình vào nghiên cứu kho tàng sử thi Ra Glai thiết nghĩ là một việc làm khoa học và đứng đắn
Trang 4Được sự gợi ý, giúp đỡ của người hướng dẫn, chúng tôi đã chọn vấn
đề“Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) » làm
đề tài luận văn của mình
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu, so sánh loại hình sử thi Ra Glai trong tương quan với sử thi nói chung và sử thi các dân tộc khác, luận văn chỉ ra những đặc trưng về loại hình của sử thi Ra Glai, từ đó khẳng định về mối tương quan của sử thi
Ra Glai với các sử thi khác, đồng thời chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong sự thống nhất và khu biệt với sử thi nhân loại và sử thi Việt Nam
Ngoài ý nghĩa khoa học, đề tài còn có ý nghĩa thực tiễn, đó là khẳng định vị trí
và những đóng góp của sử thi Ra Glai đối với nền sử thi Việt Nam một cách khách quan, thuyết phục, từ đó góp thêm một tiếng nói vào việc giữ gìn những nét bản sắc của tộc người Ra Glai nói riêng Đây là một việc làm cụ thể, có ý nghĩa cho những người có ý thức về vai trò và tầm quan trọng của sử thi Ra Glai (Tây Nguyên)
Ngoài ra, luận văn còn giúp ích cho việc học tập nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào việc tìm hiểu kho tàng sử thi Tây Nguyên, Ra Glai ở các trường đại học, cao đẳng
2 Lịch sử vấn đề
Kể từ khi L Sabatier lần đầu tiên sưu tầm và công bố Khan Đăm San năm
1927 và sau đó được dịch ra tiếng Pháp, khiến thế giới phương Tây biết tới một ―bài thơ tuyệt đẹp‖, một ―kiệt tác‖ của văn học truyền miệng của các dân tộc thiểu số Đông Dương (như lời của nhà Việt Nam học Pháp nổi tiếng G Condominas), thì những phát hiện đáng trân trọng trong việc sưu tầm và công bố sử thi Tây Nguyên
dần dần có những đột phá về số lượng và khối lượng các tác phẩm Sau Đăm San,
năm 1955, D Antomarchi và G Condominas đã sưu tầm, công bố và giới thiệu
khan Đăm Di
―Vào những năm 60 của thế kỷ XX, một số cán bộ người Tây Nguyên như Y Điêng, Y Yung, Kơxo Bơliêu cùng Ngọc Anh tập kết ra miền Bắc, đã tập hợp và
công bố tập sách Trường ca Tây Nguyên với các tác phẩm: Xing Nhã, Đăm Di,
Khinh Dú, Đăm Đơroan, Y Ban, Y Bơrao Với cuốn sách nổi tiếng một thời này, số
Trang 5lượng sử thi sưu tầm được đã tăng lên đến 7 tác phẩm, trong đó chủ yếu là của dân tộc Êđê
Trong thập kỷ 80, những phát hiện trong việc sưu tầm và công bố sử thi tương đối khiêm tốn và hạn hẹp về địa bàn và số lượng tác phẩm
Bước nhảy vọt trong việc phát hiện và nhận thức sử thi Tây Nguyên là từ cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 tới nay Đây là thời kỳ phát hiện lại sử thi Tây Nguyên trên địa bàn các tộc người với số lượng và khối lượng tác phẩm khá đồ sộ, tạo nên bước đột phá về chất trong phát hiện và nhận thức sử thi Tây Nguyên
Đột phá cho giai đoạn này là việc nhóm điều tra sưu tầm của Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian cùng với Sở Văn hóa Thông tin Đắc Lắc lần đầu tiên phát hiện hệ thống sử thi đồ sộ Ot Ndrông của người Mnông, mà qua hơn 10 năm điều tra, sưu tầm đến nay chúng ta vẫn chưa xác định một cách chính xác số lượng và khối lượng tác phẩm của nó Phát hiện quan trọng này đã được phản ánh trong Hội thảo Khoa học về Sử thi Tây Nguyên, tổ chức ở Buôn Ma Thuột ngày 19/5/1997 do Trung Tâm KHXH & NV Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Đắc Lắc tổ chức Đó
là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc xây dựng và thực thi Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên, mà Chính phủ đã
giao cho Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên thực hiện từ 2001-2007
Từ năm 2001 - 2005, trọng tâm của dự án là điều tra và sưu tầm những tác phẩm sử thi truyền miệng đang còn lưu giữ trong trí nhớ của nhân dân, sau đó từ
2005 - 2007 tiến hành biên dịch và xuất bản 75 tác phẩm sử thi Kết quả của dự án:
Đã sưu tầm đươc 801 tác phẩm sử thi truyền miệng, lưu giữ trong 5679 băng ghi âm loại 90 phút, tương ứng với khoảng 8500 giờ trình diễn sử thi của nghệ nhân Từ các tác phẩm truyền miệng được thu băng trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn ra 75
tác phẩm in trong bộ sách Kho tàng sử thi Tây Nguyên gồm 62 tập (mỗi tập dày từ
500 đến 1400 trang)
Từ năm 2008 đến 2010, sau khi dự án điều tra, sưu tầm và in 75 tác phẩm kết thúc (2001-2007), được sự tài trợ của Nhà nước, nhóm nghiên cứu lại tiến hành
Trang 6phiên dịch và in thêm 25 tác phẩm nữa, để tới năm 2010 in trọn 100 tác phẩm sử thi
Tây Nguyên‖ [Trích dẫn theo lời giới thiệu tác phẩm Kho tàng sử thi Tây Nguyên
Nguồn: http://www.sachhay.com/book]
Song song với việc nghiên cứu về sử thi Tây Nguyên nói chung, các công trình nghiên cứu chuyên biệt về các tộc người và sử thi của những dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên cũng tương đối phong phú, đa dạng, nhưng những sưu tầm nghiên cứu về người Ra Glai và akhat` jucar - sử thi Ra Glai thì hầu như còn hạn chế
Những công trình nghiên cứu có đối tượng nghiên cứu trực tiếp là người Ra
Glai: Người Ra Glai ở Việt Nam của Nguyễn Tuấn Triết [Nxb KHXH: 1991], Văn
hóa và Xã hội người RaGlai của Phan Xuân Biên (chủ biên) [Nxb KHXH:1998], Văn hóa xã hội và luật tục của người Ra Glai của Nguyễn Thế Sang [Nxb KHXH:
2006]; Những vấn đề văn hóa và ngôn ngữ Ra Glai [Nxb Đại học Quốc Gia TP.HCM: 2003] như: tác giả Ngô Văn Lệ - Phan An [Người Ra Glai ở Việt Nam], Chamaliaq Riya Tiẻnq [Đôi điều nói thêm về dòng họ của người Ra Glai], Tô Đông Hải [Bản sắc văn hoá trong một số nghi lễ của người Ra Glai ở Khánh Hoà; Luật
tục Chăm và luật tục Ra Glai do Phan Đăng Nhật (chủ biên)[Nxb Văn hóa dân tộc,
HN]; Văn hóa Ra Glai, những gì còn lại của Phan Quốc Anh [NXb KHXH, 2010];
Văn hóa Ra Glai của Phan Quốc Anh [NXb KHXH, 2010]… Tất cả các công trình
này đã cung cấp cho chúng tôi một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về bức tranh văn hóa, con người Ra Glai
Liên quan đến nguồn tư liệu trên, không thể không kể đến những bài nghiên cứu về văn hóa Ra Glai của Trần Kiêm Hoàng được đăng tải trên website của Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh và website của phòng văn hóa
thông tin thị xã Cam Ranh – Khánh Hòa như Sông biển trong văn hóa Ra Glai,
Khánh Hòa; Người Raglai và dấu ấn về biển… Những bài viết này đã cung cấp cho
tác giả luận văn một nguồn tư liệu phong phú, giàu tính thực tiễn về văn hóa Ra Glai
Đối tượng là các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hoặc nghiên cứu về văn hóa
Việt Nam có đề cập đến người Ra Glai: Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số
Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy [Nxb Văn hóa Dân tộc: 2004], Tìm về bản sắc văn
Trang 7hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm [Nxb Tổng hợp 1996/2004], Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam của Ngô Đức Thịnh [Nxb KHXH: 2006]…
Những công trình kể trên đều đã đưa nhiều giả thuyết về nguồn gốc của
người Ra Glai ở Việt Nam, nhưng tập trung ba ý kiến: a) Người Ra Glai có nguồn
gốc từ các đảo đến Việt Nam; b) Là cư dân bản địa sống ven biển trước khi người Chăm đến vùng đất miền Trung duyên hải Việt Nam; c) Là một nhánh của người Chăm cổ tách ra
Trong kho tàng sử thi Tây Nguyên đa dạng và phong phú, những công trình nghiên cứu về sử thi Ra Glai mới được phát hiện còn hết sức khiêm tốn Đối tượng trực tiếp là sử thi Ra Glai thông qua việc vận dụng lý thuyết và ứng dụng của tự sự
học để nghiên cứu có: Phương pháp tự sự bằng khuôn hình sử thi của Phan Đăng Nhật, Awơi Nãi Tilor – một sử thi Ra Glai độc đáo, của Phan Thu Hiền, Trần Kiêm Hoàng trong tạp chí văn hóa dân gian số 11; Amã Chisa – một akhat` jucar độc đáo
của người Ra Glai, của Nguyễn Việt Hùng trong Amã Chisa, Amã Cuvau VongCơi:
Sử thi Ra Glai, NXB Khoa học xã hội…
Trong đó không thể không kể đến những bài viết công phu của tác giả Vũ Anh Tuấn Trên những cơ sở khoa học đáng tin cậy, tác giả đã giới thiệu một cách khái quát, cô đọng, chi tiết và có hệ thống trên tất cả các bình diện nội dung, nghệ
thuật, và môi trường diễn xướng của hai tác phẩm sử thi Ra Glai là Udai-Ujac` và
Sa Ea Từ đó khẳng định đây là những truyện hát hoành tráng, những áng sử thi
đích thực trên nhiều phương diện
Trong hội thảo tự sự dân gian năm 2009, tác giả Vũ Anh Tuấn cũng có tham
luận về Một số phạm trù Tự sự học qua khảo sát thế giới nghệ thuật sử thi Ra Glai
dựa trên cơ sở 11 Quy luật sử thi của tự sự dân gian do A Olrik đề xuất Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra những luận điểm có giá trị về thế giới nghệ thuật sử thi Ra Glai theo các nguyên tác cấu trúc thể loại Đặc biệt tác giả đã đặt ra nhiều vấn đề về đặc điểm tự sự trong một số văn bản sử thi Ra Glai có tính chất gợi mở cho đề tài
Những kiến thức lí luận và giá trị thực tiễn cùng những định hướng vận dụng trong nghiên cứu về văn hóa và sử thi Ra Glai của những công trình kể trên đã đem đến nguồn tư liệu quý giá có ý nghĩa to lớn đối với luận văn này
Trang 8Thực hiện đề tài Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai
(Tây Nguyên) chính là sự kế thừa và triển khai tiếp thành tựu của những công trình
đã nghiên cứu của các nhà khoa học trước , đồng thời kết hợp với những nghiên cứu của bản thân người viết, nhằm góp phần đưa ra góc nhìn hệ thống về sử thi Ra Glai với những đặc điểm tự sự sử thi
3 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai
(Tây Nguyên), người viết hướng tới giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất: Vận dụng những tiêu chí thể loại để định giá giá trị và xác định rõ hơn loại hình của những akhat` jucar sử thi của tộc người Ra Glai
Thứ hai: Vận dụng lý thuyết quan trọng của tự sự học trong lĩnh vực Folklore học nói chung và Folklore châu Âu nói riêng, trong đó có công trình khảo luận Quy luật sử thi của tự sự dân gian doA Orik đề xuất để tìm hiểu, phân tích đặc điểm tự
sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên)
Thứ ba: Từ các yếu tố nhận diện được trong đặc điểm tự sự sử thi Ra Glai (Tây Nguyên), khẳng định về cơ bản sử thi Ra Glai có mối tương quan và thống nhất với sử thi nhân loại
Thứ tư, ở mức độ nhất định, luận văn khái quát những đặc trưng riêng trong
sử thi Ra Glai góp phần cho việc định vị và đánh giá cũng như bảo tồn và lưu giữ
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là đặc điểm tự sự sử thi qua văn
bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) Đặc điểm tự sự ở đây xét trên văn bản sử thi Ra
Glai ở qua khảo sát nội dung, thế giới nghệ thuật, không gian-thời gian, ngôn ngữ
và diễn xướng
Chọn sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) làm đối tượng nghiên cứu, chắc chắn
không tránh khỏi sự phân tán tư liệu ở một trừng mực nào đó, có lẽ nguyên nhân chính là do tầng lớp tình tiết chuyện nhiều, hệ thống nhân vật đông Vì vậy, để quá trình nghiên cứu thuận lợi và có trọng tâm, chúng tôi bám sát chủ yếu vào các tác phẩm quen thuộc làm văn liệu chính cho đề tài Để đề tài trở nên rõ ràng mạch lạc, kết cấu bài viết được xây dựng theo các chuyên mục đã định sẵn, trên cơ sở ấy triển
Trang 9khai các ý nội hàm có liên quan tạo thành một chuỗi liên kết bền vững cho toàn bộ cấu trúc
Phạm vi nghiên cứu trong luận văn là một số văn bản sử thi Ra Glai tiêu
biểu: Sa Ea, Awơi Nãi Tilơr, Udai – Ujac`, Amã Chisa…
Ngoài ra, chúng tôi cũng so sánh với một số tác phẩm khác để thấy được tính thống nhất và khu biệt của sử thi Ra Glai về phương diện đặc điểm tự sự sử thi
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
a Phương pháp phân tích khái quát hóa:
Từ việc dựa trên văn bản cụ thể của một số tác phẩm sử thi Ra Glai, người nghiên cứu sẽ đưa ra được tính khái quát và những nhận định chung
b Phương pháp đối chiếu so sánh
Việc vận dụng phương pháp đối chiếu, so sánh nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng, tương quan mối quan hệ giữa sử thi Ra Glai và sử thi nhân loại cũng như các nét khu biệt của nó
c Phương pháp thống kê, phân loại
Để việc phân tích, lí giải, đối chiếu có kết quả cần sử dụng phương pháp thống kê và phân loại cụ thể ở mỗi văn bản và trong toàn chỉnh thể hệ thống sử thi
Ra Glai
Ba phương pháp nghiên cứu trên được phối hẹp chặt chẽ với nhau, ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp tổng hợp khác
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu , kết luâ ̣n, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn trình bày thành 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2 Một số phạm trù tự sự qua khảo sát nội dung và thế giới nghệ
thuật sử thi Ra Glai
Trang 10Chương 3 Đặc điểm tự sự sử thi Ra Glai trên bình diện không gian-thời
gian, ngôn ngữ và diễn xướng
Trang 11B PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Nhận diện sử thi
Sử thi là tác phẩm tự sự dài, xuất hiện rất sớm, thường vào buổi bình minh
của lịch sử một dân tộc Nó vốn là hình thái ―nghệ thuật chưa bắt đầu với tư cách là
sáng tác nghệ thuật‖ (Mác) được sáng tác trong ngọn nguồn cảm hứng kiêu hãnh,
tự hào của cả một cộng đồng trước những thắng đoạt đầu tiên của con người trước thế giới tự nhiên để kể lại những sự kiện anh hùng có tính chất toàn dân và ý nghĩa
đối với cộng đồng
Sử thi nảy sinh và tồn tại trong đời sống các tộc người không chỉ với tư cách một tác phẩm nghệ thuật mà còn là pho lịch sử, cuốn bách khoa toàn thư của
dân tộc đó Chẳng thế mà người Ấn Độ đã từng tự hào nói rằng: ―Cái gì không có
trong sử thi Mahabharata thì cũng không thể tìm ở đâu trên đất nước Ấn Độ‖ [28;
407] Sức ảnh hưởng của sử thi đối với tâm thức con người vô cùng lớn lao, sử thi được ví như một loại thánh kinh của tộc người, là niềm tự hào của họ khi bước ra thế giới văn minh Mỗi áng sử thi vượt qua khuôn khổ của một tác phẩm văn học
để đảm nhận những chức năng quan trọng trong đời sống, tín ngưỡng, văn hoá của cộng đồng
1.1.1.1 Khái niệm
Xét về mặt nội dung, sử thi là những tác phẩm theo thể loại tự sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó (Theo Wikipedia)
Trong nghĩa rộng, thuật ngữ sử thi dùng để chỉ một thể loại tự sự, một trong
ba loại thể văn học phân biệt với kịch và trữ tình Ở phạm vi hẹp, hiện nay được dùng một cách tương đối phổ biến trong các nền văn học dân tộc nói chung, thuật ngữ này chỉ thể loại sử thi anh hùng
Trang 12―Xét về mặt diễn xướng, căn cứ theo dạng vốn tồn tại của chúng, có thể nói
khan, hơmon, hơri… là những tác phẩm thuộc loại hình tự sự dân gian, trong đó có kết hợp hài hòa một cách tự nhiên các yếu tố nghệ thuật khác nhau: nói lối của văn xuôi, nói vần của thơ ca, hát của thanh nhạc và diễn xướng của sân khấu‖ [16; 753]
Như vậy, ―căn cứ theo phương thức diễn xướng kết hợp với đặc trưng nghệ
thuật hào hùng kì vĩ, mang âm điệu ngợi ca các nhân vật anh hùng, với nội dung đầy các sự kiện to lớn xoay quanh các nhân vật với hành động có ý nghĩa toàn dân,
có thể xác định được rằng các sử thi dân gian các dân tộc ít người thuộc phạm trù
sử thi anh hùng trong thể loại tự sự dân gian‖ [16;753]
1.1.1.2 Đặc điểm thể loại
Trong nghĩa hẹp, chuyên biệt và có cách hiểu tương đối phổ quát, sử thi chỉ một hoặc một nhóm thể loại trong tự sự, đó là sử thi anh hùng, tức những thiên tự
sự kể về quá khứ anh hùng, là bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân
và về những anh hùng, dũng sĩ, tiêu biểu cho một thế giới sử thi
Sử thi tồn tại dưới cả dạng truyền miệng và văn bản thành văn Phần lớn những bản chép các thiên sử thi anh hùng tiêu biểu đều có ngọn nguồn dân gian và bản thân các đặc điểm của thể loại cũng hình thành ở cấp độ dân gian
Cái đẹp đặc trưng của sử thi anh hùng được biểu lộ trong tính hài hòa riêng của nó, vốn gắn với các quan hệ xã hội chưa trưởng thành Điều này được Các Mác nhấn mạnh khi ông liệt sử thi vào thời đại trước khi bắt đầu có sản xuất nghệ thuật thực thụ, đồng thời cho rằng sử thi ở dạng cổ điển làm thành một thời đại trong lịch
sử văn hóa
Ở sử thi, tác giả chỉ can hệ đến thế giới mà các quan hệ thân tộc ngay trong đời sống hiện thực còn đóng vai trò trung gian, môi giới cho phạm vi riêng tư và phạm vi chính trị; các lợi ích của các hành động khác nhau còn bện chặt vào nhau,
sự liên hệ giữa các cuộc đấu tranh toàn dân và các hoạt động cá nhân còn mang tính trực tiếp, khác biệt với tiểu thuyết khi nhà văn buộc phải viện cớ riêng cho sự tham
dự của nhân vật vào các xung đột chính trị Sử thi vốn gắn với các quan hệ xã hội
chưa trưởng thành
Trang 13Xét về mặt thể loại, sử thi bao gồm:
- Sử thi anh hùng dân gian
Sử thi anh hùng dân gian nảy sinh trên cơ sở truyền thống các sử thi thần thoại kể về những bậc thủy tổ - những anh hùng văn hóa, về các tích truyện dũng sĩ;
xa xưa hơn nữa là các truyền thuyết lịch sử, các bài tụng ca Nảy sinh vào thời đại tan rã của chế độ công hữu nguyên thủy và phát triển trong xã hội cổ đại, phong kiến, nơi còn bảo lưu từng phần các quan hệ gia trưởng, sử thi anh hùng ảnh hưởng của các quan hệ và quan niệm ấy, đã miêu tả về quan hệ xã hội như quan hệ dòng máu, tông tộc với tất cả các chuẩn mực luật lệ, tập tục
Ở dạng cổ xưa nhất của sử thi, tính anh hùng còn hiện diện trong vỏ bọc thần thoại hoang đường (các dũng sĩ không chỉ có sức mạnh chiến đấu mà còn có năng lực siêu nhiên, ma thuật, kẻ địch thì luôn hiện diện dưới dạng quái vật giả tưởng) Những đề tài chính được sử thi cổ xưa miêu tả: chiến đấu chống quái vật (cứu người đẹp và dân làng), người anh hùng đi hỏi vợ, sự trả thù của dòng họ
- Sử thi cổ điển
Các dạng cổ điển của sử thi có nhân vật thường là các dũng sĩ kiêm thủ lĩnh
và các chiến binh đại diện dân tộc ở tầm lịch sử; các kẻ thù của họ thường được đồng nhất với bọn xâm lược, những kẻ áp bức, ngoại bang và dị giáo (như người Turk, người Tarta với sử thi Slave) Thời gian sử thi ở đây khác với sử thi dân gian, không còn là thời đại sáng chế các thần thoại, mà là quá khứ vinh quang trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc
- Anh hùng ca
Những anh hùng ca, với tư cách là các tác phẩm sử thi anh hùng cỡ lớn, thể hiện sự tương quan giữa yếu tố cá nhân anh hùng và yếu tố sử thi tập thể rõ rệt, đủ
để bộc lộ tính tích cực cá nhân, đã trở thành công cụ đắc lực cho sự biểu hiện yếu tố
toàn dân, toàn dân tộc Trường ca sử thi ―về thực chất có liên quan đến thời trung
đại, khi dân chúng tỉnh dậy từ giấc ngủ nặng nề, nhưng tinh thần thì đã cứng cáp đến mức tạo được thế giới riêng của mình và tự cảm thấy mình gắn bó máu thịt với thế giới ấy Khi bản thân cái cá nhân được giải phóng khỏi khối vẹn toàn dân tộc
Trang 14khởi thủy với trạng thái chung, lối nghĩ lối cảm chung, hoạt động và số phận chung, thì thay cho thơ ca sử thi những cái sẽ phát triển chín muồi hơn cả một mặt là thơ
và mặt khác là kịch‖ (Hegel1)
1.1.2 Khái quát về tự sự học
Roland Barthes nói: ―Đã có bản thân lịch sử loài người, thì đã có tự sự‖, tác giả J H Miller có nói: ―Tự sự là cách để ta đưa vào một trật tự, và trật tự ấy mà
chúng ta có được ý nghĩa Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố‖ [36,2]
Điều đó cho thấy, tự sự - những phương thức căn bản kiến tạo lại bức tranh thế giới sự kiện khúc xạ vào hình dung của con người, hình thành ý nghĩa của nó trong quá trình truyền đạt, giao tiếp vốn đã tồn tại tự thân như một phạm trù nhiều ý nghĩa, song để nó trở thành một hệ thống lý thuyết, và dần đến một khoa học độc lập hẳn phải có một quá trình phát triển lâu đời
Tác phẩm đầu tiên của Valadimir Ia Propp (1895- 1970) - chuyên gia nghiên
cứu về folklore và có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ: Hình thái học truyện
cổ tích, in vào năm 1928, thực sự đã gây được sự chú ý trong giới nghiên cứu Nó là
khởi đầu của mọi sự khởi đầu, bởi người ta có thể tìm thấy ở đó những quan điểm
tự sự, phương pháp phân tích cấu trúc văn bản, cấu trúc loại hình Nó mở ra một phương pháp nghiên cứu mới cho chuyên ngành văn học dân gian nói riêng và văn học nói chung Nó đã phát huy được ảnh hưởng to lớn vào những năm 50, 60 của thế kỷ XX, khi phương pháp cấu trúc ra đời và họ đã coi tác phẩm đó như một mẫu mực kinh điển của phương pháp nghiên cứu này
Và khi tự sự được hiểu không còn đơn giản là việc kể chuyện, mà là một phương pháp không thể thiếu để giải thích, lý giải quá khứ có nguyên lý riêng thì
công trình nghiên cứu Hình thái học truyện cổ tích của Propp như một dấu ấn quan
trọng của việc nghiên cứu chức năng tự sự trong truyện cổ tích Đó cũng là cơ sở cho việc nghiên cứu và phát triển cho sự ra đời của một ngành riêng biệt: tự sự học
“Tự sự học là phương pháp lí luận văn học được bắt đầu từ phương Tây từ những năm 60 của thế kỉ XX, dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa cấu trúc và ngôn ngữ học” (dẫn theo www.vienvanhoc.org.vn/reader/?id=893&menu=74)
Trang 15Tự sự học là sự mở rộng của thi pháp học nảy sinh trên nền tảng của thi pháp học cấu trúc, có giá trị mở rộng chân trời nghiên cứu thể loại tự sự, đặc biệt là văn xuôi, tiểu thuyết Hiểu theo nghĩa rộng, tự sự học là việc nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hoặc nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc
Đó là một hệ thống các thuật ngữ dành để phân tích cấu trúc văn bản tự sự
mà ngày nay đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu có hiệu quả như lĩnh vực thi pháp tiểu thuyết và nghệ thuật tự sự nói chung Tự sự học là sự mở rộng của thi pháp học, thể hiện sự gắn kết của nó với tu từ học (Rhetorica), một bộ môn mà vào thời cổ đại đã phân biệt với thi pháp học Hiện thời tự sự học ―kinh điển‖ đã chuyển sang tự sự học hậu kinh điển, một giai đoạn mới của thi pháp học tiểu thuyết và tự
sự học
Thi pháp tự sự học không phải thoát thai từ chủ nghĩa cấu trúc mà có cội nguồn từ thi pháp học tiểu thuyết Anh Mĩ đầu thế kỉ Trước thế kỉ XX, khái niệm văn học không bao gồm tiểu thuyết vì nó là văn xuôi, mọi bình luận về tiểu thuyết chỉ dựa vào chủ đề và nội dung chứ chưa quan tâm hình thức Vấn đề là phải chứng minh hình thức nghệ thuật của thể loại văn xuôi – tiểu thuyết, và thế là nghiên cứu
hình thức tiểu thuyết bắt đầu M Schorer năm 1947 đã phát biểu: ―Bây giờ người ta
đã chứng minh, bàn về nội dung không phải là bàn về nghệ thuật, mà chỉ bàn về kinh nghiệm, chỉ khi bàn về cái nội dung đã được thực hiện tức là hình thức, cũng
là tác phẩm nghệ thuật thì khi ấy mới là tiếng nói của nhà phê bình‖ Từ đó các vấn
đề của tự sự như người trần thuật, điểm nhìn, hình thức không gian… đã được bàn rộng rãi, chúng gắn liền với sự ý thức về vai trò độc lập tự chủ của con người cá nhân (J Watte)
Ở Việt Nam, từ việc xác định vai trò, ý nghĩa của Tự sự học đối với sự phát
triển của bộ môn nghiên cứu văn học, theo báo cáo đề dẫn Tự sự học không ngừng
mở rộng và phát triển của GS TS Trần Đình Sử, tự sự học là ngành nghiên cứu còn
non trẻ, định hình từ những năm 60 - 70 ở Pháp nhưng đã nhanh chóng vượt qua biên giới, trở thành một trong những lĩnh vực học thuật được quan tâm phổ biến
Trang 16Những năm gần đây, chuyên ngành này ngày càng phát triển, đặc biệt, nhiều tác giả có xu hướng gắn nghiên cứu Tự sự học trong quan hệ với văn hoá, với đặc tính dân tộc
GS TS Trần Đình Sử cũng cho rằng, tuy bắt đầu khá muộn nhưng các công trình Tự sự học ở Việt Nam có chất lượng đã xuất hiện, trong đó có không ít tìm tòi, khám phá đáng chú ý không chỉ ứng dụng trong nghiên cứu truyện kể, tiểu thuyết của văn học thành văn mà còn có những nghiên cứu văn học dân gian, như một thể loại tự sự đặc trưng
1.1.3 Quy luật sử thi trong tự sự dân gian (theo Orik)
1.1.3.1 “Quy luật” và giới hạn định nghĩa
Bất cứ ai vốn quen thuộc với tự sự dân gian đều có thể nhận xét rằng: khi nghe, khi đọc Fonklore của bất cứ một cư dân xa xưa và xa xôi nào, mình đều có cảm giác là nhận ra nó, quen biết nó, mặc dù, cho đến lúc bây giờ, hoàn toàn không biết gì về cư dân đó hay truyền thống tự sự của họ
Điều này thường được giải thích bằng hai nhân tố: 1) tính chất chung về tinh thần của người nguyên thủy 2) thần thoại nguyên thủy và quan niệm về tự nhiên đều tương ứng với tính chất đó Nhưng lý giải như vậy thì thiếu cơ sở Cái làm cho
ta xúc động không phải là quan niệm quen thuộc về toàn bộ thế giới tự sự, mà là một số chi tiết đặc điểm nào đấy, ví như: tại sao sự sáng tạo ra thế giới hoặc ra con người lại xảy ra đúng ba giai đoạn ở bất cứ dân tộc nào?
Chính vì thế, việc nghiên cứu và chỉ ra những đặc điểm chung nhất về những phương diện khác nhau của những loại hình như Sa-ge (ta thường gọi theo tên tiếng Pháp là Sago) - một loại hình Fonklore rất nổi tiếng của nhiều dân tộc bắc Âu - liên kết trong nó nhiều loại thể: truyện kể, thần thoại, huyền thoại, truyền thuyết và dân ca; hẳn cũng có ích với những người nghiên cứu truyện kể dân gian
Vì thế, Quy luật sử thi của tự sự dân gian do Orik đề xuất ―là một cố gắng
phác họa những quy luật cơ bản quản lĩnh vực cấu thành tự sự dân gian‖ (Alaer Dundess)
Trang 17Gọi đấy là ―quy luật‖ vì chúng hạn chế sự tự do tạo tác ở văn học truyền miệng, chúng hướng văn học truyền miệng vào một con đường chặt chẽ, khác với con đường của văn học tự sáng tác, bởi văn học truyền miệng chỉ có thể đo đạc được bằng chính những quy luật của riêng nó, chứ không phải bằng những quy luật của đời sống hàng ngày, hay đời sống sáng tác
1.1.3.2 Một số quy luật cơ bản
- Quy luật về khai truyện và kết truyện
Theo Orik, Sa-ge không bắt đầu đột ngột, không kết thúc đột ngột, bắt đầu đi
từ bình lặng đến sôi động, sôi nổi và sau sự kiện có tính chất kết thúc (thông thường
là có một tai họa) thì chuyển từ sôi động đi đến bình lặng và truyện kết
Ví dụ, sử thi Đăm Di bắt đầu bằng tuổi thơ ấu của Đăm Di và kết thúc bằng
cảnh tượng Đăm Di trở nên giàu có hơn nhiều lần xưa kia nhưng trước đó phải kế đến các cảnh Đăm Di đánh Mtao Mdây đòi nợ cũ; Đăm Di kết nghĩa với Đăm Prah Mló; Đăm Di lấy nàng Bang Ea; Đăm Di đi tìm làng Tung Hlung; Đăm Di đi cướp làng Tung Hlung; Đăm Di đánh Tuăn Nguăn để giữ lại vợ và lấy của cải của làng để trở nên giàu có
Hay ở hàng trăm bài dân ca, chỗ kết thúc không phải là cái chết của đôi lứa
mà là những cành lá của hai cây hoa hồng rủ trên nấm mộ Sự tồn tại của những yếu bình lặng ở đoạn kết như vậy đã chứng tỏ đó không phải là do cá nhân người kể mà đấy là một điểm cố định về hình thức sử thi
- Quy luật về thống nhất cốt truyện và logic truyện
Tổ chức lỏng lẻo và hành động mơ hồ ở cấu trúc cốt chuyện là một đặc điểm của văn học sáng tác hiện đại Ở Sa-ge, không như vậy, mà là một tổ chức chặt chẽ, tình tiết và cốt truyện rõ ràng, thống nhất, trong đó có những mức độ khác nhau Một mặt là sự thống nhất sử thi, mọi yếu tố quy về một mối khiến cho sự việc diễn
ra có vẻ đứng đắn ngay từ lúc mở đầu và khiến cho sự việc không bị khuất lấp (ví
dụ một em bé chưa sinh ra đã bị hứa nộp cho quỷ sứ thì mọi vấn đề đều xoay quanh việc làm thế nào mà nó có thể thoát được khỏi tay quỷ sứ đó) Mặt khác là sự thống nhất lý tưởng sử thi: nhiều yếu tố được tập hợp theo một trật tự nhằm minh họa tốt nhất những mối quan hệ giữa các tính cách (hoàng tử được cứu thoát nhờ sự lanh
Trang 18lợi của con gái của quỷ sứ, nhưng và đây là yếu tố kế cận - hoàng tử quên cô nàng
và một lần nữa bị cô nàng thu phục)
- Quy luật về sự trùng lặp
Ở văn học sáng tác, hiếm có chuyện lặp đi lặp lại Quy mô ý nghĩa của một vật, một việc nào đó chẳng hạn được miêu tả ở nhiều bình diện khác nhau, ở nhiều chi tiết khác nhau, nên không thấy có sự trùng lặp Ngược lại ở tự sự dân gian, chi tiết được miêu tả thường tiết kiệm, ngắn gọn, thường được dùng làm phương diện nhấn mạnh, nêu bật và thường được lặp đi lặp lại Điều này không những chỉ để gây nên sự căng thẳng mà còn để làm cho thân truyện thêm đầy đặn Có cái được lặp lại
ít lần, có cái được lặp lại nhiều lần Điều quan trọng là không có sự trùng lặp ấy,
Sa-ge không diễn đạt tới hình thức tròn đầy nhất của nó
- Quy luật về cặp đôi và sự tương phản
Khi kể đến nhân vật thì hai nhân vật cùng xuất hiện ở một cảnh nhất định Truyện mô tả cuộc chiến đấu giữa Xich-phrich với rồng là tiêu biểu Lần lượt xuất hiện từng đôi nhât vật Quy luật này rất chặt chẽ khiến cho con chim chỉ nói chuyện với Xich-Phrich sau khi Regin đã đi ngủ Sự cùng xuất hiện của nhân vật thứ ba hoặc của nhiều nhân vật khác thường thấy ở kịch sáng tác thì không thấy ở tự sự dân gian
Quy luật này còn gắn liền với quy luật tương phản Ở các truyện kể dân gian luôn có sự phân cực Bên cạnh một cô bé chăm chỉ, hiền lành và xinh đẹp bao giờ cũng là một cô chị tham lam, độc ác và xấu xí; một vị anh hùng dũng cảm bên cạnh một kẻ hèn nhát nhưng đầy mưu mô; một vị vua tài giỏi vĩ đại bên cạnh một người
kế nghiệp bất tài vô dụng…
Tuy nhiên, cũng có trường hợp hai nhân vật cùng xuất hiện trong cùng một vai trò như nhau, nhưng cũng có khi nhân vật độc lập với nhau nhưng không tương phản (quy luật hai nhân vật tách rời khỏi quy luật tương phản) Song một trong nhân vật đó thường không quan trọng và im lặng trong hành động, hoặc khi kết hợp với luật tương phản thì một là rực rỡ ưu tú và một là u tối, đen tối
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kho tàng sử thi Tây Nguyên (các tiểu vùng sử thi Tây Nguyên)
Trang 19Có thể nói, thập kỷ 80 - 90 của thế kỷ XX là thời kỳ phát hiện lại và công bố
những thành tựu nghiên cứu đột phá về sử thi Tây Nguyên Bộ sách Kho tàng sử thi
Tây Nguyên dự kiến cứ trên 100 tác phẩm của các dân tộc Mơnông, Ra Glai, Xơ
Đăng, Ba na… lần lượt xuất bản từ năm 2004 đến nay đã in được 52 trên tổng số 75 cuốn Mỗi tập sách có độ dày trên dưới 1000 trang
Trong kho tàng phong phú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, bên cạnh giá trị âm nhạc cồng chiêng đã được công nhận là ―di sản văn hóa phi vật thể‖ của UNESCO, còn phải kể đến giá trị của sử thi Đó là những áng hùng ca (căn cứ vào các âm điệu của các anh hùng trong các tác phẩm dân gian ấy), nhưng có lẽ gọi một cách khoa học chính xác, đó là sử thi Sử thi hình thành trên nền tảng văn hóa, văn nghệ dân gian thời cổ đại, trước hết trên nền tảng thần thoại với việc phản ánh nhận thức của người xưa về thế giới, nhân loại, cuộc sống, gắn liền với phong tục, tập quán, nghi lễ và ca múa nhạc nguyên thủy Hơn thế nữa, sử thi không chỉ là đặc trưng, nét độc đáo duy nhất của vùng văn hóa Tây Nguyên, mà chỉ là một trong nhiều hiện tượng văn hóa tiêu biểu khác như âm nhạc cồng chiêng, văn hóa nhà mồ, các luật tục, tập quán… của vùng này
Trong nền văn học dân gian Tây Nguyên, sử thi chứng minh khả năng tự sự thành thục, đã đạt tới trình độ cao của các thế hệ tác giả tập thể Khả năng cuốn hút công chúng, sự bám chắc và bền bỉ tồn tại, lưu truyền của rất nhiều áng sử thi dân gian Tây Nguyên cho đến những năm cuối của thế kỷ XX, khi văn hóa, văn học bác học của nhân loại đã phát triển tột bậc, có lẽ là những minh chứng rõ ràng nhất cho
sự trường tồn của loại thể văn học dân gian này trong đời sống văn hóa cộng đồng
Để có được điều đó, hẳn là nhờ những đóng góp lớn lao của nghệ thuật tự sự
Và một khi phương thức tự sự đã được xác lập một cách bền vững là giá trị nghệ thuật và nền tảng lý luận ứng dụng - thì khi nghiên cứu sử thi từ phương diện văn học - cần phải được nhìn nhận và chỉ ra một cách nghiêm túc Tuy thế, cho đến nay, những nghiên cứu sâu và đầy đủ về mọi phương diện của sử thi Tây Nguyên trên cơ
sở vận dụng lý thuyết và những ứng dụng của tự sự học, vẫn còn là hiếm hoi
Trang 20Thuộc loại hình tự sự, hiểu theo đúng nghĩa của khái niệm này, sử thi Tây Nguyên - ở một phương diện nhất định đã đạt tới con số hàng trăm tác phẩm - là những câu chuyện về nhân vật và của những nhân vật Vì thế, khi buộc phải đưa ra một định nghĩa thật ngắn gọn về thể loại sử thi trong văn học dân gian Tây Nguyên,
thì định nghĩa: Sử thi Tây Nguyên là những câu chuyện về nhân vật người anh hùng
với chiến công, kỳ tích phi thường có lẽ là ý kiến hợp lý và xác đáng nhất Sử thi
Tây Nguyên mang những nét đặc trưng khác nhau về văn hóa tộc người, song từ
Đăm San, Xing Nhã, Đăm Noi, Giông nghèo tám vợ, Tre Vắt ghen ghét Giông…,
với những đặc thù rõ nét, vẫn là những áng văn tự sự về cuộc sống, số phận của những cộng đồng; đến sự nghiệp và chiến tích vẻ vang của những người anh hùng của tộc người mình Công chúng sử thi Tây Nguyên, qua nhiều thế hệ, vẫn đêm
đêm mong ngóng những aeđơ (tiếng Hy Lạp- ca sĩ, nghệ sĩ dân gian) của buôn làng
mình ―kể lại‖ (không biết lần thứ bao nhiêu) những câu chuyện xưa, để được chiêm ngưỡng (trong tưởng tượng) hình tượng trang nam nhi tuấn kiệt vô hình, vô ảnh - là con người số một đã bước ra từ lịch sử, quá khứ của xứ sở họ Trải qua lớp lớp thời gian (mà người văn minh lấy thước đo là năm tháng) những câu chuyện sử thi ấy đã
―hóa thạch‖ phần nào Nhân vật người anh hùng sử thi cũng phần nào ―đông cứng‖
về tính cách cũng như chiến công, kỳ tích bảo vệ cộng đồng Song những áng sử thi
ấy vẫn luôn trường tồn với sức sống bất diệt
1.2.1.1 Tên gọi và nguồn gốc
Từ khoảng hơn một thập kỷ nay, trong đời sống xã hội người ta nói nhiều tới
cái tên ― Sử thi Tây Nguyên‖, tuy nhiên, nói đến Sử thi Tây Nguyên với tư cách l
một thuật ngữ khoa học thì hầu như chưa có tác giả nào đề cập tới Năm 1981, Võ
Quang Nhơn trong công trình Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam ,
đã nói tới thể loại ―Sử thi anh hùng của các dân tộc Tây Nguyên‖, song đây chưa phải là một khái niệm với ý nghĩa đầy đủ và chặt chẽ của nó Mãi tới năm 1997, trong Hội thảo khoa học được tổ chức ở Buôn Ma Thuột, nhân dịp kỷ niệm 70 năm
phát hiện và công bố sử thi khan Đăm San, và sau đó nội dung của nó được công bố trong tập sách Sử thi Tây Nguyên, xuất bản năm 1998, thì cái tên này mới dần dần
Trang 21được dùng một cách chính thức và bắt đầu hàm chứa nội dung học thuật tương đối
rõ ràng
Vậy, khái niệm Sử thi Tây Nguyên cần được hiểu như thế nào? Đó là một
dạng tự sự dân gian, nằm trong khuôn khổ thể loại mà các nhà học giả thế giới gọi
là Epic, Epope (dịch sang tiếng Việt là “Sử thi”), gắn với những đặc thù Tây Nguyên về môi trường tự nhiên, truyền thống các dân tộc bản địa, trình độ phát triển kinh tế xã hội và các đặc trưng văn hóa, tạo nên sự thống nhất thể loại [dẫn
theo: Sử thi - một thành tố của văn hóa tộc người Bahnar ở Gia Lai, nguồn
http://vn.360plus.yahoo.com/]
1.2.1.2 Các tiểu vùng sử thi Tây Nguyên
Vào những năm đầu thập kỷ 90, khi nghiên cứu về các vùng văn hóa ở Việt Nam, bên cạnh việc coi Tây Nguyên là một trong bảy vùng văn hóa của Việt Nam,
thì cũng xuất hiện việc đề xuất về các Vùng thể loại văn hóa, trong đó coi sử thi Tây
Nguyên là một trong các vùng thể loại văn hóa của Việt Nam Đặc biệt, trong Hội thảo khoa học về Sử thi Tây Nguyên, tổ chức ở Buôn Ma Thuột, năm 1997, với việc công bố báo cáo khoa học với đầu đề Vùng sử thi Tây Nguyên (một số quan điểm
cơ bản), đã bước đầu làm rõ khái niệm này: Vùng sử thi là vùng thể loại văn hóa, ở
đó trong một không gian lãnh thổ nhất định, các tộc người đã sáng tạo và lưu truyền
sử thi, mà các tác phẩm sử thi đó thể hiện sự thống nhất, tương đồng về nội dung, kết cấu cốt truyện, các đặc trưng nghệ thuật, phương thức diễn xướng, lưu truyền, các sắc thái biểu hiện, tạo nên một tổng thể văn hóa hóa sử thi bền chắc lưu truyền
từ đời này sang đời khác
Tây Nguyên là vùng đất sản sinh khá nhiều sử thi mà khoa học gọi là ―vùng
sử thi‖ Từ góc độ vùng lãnh thổ và tộc người, có thể phân chia vùng sử thi Tây Nguyên thành 4 tiểu vùng, mỗi tiểu vùng như vậy chứa đựng các sắc thái riêng:
- Tiểu vùng sử thi Ba na - Xơ đăng ở bắc Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Kon Tum, và Gia Lai Các tộc người này nói ngôn ngữ Môn- Khơ me Đây là tiểu vùng có
số lượng sử thi khá lớn Trong số trên 800 tác phẩm đã sưu tầm của cả vùng Tây Nguyên, thì sử thi Ba na, Xơ đăng chiếm 275 tác phẩm (chiếm khoảng 30% tống số
Trang 22tác phẩm sưu tầm) Sử thi ở đây phần nhiều thuộc loại sử thi liên hoàn (sử thi phả hệ)
liên quan đến hai nhân vật anh hùng huyền thoại là Duông và Giông Quy mô của
mỗi tác phẩm không lớn như Ot‘ Nđrông của Mnông hay akhat` jucar sử thi của Ra Glai, nhưng khi xâu chuỗi các tác phẩm này lại với nhau, thông qua các hành động
nhân vật Duông và Giông thì lại tạo nên chuỗi tác phẩm liên hoàn (xâu chuỗi) khá đồ
sộ Nội dung tác phẩm, ngôn ngữ và các thủ pháp nghệ thuật của sử thi Ba na và Xơ
đăng khá tương đồng, khiến người ta có thể lầm lẫn giữa sử thi Ba na và Xơ đăng
- Tiểu vùng sử thi Êđê - Gia rai ở miền trung Tây Nguyên trên địa bàn hai tỉnh
Gia Lai và Đắc Lắc Các tộc người này nói ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesien) Sử thi ở đây được người Pháp phát hiện khá sớm, vào các thập niên 20 thế kỷ XX Đó là
Sử thi Khan, Sử thi Hri Số lượng sử thi sưu tầm được khá nhiều (khoảng 50-60 tác
phẩm), nhưng vì chưa phiên âm và dịch ra được, nên chúng ta chưa thể tiếp cận cụ thể các tác phẩm này Các tác phẩm sử thi thuộc tiểu vùng này thường có độ dài vừa phải (khoảng 150-200 trang, diễn xướng khoảng trên dưới 15 giờ) Nội dung sử thi đề cập đến chiến tranh và các nhân vật anh hùng, hình thức ngôn ngữ điêu luyện Các nhà nghiên cứu thường xếp sử thi khan Êđê là sử thi anh hùng (sử thi thiết chế xã hội)
để phân biệt với sử thi Mnông là sử thi thần thoại (sử thi sáng thế)
- Tiểu vùng sử thi Mnông - Xtiêng ở Nam Tây Nguyên, trên địa bàn các tỉnh
Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Phước Đây là các tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ me, trong đó sử thi Xtiêng phát hiện được ở nhóm Xtiêng Bulơ (Xtiêng cao) giống với
sử thi Ot Nđrông của người Mnông Từ xa xưa hai tộc Mnông và Xtiêng cùng một gốc, sau này mới phân hoá thành hai dân tộc như ngày nay Số lượng các tác phẩm
sử thi Ot‟Nđrông sưu tầm được chiếm số lượng lớn nhất 281 tác phẩm, thường các
tác phẩm này có độ dài vào loại nhất, thường là từ 700 - trên 1000 trang (diễn xướng 30-40 giờ) Đặc biệt, phần lớn các tác phẩm sử thi này dưới dạng liên hoàn (phổ hệ), tạo nên tác phẩm đồ sộ, dài vào loại nhất ở nước ta và trên thế giới
- Tiểu vùng sử thi Ra Glai, Chăm trên địa bàn Khánh Hòa, Ninh thuận, Bình
Thuận Đây là địa bàn chưa điều tra và sưu tầm kỹ, nên số lượng tác phẩm thu được chưa nhiều, khoảng trên 30 tác phẩm, nhưng nếu kể các tác phẩm thu được thì có độ dài rất lớn, diễn xướng trong nhiều giờ (từ 50-60 giờ), tiêu biểu như các tác phẩm:
Trang 23Udai`-Ujac, Che Tili, Dăm Mutui Ama, Dăm Chi Lăng Sử thi akhat` jucar của người
Ra Glai phản ánh những nội dung lịch sử và xã hội liên quan nhiều đến người Chăm, quốc gia Chămpa và xa hơn là với Ấn Độ Điều này hoàn toàn có thể giải thích được từ mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử giữa người Chăm và Ra Glai trong quá khứ
Bên cạh đó, với những phát hiện mới về sử thi Tây Nguyên từ sau thập niên
70 của thế kỷ trước của các nhà sưu tầm và nghiên cứu Việt Nam, chúng ta biết đến
hai loại tác phẩm sử thi ở Tây Nguyên Đó là loại tác phẩm sử thi “độc lập” và loại
tác phẩm sử thi “liên hoàn” Tác phẩm sử thi độc lập là các tác phẩm riêng rẽ, trong
đó các nhân vật anh hùng có tên tuổi riêng, sự nghiệp, hành động riêng, khiến nó có thể đứng độc lập trong các tác phẩm cùng loại Như đã giới thiệu ở trên, loại tác phẩm này thấy phổ biến ở sử thi của người Êđê, Gia rai, Ra Glai, phân biệt với loại tác phẩm sử thi ―: liên hoàn‖ (còn gọi là ―xâu chuỗi‖, ―phổ hệ‖) thường thấy ở các tộc Mnông, Ba na, Xơ đăng Loại sử thi ―liên hoàn‖ này, một mặt, mỗi tác phẩm có vị trí
―độc lập‖ tương đối, có nhân vật, có nội dung, tình tiết riêng, nhưng mặt khác, những nhân vật anh hùng này lại có mối liên hệ với các tác phẩm khác trong hệ thống
1.2.2 Giới thuyết về sử thi Ra Glai (văn bản)
Trước khi đề cập đến sử thi Ra Glai, không thể không nói đến một số những đặc điểm về văn hóa, xã hội, sinh hoạt văn học của dân tộc đã sản sinh ra các tác phẩm văn học dân gian đặc sắc ấy
1.2.2.1 Nguồn gốc văn bản và quá trình sưu tầm
- Lịch sử - văn hóa - xã hội Ra Glai
Ra Glai là một trong năm tộc người thuộc ngữ hệ Malayo - Polinésien (Nam đảo) ở Việt Nam Tên tộc người này được các tài liệu phiên âm và dùng các ký tự khác nhau như: Ra Glai, Radlai, Oranglai, Roglai, Rắclây.v.v… Người Ra Glai cư trú ở vùng núi cao, dọc triền đông cuối dãy Trường Sơn ở các tỉnh cực nam Trung
bộ Điều kiện giao thông, đi lại vùng này rất khó khăn nên văn hóa truyền thống của người Ra Glai chưa được nghiên cứu nhiều Người Ra Glai lại chưa có chữ viết nên
tư liệu thành văn cổ hầu như không có Những tài liệu nghiên cứu về văn hóa Ra
Trang 24Glai của các nhà khoa học trong và ngoài nước rất ít, có thể nói là ít nhất trong 5 dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo – Polinésien ở Việt Nam
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất nguồn gốc tộc người của các cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo – Polinésien ở Việt Nam (Chăm, Ra Glai, Chu Ru, Êđê, Giarai) Có hai luận thuyết đáng chú ý Một luận thuyết cho rằng các tộc người này đều có nguồn gốc hải đảo Đông Nam Á (những giả thuyết này dùng những căn cứ như: hình thuyền trên kagor nhà mồ trong lễ bỏ mả, lễ ăn trâu và một
số tư liệu chứng minh họ có nguồn gốc văn hóa biển) Các nhà khoa học Nga cũng cho rằng các dân tộc Nam đảo di cư từ các đảo vùng biển nam Trung Quốc xuống Đông Nam Á Luận thuyết thứ hai cho rằng các dân tộc đều di cư theo đường bộ từ nam Trung Quốc, qua Việt Nam, Lào rồi từ đó di cư ra hải đảo Gần đây, có ý kiến cho rằng, do trước đây các đảo Đông Nam Á đều ―dính‖ với đất liền, nên các dân tộc Đông Nam Á đều ở đất liền Qua quá trình tạo sơn, các hải đảo ―tách‖ ra, trôi xa dần đất liền Một bộ phận dân cư ―trôi‖ theo, trở thành các cư dân hải đảo ngày nay Tóm lại, lịch sử quá trình tộc người của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo - Polinésienở Việt Nam (Chăm, Ra Glai, Chu Ru, Ê đê, Giarai) vẫn mới chỉ dừng lại
ở một vài giả thuyết Nhưng rõ ràng, các dân tộc trong một nhóm ngôn ngữ (có thể không phải cùng một nguồn gốc chủng tộc) này chắc chắn phải có mối quan hệ gắn
bó mật thiết với nhau trong lịch sử tồn tại và phát triển Điều đó nói lên mối quan hệ giữa người Ra Glai với người Chăm, người Churu, Rai, Giarai, Ê đê
Về văn hóa Ra Glai, hiện nay đang tồn tại hai cách phân vùng như sau:
Cách phân vùng thứ nhất chủ yếu dựa theo địa giới hành chính: Nhóm Ra Glai Bắc có nhiều nét khác biệt là nhóm Ra Glai ở hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh ở tỉnh Khánh Hòa, nhóm Ra Glai Nam là nhóm Ra Glai còn lại ở các tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng và Bình Thuận Đây là cách phân vùng của một số tác giả nghiên cứu về tộc người Ra Glai như J Shrock, V Cobbey, L Lee Mở đầu là cuốn sách viết về các dân tộc ít người ở miền nam của Bộ Quốc phòng Mỹ, xuất bản năm
1966 Trong cuốn sách này, các tác giả đã chia tộc người Ra Glai làm hai nhóm: Ra
Trang 25Glai Bắc và Ra Glai Nam, nhưng sự phân biệt ấy chỉ có ý nghĩa về mặt địa lý đơn thuần
Cách phân vùng thứ hai là cách phân vùng theo độ đậm nhạt của văn hóa truyền thống Cách phân vùng này lấy Quốc lộ 27 làm ranh giới Từ phía bắc quốc
lộ 27 trở ra Khánh Hòa là nhóm Ra Glai Bắc bao gồm bà con Ra Glai ở 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thuộc tỉnh Khánh Hòa và các huyện Thuận Bắc, Bác Ái ở Ninh Thuận Từ phía nam Quốc Lộ 27 trở vào đến Bình Thuận là nhóm Ra Glai Nam bao gồm bà con Ra Glai ở các huyện Ninh Sơn, Ninh Phước của tỉnh Ninh Thuận,
ở huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc của tỉnh Bình Thuận, một số làng Ra Glai ở Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng
Theo chúng tôi, cách phân vùng thứ hai là hợp lý hơn cả Bởi vì qua quá trình điều tra nghiên cứu cho thấy, văn hoá truyền thống của người Ra Glai ở khu vực phía Bắc (lấy quốc lộ 27 làm mốc phân chia), so với văn hoá truyền thống của người Ra Glai khu vực phía Nam, ngoài những nét tương đồng chung, cũng có những sự biến đổi dẫn đến mức độ đậm nhạt và sự khác biệt tương đối rõ nét Tuy nhiên, sự phân chia ấy cũng chỉ là một sự quy ước bởi ngay trong một tiểu vùng, một huyện hay một xã, cũng đã có những nhiều nét tương đồng và dị biệt về văn hóa truyền thống rồi Những tương đồng và dị biệt ấy thể hiện từ ngôn ngữ, các làn điệu dân ca, truyện cổ, sử thi cho đến phong tục tập quán, sự biến đổi họ, tên …
- Dân số, địa bàn cư trú
Dân tộc Ra Glai cư trú khá tập trung, sinh sống tương đối độc lập ở các triền núi phía tây thuộc 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận và ở huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng, trong đó tập trung đông nhất là ở tỉnh Ninh Thuận (trên 50%) Sự biến đổi qua các đợt điều tra dân số như sau:
Số liệu điều tra dân số năm 1989: 71.696 người
Số liệu điều tra dân số năm 1995: 72.365 người
Theo số liệu của nhóm tác giả công trình Văn hóa xã hội của người Ra Glai
ở Việt Nam xuất bản năm 1998 thì dân số Ra Glai có 84.716 người phân bổ như sau:
- Ở Khánh Hoà có 29.750 người (Khánh Vĩnh 10.190 người, Khánh Sơn 10.104 người, Cam Ranh 7.381 người, Diên Khánh 1.491 người, Ninh Hoà 690 người)
Trang 26- Ở Bình Thuận có khoảng 9.560 người, sinh sống ở các huyện Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình
- Ở Lâm Đồng có gần 1.000 người, tập trung ở xá Bảo Thuận, huyện Di Linh
- Ở Ninh Thuận có 44.406 người, trong đó tập trung ở huyện Ninh Sơn (bao gồm cả huyện Bắc Ái ngày nay) là 24.574 người, huyện Ninh Hải là 16.215 người
Vùng cư trú của tộc người Ra Glai là vùng khô nóng, khí hậu khắc nghiệt, ít mưa, thừa nắng nên đời sống kinh tế của bà con còn gặp nhiều khó khăn Nếu chỉ nhìn về mặt hình thức từ trang phục, nhà cửa, nương rẫy, làng bản v.v rất dễ ngộ nhận rằng văn hóa truyền thống của tộc người Ra Glai hoặc nghèo nàn, hoặc đã bị mai một, hòa tan với văn hóa dân tộc khác quá nhiều, không còn gì để nghiên cứu và không mấy hấp dẫn các nhà nhân học Cũng có lẽ vì vậy, trong hai dân tộc khá đông
ở vùng văn hóa này, văn hóa tộc người Chăm luôn được quan tâm nghiên cứu với hàng chục nghìn công trình, bài viết, trong khi những công trình, bài viết về văn hóa
Ra Glai chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay Nhưng qua thực hiện công trình này, chúng tôi thấy rằng, về chiều sâu văn hóa, tộc người Ra Glai đang lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, là kho tư liệu quý giá trong việc nghiên cứu văn hóa các tộc người trong nhóm ngôn ngữ Nam đảo nói riêng và các tộc người Đông Nam Á nói chung Có những giá trị văn hóa, về hình thức có thể biến thiên, nhưng về chiều sâu nội dung tương đối bền vững
- Đời sống - Văn hóa Ra Glai
Văn hóa tộc người Ra Glai khá phong phú, thể hiện được bản sắc của tộc người họ cũng như mối quan hệ giao lưu với các tộc người láng giềng
Cũng như nhiều dân tộc ở Trường Sơn Tây Nguyên, nhà ở, trang phục, ẩm thực của người Ra Glai có nhiều nét tương đồng về văn hóa truyền thống Họ ở nhà sàn - được xây dựng bởi những vật liệu có trong rừng quanh nơi cư trú song quy mô của nó nhỏ hơn Việc xây dựng nhà ở của người Ra Glai liên quan nhiều đến nghi thức, tập tục và sự kiêng kị Trang phục của người Ra Glai cũng tương đối đơn giản,
và ngày nay rất khó để tìm được những bộ quần áo và trang sức cổ truyền của họ
Trang 27Đời sống tín ngưỡng của người Ra Glai hết sức phong phú và chi phối nhiều mặt cuộc sống của họ Họ tin rằng mọi vật đều có hồn, từ núi rừng, sống suối, nhà ở… đều có thần linh ngự trị mà họ ca ngợi là Yang hoặc Yak Những người chết thì hóa thành ma (Bưnggăq atâu)
Trong tâm thức của người dân Ra Glai, thần linh và ma quỷ sống lẫn lộn với người sống và chi phối người sống… Vì vậy người sống phải kính nể, cầu xin thần thánh, ma quỷ giúp đỡ họ trong mọi mặt… Giữa người sống và thần linh, ma quỷ nếu muốn có sự giao tiếp phải thông qua các nghi lễ cúng bái và sự giúp đỡ của các thầy cúng và thầy phù thủy
Người Ra Glai cũng duy trì một hệ thống lễ nghi nông nghiệp Họ quan niệm, cây lúa có linh hồn trú ngụ nơi chiếc gùi đựng lúa mẹ, tức là thóc giống
- Văn hóa nghệ thuật và kho tàng văn hóa dân gian Ra Glai
Tuy có ý kiến cho rằng, cộng đồng Ra Glai không có trình độ phát triển như một số cộng đồng sống trong vùng ―nắng khát, lửa cháy‖ ở Tây Nguyên như Ê đê, Gia Rai vì họ sống khép kín hơn nhưng qua khảo sát, thì thấy di sản văn hóa nghệ thuật Ra Glai truyền thống cũng có những thành tựu đáng kể, với sự khác biệt không thể so sánh
―Tộc người Ra Glai là chủ nhân của loại hình đàn đá, kế đến là chiêng,
cồng, mã la được người xưa chế tác bằng tay-đây là báu vật xếp hàng đầu trong số các báu vật truyền đời của tổ tiên dòng họ người Ra Glai‖ (Nguyễn Thế Sang, báo
điện tử Khánh Hòa)
Người Ra Glai cũng có vốn âm nhạc khá lớn với nhiều loại nhạc cụ được chế tạo bởi các vật liệu trong rừng như đàn, sáo… Như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Ra Glai sử dụng thành thạo các loại cồng chiêng gọi là sar hoặc chieq Bộ nhạc cụ này của người Ra Glai có đến 8 hay 16 chiếc trong cùng một dàn nhạc do người diễn xướng tạo nên những âm vang trầm bổng, huyễn hoặc của núi rừng, sông suối
Văn hoá Ra Glai khá phong phú, là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn của các nhà nghiên cứu văn hoá và khoa học trong và ngoài nước Tuy nhiên, các công trình
Trang 28nghiên cứu về văn hoá Ra Glai cho đến nay không nhiều, chủ yếu là nghiên cứu về văn hóa, xã hội, sử thi, trang phục, các lễ hội, hôn nhân gia đình
Văn hóa văn nghệ dân gian Ra Glai chỉ tồn tại bền vững trong không gian làng, trong mỗi gia tộc Vì thế, những nỗ lực của các bà mẹ cả là những ―báu vật sống― của gia tộc Ra Glai đang góp phần làm cho nền văn hóa văn nghệ dân gian Ra Glai luôn được bảo tồn và phát triển rực rỡ, lung linh sắc màu Văn hóa - văn nghệ dân gian của cộng đồng người Ra Glai Ninh Thuận ngày càng phong phú, đa dạng,
đó là nhờ ý thức, sự nỗ lực của cả cộng đồng Trong đó, có vai trò đặc biệt quan trọng của người mẹ, người phụ nữ Ra Glai đang nỗ lực gìn giữ, truyền dạy và chuyển giao
di sản văn hóa dân gian Ra Glai Nhờ có họ, văn hóa - văn nghệ dân gian Ra Glai luôn chứng tỏ sức sống nội sinh mãnh liệt của cộng đồng Ra Glai Ninh Thuận để làm động lực cho mọi người vững tin vào cuộc sống no ấm hôm nay và mai sau
Trong kho tàng văn hóa Ra Glai nói chung, dân ca Ra Glai phong phú về làn điệu, có các làn điệu chính cổ truyền Xiri, Majiêng… một số làn điệu được cách tân
từ làn điệu mới…Các làn điệu dân ca không chỉ nhằm truyền tải tình cảm, giao lưu đối đáp trong lao động sản xuất, sinh hoạt thường ngày trong các lễ hội, mà còn sử
dụng diễn xướng trong đó có những thiên sử thi hấp dẫn nghe ―năm ngày mười đêm
chưa hết‖.(Nguyễn Thế Sang, báo điện tử Khánh Hòa) Tất nhiên, cái được diễn
xướng ở trên là akhat` jucar (truyện hát) và akhat` jucar (sử thi) bên cạnh một kho tàng khác là akhat` ter (truyện kể)
Cùng với các làn điệu dân ca, văn chương truyền miê ̣ng , truyê ̣n kể dân gian
Ra Glai chiếm tỷ lê ̣ lớn , nhiều loại hình bao gồm thần thoa ̣i , truyền thuyết , sử thi, cổ tích, sự tích…
Trong những truyện cổ Ra Glai, người ta thường nhắc đến một trận đại hồng thủy từ rất xa xưa, mà loài người còn có hai anh em trai gái sống sót trong một chiếc trống trôi dạt vào núi Cuối cùng hai người phải kết hôn với nhau để duy trì loài người cho đến bây giờ Một số truyện cổ cố lý giải những hiện tượng tự nhiên
và xã hội như tại sao có các ngọn núi, con suối, tại sao mai con rùa có những vết nứt… một số truyện khác lại kể về sự biến hóa thần kỳ đầy tài năng của các nhân vật thần thoại Các loại truyện cổ của người Ra Glai cũng ca ngợi về điều tốt đẹp
Trang 29của cái thiện, của những người làm việc tốt cho cộng đồng, cuộc sống, lên án những
kẻ làm việc ác, xấu xa
Người Ra Glai có hai hình thức thể hiê ̣n truyê ̣n kể dân gian : akhàt ter là truyê ̣n kể, kể bằng lời nói thường (văn xuôi) và akhàt jucar là truyê ̣n hát, hát kể sử
dụng một hoặc vài làn điệu dân ca Những câu hát thường đi că ̣p và đăng đối (parallel) vớ i nhau
Nếu như các akhat` ter đi cùng năm tháng dường như đã có độ tản mắc theo phổ rộng đến với mọi ngõ ngách đời thường trên từng nương rẫy , đồi thung, gò bãi thì akhat` jucar Ra Glai dường như vẫn còn nguyên khối , đươ ̣c lưu chuyển từ thế hê ̣ này sang thế hệ khác nhờ trí nhớ của những nghệ nhâ n nghiê ̣p dư , không biết chữ ,
và qua hình thức hát kể truyền khẩu, trở thành những áng sử thi Ra Glai độc đáo
Theo thống kê của tác giả Văn hoá Ra Glai - Những gì còn lại, cho đến năm
2005, qua điều tra, sưu tầm, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra 15 truyện cổ có dấu hiệu sử thi gồm 92 băng trong đó:
- Sa Ea, 32 băng do Kator Thị sính, thôn Ma ty, xã Phước Tân, huyện Bắc
Ái hát kể
- Uya-Yuhea do 22 băng do Kator Thị sính, thôn Ma ty, xã Phước Tân,
huyện Bắc Ái hát kể
- Anai mưprek, 6 băng do Tà Yên Thị mư Roong, thôn Là A, xã Phước Hà,
huyện Ninh Phước kể
- Jurit Budu, 3 băng do Tà Yên Thị mư Roong, thôn Là A, xã Phước Hà,
huyện Ninh Phước kể
- Kay Kamau, 5 băng do Tà Giao Thị mư Roong, thôn Là A, xã Phước Hà,
huyện Ninh Phước kể
- Ano Toh Rong, 3 băng do Tà Yên Thị mư Roong, thôn Là A, xã Phước Hà,
huyện Ninh Phước kể
- Ja-Taranhit, 1 băng do Ta Yêng Thị Siêng, thôn U, xã Ma Nới, huyện Ninh
Sơn hát kể
- Chay Kalang batdat, 06 băng, do Tà Yên Thị mư Roong, thôn Là A, xã
Phước Hà, huyện Ninh Phước kể
Trang 30- Chay hadak, 05 băng, do Tà Yên Thị mư Roong, thôn Là A, xã Phước Hà,
huyện Ninh Phước kể
- Chay Balok, 7 băng, do Tà Yên Thị mư Roong, thôn Là A, xã Phước Hà,
huyện Ninh Phước kể
- Anola o patay, 2 băng do Mang Tơ, thôn Trà Giang, Xã Lạng Sợn, huyện
Ninh Sơn kể [3;36-45]
Qua việc tóm tắt, tháo băng, các chuyên gia đã chọn các giá trị và tiêu chí để định giá thể loại sử thi của những truyện cổ này, nhiều tác phẩm trong số đó đã được phiên âm và dịch ra tiếng phổ thông
Văn hóa dân gian Ra Glai không chỉ phong phú, đa dạng mà còn thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc của người Ra Glai, một cư dân nông nghiệp trồng lúa đang sinh sống trên vùng cao của phía đông Tây Nguyên Văn hóa dân gian của người Ra Glai cũng thể hiện mối quan hệ giao lưu văn hóa với các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam như Chăm, Churu, Kơho, Việt…
Tuy nhiên, cho đến nay văn hóa dân gian Ra Glai nói chung và văn học dân gian Ra Glai nói riêng vẫn chưa được chú trọng nhiều trong nghiên cứu văn hóa tộc người Ra Glai Cũng chưa có nhiều công trình tập hợp đầy đủ về di sản văn học Ra Glai trong khi nó đang mất dần đi nhanh chóng Văn học dân gian nói chung và văn học Ra Glai nói riêng, xét ở góc độ đó, cần được sưu tầm, biên dịch và xuất bản
Từ cuối thể kỉ XIX, người Pháp đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Vùng dân tộc Ra Glai cũng chịu nhiều ách thống trị, kéo dài gần thế kỉ Đến
1954, người Mỹ và chính quyền Sài Gòn lại tiếp tục kiểm soát vùng cư trú của người Ra Glai Trong suốt thời gian dưới ách thống trị của người Pháp, người Mỹ
và các chính quyền tay sai, người dân tộc Ra Glai đã không ngừng nổi dậy cùng các dân tộc anh em đoàn kết chống lại ách thống trị đất nước Nhiều thế hệ người Ra Glai đã cầm súng để giúp đỡ và bảo vệ lực lượng cách mạng yêu nước Nhiều người
Ra Glai đã hy sinh cho dân tộc và độc lập tự do của đất nước
Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, dân tộc Ra Glai lại cùng với các dân tộc anh em bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới Cho đến bây giờ, cuộc sống của người Ra Glai cũng đã có nhiều biến đổi tích cực và lớn lao Dù vẫn còn không
Trang 31ít khó khăn nhưng người Ra Glai ở Việt Nam vẫn đang đứng trước một viễn cảnh tốt đẹp với một truyền thống văn hóa lâu đời và độc đáo
- Sử thi Ra Glai - quá trình tìm kiếm và sưu tầm văn bản (thông qua một số tác phẩm sử thi tiêu biểu: Sa Ea, Awơi Nãi Tilor , Udai Ujac`…)
Nằm trong không gian văn hóa – xã hội (khái niệm của G.Condominas) vùng Tây Nguyên, tộc người Ra Glai cũng có những điều tồn tại, phát triển giống như các tộc người khác Và sử thi cũng vậy Phải chăng vì thế, sau khi đã phát hiện và sưu tầm sử thi Ê Đê, Ba Na, việc nghiên cứu, tìm tòi, sưu tầm sử thi Ra Glai cũng luôn khiến những nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian trăn trở?
Từ đó, đã có nhiều ý tưởng, nhiều chuyến đi thực tế, điền dã để tìm hiểu và sưu tầm sử thi của tộc người này nhưng phải đợi đến những năm cuối cùng của thế
kỉ XX, các nhà sưu tầm cũng như giới nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam
đương đại mới phát hiện akhat`jucar sử thi của người Ra Glai, từ đó cho ra đời
những trang văn bản sử thi Ra Glai
Một điều rất thú vị trên đường điều tra sưu tầm kho tàng sử thi Tây Nguyên,
đó là có những so sánh ngẫu nhiên đáng được ghi lại: Sử thi Ra Glai thuộc nhóm các tộc người nói ngôn ngữ Nam Đảo được phát hiện muộn nhất trong khi sử thi Ê
Đê cũng thuộc nhóm này lại được phát hiện sớm nhất
Tiếng Ra Glai thuộc họ Nam Đảo (Austronesian), nhóm ngôn ngữ Polynesian, nhánh Chăm Tiếng Ra Glai có hai phương ngữ, phương ngữ Ra Glai Bắc và phương ngữ Ra Glai Nam gồm địa bàn ngôn ngữ Ra Glai còn lại Tuy vậy, hai phương ngữ này vẫn thống nhất hơn 88% từ chung nên những người Ra Glai thuộc hai phương ngữ này vẫn không gặp khó khăn trong việc giao tiếp với nhau bằng chính ngôn ngữ dân tộc Ra Glai của mình
Malayo-Họ ngôn ngữ Nam Đảo là gia đình ngôn ngữ lớn, phân bố từ khu vực Madagascar (châu Phi) đến quần đảo Melanessi và vùng Đông nam Á Ở Việt Nam, nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynes‘ian thuộc nhánh Chăm bao gồm tiếng của dân tộc Chăm (cả Chăm Hroi), Churu, Ra Glai, Êđê… Về mặt ngữ âm, ngôn ngữ Chăm ở Việt Nam và ngôn ngữ Malayo-Polynes‘ian ở Indonesia, Malaysia có sự giống nhau rất lớn Nghiên cứu tiếng Melayu-ngôn ngữ của nhiều dân tộc có gốc Mã Lai, đa
Trang 32đảo trong khu vực Đông Nam Á cũng cho thấy có rất nhiều vốn từ chung giữa tiếng Melayu và tiếng Ra Glai
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã có một số người quan tâm nghiên cứu ngôn ngữ Ra Glai Trong đó có các cha cố và sĩ quan người Pháp nhưng mãi sau
1975 các nhà nghiên cứu Việt Nam mới bắt tay vào nghiên cứu tiếng Ra Glai Và về
cơ bản đã có được những tài liệu quý
Tiếng Ra Glai có một vị trí đặc biệt trong gia đình ngôn ngữ Nam Đảo ở Việt Nam bởi tiếng Ra Glai còn giữ nhiều yếu tố ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp cổ hơn so với tiếng Chăm Hiện tượng đơn tiết hóa diễn ra trong tiếng Ra Glai chậm hơn so với tiếng Chăm Vốn từ chung của tiếng Ra Glai và ngôn ngữ Melayu tại khu vực Đông Nam Á, chiếm tỷ lệ khá cao nữa Mặt khác, do sinh sống bên cạnh người Việt
và các dân tộc nói ngôn ngữ Môn-Khmer, tiếng Ra Glai đã có sự vay mượn nhất định, chẳng hạn trong câu ―Nếu mà ha muốn kơng kumei thì ha cứ kơng, còn ha không muốn kơng khơmie thì ha phải ngơk bơng sơng amik am ma (nếu anh muốn lấy vợ thì anh cứ lấy, còn anh không muốn lấy vợ thì anh phải làm ăn với cha mẹ)
Rõ ràng trong sinh hoạt ngôn ngữ hàng ngày chúng ta có thể dễ dàng nhận ra vốn từ tiếng Việt được vay mượn vào tiếng Ra Glai không phải là ít
Những đặc trưng và sự ―vay mượn‖ về ngôn ngữ như vậy đã khiến cho quá trình sưu tầm và biên dịch những truyện hát, sử thi Ra Glai thông qua ghi âm và diễn xướng của những nhà nghiên cứu và dịch thuật gặp không ít khó khăn
Ngôn ngữ Ra Glai là bộ mặt văn hóa Ra Glai, là tài sản vô cùng quý giá của người Ra Glai Tiếng Ra Glai chứa đựng cả kho tàng văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại mà đến nay chưa có điều kiện để tập hợp đầy đủ Trước đây, người
Ra Glai đã xây dựng chữ viết với mong muốn ghi lại nhiều văn bản quý báu của dân tộc mình mà tiếng Việt phổ thông chưa có điều kiện vận tải hết Hiện nay, mặc dầu tiếng Việt ngày càng thành ngôn ngữ thông dụng trong cộng đồng dân tộc Ra Glai song người Ra Glai vẫn sử dụng tiếng dân tộc mình như một ngôn ngữ đặc trưng Chính vì thế, quá trình tìm hiểu ngôn ngữ Ra Glai nói chung và phiên âm dịch thuật sang tiếng Việt phổ thông, đặc biệt khó khăn khi gặp những vốn từ cổ xưa đã biến đổi ít nhiều qua những dị bản truyền miệng
Trang 33Việc lưu giữ những giá trị văn hóa thông qua ngôn ngữ dân tộc là hết sức cần thiết, song với một dân tộc chưa có chữ viết như Ra Glai, thì việc lưu truyền và truyền bá chủ yếu qua con đường truyền miệng và trong trí nhớ của những người cao tuổi Chính vì thế, khi tìm tòi và sưu tầm những tác phẩm văn học dân gian Ra Glai nói chung và akhat` jucar sử thi Ra Glai nói riêng, những người cao tuổi luôn
là đối tượng đầu tiên mà các nhà nghiên cứu tìm đến
Akhat`jucar Ra Glai được lưu giữ trong ―đầu khôn người già‖ Ra Glai chưa một thời cắp sách, được diễn xướng tức thì ngay trên ngữ cảnh cảnh văn hóa bản địa hết sức
tự nhiên, sống động và được sống trong cộng đồng cư dân Ra Glai trong trí nhớ toàn vẹn qua các đời qua mỗi lần diễn xướng Chính vì vậy, chỉ đến khi có một akhat`jucar được diễn xướng thì người Ra Glai mới như được trở về một quá khứ tráng lệ huy hoàng
Để có được những câu hát kể chỉ chỉ lưu giữ trong ―đầu khôn người già‖ và lưu đọng trong trí nhớ của người dân Ra Glai cho đến văn bản sử thi hiện nay không thể không kể đến công lao của những nhà nghiên cứu văn hóa dân gian địa phương
và các nghệ nhân cao tuổi Chẳng hạn, việc hình thành và xuất bản văn bản sử thi
Udai-Ujac` nhờ công lao rất lớn của hai nhà nghiên cứu văn hóa dân gian địa
phương Ama Alah Sang và Chamaliaq Riya Tiểng cùng nghệ nhân Pinang Thìq
Thanh, một trong năm ―đầu khôn người già‖ còn hát kể được Udai-Ujac` và akhat` jucar nói chung hiện nay của tộc người Ra Glai đương đại Hay với tác phẩm Sa-Ea
- cuốn sử thi có quy mô thứ hai của tộc người Ra Glai được phát hiện thì công lao đầu phải kể đến nhóm nghiên cứu Nguyễn Hải Liên, Đình Hy, Sử Văn Ngọc và nghệ nhân Kator Thị Cuống 94 tuổi (năm 2002) là tộc trưởng cùng người con gái út
của bà là Katar Thị Sính 47 tuổi (người được truyền dạy Sa-Ea)
Từ việc tìm hiểu tên tuổi các nghệ nhân cao tuổi có khả năng hát kể, nhóm các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã đến các địa phương cụ thể - địa bàn cứ trú đông đảo từ lâu của đồng bào Ra Glai, nghe họ diễn xướng, ghi băng Từ đó, họ tiến hành công tác gỡ băng và cùng với những người nghệ nhân hát kể trao đổi trước khi hoàn thành việc biên dịch văn học cho lần xuất bản đầu tiên của những văn bản sử thi Ra Glai
Trang 34Theo Ama Alah Sang và Chamaliaq Riya Tiểng (những người có công đầu trong việc sưu tầm nguyên bản tiếng Ra Glai và chuyển dịch sang tiếng phổ thông
tác phẩm Udai-Ujac`), để có được những lời hát của cả một pho tượng đài như thế,
phần lớn nhờ công lớn của các nghệ nhân Đó không thuần là trí thông minh, sự kiên trì hay tài diễn xướng mà là tình yêu nguồn cội tổ tiên và niềm tự hào về một quá khứ hào sảng của cả một dân tộc lắng sâu trong tâm khảm mỗi người
Từ việc quan sát, ghi âm đầy đủ tỉ mỉ qua từng công đoạn của nghệ nhân diễn xướng đến việc thể hiện trung thực lời hát của nghệ nhân thành văn bản chữ viết Ra Glai để cuối cùng có được những trang sách hôm nay hẳn phải có nhiều vất
vả trong công phu dịch thuật của các nhà nghiên cứu Bởi lẽ, khi đưa từ tiếng Ra Glai sang văn bản phổ thông, các dịch giả phải tôn trọng nguyên tắc phiên âm được
dựa trên kết quả của công trình Sưu tầm nghiên cứu xây dựng chữ viết Ra Glai đã
được hội đồng khoa học tỉnh Khánh Hòa nghiệm thu công nhận năm 1996, từ đó, các soạn giả căn cứ vào văn bản tiếng Ra Glai mà giữ nguyên kết cấu, trình tự diễn biến nội dung tác phẩm để biên soạn loại và tiến hành việc chuyển dịch sang tiếng phổ thông (tiếng Việt)
Tất nhiên, quá trình đó không hề dễ dàng bởi dù đã thâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa truyền thống của người Ra Glai, cũng như đã nghiên cứu, tìm hiểu
về ngôn ngữ Ra Glai, nhưng khi đối diện với từng văn bản được ghi lại theo lời hát
kể, và chuẩn bị phiên âm, dịch nghĩa, các soạn giả vẫn gặp rất nhiều lúng túng và khó khăn, nhất là độ chênh về từ vựng Trước hết đó là vốn từ cổ không còn được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày hay các bộ sưu tập từ vựng Ra Glai hiện
có, đó là chưa kể đến những thành ngữ, tục ngữ liên quan mật thiết đến các luật tục,
lễ nghi và sự tích của người Ra Glai: ví dụ trong Udai-Ujac`: Thoc pa`q sanra`q
lumã = con dao bốn cây giáo năm)…;những địa danh, nhân vật vốn là sản phẩm của trí tưởng tượng dân gian (như Putau Jhiưq: vua /chúa thần của các vị vua chúa vương quốc trên đời thường, làm chiêng ché và hết thảy mọi thứ của cải của trần
gian trong Udai-Ujac`); những biến âm trong đó không ít từ ngữ cổ và phương ngữ
nhằm đáp ứng với làn điệu mà nghệ nhân sử dụng Do vậy, những ý nghĩa chuyển
Trang 35dịch như vậy thường lại phải dựa vào ―đầu khôn người già‖, qua nhiều chuyến đi điền dã khác nhau
Có thể dẫn chứng một ví dụ khác cho sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu và sưu tầm akhat` jucar Ra Glai là chuyến đi vào thực tế sưu tầm văn bản
sử thi Sa-Ea Trong chuyến đi điền dã này, hai nghệ nhân hát kể thuộc hai thế hệ
nhà Kator làng Yapuk cùng bộc bạch là họ đều không biết chữ, học cũng thuộc
―nằm lòng‖ Thế nên khó khăn nhất là việc vượt qua những khác biệt giữa thuộc tính đa âm tiết trong ngôn ngữ Ra Glai so với thuộc tính đơn âm tiết trong ngữ Việt phổ thông của các soạn giả để có được sự tương ứng trong văn bản về thứ tự các câu, dòng khi đối chiếu song ngữ Vì thế, văn bản tiếng phổ thông về căn bản chỉ giữ được nhịp điệu và tiết tấu của lời hát, còn khả năng tạo vần, hiệp vần chỉ có thể đạt được ở mức độ nhất định Theo đó, sức hấp dẫn, lôi cuốn đối của những tác phẩm này với người dân tộc khác trên phương diện chuyển đổi cách thức tiếp cận từ văn hóa diễn xướng đến văn hóa đọc hiểu nhìn chung chưa thể nói là bằng con đường truyền cảm trực tiếp qua nghệ thuật lời văn dịch
Khó khăn là vậy, nhưng trong quá trình chuyển ngữ, các nhà sưu tầm, nghiên cứu và biên dịch vẫn cố gắng giữ cho được những đặc điểm đã trở thành bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ Ra Glai, chấp nhận giữ cả những từ ngữ được coi là thô tục những chi tiết trái quy luật tự nhiên do kết quả cấu trúc đối nhau của các lời nói vần trong từng cặp câu hát kể, để những văn bản sử thi Ra Glai truyền tải thể hiện tính nguyên bản và tương thích một cách tốt nhất và cao nhất
Kết quả là tính từ thời điểm phát hiện ra akhat` jucar (Udai-Ujac` tháng 5/1997; Sa-Ea từ tháng 6/2002; Awơi Nãi Tilor từ 2004) đến sau đó (Udai-
Ujac`10/1999; Sa-Ea năm 2005; Awơi Nãi Tilor đã được hoàn chỉnh), những bản
thảo tác phẩm đã được hoàn thành Song trên thực tế, việc kiểm chứng những văn bản đó cũng không hề đơn giản, nó phải dựa trên các tiêu chí khoa học chuyên ngành Về nguyên bản tiếng Ra Glai đã được căn cứ như trên, về chất lượng dịch thuật văn bản song ngữ Ra Glai – Việt còn có những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học Những ý kiến đóng góp này được chuyển lại cho chính nhà sưu tập và
Trang 36biên dịch được cụ thể hóa trong từng dòng, trang Ngay cả các lỗi đánh máy cũng được đảm bảo chính xác ở tất cả các trang
Như vậy, để có được văn bản văn học song ngữ Ra Glai-Việt đang được tiếp nhận trong các công trình nghiên cứu như hiện nay, các nhà sưu tập, biên dịch bản thô đã lao động học thuật hết sức công phu, nghiêm túc bằng cả tâm hồn và trí tuệ Măc dù, nếu đứng trên góc độ ngôn ngữ học lịch sử trong việc chọn lựa tiếng Việt văn học, các soạn giả có phần sử dụng quá nhiều tiếng địa phương và tiếng Việt trong xã hội hiện đại tùy theo ngữ cảnh cụ thể, dẫn đến sự ―hiện đại hóa văn học dân gian‖: ví dụ phong độ nên chuyển thành chững chạc, oai phong; đại bác chuyển thành súng lớn song những nỗ lực và đóng góp to lớn của họ trong việc truyền tải nội dung, ý nghĩa một cách đồng đều là rất đáng ghi nhận
Rồi từ đó, nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cho Dự án ―Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên‖, thực hiện
trong thời gian 2001 – 2007, số lượng tác phẩm sử thi Tây Nguyên đã được xuất
bản là 75 tác phẩm, trong đó akhat jucar sử thi Ra Glai có 7 cuốn
Việc tìm thấy sử thi Ra Glai đã làm cho các nhà nghiên cứu folklore vô cùng ngạc nhiên Ngạc nhiên với quy mô hoành tráng của tác phẩm xét trên phương diện hình thức cấu tạo và độ dài tác phẩm Ngạc nhiên với tính chất hào hùng kỳ vĩ của tác phẩm này xét trên phương diện giá trị tư tưởng thẩm mỹ và nghệ thuật lời văn Càng ngạc nhiên hơn khi chúng ta còn trực tiếp được ghi lại hàng ngàn câu hát chưa một lần được văn bản hóa trên những trang sách cổ xưa, vốn được lưu giữ trong những ―đầu khôn người già‖ chưa từng có một thời cắp sách, được diễn xướng tức thì, rồi ghi âm, dịch nghĩa, thành văn bản phổ thông
1.2.2.2 Tiêu chí thể loại
Với trọn bộ những tác phẩm sưu tập được, gồm hàng ngàn trang song ngữ Việt – Ra Glai, akhat` jucar Ra Glai đã được đánh giá như một kho báu chứa đựng hầu như toàn vẹn những dấu ấn lịch sử, những áng văn chương, nghệ thuật hát-kể, những phong tục tập quán, tín ngưỡng … cũng như những giá trị văn hóa hữu thể và
vô thể cổ xưa của tộc người Ra Glai hết sức quý giá mà chúng ta còn quan sát được
Trang 37trên văn bản Và akhat`jucar Ra Glai, từng sống chung giữa khu rừng văn hóa dân gian Tây Nguyên, với thần thoại và truyện cổ tích, truyền thuyết và truyện thơ Ra Glai nhiều thế hệ, đã từng tham gia diễn xướng và sáng tạo lại, dần khẳng định được sức sống bền bỉ cũng như những giá trị to lớn về mặt loại hình của mình
Akhat` jucar truyện thơ, akhat` jucar sử thi mặc dù nhiệm vụ lịch sử và chức năng tư tưởng thẩm mỹ của chúng rất khác nhau nhưng cùng vận động trong hệ thống văn học hát-kể, nên vấn đề thể loại tác phẩm akhat` jucar Ra Glai vừa phải được xem từ tất cả các góc độ tiếp cận của khoa học sử thi, vừa phải dựa vào những tiêu chí cơ bản đã lựa chọn để thẩm định
Đến nay, vấn đề loại hình của những akhat`jucar Ra Glai - tức thể loại này thuộc địa hạt tự sự hay trữ tình, hầu như không còn đặt ra với giới nghiên cứu Cũng
đã từng có đôi chút băn khoăn với những người quan tâm rằng, về hình thức ngôn ngữ, các akhat` jucar Ra Glai là văn xuôi hay là thơ bởi những akhat`jucar Ra Glai
đồ sộ đều đã được văn bản hóa và dịch với hình thức văn vần Nhưng dù khi phiên
âm và dịch ra tiếng Việt, những akhat` jucar Ra Glai bản chất vẫn thuộc loại hình tự
sự Lịch sử các nền văn học đã chứng minh rằng, hình thức ngôn ngữ thơ hay văn xuôi không phải là sở hữu tuyệt đối của loại hình tự sự hay trữ tình Sở dĩ có sự lựa chọn về hình thức ngôn ngữ như trên là bởi, trong thực tế, những nghệ nhân sử thi
Ra Glai đã diễn xướng sử thi của dân tộc mình với giọng ngâm quá đỗi lâm li, tha thiết Sự trình diễn đầy cảm xúc và nhạc tính đó cho phép chúng ta tin rằng sử thi là những áng thơ đúng nghĩa và tuyệt vời nhất Tuy nhiên, chỉ cần khảo sát kỹ hơn, sẽ thấy, người nghệ nhân sử thi đã ―lột xác‖ những lời tự sự thông thường chỉ bởi giọng ca (nửa như là ngâm) với những luyến láy đơn giản và ―phụ kiện‖ là một vài
âm đệm ngắt câu quen thuộc Tất nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, có một
số câu, đoạn trong dòng kể mang tính vần điệu (một kiểu vần móc xích trước sau ngay chính trong câu, tương tự vần điệu của tục ngữ)
Trong nền văn học dân gian Ra Glai, sử thi chứng minh khả năng tự sự thành thục, đã đạt tới trình độ cao của các thế hệ tác giả tập thể Khả năng cuốn hút công chúng, sự bám chắc và bền bỉ tồn tại, lưu truyền của rất nhiều áng sử thi dân gian có
lẽ là bởi sự thành công và đóng góp lớn lao của nghệ thuật tự sự Phương thức tự sự
Trang 38ở đây đã được xác lập một cách bền vững là giá trị nghệ thuật - mà khi nghiên cứu
sử thi từ phương diện văn học - cần phải được nhìn nhận và chỉ ra một cách nghiêm túc Tuy thế, cho đến nay, những nghiên cứu sâu và đầy đủ về phương diện thể loại của akhat` jucar sử thi Ra Glai vẫn còn là hiếm hoi
Thuộc loại hình tự sự, hiểu theo đúng nghĩa của khái niệm này, akhat` jucar
Ra Glai là những câu chuyện về và của những nhân vật Song, sử thi là những câu chuyện mà dung lượng thời gian trình diễn hơn gấp nhiều lần truyền thuyết, truyện
cổ tích và ngụ ngôn Vì thế, nói đến sử thi, với những đặc thù rõ nét, vẫn là nói đến những áng văn tự sự về cuộc sống, số phận của những cộng đồng; đến sự nghiệp và chiến tích vẻ vang của những người anh hùng Đây là tiêu chí đầu tiên để xác định thể loại akhat` jucar sử thi Ra Glai
Đã có những ý kiến khác nhau về những tiêu chí cụ thể mà chúng ta đã nhận
ra trong những công trình nghiên cứu so sánh loại hình sử thi giữa các dân tộc và giữa các châu lục khác nhau Đó là chưa nói đến, các sử thi thuộc những nền văn hóa khác như văn hóa Thổ và các nền văn hóa châu Phi, châu Mỹ chưa từng được quan tâm đáng kể trong giới hạn hiểu biết của chúng ta hiện nay Tính phổ quát của
sử thi vừa nói lên những giá trị lớn lao của nó trên bình diện văn hóa nhân loại vừa khẳng định giá trị của nó trong mỗi nền văn hóa dân tộc
Trong thời đại ngày nay, khi sự giao lưu văn hóa đã trở nên rộng khắp thể giới như là một nhu cầu tất yếu đối với sự phát triển của các quốc gia thì các dân tộc
có sử thi lại càng tự hào coi đó là tượng đài lịch sử của dân tộc mình Ở Việt Nam,
từ những năm đầu của thập kỷ tám mươi (thế kỷ XX) cho đến nay, vấn đề sử thi Tây Nguyên nói chung và sử thi Ra Glai nói riêng đã được giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam đương đại quan tâm nhiều hơn Hàng trăm trang sử thi sống vẫn đang được khai thác sưu tầm lại như nó vốn có, vẫn đang được thu băng trực tiếp từ những khúc hát dường như bất tận, vẫn còn đang được diễn kể bằng lời của những nghệ nhân ―thế hệ cuối cùng‖ còn lại
Các nhà nghiên cứu Folklore Nga Xô Viết đã khẳng định: ―sự khám phá
truyền thống sử thi sống đã làm thay đổi nội dung khái niệm sử thi và lịch sử sử thi
cũ, vốn được hình thành hàng trăm năm nay, trên tư liệu thời cổ địa và trung thế
Trang 39kỷ‖ [57;43] Nói như thế để thấy rằng, hiện nay đã xuất hiện những quan niệm mới
về sử thi Tuy nhiên, những vấn đề về thuộc tính và phẩm chất thể loại thì dứt khoát phải là các tiêu chí căn bản được lựa chọn để nhận diện loại hình
Từ đó, chúng ta có chương sau để khẳng định rõ hơn về loại hình akhat` jucar của tộc người Ra Glai cũng như những đặc trưng, đặc điểm tự sự của nó với tư cách là những sử thi sống của đồng bào Ra Glai (Tây Nguyên) mà các nhà nghiên cứu đi trước đã chứng minh
Tiểu kết:
Sử thi là một thể loại huyền thoại, là phương thức cảm nhận thế giới rất đặc trưng cho ―tư duy nguyên thủy‖, diễn tả thế giới quan của cả một cộng đồng người, một dân tộc Do đó, sử thi có sức trường tồn, được trao truyền từ đời này sang đời khác, dù chỉ được thông qua truyền miệng (sử thi sống) Rõ ràng, sử thi của các dân tộc nói chung, sử thi của dân tộc Ra Glai-Tây Nguyên nói riêng có giá trị văn hóa cao về nhiều mặt, vừa là nguồn sử liệu quan trọng trong nghiên cứu lịch sử và nguồn gốc tộc người, vừa phản ánh những mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, phản ánh đời sống xã hội của các cư dân, phong tục tập quán, góp phần tạo dựng bản sắc văn hóa tộc người và phản ánh quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các tộc người trong địa bàn sinh sống
Thuộc loại hình tự sự, hiểu theo đúng nghĩa của khái niệm này, sử thi Tây Nguyên - ở một phương diện nhất định đã đạt tới con số hàng trăm tác phẩm, trong
đó có akhat` jucar của đồng bào Ra Glai thuộc tiểu vùng sử thi Ra Glai-Chăm trên địa bàn Khánh Hòa, Ninh thuận, Bình Thuận Tuy số lượng sưu tầm được và công bố đến nay không nhiều, nhưng đó vẫn là những truyện hát đồ sộ về dung lượng, những áng
sử thi sống quý giá mang những giá trị văn hóa to lớn về tộc người Ra Glai
Dân tộc Ra Glai thuộc ngữ hệ Malayo-Polyne‘sien vốn là cư dân hải đảo di trú lên rừng Văn hóa Ra Glai ở Việt Nam thuộc cơ tầng văn hóa Đông Nam Á gốc nông nghiệp Xã hội Ra Glai là xã hội mẫu hệ được cấu trúc theo dòng tộc và khu vực cư trú Với những nét đặc thù về văn hóa, xã hội, lịch sử đó, dân tộc Ra Glai chứa đựng kho tàng văn hóa dân gian phong phú (âm nhạc; họa tiết dân gian ),
Trang 40trong đó các akhat` jucar sử thi với quá trình sưu tầm và hình thành văn bản song ngữ riêng biệt đặt trong mối tương quan với những tiêu chí, quan niệm về loại hình
sử thi sống nói riêng và sử thi nói chung, thực sự là nguồn tư liệu quý giá cần được bảo tồn và dày công nghiên cứu
Cũng như văn học viết, văn học dân gian nói chung và sử thi Ra Glai nói riêng đang trở thành đối tượng quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu văn hóa đương đại dưới nhiều góc nhìn thể loại Trong đó, việc ứng dụng tự sự học nói chung và công trình khảo luận của A Olrik nói riêng với những nét khái quát riêng biệt và hệ thống lí luận đặc thù trong tìm hiểu, đánh giá, so sánh, sẽ là cơ sở khoa học đứng đắn khẳng định giá trị, thành tựu văn hoá của tộc người Ra Glai trong bức tranh tổng thể văn hoá Việt Nam
Vì thế mà khi đánh giá mỗi akhat` jucar Ra Glai, ngoài việc đặt tác phẩm vào khuôn khổ chung, hệ thống tiêu chí chung của loại hình sử thi thế giới thì chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý về thời đại ra đời của loại hình tác phẩm ở tộc người Ra Glai Có như thế, chúng ta mới bảo lưu được những tác phẩm truyền miệng của các cộng đồng Tây Nguyên nói chung, đồng bào Ra Glai nói riêng và giới thiệu với đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước