Môi trường diễn xướng

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) (Trang 104 - 107)

- Tiểu vùng sử thi Êđê Giarai ở miền trung Tây Nguyên trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc Các tộc người này nói ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesien) Sử

ĐẶC ĐIỂM TỰ SỰ SỬ THI RA GLAI TRÊN BÌNH DIỆN KHÔNG GIAN – THỜI GIAN, NGÔN NGỮ VÀ DIỄN XƢỚNG

3.3.1. Môi trường diễn xướng

Akhat` Jucar là một loại hình kể mang tính cộng đồng cao, nó là khúc hát của tinh thần đoàn kết, của sự đồng lòng trong buôn làng. Lúc vui hay rảnh rỗi thì nhóm

nhau lại để ôn về những truyền thống anh hùng trong chiến đấu, lao động sản xuất và trong ―niềm vui trần thế‖. Khi hoạn nạn, người ta cũng kể akhat` jucar vừa là để chấn an tinh thần, song cũng lại vừa để thức tỉnh không được quên và làm mờ danh dự vốn có trong tục làng hàng ngàn năm nay. Có lẽ vì thế akhat` jucar đã trở thành một thứ văn hóa, tục truyền không thể thiếu trong nếp sống tinh thần của đồng bào Ra Glai. Nhìn nhận môi trường kể akhat` jucar cũng chính là ôn lại cái nếp sống bàng bạc, nhưng có sức mạnh to lớn đảm bảo sự trường tồn của văn hóa Ra Glai, trong đó có loại hình văn học dân gian: sử thi.

Nếu theo nguyên bản của cấu trúc truyện kể mà V.Ia. Propp và A. Sanford đưa ra, được GS Diệp Quang Ban giới thiệu dưới cái nhìn ngôn ngữ học thì yếu tố ― môi trường‖ truyện kể được phân ra theo 3 cấp độ: Nhân vật (characters), vị trí (location), thời gian (time), cấu trúc tiểu tiết này ứng dụng được trong hầu hết các loại hình kể dân gian. Song đối với riêng sử thi Ra Glai thì có thể phân theo:

Nghệ nhân (người kể chuyện-hát kể) - quần chúng (người nghe-có thể phụ họa vào câu chuyện) >> Không gian kể >> Thời gian kể

3.3.1.1. Nghệ nhân (người kể chuyện) và người nghe (dân làng - nhân vật quần chúng)

Nghệ nhân hát kể akhat` jucar (xét ở phần sau).

Nhân vật quần chúng hay còn gọi là người nghe, ngoài vai trò là người thưởng thức họ còn là những nhân vật phụ họa. Một tiếng cồng hay một tiếng chiêng vang lên như một lời ca tụng cho những khúc đoạn mà nhân vật anh hùng trong tác phẩm đang ở vào thời điểm quan trọng: có thể là tiếng chiêng cổ vũ cho cuộc chiến giữa người anh hùng và ―đối thủ‖ của anh. Có thể đó là tiếng chiêng ca ngợi chiến thắng và vinh quang của người anh hùng trong quá trình chiến đấu với các thế lực tự nhiên, dạy dân làng biết làm rẫy, biết cắm lỗ mà gieo hạt…Như vậy nhân vật quần chúng ở một góc độ nào đó cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công cho quá trình kể.

Thường thì akhat` jucar sử thi Ra Glai được kể trong không gian rộng lớn, đó là khi lễ hội, đó là khi không gian sinh hoạt, khi mọi người rảnh rỗi và quần tụ nhau, cũng có thể là khi không gian tín ngưỡng và sinh hoạt có sự hội tụ, giao nhau (khi diễn ra song hành trong các nghi lễ thờ chúng). Chính vì vậy không gian tín ngưỡng góp phần tạo nên không khí trang nghiêm mà không kém phần tươi vui hào sảng cho hoạt động diễn xướng.

Toàn bộ quá trình diễn xướng là diễn tiến của hoạt động lao động trong cộng đồng, diễn tiến ấy trình tự theo không gian từ hẹp đến rộng, từ hiện thực vào mơ tưởng, từ nương rẫy với khóm lúa, bắp ngô vào thế giới thiêng liêng của sử thi với những chiến công, cùng sự hiển hách. Có lẽ do vậy mà không gian sử thi thường là lúc khuya, khi mà mọi hoạt động vui chơi kết thúc, chỉ còn lại không khí tĩnh lặng của núi rừng ban đêm hòa cùng với cái trầm lắng của không gian quá khứ hiện về trong câu kể của akhat` jucar. Trong không gian sử thi ấy, người nghe và người kể đều trở về nơi cõi thiêng với một ‗niềm tin sinh động và tươi mát‖ (chữ dùng của Heghens) vào một thế giới lung linh kỳ ảo có thực trong tâm thức của họ. Tự nhiên, những khúc hát trở nên quen thuộc mà chảng bao giờ nhàm chán, vẫn luôn hấp dẫn từng thế hệ người con Ra Glai.

3.3.1.3. Thời điểm kể

Những khúc hát được cất lên khi mọi người đều có tâm trạng phấn chấn, có thể là lúc ngà ngà men rượu. Đó là thời điểm mà nghệ nhân và nhân vật có sự đan nhịp vào làm một, khi thì người kể đóng vai trò là người dẫn dắt câu chuyện, khi thì bản thân người kể hòa vào làm một với nhân vật, nói thay lời nhân vật. Vì vậy có thể nói thời điểm hát kể quy định phần quan trọng đối với sự thành công của câu chuyện được kể.

Đó là khi đêm về và một khi đã tham dự vào những cuộc hát như thế thì không khí trong ngôi nhà dài trở nên rất đỗi linh thiêng.

Tóm lại, hát kể hay diễn xướng akhat` jucar là một hoạt động nghệ thuật đòi hỏi tính nghiêm túc, sự thiêng liêng trong khi kể. Tuy nhiên, akhàt jucar của người Ra Glai cũng không quy định nghiêm ngặt về hình thức diễn xướng (thời gian,

không gian, đối tượng hát kể, nghe...). Có thể nói, ngôi nhà của gia tộc có chức năng văn hóa quan trọng. Những khi hát trong nhà, "con trai ngồi xếp bằng, con gái ngồi xếp nghiêng"... "Người hát cũng ngồi nhưng khi mệt thì cứ nằm mà hát cũng được. Lúc bấy giờ thì hát trơn, về sau này không rõ vì sao mới có thêm nhạc đệm" [Theo phần tài liệu từ Internet 8].

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)