- Tiểu vùng sử thi Êđê Giarai ở miền trung Tây Nguyên trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc Các tộc người này nói ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesien) Sử
ĐẶC ĐIỂM TỰ SỰ SỬ THI RA GLAI TRÊN BÌNH DIỆN KHÔNG GIAN – THỜI GIAN, NGÔN NGỮ VÀ DIỄN XƢỚNG
3.1.3. Không gian và thời gian trong akhat`jucar RaGla
3.1.3.1. Không gian
Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới viết: ―Không gian là biểu tượng chung của môi trường, ở bên ngoài hay bên trong mà bất kì một sinh thể nào, cá thể hay tập thể đều hoạt động trong đó‖.[tr486]
Điều này có nghĩa, không gian có tác dụng làm thước đo hành động (trước đó-trong lúc đó, sau đó) và tốc độ (hoạt động, nhanh hơn, bằng hay chậm hơn).
Không gian ở đây gắn liền và không tách rời với thời gian, vừa là nơi chứa đựng những gì có thể xảy ra. Theo ý nghĩa đó, nó tượng trưng cho trạng thái hỗn mang, vừa là sự chứa đựng những gì đã thực hiện khi đó- nó tượng trưng cho vữ trụ, cho thế giới.
Điều này thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người. Đó là quan hệ của một đối tượng có trong môi trường và quá trình tồn tại, hoạt động của nó. Điều này càng đúng hơn với sử thi Tây Nguyên, sử thi Ra Glai vốn được xây dựng nên từ hình tượng những người anh hùng và phát triển xoay quanh những diễn biến cuộc đời họ.
Không gian sử thi có hai dạng: Đó là không gian cộng đồng, không gian bao gồm tất cả mọi khía cạnh: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Không gian thiên nhiên là núi non, sông ngòi, cây cỏ, chim chóc, thú vật, sản vật. Không gian xã
hội là bản làng, sinh hoạt lao động sản xuất và chiến đấu. Tìm hiểu kĩ hơn về hai loại không gian này trong akhat` jucar sử thi Ra Glai ta sẽ thấy những điểm tương đồng và khác biệt với khuôn mẫu sử thi nói chung và sử thi Tây Nguyên nói riêng.
* Không gian chiến tranh dữ dội và hoàng tráng: nơi thể hiện cao nhất của sức mạnh và khát vọng
Hêghen viết ―Tình huống phù hợp nhất với sử thi đó là xung đột của trạng thái chiến tranh. Thực vậy, trong chiến tranh, chính là toàn bộ dân tộc đang vận động‖ [Mỹ học, Phan Ngọc dịch và giới thiệu, trang 498].
Trong thời đại chiến tranh là bà đỡ của lịch sử, các bộc tộc luôn luôn phải đương đầu với các thế lực thù địch bên ngoài, uy hiếp, đe dọa cuộc sống của của cả cộng đồng. Chính vì thế không gian chiến trận, phòng thủ đã trở thành một đặc trưng của không gian sử thi. Vậy là ngay khi cuộc chiến chưa bắt đầu thì đã tồn tại một chiến địa được bày sẵn để đón đợi quân thù. Đối với người Ra Glai, không gian phòng thủ là thành lũy cao vút, cửa đồng cửa sắt. Điều này hoàn toàn có cơ sở hiện thực vì từ thời cổ xưa, ―người Ra Glai đã mang họ Sắt (Paxây) là do chính tổ tiên của dòng họ đã tìm ra sắt… Họ sinh con đẻ cái đều đặt ra cho họ Paxây để nhớ ơn các yac` (thần linh) đã cho họ tìm ra sắt‖ [3;61-62].
Trong sử thi Ra Glai, không gian chiến tranh có ý nghĩa quan trọng. Với sự mô tả và diễn ra liên tiếp của những cuộc chiến kinh thiên động địa, chiều kích không gian luôn được mở rộng tối đa. Đó là nơi con người đấu tranh với những cuộc chém giết chưa từng có đến tận nơi tận cùng thế giới, đó là nơi chiến đấu một mất một còn giữa những thế lực thù địch và những người anh hùng; đó cũng là nơi con người ta chiến đấu vì danh dự và chiến thắng với đầy nhiệt hứng khám phá và chinh phục trong những ánh hào quang rực rỡ và bừng lên những khát vọng lớn lao của một tộc người.
Nếu như các cuộc chiến tranh trong Đăm Săn, Khinh Dú, Xinh Nhã đều là những cuộc chiến báo thù hoặc giành lại người vợ bị cướp trên cơ sở huy động dân làng đến tận buôn kẻ thù trên trục không gian nằm ngang, và các cuộc chiến thường
mang tính chất tay đôi hơn là cuộc giao tranh hùng mạnh thì chiến tranh trong akhat` jucar Ra Glai mang tầm vĩ mô hơn nhiều.
Trong Udaj-Ujac`, chiến tranh đều dàn trận nơi trận địa như những trận chiến kinh điển trong dã sử Trung Hoa. Mỗi trận chiến huy động một đội quân ―bằng trăm, bằng ngàn… quân đông đến đen sì, đen chết, đen từ đất, tối đặc sứ xở…[49]. Vì thế, cũng giống như những cuộc chiến tranh trong sử thi thế giới như
Iliat của Hy Lạp, Mahabharata hay Ramayana của Ấn Độ, chiến tranh trong sử thi Ra Glai thật hoành tráng, dữ dội. Tiếng súng, tiếng gươm thần ―nổ như sấm xét”, “suốt ngày mãi đêm… điếc tai tối mắt‖ [49]. Tính khốc liệt hoành tráng không chỉ được thể hiện ngay trong trận chiến mà còn thể hiện ở phương diện tư duy chiến tranh. Trong Udai-Ujac`, ở mọi cuộc chiến, nhân vật anh hùng đều sử dụng mưu cao kế sâu để đánh bại kẻ thù. Nếu không dùng kế cầu hôn ở rể thì sao chàng trai Ra Glai mồ côi lại có thể tiêu diệt cả nhà Người Cọp Hổ Tinh để cứu em gái. Hay nếu không biết dùng đao kiếm đàn bà thì sao phá được ―yêu thuật tà ma‖ của vua Lửa… Ở phương diện này, người anh hùng Udai-Ujac` có thể so sánh với người anh hùng Uylissơ của Hy Lạp cổ đại trong Ôđixê của Homer.
Đối với đại đa số các sử thi, ―mục đích chính và sâu xa của các cuộc chiến tranh là thu nạp thêm nhân lực để tăng cường lực lượng sản xuất, chiến binh, cướp của cải‖ [29;94], tuy nhiên chiến tranh trong sử thi Ra Glai, cụ thể là trong Udai- Ujac` không mang đặc trưng này. Đó là cuộc chiến tranh ―vệ quốc‖ ngăn chặn giặc Cur, giặc Jawa nên đó là cuộc chiến tranh một mất một còn, can hệ đến đến sự tồn vong của cả cộng đồng. Hình ảnh kẻ thù Cur, Jawa luôn xuất hiện trong hầu hết các akhat` jucar sử thi Ra Glai chính là biểu tượng cho các thế lực thù địch luôn rình rập, bủa vây bản làng. Chính vì thế mà không gian chiến địa trong các sử thi Ra Glai luôn hoành tráng, khốc liệt nó phản ánh đỉnh cao tột cùng của sức mạnh tập thể, của khát vọng trả thù, khát vọng giàu có, quyền uy và danh tiếng. Tuy nhiên, xét ở bề sâu của nó là một khát vọng nhân văn mãnh liệt: khát vọng hòa bình, yên vui và phẩm giá con người, vì ―bình yên xứ sở, bình yên đất trời‖. Đó cũng là khát vọng trong sâu thẳm tâm lý tộc người Ra Glai.
* Không gian lễ hội: nơi thể hiện cao nhất của sự liên minh, cố kết và hòa hợp
―Lễ hội là biểu hiện của sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở thời điểm mạnh”. Trong thế giới sử thi, nếu không gian chiến tranh là sự thể hiện cao nhất của sức mạnh và khát vọng thì không gian lễ hội luôn là sự thể hiện cao nhất của sự liên minh, cố kết, sự mở rộng, sự hòa hợp” [57;45].
Một đặc điểm dễ nhận thấy trong văn bản sử thi Ra Glai, đó là sự tồn tại song song hai loại hình không gian. Ngay khi không gian chiến tranh kết thúc, một không gian lễ hội tưng bừng đã được mở ra, đưa người đọc, người nghe vào những thế giới khác.
Không gian lễ hội chiếm vị trí quan trọng trong sử thi Ra Glai. Trong không gian lễ hội này, người ta thong dong, nhẩn nha trò chuyện về lễ tục, miêu tả về các món ăn, trang phục đời thường. Đó cũng là nơi để người ta đối thoại và chiêm nghiệm.
Không gian này trong sử thi cũng góp phần thực hiện chức năng của thể loại: mô tả được toàn diện mọi mặt đời sống của cộng đồng. Dường như các nghệ nhân hát kể có sự nhấn nhá, từ tốn. Họ không vội vàng diễn kể hết tác phẩm, đi đến đích cuối cùng của sự kiện và chiến công của những người anh hùng. Họ muốn tạo ra khoảng thời gian ngừng nghỉ giữa các sự kiện để có thể mô tả các phương diện phong tục, nghi lễ, đời sống của cộng đồng. Chính điều đó đã tạo nên tính phổ quát rộng lớn của sử thi, làm nên giá trị to lớn của thể loại.
Ví dụ trong Udai-Ujac`, những nghi lễ bữa ăn được miêu tả một cách tỉ mỉ, đó là những cuộc « ăn năm uống tháng », « ăn đủ nhau uống đủ người‖. Khi đó ―rượu đã dâng lên ngang miệng thạp/Rượu đã trào lên ngang miệng chum/Chảy nước ngọt lịm, tràn hết nước ngọt/Rượu nồng như nước cốt rượu bo bo, nồng như nước cốt rượu bắp…‖[57;370]
Nếu những người đọc Iliat thích thú với đoạn mô tả chiếc khiên thần của Asin như một lối ―trì hoãn thời gian‖ điển hình, thì ở đây, trong văn bản sử thi Ra Glai, ta lại bắt gặp những sự kiện hết sức đời thường, nơi người ta thỏa sức ăn chơi
và không xô bồ dục vọng. Ở đó họ hòa hợp, gắn kết và tinh thần tập thể được thể hiện một cách cao nhất.
Đến với sử thi Ra Glai ta như lạc vào một không gian lễ hội đầy hoan lạc mà vẫn ấm cúng trang trọng thiêng liêng, hoành tráng hân hoan mà vẫn lắng đọng chiều sâu tâm linh.
Có thể thấy, đây là một đặc trưng khác của sử thi Ra Glai.
Như vậy, sử thi trong khi tránh miêu tả những sự kiện lịch sử có thật, đã phản ánh một cách chân thực dưới dạng khái quát những quá trình lịch sử chủ yếu đã bao hàm những tài liệu rất chính xác về lịch sử của những quan hệ xã hội, gia đình, của nền văn hoá[6; 19].
* Không gian thiên nhiên và biểu tượng sông to, biển lớn
Ngoài nét loại hình chung được nhận ra trong tất cả sử thi Tây Nguyên với không gian chiến trận, sử thi Ra Glai còn có những nét riêng khi đề cập đến không gian lễ hội và đặc trưng khi nói đến không gian thiên nhiên.
Khi chiến tranh kết thúc, không gian chiến trận được thay thế bằng không gian sinh hoạt, không gian xã hội được thay thế bằng không gian thiên nhiên, tự nhiên.
Cũng như những anh hùng trong sử thi Tây Nguyên, người anh hùng trong akhat` jucar sử thi Ra Glai đều sinh ra, lớn lên, lập chiến công hiển hách, trải nghiệm các giá trị cuộc đời đều gắn với rừng. Chính vì thế, núi rừng trở thành bối cảnh không gian tự nhiên tiêu biểu trong hầu hết các tác phẩm.
Trong Udai-Ujac`, hình ảnh núi rừng xuất hiện với mức độ đậm đặc. Đó không chỉ là không gian sinh tồn, truyền tải tín ngưỡng, phong tục, tập quán (điều này thể hiện qua tập quán ―du canh đốt rẫy‖ hay các hoạt động sống của họ: Đánh rẫy, phát nương, rẫy cỏ vuốt lạt/ Ta ra thăm rẫy bông vải bên trong, thăm rẫy lúa bên ngoài…) mà còn là không gian bí hiểm ẩn chứa nhiều tai ương (rừng thiêng, nước độc, thời tiết nguy hiểm, hay các thế lực siêu nhiên…). Chính vì thế, các nhân vật luôn phải ứng xử hai mặt với núi rừng tự nhiên. Một mặt họ phải thân thiết với
núi rừng, coi thiên nhiên là nhà, mặt khác luôn phải đối mặt với núi rừng như kẻ ―thù địch và quấy nhiễu‖…
Không chỉ là không gian núi rừng được người Ra Glai tận dụng hầu hết trong mọi hoạt động sống. Đó còn là những khoảng không cứ vươn cao, trải rộng, trong im phăng phắc từ nước, vắng vẻ từ núi. Đó là nơi những người anh hùng từ khói lửa chiến tranh lại trở về đời thường thanh bình. Họ cùng nhau xuống nước tắm nơi sông to biển lớn, làm lễ tẩy rửa, hất đổ mọi thứ cho trở về gốc biến chân trời, cho ngày xế lạnh mặt trời…. (Trong Sa Ea, thân xác nàng A Nãi Ubala sau khi được Sa Ea cứu thoát từ trong bụi rắn ác đã trở nên ô uế. Sa Ea đem thân xác ấu đến bên nước sông to biển lớn để thả cho cá ăn hết. Trong sử thi Amã Cuvau Vongcơi, sau khi chiến thắng ở tận hang ổ chúa Cur, Jawa trở về tắm gội, chàng trút bỏ được lốt trâu hóa thành một dũng sĩ Ra Glai to lớn vạm vỡ mang tên là chàng Amã Dam Vongcơi. Trong sử thi Udai`-Ujac`, người anh hùng Ujac` cũng được mẹ là công chúa Nãi Via sinh ra ở bờ sông to biển lớn…). Hay nói khác đi, đó là không gian sông, biển với đầy những ý nghĩa biểu tượng trong akhat` jucar Ra Glai.
Hình tượng sông to biển lớn được thể hiện trong hầu hết các sử thi Ra Glai này có ý nghĩa rất đặc trưng: đó là nơi sinh sôi nảy nở (những người anh hùng được sinh ra nơi cửa sông cửa biển, cạnh những con sóng bạc đầu: Dường như có tiếng con thơ khóc trong bụng nàng đó…/Ta đoán quá ngày…con khóc muốn kêu ra chẳng biết!/Mình kêu có việc gấp lắm… chẳng phải không đau!... hãy về giúp mình đi tắm nước biển, đi bơi lội nước sông…là nơi gặp gỡ lứa đôi (hành trình tìm vợ của những người anh hùng trong Udai-Ujac` đều bắt nguồn từ núi rừng đại ngàn đến biển cả bao la: Chàng Ujac` niệm thần chú/Để nhập vào xứ sở của chúa Hà Bá-vua Thủy Tề… để khám phá tình yêu và hạnh phúc đời mình); là nơi tẩy rửa những ám ảnh tội lỗi, là nơi phục sinh nguồn sống bị tổn thương (trong Udaj-Ujac, sau khi cứu được em gái, chàng Udai mang ra song to biển lớn để ―niệm chú viện phép thần linh cứu sống em./Chàng Udai cứu sống em gái của mình đây. Sau đó… bất chợt em gái sống lại và ngồi dậy); thanh lọc mọi tỵ hiềm hãm hại, rủ bỏ mọi xui xẻo và rủa sạch máu của quân thù (chẳng hạn trong Udai-Ujac`, sau khi đánh đuổi Hulơu Valac`, thiêu trụi cơ ngơi của ông ta, chàng Ujac` lại ra bờ sông để tắm gội) và hơn
hết đó là nơi mà sau những thắng đoạt lẫy lừng trong những cuộc chiến đẫm máu, những người anh hùng lại trở về lại trở về sự cân bằng trước khi chuyển sang một chu kỳ mới của cuộc sống mới mẻ tinh khôi, thanh bình và phát triển. (trong Udai- Ujac`, sau cuộc cầu hôn nơi thẳm sâu trong lòng biển cả, chàng Ujac` có người bạn đời ‗xứng đôi vừa lứa‖ luôn cặp đôi cùng chàng trong mọi lễ hội, luôn sát cánh cùng chàng trong mọi trận chiến sinh tử…)…[Phần tài liệu khác:1])
Như thế, qua một vài ví dụ ngắn gọn, chúng tôi thấy rằng, yếu tố biển chi phối mạnh mẽ cuộc đời, số mệnh người anh hùng và các nhân vật khác trong akhat` jucar sử thi Ra Glai. Điều này cho thấy, bên cạnh lớp văn hóa rừng, lớp văn hóa biển vẫn được lưu giữa đậm nét trong sử thi Udai-Ujac` nói riêng và sử thi Ra Glai nói chung. Hình tượng, yếu tố biển không chỉ làm nên chất liệu văn học đặc sắc mà còn tạo nên những giá trị đặc trưng trong phong cách tự sự sử thi akha`t jucar Ra Glai.
Không chỉ thế, nó còn mang những yếu tố thẩm mỹ đặc biệt, truyền tải những dấu ấn văn hóa của tộc người Ra Glai ―ở hai khu vực khác nhau gần bờ biển cực Nam Trung bộ” [5;19].
Tất nhiên, hình tượng này còn mang nhiều giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa biểu trưng khác đã được nghiên cứu trong những công trình chuyên sâu hơn. Song trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến nó ở dạng khái quát nhất, với ý nghĩa phản ánh cái chiều sâu của văn hóa cộng đồng Ra Glai thời cổ và nét độc đáo của đặc điểm tự sự sử thi Ra Glai.
3.1.3.2. Thời gian
* Mở rộng thời gian sự kiện qua nhiều kiếp và toàn bộ cuộc đời nhân vật
Đọc những văn bản sử thi Ra Glai, ta nhận thấy tác phẩm miêu tả gần như tất cả các sự kiện trải dài toàn bộ cuộc đời của người anh hùng trung tâm. Trong đó, có những khoảng thời gian ngắn tương ứng với từng thời kỳ, từng kiếp của số phận con người.
Trong Udaj-Ujac`, kiếp Udai là một cậu bé mồ côi, có người thân duy nhất là em gái lại bị Người Cọp Hổ Tinh bắt đi ăn thịt. Chàng đã tìm đến xứ xở Người Cọp Hổ Tinh để cứu xác em mang về. Cả cuộc đời Udai chỉ diễn ra với một hành
động duy nhất: cứu em gái, đem lại sự bình yên cho cộng đồng. Kiếp Ujac` với sự hóa thân đầu thai của Udai lại mang nhiều biến cố thăng trầm gắn liền với những biến cố của xứ xở và và lịch sử của một dân tộc ba lần tấn công quân xâm lược.