Nhân vật anh hùng và thần linh

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) (Trang 68 - 76)

- Tiểu vùng sử thi Êđê Giarai ở miền trung Tây Nguyên trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc Các tộc người này nói ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesien) Sử

MỘT SỐ PHẠM TRÙ TỰ SỰ QUA KHẢO SÁT NỘI DUNG VÀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT SỬ THI RA GLA

2.3.1. Nhân vật anh hùng và thần linh

Sử thi luôn xây dựng các hình tượng anh hùng đại vĩ đại, mang nhiều phẩm chất cao đẹp của cộng đồng và đạt được những chiến công kì vĩ, đem lại uy danh, sự giàu có cho cộng đồng. Tính chất nhiều mặt của hình tượng sử thi không làm mất đi ý nghĩa khái quát của nó bời vì trong khi xây dựng nhân vật sử thi đã trang bị cho nó tất cả sức mạnh của tâm lí tập thể.

Đây cũng là yếu tố bất biến, là tiêu chí đã được xác lập trong nhận dạng sử thi Đông - Tây.

Nhân vật anh hùng sử thi là kiểu nhân vật đặc biệt trong văn học, là nhân vật tự sự, tính khách quan cụ thể, đa chiều trong cách thức miêu tả nhân vật đem lại cho chúng ta một hình ảnh rất trung thực về con người và cuộc sống của một thời đại đã một đi không trở lại. Nhưng nhân vật tự sự sử thi thì còn là hình ảnh chủ quan của thế giới tinh thần, thế giới nội cảm, trong khát vọng lãng mạn tuyệt đối một cách trực tiếp. Ở phương diện này, nhân vật sử thi dường như lại trở thành ―mẫu mực‖ về con người lý tưởng và cuộc sống sung mãn của mọi thời đại, trở thành tiêu chí cắt nghĩa nhiều tác phẩm văn học tự sự lớn sau thời đại sử thi đều là những tác phẩm mang tầm vóc sử thi.

Tìm hiểu nhân vật anh hùng qua các akhat` jucar` từ Udaj Ujac`, Sa-Ea đến Awơi Nãi Tilor ta sẽ thấy những giá trị mỹ học có tính phổ quát của sử thi thế giới cũng được nhận ra trong di sản văn học truyền miệng của một tộc người ―phát triển chậm hơn so với tộc người cùng ngữ hệ‖ (Nguyễn Hải Liên).

Nhân vật anh hùng trong sử thi là những con người có sức khỏe phi thường, đầy tài năng và lòng dũng cảm thể hiện rõ những ưu điểm và ánh sáng của nhân vật trung tâm. Họ tiêu biểu cho sức lực, ý chí và trí tuệ của cộng đồng, các dân tộc

Tây Nguyên nói chung và dân tộc Ra Glai nói riêng. Họ vừa là tinh hoa kết tinh trong mình sức mạnh tập thể, vừa là biểu tượng cho lí tưởng thẩm mỹ là đạo đức của thời đại.

Tuy nhiên, trong hàng chục câu chuyện danh tiếng truyền tụng về chiến công của người anh hùng (kèm theo vô số dị bản) chúng ta vẫn không mấy khó khăn trong việc khái quát hóa nên những kiểu mẫu anh hùng của con người tài ba này.

Sau đây, chúng ta hãy khảo sát một số kiểu nhân vật anh hùng đã làm nên sự nảy nở của hàng chục tác phẩm sử thi với những giá trị và đặc trưng thẩm mỹ khác nhau trên khắp các buôn làng Ra Glai.

2.3.1.1. Kiểu nhân vật anh hùng

Cũng như tất cả những nhân vật anh hùng trong sử thi nhân loại và sử thi của các dân tộc khác, anh hùng trong những akhat` jucar sử thi Ra Glai trước hết là những anh hùng trận mạc, mang sức mạnh và lí tưởng cộng đồng.

Phẩm chất cao quí của nhân vật là lòng dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong việc chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục thiên nhiên. Con người anh hùng có vẻ đẹp cường tráng của thể chất. Nhân vật anh hùng là hiện thân của ý chí và sức mạnh cộng đồng. Đó là hình tượng khái quát hóa, lý tưởng hóa nhưng cũng mang đậm tính cá thể. Biện pháp khái quát hoá, lý tưởng hoá được sử dụng triệt để trong việc xây dựng nhân vật sử thi. Theo Phan Đăng Nhật thì đó là ―phương pháp khái quát hiện thực theo tổng loại, một phương pháp phổ biến của Folklore, khác với phương pháp điển hình hoá cá thể là phương pháp của chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật thời cận hiện đại‖ [29; 218].

Trong Sa Ea, hai nhân vật Unai Ubala và Ama Sa Ea; một người là nhân vật phụ, nhưng có vị trí đặc biệt khởi phát mọi hành động sử thi và biểu trưng vẻ đẹp nguồn sống và danh dự cộng đồng; một người là nhân vật chính thể hiện ý chí khát vọng và sức mạnh vô song của bộ tộc. Ở những con người này thường xuyên bộc lộ những phẩm chất thiên quý ở sự cân bằng giữa các giá trị tinh thần và vật chất, giữa phẩm giá và sức mạnh. Họ cũng như tất cả người khác đều quan niệm của cải và tình yêu là những mục tiêu cơ bản của con người nhưng với họ nó chỉ cao thượng

khi không bao giờ quên nhấn mạnh bổn phận đạo lý. Họ có đủ sức để tước đoạt nhưng không phải bằng bất cứ giá nào, mà phải bằng những hành xử đạo lý. Yawa nhường Unai Ubla cho Yuhea, Yuhea không dùng sức mạnh gươm thần Narung Narai để diệt Rắn năm mồng vì sinh mệnh của cư dân xứ đồng bằng mênh mông. Ama Sa Ea suy ngẫm, nếu cưỡi ngựa thì mang không được, hóa thân thành con ruồi thì mang không nổi, nếu đã hóa thành người để rồi mới đưa về nhà cho chồng thì nó e chồng nó nghi ngờ không tốt... Giữa nơi chiến trường khốc liệt, lưỡi gươm thần của Yuhea và lưỡi gươm báu của Anai Ubala không giết thần dân bị lừa dối, bị ép buộc cầm vũ khí ra trận...

Trong Udai-Ujac`, trong suốt cuộc đời nhân vật, từng bước nhân danh cộng đồng, mang theo lý tưởng và sức mạnh của cộng đồng Ra Glai thời cổ đại, chàng Ujac` đã liên hệ được với toàn bộ thế giới các vị thần của anh ta để chiến thắng trong mọi cuộc chiến tranh ngày càng đẫm máu, khốc liệt, cho đến khi thiết lập được một trật tự xã hội mới trên cái xử sở mênh mông và giàu có để lại cho cả cộng đồng sở hữu. Người anh hùng Ujac` đã hoàn thành cái sứ mệnh lịch sử cao cả của thần linh, đưa cả bộ tộc từ « thung lũng đau thương ra cánh đồng vui » (Chế Lan Viên).

Nhân vật anh hùng Ujac`- kiếp sau của Udai khi gặp phải những tình huống tưởng chừng như thảm kịch, đã phải ‗khóc thảm ở xứ sở Cur, xứ sở Jawa rồi », thì cũng là lúc Ujac` đã có sức mạnh tiếp nối của cả một thế hệ anh hùng mới, những chàng Jihia, chàng Chi Yac`, chàng Chi Jarac`.., mang sức mạnh như những người anh hùng làng Gióng (chữ dùng của Cao Huy Đỉnh). Và sau đó, chính Ujac` lại tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ mới của chàng để họ đưa cả cộng đồng xứ sở rộng lớn, giàu có, sáng tươi của mình đến những bờ bến mới. Như thế xét theo đặc trưng loại hình nhân vật sử thi đích thực, Udai-Ujac` chính là hiện thân của hai kiếp người anh hùng trận mạc, là hiện thân khát vọng của cả bộ tộc Ra Glai ở vào thời kỳ họ đã vượt qua giai đoạn tiền văn minh. Đó là nhân vật được sáng tạo bằng trí tưởng tượng của toàn thể cộng đoàng Ra Glai trong một xã hội có đồ đồng, đồ sắt khá phát triển.

Sử thi Ra Glai mô tả anh hùng trên chiến trường, ca ngợi chiến công oanh liệt của họ trên chiến trường, giúp cho hình tượng người anh hùng trở nên kì vì và hào quang, lấp lánh hơn.

- Anh hùng cứu người đẹp

Những tranh chấp liên quan đến số phận người đẹp, những cuộc xung đột căng thẳng giữa những kẻ cùng muốn sở hữu người đẹp là câu chuyện quen thuộc không chỉ của sử thi Tây Nguyên mà còn rất đậm đặc trong sử thi Ra Glai.

Trong Udai-Ujac`, nhân vật anh hùng Udai – kiếp trước của Ujac` là ‗nhân vật‘ dũng sĩ diệt yêu tinh cứu người đẹp xét trên góc độ hành động chức năng cổ tích nhưng động cơ và trạng thái của hành động đó vẫn có tính thống nhất trong hệ thống các hành động của một thủ lĩnh anh hùng tầm cỡ sử thi.

- Anh hùng lao động và gìn giữ bản sắc văn hóa cộng đồng

Ngoài việc ca ngợi những anh hùng trên chiến trường, sử thi Ra Glai còn ca ngợi những người anh hùng lao động... anh hùng trong việc gìn giữ những giá trí văn hóa và bản sắc riêng của dân tộc Ra Glai. Chính hình tượng này làm cho hình ảnh người anh hùng trở nên trọn vẹn hơn, tạo nên vẻ đẹp kì vĩ hài hòa của những bản sử thi.

Trong sử thi Amã Chisa, hai cuộc chiến tranh « không khoan nhượng » được mô tả là cuộc chiến tranh chống lại giặc Cur và giặc Jawa. Nhưng đó không chỉ là cuộc chiến chống giặc xâm lược mà xuất phát từ nguyên nhân, cuộc chiến này mang tính tập quán phong tục nhiều hơn, để chống lại những kẻ cầu hôn mà thực chất là cướp hôn trong phong tục xưa. Chính vì lẽ đó không cứ nhất nhất tác phẩm sử thi đích thực phải có những trận chiến hoành tráng, mô tả những anh hùng có khả năng xoay chuyển cả lịch sử mà chiến công trong lao động, trong việc xây dựng và gìn giữ những giá trị văn hóa thực sự có ý nghĩa đối với cộng đồng, với sự phát triển của tộc người thì đó cũng xứng đáng là đối tượng miêu tả của sử thi «Bài giới thiệu sử thi Amã Chisa của Nguyễn Việt Hùng).

Nếu kết luận trên là xác đáng thì chúng ta lại có thêm một nét mới trong những đặc điểm đặc trưng của văn hóa sử thi Ra Glai trong toàn cảnh sử thi Tây

Nguyên, đồng thời thêm một chứng cứ khẳng định tính đa dạng về nội dung tư tưởng thẩm mỹ của của sử thi Ra Glai.

- Nhân vật nữ anh hùng

Theo Trần Đình Sử: «nhân vật là công cụ nên việc tìm ra nhân vật là chìa khóa để mở rộng cái mảng đề tài mới‖, cái tư tưởng chủ đề mới. [23;281].

Trong các sử thi có nội dung chiến tranh với sự kiện trung tâm là các hoạt động giao tranh giữa các anh hùng, hình thức chủ yếu ca ngợi là sức mạnh, tài năng, vinh quang, thì không thể thiếu hình tượng người phụ nữ. Nhưng phụ nữ là anh hùng thì sử thi Awơi Nãi Tilor, Ra Glai gần như là sử thi duy nhất mang tên nữ anh hùng này.

Trong sử thi Ra Glai, thân phận một phụ nữ danh giá dòng dõi hoàng tộc Chăm như nàng Nãi Via trong Udai-Ujac` bị ruồng bỏ, bị bạc tình hay thân phận một phụ nữ đời thường có xuất thân từ bụi chuối, bụi cau như nàng Anai Ubala trong sử thi Sa Ea bị tổn thương, bị bắt cóc… đều giữ một vị trí sử thi đặc biệt trong toàn bộ sự vận hành cốt truyện xét về hình thức kết cấu sử thi, đồng thời cũng có ý nghĩa nhân văn đặc biệt trong sự triển khai tư tưởng thẩm mỹ của tác phẩm. Nó ít nhiều gợi cho chúng ta liên hệ đến thân phận của nàng Draupadi trong đại sử thi Mahabharata

(Ấn Độ) về mối tương đồng hơn là thân phận nàng Helen trong sử thi Iliat‟ (Hy Lạp) về sự khác biệt. Ở sử thi Iliat‘, nàng Helen cũng là cái cớ khởi phát cuộc chiến nhưng ý nghĩa của con người này chỉ được xếp chung và các giá trị trao đổi như thành quách, hàng hóa, của cải. Ở sử thi Sa Ea cũng như Udai`-Ujac` rõ ràng là qua các nhân vật nữ anh hùng cho thấy một lý tưởng anh hùng bao hàm sự hài hòa âm dương, bao hàm tinh thần khoan dung hòa hợp-một sự đặc trưng của sử thi Ấn Độ từng được khẳng định. Hơn nữa, với hình tượng nàng Awơi Nãi Tilor, thì nhân vật nữ anh hùng trong sử thi Ra Glai lại mang một tư tưởng và giá trị thẩm mỹ khác.

Thường thì các sử thi khác có đề tài về những nam anh hùng và chiến tranh của họ để cướp lại lại hoặc giành lại người vợ bị cướp đoạt, nhưng trong Awơi Nãi Tilor lại được khởi phát khi nhân vật nữ bị xúc phạm, kiên quyết đấu tranh giành thắng lợi và bảo vệ danh dự cho mình.

Điều này được minh chứng qua trận đánh của nàng Awơi Nãi Tilor với hai công chúa con vua Thần biển vì dám nói xấu sau lưng nàng, kết quả là hai nàng công chúa thua cuộc, phải theo nàng về xứ sở nhà sàn. Hay cuộc chiến trung tâm là việc nàng Awơi Nãi Tilor chống lại Jahuruơi-kẻ đã chòng ghẹo nàng và cuối cùng nàng cũng giành chiến thắng giòn giã...

Hình ảnh người nữ anh hùng với các chiến công oanh liệt được các tác phẩm khắc họa với tất cả sự sáng suốt:

Nói dứt lời nàng Awơi Nãi Tilor làm phép srah cho lưỡi dao, lưỡi kiếm thần của mình.

Cây gươm thần của nàng tức khắc bay từ bờ bên này biển cả bao la đến cuối tận bờ bên kia.

Cây đao thần đã được làm phép ganruh gaval của nàng tạo thành một cồng vồng lửa trên mặt biển mênh mông khiến cho vua chủ thần linh Putau Tuwaq, chúa Mẫu Via Valiq đờ cả người, mọi người sợ sệt ngây ra nhìn sự việc...[Phần tài liệu từ Internet;4]

Hình tượng nhân vật nữ anh hùng trong sử thi Ra Glai đã thể hiện nguyên lý nữ tính của vũ trụ. Tác phẩm thể hiện khát vọng về người anh hùng một cách trọn vẹn phải duy trì hài hòa âm dương, yêu chuộng hòa bình nhưng sẵn sàng dốc sức chiến đấu trong chiến tranh, tôn trọng quyền sống của con người. Nhân vật anh hùng vì lẽ đó là khái quát sức mạnh, ý chí, nguyện vọng, lý tưởng của tập thể và cộng đồng Ra Glai một cách cao, lí tưởng và toàn vẹn nhất.

- Tập thể anh hùng

Bên cạnh những hình tượng anh hùng mang tính phổ biến chung và phổ quát, sử thi Ra Glai cũng có những hình tượng anh hùng tập thể mang sức mạnh to lớn của tinh thần đoàn kết, vì một lí tưởng chung.

Sa Ea không chỉ có nhân vật chính mà có cả một quần thể nhân vật với các xuất xứ khác nhau: Yuhea và Anai Udalim là con ông Yang Katal ba Bala người giữ đập canh mương trên đất núi đất cao, xuống đồng bằng bằng thang sắt. Ama Sa Ea và Bia Patih là hai anh em mồ côi không có cha trước mặt, không có mẹ trước ngực ở với bác cả Ganong Galng để đến được nơi diệt rắn ác, Sa Ea phải qua 37 xứ,

qua nơi tấp nập kẻ buôn ngươi bán, từ nơi có nước nguồn tràn đầy đến nơi có núi rừng trùng điệp… Ama Chay Uk Phak, Ama Chay Uk Nak là cháu ông Pakdac bà Pakdăng nòi vua rồng trên đỉnh núi xuống giúp nhà Dăm Yuhe đánh quân vua chúa phải đi bằng ngựa qua rất nhiều nơi đất đỏ đến cồn cát vàng … Tất cả họ đều giống nhau khi tìm đến nhà ông Chơk Juk bà Kuluăk là tìm về bến tắm nơi bờ nước ở đất bằng và tất cả họ đều mang tính cách anh hùng. Ở họ đều biểu hiện sự tập trung cao độ những phẩm chất ưu tú nhất của một cộng đồng đã có một giai đoạn phát triển có lẽ là đã rất cao về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.

Lần theo kết cấu của toàn bộ văn bản sử thi Ra Glai chúng ta có thể thấy rõ cách tổ chức sự kiện, biến cố để xây dựng nên hình tượng nhân vật đám đông mang những tính cách anh hùng đều rất mạch lạc và nhất quán. Họ-những nhân vật đám đông mang tính cách anh hùng đều bộc lộ những phẩm chất thiên quý ở sự cân bằng giữa các giá trị tinh thần và vật chất, giữa phẩm chất và sức mạnh.

Trong Udai-Ujac`, Ujac` là nhân vật anh hùng mang lí tưởng của cả cộng đồng nhưng bên cạnh đó, vợ chàng – Nàng Vala Via Carưh, em gái chàng, nàng Nãi Tahla và các chiến binh khác (chàng Chita, chàng Jhia, chàng Chi Yac`, chàng Chi Jarac`…), cùng Chim-Quạ Thần, ông Voi-bà Voi thần, ông thần Bão-bà thần Gió Lốc… Nhờ phép linh và những lời ca phù chú, hai thế giới thần và người đã tập hợp, tạo nên sức mạnh vô song của chàng Ujac`, cái sức mạnh đã đem lại cho người thủ lĩnh anh hùng bộ tộc thắng đoạt trong mọi cuộc đối đầu. Có thể nói, cả một tập thể anh hùng được thể hiện và tựu trung trong vẻ đẹp của người anh hùng Ujac`. Sẽ có rất nhiều ý nghĩa trong việc tìm hiểu hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi Ra Glai vì dường như khi miêu tả nhân vật anh hùng của cộng đồng mình, các thế hệ nghệ nhân sử thi Ra Glai đã không chỉ tập trung vào việc thể hiện động cơ,

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)