Ngôn ngữ sử th

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) (Trang 96 - 103)

- Tiểu vùng sử thi Êđê Giarai ở miền trung Tây Nguyên trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc Các tộc người này nói ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesien) Sử

ĐẶC ĐIỂM TỰ SỰ SỬ THI RA GLAI TRÊN BÌNH DIỆN KHÔNG GIAN – THỜI GIAN, NGÔN NGỮ VÀ DIỄN XƢỚNG

3.2.1. Ngôn ngữ sử th

Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ đậm chất hùng tráng và giàu tính trữ tình. Nhân vật mang tính cách mạnh mẽ và tình cảm nồng thắm. Dưới cách kể và tả của tác giả sử thi, cảnh vật và con người rất nên thơ, có nét đẹp hồn nhiên, có tâm hồn đắm say yêu người. Một thứ ngôn ngữ có sức lôi cuốn và mê hoặc dẫn người đọc vào một thế giới thần tiên mà hầu như tất cả mọi vật đều có hồn, đều lung linh, huyền ảo. Đó là thứ ngôn ngữ tổng hợp của nhiều loại hình nghệ thuật: hội họa, âm hạc, điêu khắc; từ tục ngữ vần vè ngắn gọn đến các bài ca nghi lễ, các bài ca đối đáp lứa đôi;

từ ngôn ngữ của thơ ca đến ngôn ngữ của kịch và kể chuyện. Tất cả đều kết hợp hài hòa nhịp nhàng tạo thành một kiểu ngôn ngữ khó lòng có thể bắt chước được.

Sử thi Ra Glai với sự thống nhất về loại hình với sử thi nhân loại, đặc trưng ngôn ngữ cũng không nằm ngoài những tín hiệu ấy. Khảo sát nghệ thuật tự sự của sử thi Ra Glai trên bình diện ngôn ngữ ta sẽ thấy có một số thủ pháp nghệ thuật sau:

3.2.1.1. Sử dụng ngôn ngữ dân gian, lời nói ví von hàng ngày

Cách nói ví von hằng ngày được người dân cộng đồng hết sức ưa thích cũng được trình diễn trong lời kể tả của sử thi. Cách diễn đạt như vậy giúp cho nghệ nhân có thể dùng lời ít mà diễn tả ý nhiều, khiến câu văn thêm cô đọng, súc tích. Đặc biệt hình thức tục ngữ, thành ngữ cho thấy rõ nét văn hóa, đặc tính của các tộc người trong việc biểu đạt: tư duy nói ngược, ưa ví von, hình tượng, thậm chí có những chỗ có yếu tố tục chất phác, hồn nhiên.... Chẳng hạn những đoạn miêu tả trong tác phẩm

Ama Chisa tràn đầy âm thanh nhờ sự kết hợp của ngôn ngữ trầm bổng cũng như độ co giãn của những câu văn:

Đánh chiêng cổ nổi hoa văn, chiêng hoa văn trái mây

Đánh sao cho tiếng mã la vọng, tiếng chiêng ngân vang kêu beng beng Phá đi cái yên lặng của núi rừng

Phá đi sự vắng khách của chủ nhà

Cho khách qua đường, cho mọi người đến chỗ ở của mình [Phần tài liệu từ Internet-8]

Akhàt jucar của người Ra Glai là dạng truyện hát. Những yếu tố cố định, những công thức diễn đạt có lặp lại đôi chỗ trong tác phẩm nhưng nhìn chung mật độ không nhiều (như ở sử thi Mơ Nông). Vì thế, số trang của những tác phẩm như

Udai – Ujàc hay Amã Chi Sa không lớn nhưng tác phẩm đầy ắp những sự kiện, ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Có lẽ vì thế mà nghệ nhân hát kể, ngoài trí nhớ tuyệt vời, một chất giọng tốt còn phải là người nhớ nhiều và biết vận dụng thành ngữ, tục ngữ, dân ca vào trong câu hát, lời hát. Những làn điệu dân ca như siri, majiêng, alơu (các hình thức đối đáp văn vần, dân ca...), được xen kẽ vào lời kể, tạo

nên sự đa dạng sắc thái biểu cảm, phù hợp với giọng điệu, ngôn ngữ của các nhân vật, diễn tả những trạng thái cảm xúc khác nhau.

Có một nét nổi bật, gây ấn tượng sâu sắc đó là cách nói ví von, giàu hình ảnh tràn ngập hình ảnh trong các tác phẩm.

Bên cạnh đó, sử thi Ra Glai còn được tạo thành từ những câu hát thành văn đầy nhạc cảm và chất tạo hình theo cấu trúc đối xứng trùng điệp. Đó là thứ ngôn ngữ đáp ứng yêu cầu cấu trúc thể loại có nội dung hoành táng nhiều tầng, nhiều lớp, chồng chất toàn khối, đa dạng, đa diện, nhiều màu sắc. Ngôn ngữ đó có nghĩa nó đã phản ánh chính xác cái cách thức tư duy cụ thể nhiều chiều của con người thời đại sử thi. Có thể dễ dàng nhận ra những dấu hiệu đó trong từng lời hát-kể sử thi Udai- Ujac` đã trở thành khuôn mẫu.

Xét ở cấp độ cụ thể về cấu tạo từ và thói quen sử dụng những biện pháp tu từ đã trở thành phong cách, giọng điệu sử thi sẽ thấy đó còn là thứ ngôn ngữ tạo hình sử dụng rất nhiều điệp từ điệp ngữ đặt trong những cấu trúc câu, đoạn hài hòa cân xứng, được diễn tả theo lối nhân hóa và phóng đại vượt xa thực tại nguyên mẫu để biểu hiện cái khí thế xông lên đoạt trời trong khát vọng khôn cùng của con người thời đại sử thi, tạo thành cái thực tại sử thi tràn đầy chất lãng mạn. Đặc điểm này thể hiện rõ nhất trong những phiến đoạn đã trở thành công thức fol-klore diễn tả hành động tâm trạng của các nhân vật chính hào hùng, kỳ vĩ, từ những cơn giận khủng khiếp của chàng Ujac` và các thủ lĩnh khác trên chiến trường với những cuộc chiến căng thẳng một mất một còn đến những niềm vui bất tận dâng đầy trong hào quang chiến thắng của mỗi người cũng như của cả cộng đồng, giữa những ngày mở lễ hội cồng chiêng, ―ăn năm, uống tháng‖, nơi xứ xở đã ―lặng yên thật rồi‖ ― chỉ còn tiếng chim, không còn giặc xâm chiếm‖ chỉ có cuộc sống thanh bình trong lao động hiền hòa và tự do của những lứa đôi hạnh phúc

Ngôn ngữ giàu nhạc điệu không chỉ được thể hiện qua vần điệu chặt chẽ tạo nên âm hưởng hài hòa và sự liên kết chặt chẽ mà còn được thể hiện qua kết cấu đối xứng. Chính điều này còn tạo nên sự bền vững và thuận lợi cho việc diễn xướng và tạo nên những khung cảnh bề bộn cho tác phẩm. Kết cấu đối xứng cũng là biện pháp được sử dụng phổ biến và như vậy trong sử thi, người nghệ sĩ có thể dùng lời

ca tiếng hát, lời nói để tạo nên những âm điệu của nhạc, để ca ngợi vẻ đẹp hài hòa mà không kém phần kì vĩ, lý tưởng của dân tộc Tây Nguyên.

Với việc sử dụng những biện pháp tư từ như trên, ngôn ngữ trong akhat` jucar sử thi Ra Glai đã có một bước tiến mới, chuyển từ ngôn ngữ giao tiếp sang ngôn ngữ thơ ca.

3.2.1.2. Sự tham gia dày đặc thành ngữ, tục ngữ

Đặc điểm thứ hai của văn bản tác phẩm sử thi Ra Glai là sự tham gia với mật độ dày đặc các thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ.

Những ngôn ngữ này được thể hiện rất rõ nét trong các phiến đoạn trần thuật về phong tục đón khách, tiễn khách, về lễ vật cưới xin, về quy mô và cách thức tiến hành một nghi lễ gả con bắt rể. Đó là những đoạn đối thoại giữa cha mẹ và con cái, giữa các con và các vị thần…ví dụ như:

- ―Người đạp rắn, bắt đầy tớ gánh tội”. [57;3890] nghĩa là giết con rắn chết người vô tội.

- “Mặt hai lòng ba” nghĩa là trước sau không thay đổi” [57;911].

- Người ta phải nhớ lấy cho kĩ những lời kể, những khó khăn đã qua [57;904]… Những câu thành ngữ được sử dụng đậm đặc khiến akhat` jucar sử thi Ra Glai ở một chừng mực nhất định trở thành một ―bách khoa toàn thư‖ về phong tục, tập quán và tín ngưỡng văn hóa Ra Glai. Đây cũng là một đặc điểm kết cấu sử thi Phương Đông mẫu mực.

Đọc văn bản sử thi Ra Glai, ta luôn thấy có rất nhiều cuộc đối thoại khác nhau, tuy đây chưa phải là những cuộc đối thoại triết học ở quy mô lớn song nó là những lời thoại ít nhiều có tính chất triết lí như chính nó là một tập đại thành các tục ngữ và thành ngữ Ra Glai và tràn đầy tinh thần thực tiễn hướng tới lợi ích và niềm vui sống của toàn thể cộng đồng. Đó cũng chính là một đặc trưng rõ nét của sử thi Ra Glai: tự sự và thuyết giáo.

3.2.1.3. Ngôn ngữ kịch, thơ

Một đặc trưng rất rõ trong ngôn ngữ sử thi nói chung và ngôn ngữ sử thi Ra Glai nói riêng đó là việc sử dụng rất nhiều ngôn ngữ kịch và thơ. Ngôn ngữ kịch

được thể hiện rất rõ qua những đoạn đối thoại mang tính chất kịch tính. Chẳng hạn như trong đoạn đối thoại của Ujac và Valac` trong Udai-Ujac`:

Chàng Hulơu Va`lac buông lời dọa dẫm Lại cái mặt mày

Cái dáng điệu Ujac đấy sao

Hãy đến nạp mạng cho ta đi ta bảo Hãy vào nộp máu cho ta [57;1499]. Và chàng Ujac cũng đáp lại:

Ơi chàng Hulơu Va`lac

Mi ở trong thành để làm gì ta bảo

Mi ở trên lầu mà làm gì, bây giờ nào ta bảo Hãy ra mà nộp mạng cho ta

Hãy nộp máu cho ta bữa này…[57;1451]

Tính kịch còn được thể hiện qua biện pháp đối lập trong ngôn ngữ đối thoại hay cách dựng lên các tình huống tương phản.

Các tình huống tương phản được dựng nên rất nhiều rât các sử thi Ra Glai chẳng hạn, khi Hulơu Va`lac « ngại ngùng » khai tên của mình với vua thần Lửa và nhà chàng Putau Tuqua: Tên mình là Hulơu Va`lac/Tên xấu xí thật tôi bảo/Tên mình nghe gớm thật thì đều nhận được câu trả lời: Tên chàng quá đẹp, quá tuyệt vời..[57;387-341]. Hay khi Hulơu Va`lac lần đầu tiên đến nhà vua thần lửa, bọn trẻ trai, trẻ gái mời hắn:

Chàng lên nhà đi, lên nhà chờ đi

Ngồi lên trên, ngồi lên chiếu cuốn chiếu ngà Chiếu bóng, chiếu trên, chiếu vua, chiếu chúa Ngồi trên thanh song ngà, tấm vạt sắt

Hãy ăn vôi tại mâm khai hầu mỏ đáy...

Hãy ăn vôi trên khay... không phải khay vàng nổi Mà cái mâm gãy chân giá, khay gãy vành

Vội cặn lá, trầu héo đấy

Lá trầu thối bẹ, trái cau thối ruột [57;381].

Những tình huống tương phản đó đã tạo ra tính kịch bổ sung và khắc phục nhược điểm trong nghệ thuật diễn đạt sử thi.. Tính kịch trong nhiều tác phẩm còn được thể hiện qua việc miêu tả ngoại hình nhân vật: Chẳng hạn khi mô tả ngoại hình của nàng Unai Ubala:

Mặt nàng như quả thị, mắt như bồ câu Tày dài quá sải, vai rộng quá tay Môi mỏng, da trắng như bát như chén Tóc từ đầu phủ tới gót chân [57;1558]

hay việc mô tả chân dung của chàng Ujac qua con mắt của « kẻ thù »: Chàng Ujac mặt đen như than, thân như hoa chuối/Mặt bằng một cùi tay, đít bằng một sải tay/Mắt thọc mút ngón tay, xỏ mút một cánh tay.[49;479].

Tính kịch cũng là đặc trưng của ngôn ngữ diễn xướng. Người kể đóng vai, nhập thân vào nhân vật nên dù ngồi ngay tại chỗ nhưng người kể luôn thay đổi nét mặt, giọng điệu phù hợp với khung cảnh câu chuyện và trạng thái nhân vật: ―Người kể theo từng đoạn mà đổi nét mặt lúc buồn lúc vui, đổi giọng lúc cao lúc thấp. Những chỗ đánh nhau trong truyện là những đoạn sôi nổi, người kể tuy vẫn ngồi tại chỗ nhưng đổi nét mặt thành dữ tợn, giọng đanh thép và hai tay làm một ít điệu bộ nho nhỏ. Những chỗ bi thảm như nhớ nhung, chết chóc thì hạ giọng sụt sùi‖ (Bài ca chàng Đam Xăn). [Phần tài liệu khác:3]

3.2.1.4. Ngôn ngữ kể, tả và sử dụng hình tượng cụ thể kết hợp lối phóng đại, ngoa dụ

Trong văn bản sử thi Ra Glai sử dụng rất nhiều ngôn ngữ hình tượng cụ thể,

nó khiến cho những sự vật như có hình khối đập vào thị giác, thính giác và tác động đến mọi nhân vật. Bên cạnh đó, những hình ảnh được sử dụng rất đắc địa, tạo nên

một thứ ma thuật nào đó khiến cho các cảm quan trong con người có sự giao lưu hài hòa. Ngay cả những lời nói giao tiếp hàng ngày cũng được sử dụng bằng những hình ảnh sống động, sống động tạo nên tính hình tượng to lớn cho sự vật.

Phóng đại là một biện pháp nghệ thuật không thể thiếu đối với sử thi, là đặc trưng nghệ thuật quan trọng bậc nhất của sử thi để làm nên cái đồ sộ, hoành tráng của sự vật, sự việc được miêu tả và cái hào sảng trong ngôn ngữ, giọng điệu tác phẩm. Những chi tiết, sự việc vốn rất bình thường (mời khách, ăn trầu, hút thuốc, uống rượu…) nhưng lại mang một tầm vóc to lớn, được kì vĩ hoá, thần thánh hoá: Chẳng hạn trong lần đón ―người Chăm, người khách‖ Ujac` của chúa Hà Bá-vua

Thủy tề: Hãy ngồi…ngồi trên này… Ngồi tại chiếu cuốn, chiếu ngà

Chiếu bóng, chiếu trơn, chiếu chúa chiếu vua Hãy ngồi lên thanh song ngà, tấm sạp sắt

Ngồi lên tận trên này ăn vôi trầu nơi khay cỗ vàng mới [Phần Tài liệu khác: 1;103]

Điều này cho thấy đặc điểm tư duy nghệ thuật của người Ra Glai vừa hồn nhiên chất phác, lại vừa kì vĩ lớn lao. Nghệ thuật phóng đại được sử dụng rộng rãi trong tất cả các đối tượng miêu tả, từ con người đến tự nhiên, từ những họat động sinh hoạt bình thường đến những công việc lớn lao, từ trang phục đến hành động ngôn ngữ… Tất cả những chi tiết, sự việc ấy dưới phép màu của nghệ thuật phóng đại đã biến tác phẩm thành một bức tranh hoành tráng, trong đó mỗi con người là một anh hùng, hay ít nhất thì cũng là những con người khổng lồ về sức mạnh thể chất, về khả năng chinh phục tự nhiên.

Chẳng hạn trong Udai-Ujac`, hình ảnh những người anh hùng trẻ tuổi cưỡi bay trên ngựa thần chiến đấu gieo sấm sét, bão lửa xuống là một trong những hình ảnh kì vĩ hiếm có trong sử thi Việt Nam.:

-―Em vèo vèo phía trên… chị vèo vèo phía dưới Anh vút bên này… em vun vút bên kia…

Như cánh diều đây đó bay đi…bay đi… Đi sát vòm trời…đi chạm tới mấy!... Con ngựa biết bay…bay đi thôi! Vỉa khoác bay bay phái trước…

Khắn buộc khăn vấn bay bay phía sau…

Cầm bảo đao, gươm sấm sét, gươm bạc thần…” Bay khuất vào tầng mây bay đi

Mọi người nhìn xem”. [Phần Tài liệu khác: 1;96]

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)