Ngôn ngữ diễn xướng

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) (Trang 103 - 104)

- Tiểu vùng sử thi Êđê Giarai ở miền trung Tây Nguyên trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc Các tộc người này nói ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesien) Sử

ĐẶC ĐIỂM TỰ SỰ SỬ THI RA GLAI TRÊN BÌNH DIỆN KHÔNG GIAN – THỜI GIAN, NGÔN NGỮ VÀ DIỄN XƢỚNG

3.2.2. Ngôn ngữ diễn xướng

Trong sử thi Ra Glai, ngôn ngữ diễn xướng là những lời kể bình thường có kết hợp với sắc thái, điệu bộ của người nghệ sĩ dân gian. Thông qua những sắc thái diễn cảm này, ta như hình dung được nội dung và cả những âm thanh khoảnh khắc trong từng áng sử thi. Theo lời kể của những nghệ nhân, ta thoáng nghe đâu đây có tiếng lầm rầm cầu khấn, có sự vui tươi trong những đám cưới, có nỗi buồn trong sự chia ly…. Từng sắc thái cảm xúc như hiển hiện rõ trước mặt, như ta đang được hòa chung và không gian diễn xướng để cảm thụ.

Không chỉ là điệu bộ xen lẫn những câu nói bình thường, đó còn là những cụm câu vần lặp lại mang những tín hiệu thẩm mỹ để người nghe và nghệ nhân giao tiếp với nhau. Đối với người nghe, cụm câu vần mang lại xúc cảm đặc biệt về câu chuyện, về người anh hùng, mặc dù lặp đi lặp lại rất nhiều nhưng không hề gây ra nhàm chán. Trái lại, nếu không bắt gặp những cụm câu vần như thế thì người nghe cảm thấy hụt hẫng và xa lạ với câu chuyện của nghệ nhân. Đối với nghệ nhân, cụm câu vần là những đơn vị có sẵn, nằm trong trí nhớ, và sự lắp ghép các yếu tố đó là thao tác quan trọng để sáng tạo câu chuyện. Không thể sáng tạo câu chuyện hàng vạn dòng mà không có sự tham gia và lặp lại với tần số cao của các cụm câu vần đó. Đồng thời, việc trình bày lặp lại liên tục cũng là một dạng ―trì hoãn sử thi‖ cả trong tác phẩm lẫn bối cảnh diễn xướng.

Song, cũng phải thấy rằng, những akha`t jucar đã nói đến ở trên là những sử thi đích thực nhưng còn là một sử thi sống xuyên qua các tầng, lớp văn hóa dân gian Ra Glai muộn được sáng tạo vào những thế kỷ khác nhau, chúng ta cũng sẽ không có gì ngạc nhiên khi nhận ra rằng, trong những câu hát mở đầu của tác phẩm đã có những tình tiết ngả màu cổ tích thần kỳ. Và trong suốt mạch hát kể sử thi này còn có đan xen giọng điệu truyện thơ-một loại ngữ văn dân gian-đã thâm nhập vào lời văn nghệ thuật sử thi ở những điệp khúc trữ tình. Trong di sản văn hóa truyền thống Ra Glai, đó là ảnh hưởng tất yếu từ các akhat`jucar trữ tình dài hơi thiên về cảm hứng có tính bi kịch. Đó là những truyện thơ trường thiên ra đời vào những thời kì sau và được hát kể song hành với những akhat` jucar sử thi anh hùng Ra Glai. Dầu vậy, tất cả những dấu ấn pha tạp như thế không làm thay đổi phẩm chất thể loại sử thi Ra Glai, mà còn tạo thành những giá trị bản sắc đặc thù trong sử thi akhat`jucar Ra Glai.

Tất cả tạo nên cái không khí rạo rực và đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên khiến ta say mê và thích thú.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)