Thế giới nội dung và những đặc trưng thể loại akhat`jucar sử thi Ra Gla

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) (Trang 47 - 68)

- Tiểu vùng sử thi Êđê Giarai ở miền trung Tây Nguyên trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc Các tộc người này nói ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesien) Sử

MỘT SỐ PHẠM TRÙ TỰ SỰ QUA KHẢO SÁT NỘI DUNG VÀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT SỬ THI RA GLA

2.2.1. Thế giới nội dung và những đặc trưng thể loại akhat`jucar sử thi Ra Gla

hệ, nhưng phát triển độc lập với nhau‖.

- Người Ra Glai và người Chăm có mối quan hệ gần gũi nhất, gắn bó hữu cơ, lâu dài, toàn diện, ở vị trí tiếp nối và có quan hệ hai chiều. Người Ra Glai là một tộc người trong thành phần cư dân của Chămpa cổ đại...‖

- Sự giao lưu, ảnh hưởng văn hoá lẫn nhau thể hiện ở những tương đồng và dị biệt qua thể hiện các làn điệu dân ca, truyện cổ, cho đến phong tục tập quán, sử thi với sự thể hiện của ngôn ngữ, sự tương đồng về nội dung, ý nghĩa và tập tục.

Tất cả những điểm tương đồng trong mối quan hệ Ra Glai-Chăm được thể hiện trong những áng sử thi này đều tạo nên những nét riêng có trong nghệ thuật tự sự sử thi Ra Glai so với đặc điểm tự sự sử thi của các dân tộc khác. Vì thế, việc nghiên cứu và đưa ra những cơ sở khoa học về mối quan hệ này là tiêu chí quan trọng để định giá sự thống nhất và khác biệt của akhat` jucar sử thi Ra Glai trong hệ thống sử thi Tây Nguyên và Việt Nam.

2.2. Nguyên tắc cấu trúc thể loại

2.2.1. Thế giới nội dung và những đặc trưng thể loại akhat` jucar sử thi Ra Glai Ra Glai

Thật không có gì mới mẻ khi nhấn mạnh rằng: cốt truyện, nghĩa là nghệ thuật kết cấu các sự kiện, chi tiết; tức sơ đồ, lược đồ nghệ thuật tự sự ở sử thi Tây Nguyên vẫn là phương tiện quan trọng của tác giả tập thể trong việc khắc họa nhân vật người anh hùng - nhân vật trung tâm của sử thi. Và điều cần chú ý hơn là, sử thi Tây

Nguyên đã thiết kế và sở hữu một số dạng cốt truyện cơ bản, cốt yếu, khá đặc thù. Đây chính là những sơ đồ cụ thể của phương diện nghệ thuật tự sự dân gian ở thể loại văn học này. Và tất nhiên, điều này không ngoại trừ đối với akhat` jucar sử thi của đồng bào Ra Glai.

2.2.1.1. Akhat` jucar sử thi Ra Glai ôm chứa hiện thực sâu rộng, mang tầm khái quát rộng lớn.

Davroletop đã nhận xét: Trong thời đại anh hùng, cái cổ vũ các dân tộc và quyết định sự phồn vinh của thể sử thi là trình độ văn hoá của một dân tộc nhất định, đó là việc dân tộc ấy nhận thức được bản thân mình với tư cách là một tập thể vô cùng rộng lớn. Sử thi anh hùng ca là sự phản ánh việc giác ngộ của cái tập thể nhân dân đang được hình thành đó.

Những tác phẩm phản ánh trực tiếp những thắng lợi của con người đối với thiên nhiên và sự tạo ra những công cụ và phương tiện sản xuất- những tác phẩm đó không chỉ là những truyền thuyết riêng lẻ, mà còn là những thiên trường ca có tính chất sử thi cỡ Kalêvala, là thiên trường ca đã cho ta một khái niệm về thời kì đầu tiên của sự phát triển xã hội [6;4].

Như vậy, sử thi bao trùm nội dung rộng lớn, khái quát hiện thực sâu rộng. Khi tìm hiểu sử thi Tây Nguyên, tác giả Phan Đăng Nhật cho rằng có ba hệ đề tài phổ biến của sử thi là chiến tranh, lao động và hôn nhân, trong đó chiến tranh là đề tài trung tâm và chi phối các đề tài còn lại. Khảo sát những văn bản akhat` jucar sử thi của người Ra Glai ta nhận thấy, nó không nằm ngoài quy luật này.

Akhàt jucar sử thi của người Ra Glai với nội dung rất phong phú, không chỉ phản ánh quan niệm, hoạt động xã hội, hoạt động chế ngự thiên nhiên, phong tục tập quán… từ thuở xa xưa của cộng đồng người Ra Glai mà còn đặc biệt biểu dương các nhân vật anh hùng trong đấu tranh thiên nhiên và đấu tranh xã hội mang dáng dấp anh hùng ca (như Udai – Ujac`).

Trong di sản văn hóa dân gian Ra Glai, theo các nhà nghiên cứu đã có nhiều năm thâm nhập thực tế các vùng văn hóa tộc người ở Nam Trung bộ thì hari yalukar- truyện hát là một di sản quý hiếm nhất. Song nó chỉ có một kết cấu đơn

tuyến nhỏ hẹp và thường kể về một chuyện, một thân phận con người. Cảm hứng chủ đạo của nó là lòng yêu thương con người và đòi hỏi con người phải được yêu thương, quy mô tác phẩm vì thế cũng chỉ vỏn vẹn trong vài trăm đến vài ngàn câu. Nhưng đến akhat` jucar sử thi thì hoàn toàn khác. Nó không chỉ là câu chuyện kể về một truyện, tư tưởng chủ đạo của nó cũng không chỉ gói gọn trong khuôn khổ của giấc mơ giải thoát số phận. Trọng tâm của nó là những khát vọng cao cả của con người cần được thăng hoa ở thời kì con người - nhân loại, con người – dân tộc đang vươn mình sánh ngang thần thánh, là kết tinh của tinh thần tập thể và sức mạnh cộng đồng. Vì thế, nội dung của nó mang tầm khái quát rộng lớn, mang nét đặc thù của những áng sử thi vĩ đại.

Tác phẩm Awơi Nãi Tilor gồm hơn 36.000 dòng. So với sử thi Mahabharata của Ấn Độ tận 1110.000 câu thơ đôi tức 2.220.000 dòng thơ thì Nãi Tilor như vậy vẫn còn khiêm tốn, nhưng so với Iliad (Hy Lạp) 15.996 câu thơ thì độ dài của akhat` jucar sử thi Ra Glai cũng đáng kể, cũng như nếu so với nhiều sử thi của các dân tộc khác Đăm San (Ê đê ) 2070 dòng, mo Đẻ đất đẻ nước (Mường) 3456 câu…

Không chỉ dày dặn về dung lượng câu chữ, Awơi Nãi Tilơr nói riêng, akhàt jucar sử thi Ra Glai nói chung còn có tầm ôm chứa hiện thực sâu rộng. Awơi Nãi Tilơr không chỉ xoáy vào diễn biến những kỳ tích của các anh hùng mà còn nhẩn nha, thong dong miêu tả, thuật kể cặn kẽ, tỉ mỉ, sinh động những khung cảnh môi trường (nhà sàn, đồi núi, sông biển…); chân dung cũng như trang phục, trang sức, công cụ, vũ khí của các nhân vật; những chuyến đi từ xứ sở trần gian tới xứ sở thần linh, xứ sở của tổ tiên ông bà; nhiều nhất là những cảnh tiếp đón khách, cúng nhang, những đám cưới tiệc tùng ăn năm uống tháng… ―Lối trì hoãn sử thi‖ với cách ―miêu tả đậm đặc‖ như vậy khiến akhat` jucar sử thi, ở chừng mực nhất định, trở thành như một ―bách khoa thư‖ về nhiều mặt văn hóa Ra Glai, từ quan niệm vũ trụ, nhân sinh, tín ngưỡng đến lễ hội, phong tục, tập quán, từ kinh tế đến tổ chức và các quan hệ xã hội…

Sa-Ea với khả năng mở rộng kết cấu tự sự và chức năng sinh hoạt của tác phẩm khi biết nó lại được tích hợp và cất giữ trong trí nhớ của một vị nữ tộc trưởng đã sống gần trọn một thế kỉ, ở nơi thâm sơn cùng cốc, tưởng như đã trải nghiệm

muôn năm số kiếp con người thì sự thu nhận những ám ảnh đời thường đầy chất suy tư, buồn vui thăng hoa lắng đọng của cả một cộng đồng, một dòng họ, một gia tộc đã vượt lên trên mọi thời gian và không gian cụ thể, một thời đại, một thế hệ.

Sa-Ea với hơn 20 ngàn câu thơ không còn là sử thi dạng ban đầu mà nó là một quá trình giãn nở, tịch hợp và tạo dựng lại trong những ―đầu khôn người già‖ bởi những lí do biến động xã hội. Chính vì thế nội dung mà nó phản ánh mang tính khái quát, hào hùng và kì vĩ cao.

Hay như Udai Ujac` với hơn 1000 trang song ngữ là kho báu đồ sộ của nền văn hóa truyền thống Ra Glai trong đó chứa đựng hầu như toàn vẹn những dấu ấn lịch sử, những áng văn chương, nghệ thuật hát – kể, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng cũng như các hình thức kiến trúc nhà cửa đền đài, thành quách, mà có thể gọi đó là kho tàng văn hóa hữu thể và vô thể của tộc người Ra Glai. Chính vì lẽ đó, tính khái quát của nó là không thể phủ nhận.

Akhat` jucar sử thi Ra Glai ôm chứa một hiện thực sâu rộng song lại cụ thể đến từng chi tiết: Chẳng hạn trong Sa Ea, để miêu tả là có hai đám cưới, sử thi này đã giành hẳn hai trường khúc với 4.669 câu thơ hát kể với một số những chi tiết như: ở đất bằng của gia tộc ông Yang Katal và bà Balà cùng chuẩn bị tiệc cưới linh đình. Họ khấn thần, họ rèn ―dao bốn giáo năm‖, họ tha hồ mặc đủ kiểu dáng trang phục theo lễ thức ngày xưa. Họ trao quà nào khăn nào áo, nào đồ trang sức cùng vòng hột, và nhiều lời giáo huấn để nên vợ nên chồng…

Sự cụ thể đến từng chi tiết như vậy, đã khẳng định nên những đặc trưng riêng trong nghệ thuật mô tả hiện thực rộng lớn trong sử thi Ra Glai mà Sa Ea là một mẫu mực.

2.2.1.2. Akhat` jucar sử thi Ra Glai – một loại tác phẩm tự sự dân gian với tính kỳ vĩ và màu sắc huyền thoại.

Cũng như các sử thi Tây Nguyên khác, akhàt jucar Ra Glai thường đề cập đến những biểu hiện của đời sống tập thể, cộng đồng, những sinh hoạt đời thường, thậm chí là đậm nét chiến trannh. Song dù phản ánh hòa bình hay chiến tranh, xung đột cá nhân hay cộng đồng… tất cả đều thể hiện thực tại qua một cảm quan huyền thoại kỳ vĩ và anh hùng nhất là ở mảng nội dung về chiến trận.

Những sự mô tả về cuộc chiến trong các tác phẩm là sự ảnh hưởng bởi tư duy thần thoại trong thời đại sử thi: hình tượng hóa những chiến công vĩ đại của con người bằng các vị thần và cuộc chiến giữa các vị thần đó. Chính kiểu tư duy đặc thù này đã phân biệt một tác phẩm truyện kể dân gian thông thường (dạng truyền thuyết) với loại hình sử thi.

Lịch sử đã ghi nhận những cuộc chiến tranh giữa các thế hệ người Ra Glai, Chăm với quân xâm lược Jawa (Malaixia) thế kỉ VIII - IX, quân Cur (Cămpuchia) thế kỉ X; cuộc chiến giữa hai tộc người Chăm – Ra Glai thông qua xung đột giữa hai bộ tộc Cau và Dừa (cuối thế kỉ XI)... Dấu ấn của những cuộc chiến tranh đó đã in đậm trong kí ức nhân dân và thể hiện một cách sinh động trong Amã Chi Sa qua việc mô tả hai cuộc chiến của người Ra Glai: Đánh giặc Cur, Jawa và đánh Vua thần Lửa.

Thực tại được miêu tả trong trong Udaj Ujac` là một thời đại mà ―chiến tranh còn là bà đỡ của lịch sử‖ (Enghens) vì thế, nội dung chính của nó là những cuộc chiến tranh mỗi ngày một đẫm máu ác liệt, khốc liệt hơn.

Cũng mang một nội dung như thế, tác phẩm Awơi Nãi Tilơr kể về nhiều hành trình của các nhân vật tới những xứ sở thần linh xa xôi, trên lưng những con ngựa thần, tê giác thần có cánh:

Này chú ngựa thần ơi,

Hãy dang cánh bay tận trên kia,

Mình đi chạm tới trời, bây giờ đi chạm tới mây.

Đi với những đám mây trắng đang bay [Phần tài liệu từ Internet;4]

Chiến tranh trở thành nơi tranh đua giữa các lực lượng con người và thần linh với đủ ―các phép thần phép linh nghiệm biến hoá, các phép thần tài cứng cỏi‖. Quyết định chiến thắng của phe Tilơr, Ujac không chỉ là tài phép của hai vị anh hùng thủ lĩnh đó mà còn nhờ chiến công của hai chàng Amã dam Chi Yàc, Amã dam ChiJaràc khôn khéo đoạt lấy ngải thần màu nhiệm của ông bà vua thần Ếch Chacruah, dây thừng tự trói của vua thần Lửa Putau Tumur cũng như chiến công

của hai nàng công chúa con vua thần Biển khơi dùng mưu làm vô hiệu hóa bùa phép của vua thần Bão tố vua thần Gió lốc.

Bằng ngải thần sống ngải thần chết,

Bằng vôi thần sinh ra mây mù mây đen bao phủ, Bằng đá mài thần sinh ra đá tảng chắn ngang, Cái chai thần sinh ra nước biển mênh mông…

Tất cả đều ở trong gùi đan hoa của ông bà vua thần kì dị Chacruah.

Đủ tất cả phép thần kì, đủ mọi thứ biến hoá chỉ trong nháy mắt… [Phần tài liệu từ Internet;4]

Không chỉ có chiến tranh mà lao động, sản xuất (kiếm trầm hương, kiếm ngà voi…) hôn nhân…, mọi hoạt động của con người đều mở ra trong những chiều kích rộng lớn phi thường của tự nhiên, vũ trụ. Chẳng hạn như trong Udai-Ujac`, hoạt động lao động để mưu cầu cuộc sống giàu sàng, hùng mạnh của đồng bào Ra Glai đều được tô đậm và phóng đại lên mức sáng tạo ―thần thánh‖ của người anh hùng đại diện cho vẻ đẹp lí tưởng của bộ tộc. Nhìn vào hoạt động làm lụng trong tác phẩm, Udai-Ujac` rõ ràng không chỉ có săn bắn, hái lượm và trồng trọt, như các dân tộc Tây Nguyên mà là hoạt động xây dựng, kiến thiết những cơ ngơi to lớn, tăng cường sự giàu có bằng trâu, ngà voi, cửa sắt cửa đồng, thuyền bè tấp nập… chính vì những yếu tố đó nó đã khiến cho một hoạt động thông thường cũng trở nên kì vĩ, mang tầm vóc to lớn.

Thêm vào đó, xứ sở con người trần gian, nhân vật anh hùng trong sử thi Ra Glai còn hiện ra trong những quan hệ tâm linh, siêu nhiên với xứ sở của ông bà tổ tiên, xứ sở của các vị thần linh… khiến cho hiện thực tác phẩm bên cạnh tính kì vĩ còn nhuốm màu huyền thoại rõ nét.

Chẳng hạn để ca ngợi công đức của những vị anh hùng của cộng đồng, người ta thường thần thánh hóa anh ta. Udai-Ujac` kể về những nhân vật anh hùng theo phương thức thần thánh hóa anh ta. Từ đó, người anh hùng trở thành một biểu tượng ẩn dụ về lí tưởng cộng đồng. Các anh chàng Chi Ya`c và Chi jarac` là kết quả của cuộc hôn nhân người-thần, họ trở thành nhân vật bán thần. Vừa sinh ra họ đã

mang trong mình hai dòng máu anh hùng Ra Glai –Chăm và dòng máu thần linh vua Thần Biển khơi. Hay ở cuối tác phẩm là cảnh lễ hội tưng bừng « ăn năm uống tháng‖ nhưng lại được trầm lắng bởi khoảnh khắc bi tráng thiêng liêng khi người anh hùng Ujac` có sự chuyển hóa từ nhân vật bán thần trở thành nhân vật thần linh bất tử, phải trở về cõi ông bà vào cõi thần linh. Rõ ràng, hiện thực trần gian với âm thanh tiếng trống, mã la đã hoàn toàn được đặt và chuyển hóa trong hiện thực tâm linh mờ ảo.

Cũng giống như khi miêu tả những nhân vật anh hùng; những hoạt động lao động như làm lụng để sản xuất ra của cải, xây dựng thành lũy, thuần phục thú rừng trong Udai-Ujac`, cũng được thực hiện thông qua phép thần biến hóa. Cần gió thì gọi gió (ông thần Bão, bà thần Gió Lốc), cần voi thì gọi voi…đến cả việc bắt trâu cũng được thực hiện một cách huyền thoại, hay cuộc giao tiếp giữa con vật và con người diễn ra như trong cổ tích. Tất cả đều được huyền thoại hóa, thiêng liêng hóa trong mối quan hệ với thần linh. Thủ pháp này không chỉ mở rộng khả năng ôm chứa và phản ánh hiện thực rộng lớn trong sử thi Ra Glai; biến những con người lao động bình thường trở thành các nhân vật mang sức mạnh và quyền uy, khiến cho mọi hoạt động đều trở nên kì vĩ và huyền thoại mà còn khẳng định nét độc đáo trong nghệ thuật tự sự sử thi Ra Glai trong tương quan so sánh với sử thi Êđê hay sử thi của các dân tộc khác.

2.2.2. Kết cấu

Nói đến kết cấu là nói đến ―toàn bộ tính chất phức tạp và sinh động của tác phẩm. Ngoài bố cục, kết cấu bao gồm: tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí của yếu tố ngoài cốt truyện‖[10;106].

Kết cấu có nghĩa là "thắt buộc lại với nhau, là xây đắp gây dựng" [1]. Do đó có thể thấy một thay đổi dù nhỏ nhất trong cách thức tổ chức hệ thống ngôn từ, lời văn đến các hệ thống chi tiết, hình ảnh, biến cố, sự kiện … đều có thể chi phối làm thay đổi các bộ phận của hệ thống chỉnh thể. Bố cục và kết cấu là hai khái niệm vốn

thường hay bị hiểu lẫn lộn. Thuật ngữ bố cục chỉ nhằm sắp xếp phân bố các chương đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định. Còn thuật ngữ kết cấu thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp hơn. "Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) (Trang 47 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)