- Tiểu vùng sử thi Êđê Giarai ở miền trung Tây Nguyên trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc Các tộc người này nói ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesien) Sử
ĐẶC ĐIỂM TỰ SỰ SỬ THI RA GLAI TRÊN BÌNH DIỆN KHÔNG GIAN – THỜI GIAN, NGÔN NGỮ VÀ DIỄN XƢỚNG
3.1.1. Giới thuyết về không gian – thời gian
3.1.1.1. Không gian và thời gian nghệ thuật
Trong Các phạm trù Văn hóa trung cổ (Hoàng Ngọc Hiến dịch), Grue vich đã quan niệm: ―Không gian như là một hình thức có khoảng trải đồng đều, hình học, có ba chiều, có thể phân cách thành những khoảng chiếu ứng được với nhau. Thời gian như là một sự kéo dài thuần túy, sự diễn ra theo trình tự không đảo ngược lại được của những biến cố từ quá khứ đến tương lai thông qua hiện tại”. Thời gian và không gian có tính chất khách quan, những phẩm chất của chúng độc lập đối với chất liệu được chứa trong chúng (trang 30). Từ quan niệm này có thể cho thấy, không gian, thời gian chính là những hằng số góp phần vào sự tồn tại của thế giới.
―Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận thế giới và con người thì thời gian, không gian chính là hình thức để con người cảm nhận thế giới và con người‖ (Trần Đình Sử). Mọi sự vật, hiện tượng đều được gắn với hệ tọa độ không - thời gian xác định, nên những cảm nhận của con người về thế giới đều bắt đầu từ sự đổi thay của không gian, thời gian. Và từ sự đổi thay của không gian - thời gian, con người nhận ra sự đổi thay trong chính mình. Đây chính là cơ sở của sự sáng tạo hình tượng không gian, thời gian trong nghệ thuật.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao: ―thời gian và không gian là những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ thuật‖ [tr.287].
Thời gian và không gian đi vào tác phẩm như những thành tố quan trọng bậc nhất cấu thành chỉnh thế thế giới nghệ thuật, nó là hình thức tồn tại của tư tưởng để nhà văn tái hiện cuộc sống bằng hình tượng. Chính vì thế, nghiên cứu về không gian, thời gian nghệ thuật chính là nghiên cứu một trong những phương thức chủ yếu biểu hiện đời sống của văn học từ đó giúp ta cảm nhận sâu hơn quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người.
- Không gian nghệ thuật
Để hiểu được khái niệm không gian nghệ thuật một cách cơ bản và khái quát nhất, tôi xin được viện dẫn cách hiểu của Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: ―Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó‖ [10; 162].
Trong Lí luận văn học, Trần Đình Sử lí giải thêm: ―không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật‖ [38;88].Ông còn khẳng định một cách hết sức chắc chắn: ―không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có một nhân vật nào không nào không có một nền cảnh nào đó”, và “không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống‖ [38;88 - 89]. Như vậy, không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, ―mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật‖.
Khi tìm hiểu không gian nghệ thuật, người ta thường chú ý đến không gian bối cảnh với ba loại: không gian bối cảnh tự nhiên, không gian bối cảnh xã hội và không gian tâm lý…
Tóm lại, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệ không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật. Vì vậy không thể tách hình tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại.
Không gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Không gian nghệ thuật là một phạm trù quan trọng của thi pháp học, tự sự học, là phương tiện chiếm lĩnh đời sống, là mô hình nghệ thuật về cuộc sống. Không gian nghệ thuật góp phần thể hiện quan điểm nghệ thuật của mỗi nhà văn.
- Thời gian nghệ thuật
“Truyện kể chính là nghệ thuật trình bày sắp đặt các đơn vị không gian trên trục thời gian. Hình tượng thời gian trong tác phẩm là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, là “nhân tố đầu tiên hư cấu trong truyện xuất hiện đồng thời với sự kiện, nhân vật và sự phân bố để tạo thành truyện‖ [13;111].
Thời gian nghệ thuật là sự tổ chức nghệ thuật của tác phẩm, sự miêu tả, trần thuật trong tác phẩm bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong một thời điểm cụ thể và chỉ ở những thời điểm có ý nghĩa với con người và cuộc sống, có giá trị cấu thành thế giới nghệ thuật trong bề sâu tác phẩm văn học mới có phẩm chất của thời gian nghệ thuật.
Thời gian nghệ thuật mang tính chủ quan. ―Là hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học, bởi vì nó thể hiện thực chất sáng tạo của nghệ sĩ‖ [39;78]. Với sử thi không đơn giản là quan niệm nghệ thuật của nhân dân mà còn là quan niệm văn hóa, nhân sinh, tâm linh của cuộc đời. Mà thực ra nhân dân cũng không có quan điểm nghệ thuật rõ ràng vì họ không nghĩ mình làm nghệ thuật.
Với tư cách là phương thức phản ánh thế giới, thời gian và không gian nghệ thuật trở thành hình tượng trung tâm của thế giới nghệ thuật và là thành tố quan trọng bậc nhất trong việc truyền tải quan niệm nghệ thuật, tư tưởng thẩm mỹ của nhà văn về cuộc đời và con người. Thời gian và không gian nghệ thuật có mối quan hệ mật thiết với nhau.
3.1.1.2. Không gian và thời gian sử thi - Không gian sử thi
Bao phủ lên không gian nghệ thuật là quan niệm của nhà văn. Điều đó mới làm không gian vật chất trở thành không gian nghệ thuật. Mà quan điểm của nhà văn lại luôn biến đổi theo thời đại, giống như nước triều dâng nó mang đi những gì là cũ, và sau mỗi lần trở về lại làm cho bờ cát thêm mới. Vì vậy mà việc tổ chức không gian nghệ thuật trong tác phẩm luôn chịu sự chi phối và tác động trực tiếp từ quan niệm thời đại và yếu tố thể loại.
Những tác phẩm văn học dân gian là những suy nghĩ hồn nhiên, là tình cảm chân thật của những con người lao động hàng ngày. Bởi thế cái nhìn mang tính quan niệm của họ cũng rất đơn giản, ít phức tạp hơn so với các giai đoạn sau - khi tư duy con người đã phát triển ở mức cao. Đặc điểm chung của không gian văn học trong những sáng tác dân gian là mô hình ba giới, ba tầng, ba cõi: Thượng giới, trần gian và địa ngục với thần linh, người, ma quỷ. Ở đó, con người có thể tự do đi lại trong ba cõi mà ít gặp sự trở ngại nào (nếu như không muốn nói là không hề có sự trở ngại). Đó chính là tính chất tôn giáo của không gian nghệ thuật trong văn học dân gian.
Tuy nhiên ở mỗi thể loại khác nhau, thì không gian nghệ thuật lại có những nét khác biệt so vớí thể loại khác.
Nếu không gian thần thoại có tính chất đặc thù là tính nguyên sơ, hoang dã của nơi xuất phát đầu tiên của sự kiện (như trời đất chưa phân, trời sụp phía Đông Nam…) bởi: thần thoại là một trong những thể loại văn học sớm nhất của loài người, ―nó ra đời vào thời kì thơ ấu của con người và một đi không trở lại‖ (K.Mark). Lúc đó, vũ trụ chỉ là cõi hồng hoang, âm u, lạnh lẽo vắng bóng dáng con người thì không gian sử thi có tính chất hư ảo, kì diệu, không gian thay đổi theo ý thức của thần linh. Song không gian sử thi lại mang tính địa vực. Trong Iliat và
Ôđixê của Homer, nổi bật lên không gian vùng biển với các hòn đảo, không gian của chiến trường rộng lớn, trời đất bao la, nghề hàng hải phát triển. Đến không gian hùng vĩ của bạt ngàn núi rừng cùng những tiếng thét gào của những dòng thác trong sử thi Tây Nguyên, mà tiêu biểu là sử thi Đăm San, mỗi không gian đặc trưng của từng vùng miền đã thể hiện tình yêu quê hương và lòng tự hào xứ sở.
Không gian sử thi có hai dạng: Không gian của sử thi thần thoại mang đặc điểm của không gian thần thoại và truyền thuyết suy nguyên. Không gian sử thi anh hùng có cả không gian truyền thuyết anh hùng và không gian cổ tích thần kì. Đó là không gian cộng đồng, không gian bao gồm tất cả mọi khía cạnh: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Không gian sử thi có chiều sâu và chiều rộng. Chiều sâu không gian kéo dài từ quá khứ đến hiện tại, trải qua nhiều loại hình xã hội từ hồng hoang đến công xã nguyên thủy rồi công xã thị tộc, tiếp cuối cùng là xã hội phụ quyền. Chiều rộng là không gian bao quát từ làng quê đến bộ lạc, từ nông thôn đến núi rừng, từ mặt đất đến bầu trời, từ cảnh người đến cảnh vật và cảnh trời.
Không gian trong sử thi chỉ tồn tại trong thời điểm nhân vật hoạt động. Đây cũng là đặc điểm chung của không gian truyện kể dân gian. Những nơi nào mà nhân vật chính không hoạt động thì không gian cũng không tồn tại. Không gian trong sử thi luôn biến đổi theo hành động nhân vật một cách mau lẹ và đột ngột: đang trong không gian lao động, hoà bình, nghe tin vợ bị cướp là chuyển sang không gian chuẩn bị cho chiến tranh và không gian chiến trường xuất hiện. Không gian trong sử thi không bị ngưng đọng mà luôn thay đổi theo hành động của nhân vật.
- Thời gian sử thi
Theo M. Bakhtin thì ―thời gian sử thi là một thời quá khứ tuyệt đối‟ với ba ý nghĩa sau: a) đó là quá khứ của dân tộc. Nó „tuyệt đối” vì không có quá khứ nào trước đó nữa, nó là quá khứ đầu tiên. b) đó là ký ức cộng đồng, không phải kí ức cá nhân, không phải là nhận thức. c) đó là thế giới tách hẳn với hiện tại, tách hẳn thời của người kể” [39;94-95].
Thời gian sử thi là thời gian kéo dài nhiều triều đại, nhiều biến cố. Đó là thời gian lịch sử một dân tộc, bộ lạc, thời gian lịch sử của một dòng họ, một chế độ. Trong suốt thời gian dài có những khoảng thời gian ngắn tương ứng với từng thời kỳ, từng cuộc đời, từng số phận con người. Có khoảng thời gian xác định như thời gian của cuộc đời nhân vật nhưng cũng có khoảng thời gian không xác định đó là thời gian thời kỳ hồng hoang, thời kỳ hình thành dân tộc. Như vậy là ở sử thi có hai
loại thời gian: thời gian thần thoại là thời gian không xác định và thời gian truyền thuyết là thời gian xác định, tất cả đều là thời gian quá khứ.
Thời gian trong sử thi có tính ước lệ, mệnh đề ―nghỉ một ngày, ngơi một đêm, ở không thêm một chiều một sáng‖ như một dấu hiệu để chuyển tiếp các sự kiện, hành động, biến cố liên quan đến nhân vật. Chính vì thế nên thời gian trong sử thi ―không thể hiện cụ thể bằng ngày giờ năm tháng mà tính bằng sự kiện, bằng khoảng thời gian nào đó của hoạt động‖[36-37; 219-221]. Trong đó, ở sử thi nổi lên hàng đầu là vòng tuần hoàn thời gian theo tiểu sử của nhân vật, sự thịnh suy của các triều đại, sự vận động đời thường của xã hội thông qua phong tục tập quán. Tất cả đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của quan niệm định mệnh về thời gian.