Đặc điểm tự sự nhân vật

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) (Trang 76 - 81)

- Tiểu vùng sử thi Êđê Giarai ở miền trung Tây Nguyên trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc Các tộc người này nói ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesien) Sử

MỘT SỐ PHẠM TRÙ TỰ SỰ QUA KHẢO SÁT NỘI DUNG VÀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT SỬ THI RA GLA

2.3.2. Đặc điểm tự sự nhân vật

Để tìm hiểu thế giới nhân vật trong sử thi Việt Nam nói chung và sử thi Ra Glai nói riêng, chúng ta thấy bên cạnh những nét tương đồng với sử thi Phương

Đông, sử thi thế giới, chúng ta thấy vẫn có những nét đặc thù. Về những nét tương đồng, nếu vận dụng một vài quy luật trong chỉ dẫn lý luận trong khảo luận Quy luật sử thi của tự sự dân gian của A. Orik sẽ thấy: một vài quy luật về nhân vật sử thi xuất hiện đều đặn trong sử thi Ra Glai.

2.3.2.1. Nhân vật mang đậm tính khái quát hóa, lãng mạn hóa và lí tưởng nhưng cũng đậm tính cá thể.

Hình tượng nhân vật trong sử thi Ra Glai như đã phân tích ở trên dù là anh hùng hay những nhân vật bình thường đều chỉ rạng ngời trong hào quang của cả một thể anh hùng, hay đều mang những giá trị lí tưởng cao cả, mang vẻ đẹp lí tưởng hóa cho cả một cộng đồng anh hùng, một tộc người cổ xưa.

Một tác phẩm sử thi anh hùng được đánh giá là hay, có giá trị phải là tác phẩm tạo dựng cho được các tình tiết và kết thúc truyện có tính kỳ vĩ. Thông thường tính kỳ vĩ ấy được lồng ghép vào ―cái tôi cá nhân mang lý tưởng cộng đồng‖ của người anh hùng. Đó là những con người kỳ vĩ về ngoại hình, tài năng cũng như sức mạnh, song cái làm nên sức sống của người anh hùng phải là sự kỳ vĩ trong hành động, trong chiến công. Chàng Ujac` đã trở thành người anh hùng của xứ sở khi lần lượt dẹp bỏ hết cuộc chiến tranh của kẻ thù để rồi cuối cùng chàng buộc phải ―làm chúa to, làm vua lớn‖, nhập vào trong lầu to đài lớn, nhập vào nơi thiêng liêng để con cháu đời đời khấn vái.

Bên cạnh tính kỳ vĩ, yếu tố hào hùng trog nghệ thuật tự sự hình tượng người anh hùng cũng là yếu tố đưa sử thi Ra Glai trở nên thu hút và sánh ngang với các sử thi của các dân tộc khác. Một sử thi hay phải là sử thi tạo ra được những khung cảnh hào hùng trong chiến đấu, trong sinh hoạt tập thể và trong đời sống trần tục của người anh hùng. Trước đối thủ, người anh hùng không hề mảy may khoan nhượng, chỉ có nhất tề xông lên chiến đấu tiêu diệt kẻ địch đạt cho kỳ được mục đích. Người này thua thì người khác xung trận, thế hệ trước hy sinh thì thế hệ sau tiếp tục cuộc chiến đấu. Tính chất hào hùng của sử thi bắt nguồn từ đặc điểm xã hội, trong quan hệ mâu thuẫn giữa các cộng đồng với nhau, biểu hiện ở hai mặt: cộng đồng với thiên nhiên và cộng đồng với quân thù. Hai mặt đó thì mặt thứ hai rất trọng yếu và

rất quyết liệt. Do vậy, có thể nói kỳ vĩ, hào hùng là đặc điểm thẩm mỹ nổi bật của akhat` jucar sử thi Ra Glai được tập trung ở nhân vật anh hùng. Đây cũng là đặc điểm cơ bản của nghệ thuật sử thi nói chungvà chính nó đã tạo nên tính khái quát và lãng mạn cho nhân vật anh hùng trong sử thi Ra Glai. Từ nhận xét này, chúng ta có thể thấy sự thống nhất trong nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng của sử thi Ra Glai với sử thi nói chung.

2.3.2.2. Xây dựng nhân vật thông qua sự đối sánh giữa các cặp đôi (hai nhân vật cùng xuất hiện, tương phản)

Một đặc trưng rất rõ nét trong nghệ thuật tự sự sử thi Ra Glai ở phương diện xây dựng nhân vật đó là sự xuất hiện với mức độ dày đặc của các cặp đôi. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật về cặp đôi mà A. Olrik đề xuất

Chẳng hạn như trong Sa-Ea, cùng có hai nhân vật cùng xuất hiện như Yuhea và Yuwa, hay cũng có nhân vật cặp đôi như Chay Uk Phak và Chay Uk Nak hoặc sự tiếp nối có tính phủ định để phát triển cốt truyện bằng sự xuất hiện Ama Sa Ea thay thế Dăm Yuhea trong cuộc chiến trừ diệt Rắn có năm hồng mao cằm chống trời... hay sự lặp lại cặp đôi nhân vật ở thế hệ thứ nhất những người anh hừng (Yuhea kết hôn với em gái uôi Yuwa đồng thời Yuwa ngay sau đó kết hôn với Unai Udalim em gái Yuhea) với thế hệ thứ hai (Ama Sa Ea kết hôn với Awaw Dara Anai Maikia đồng thời sau đó nhân vật Chay Chumrak kết hôn với Awaw Dara Bia Patih em gái Sa Ea...)

Các cặp đôi này hoặc xuất hiện trong sự tương đồng nhằm bổ trợ lẫn nhau, hoặc xuất hiện trong sự tương phản nhằm làm nổi bật những giá trị tư tưởng cần làm sáng rõ. Trong đó, hình tượng các cặp đôi nữ anh hùng mang một giá trị phổ quát.

Đó là cặp đôi Nãi chiahia và Nãi hara (con của Amã Chisa); cặp đôi Awơi CuNãi Tania và Awơi CuNãi Radhia, Awơi CuNãi Tanie và Awơi CuNãi Radhien (cháu của Amã Chisa) trong Amã Chisa; cặp đôi Matien và Sa-ien (con của vua thần biển khơi trong Awơi Nãi Tilor); cặp đôi Nãi Via và Nãi Riya (con gái vua Chăm trong Udai`-Ujac`….). Họ được mô tả vừa là những nhân vật đa chức năng: vừa là người tình, người mẹ, là cô dâu trong những đám cưới, là vợ của các anh hùng và cũng là những chiến binh vô song. Đặc biệt, cũng chỉ có họ mới thắng đựoc

vua thần lửa Tumuq... Điều này hoàn toàn có lý với đặc điểm lịch sử tộc người Ra Glai, đề cao người phụ nữ.

Đó là những nét tương đồng chứng tỏ các đặc điểm về nhân vật trong sử thi Ra Glai về căn bản thể hiện tính nhất quán với sử thi nói chung, đồng thời mang những đặc trưng phổ quát.

2.3.2.3. Phân biệt nhân vật qua hai kiếp hóa thân + Kiếp 1: lo lắng sợ hãi

+ Kiếp 2: người quyền năng

Nét đặc thù trong kiểu xây dựng nhân vật anh hùng sử thi Udai`-Ujac` là sự đối sánh giữa hai kiếp nhân vật. Kiếp Udai đầy bất trắc, trước tự nhiên thì « sợ bị hạn cháy lúa chết bắp », « sợ bị đói phải đi tìm cái ăn », trước đồng loại thì phải sống bên cạnh cái xóm làng của Người-Cọp-Hổ Tinh. Ngược lại, kiếp Ujac` vừa chào đời đã là một chàng trai có quyền năng sai khiến được cả ông thần Bão, bà thần Gió Lốc, cả ông Voi hiếm bảy ngà-bà Voi hiếm tám đuôi về giúp mẹ làm ra những ―lâu đài tráng lệ, nguy nga‖. Chàng trai ngày cũng phải ngạc nhiên với chính khả năng của mình: ―chẳng biết làm sao nữa‖ mà bỗng dưng đã có cả một người xứ sở toàn người khôn, người khéo, vật lạ. Chàng còn đẹp trai, vừa hào hoa, vừa lẫm liệt đến mức khi chàng cưỡi ngựa về đón mẹ thì biết bao cô gái phải sững sờ trước vẻ đẹp thiên quý, vô song, dự báo một sự nghiệp ngang thần thánh.

Với nghệ thuật xây dựng hình tượng thông qua sự đối sánh, tương phản hai kiếp khác nhau, sử thi Udai-Ujac` nói riêng và sử thi Ra Glai nói chung đã thể hiện rõ những nét riêng biệt trong đặc điểm tự sự sử thi ở góc độ nhân vật, so với sử thi các dân tộc khác và sử thi nhân loại.

Tiểu kết:

Nhiều người cho rằng dân tộc Ra Glai là bộ tộc tiền Chăm, chính vì vậy nhiều tàn tích văn hóa Chăm vẫn được lưu giữ ở người Ra Glai. Bản sắc tộc người, nhất là những dấu ấn văn hóa trong mối quan hệ với văn hóa của dân tộc Chăm, xa hơn là với văn hóa Ấn Độ đã làm nên nét đặc sắc mang phong cách nghệ thuật sử thi akhat` jucar Ra Glai.

Để có thể ôm chứa, mô tả hiện thực rộng lớn và mang tầm khái quát cao trong nội dung, akha`t jucar Ra Glai phải có đối tượng thẩm mỹ để truyền tải nội dung tư tưởng, và người anh hùng với sự đa dạng về kiểu mẫu và đặc sắc về nghệ thuật tự sự là lựa chọn cao nhất.

Đặc biệt, với hình tượng và các cặp đôi nữ anh hùng, cùng nghệ thuật tự sự trong xây dựng hình tượng nhân vật, sử thi Ra Glai đã xây dựng và tạo nên một hình ảnh người anh hùng lí trọn vẹn và lí tưởng hóa cao nhất, thể hiện một cách sâu sắc nhất những giá trị thẩm mỹ trong những luận giải về văn hóa, xã hội, phong tục Ra Glai cổ xưa. Đặc điểm này không chỉ phù hợp với khuôn mẫu sử thi nhân loại nói chung; những quy luật về nhân vật mà A. Olrik đề xuất nói riêng và còn làm nổi bật tính phổ quát của sử thi Ra Glai, nghệ thuật tự sự sử thi Ra Glai trong sự tương quan với sử thi các dân tộc và nhân loại.

Thế giới sử thi akhat` jucar Ra Glai bên cạnh hình tượng nhân vật anh hùng trung tâm còn có cả một lực lượng đông đảo thần linh trực tiếp tham gia vào hoạt động của các nhân vật chính, cùng với niềm tin thiêng liêng đã tạo nên tính kì vĩ và màu sắc huyền thoại cho sử thi Ra Glai.

Akhat` jucar sử thi Ra Glai là một thế giới nghệ thuật hoàn chỉnh với kết cấu chỉnh thể đặc sắc phù hợp với nguyên tắc cấu trúc thể loại. Tất cả các hành động, chi tiết, nghệ thuật cấu kết tác phẩm với những đặc trưng thể loại như lặp, chồng tầng, mở đầu và kết thúc…, đều được phát triển trong tiến trình tự sự logic phù hợp với sự đa dạng và độc đáo của sự vận hành cốt truyện sử thi.

Từ những khái quát trên có thể kết luận, akhat` jucar Ra Glai tiêu biểu cho kho tàng sử thi Tây Nguyên nói chung và tiểu vùng sử thi Ra Glai-Chăm nói riêng trên nhiều phương diện về nội dung, thế giới nghệ thuật và đặc điểm tự sự sử thi. Về cơ bản, những đặc trưng ấy phù hợp với khuôn mẫu sử thi song akhat` jucar Ra Glai vẫn mang những tính phổ quát. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn và giá trị riêng biệt của sử thi Ra Glai trong dòng chảy chung của sử thi Tây Nguyên và sử thi Việt Nam.

Chương 3:

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)