Người kể chuyện (diễn xướng) và Giọng điệu

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) (Trang 107 - 118)

- Tiểu vùng sử thi Êđê Giarai ở miền trung Tây Nguyên trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc Các tộc người này nói ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesien) Sử

ĐẶC ĐIỂM TỰ SỰ SỬ THI RA GLAI TRÊN BÌNH DIỆN KHÔNG GIAN – THỜI GIAN, NGÔN NGỮ VÀ DIỄN XƢỚNG

3.3.2. Người kể chuyện (diễn xướng) và Giọng điệu

Người kể chuyện là một hình tượng cổ xưa trong văn học thế giới. Kiểu nhân vật này trở thành biểu tượng của người nắm giữ những câu chuyện, sáng tạo nghệ thuật và hát lên những khúc ca sự sống. Đó là nhà thơ mù Homer (Hy Lạp), đạo sĩ Vyasa và Valmiki (Ấn Độ) thời cổ đại. Đó là những bậc minh triết như Sindibad trong truyện cổ (Ấn Độ, Ba Tư). Đó là những thi sĩ hát rong troubadour châu Âu thời Trung cổ, những nghệ nhân kể chuyện hakawati trong những lều bạt Trung Cận Đông. Họ là những thi nhân được mặc khải, những nghệ sĩ ứng tác hay diễn tấu những câu chuyện lưu truyền trong dân gian. Họ là bậc tôn sư được kính trọng hoặc cũng có thể chỉ là một người chép sách vô danh. Trong dòng chảy đó, hình tượng người kể chuyện còn có thêm những người nghệ sĩ dân gian nghiệp dư.

Người kể chuyện (diễn xướng) trong các sử thi Ra Glai là thường là những người có uy tín cao trong làng, hay còn gọi là ―đầu khôn người già‖. Người kể khan thường ngồi ở vị trí mà ―ánh sáng không tới được và bóng tối chưa kịp sấm lấn‖ con người, do vậy cái không khí thiêng liêng cũng theo đó mà cổ súy cho nội dung akhat` jucar. Làm cho bài ca ca tụng về người anh hùng trong giấc mơ tập thể hồi nào, có dịp xuyên thời gian trở về trong sinh hoạt cộng đồng. Nghệ nhân hát kể akhat` jucar ngoài việc kể còn là người phải biết diễn xướng với những động tác như: giẫm chân, bước đi, ngó lại, lườm nguýt…tạo sức biểu đạt mạnh và sâu: ―Nghệ nhân có thể lấy ở kho tàng ấy những kiểu mẫu có sẵn, thích hợp, để trình diễn. Tình hình đó tạo nên giá trị ngữ nghĩa của các hành động và thao tác trong mối quan hệ giữa cách hành động thao tác của hệ thống nói chung ngoài từng tác phẩm‖ [Phần tài liệu từ Internet 2]

Trước khi kể, người nghệ nhân bao giờ cũng làm lễ cúng thần, cúng tổ tiên bằng những lễ vật vô cùng đơn giản Họ cầu xin tổ tiên cho phép được kể chuyện về họ, do vậy đó vẫn là những câu chuyện của ngày hôm nay.

Khi kể chuyện, nghệ nhân không đi vội đến kết thúc câu chuyện mà có sự nhấn nhá, từ tốn, chậm rãi mô tả, kể lể, giới thiệu về những phương diện khác nhau trong đời sống, văn hóa cộng đồng. Lời trần thuật của người kể chuyện được triển khai xen vào những lời đối thoại của nhân vật. Nó có chức năng dàn dựng câu chuyện, tường thuật hành động và biến cố trong cuộc đời nhân vật. Lời trần thuật của người kể chuyện thường được dùng để kết thúc một đoạn, một phần nào đó của truyện. Người kể thường tỏ thái độ của mình đối với nhân vật anh hùng nên trong sử thi nói chung và sử thi Ra Glai nói riêng có loại ngôn ngữ bình giá: nhằm thực hiện chức năng định hướng tư tưởng tác phẩm.

Bên cạnh lời kể, những nghệ nhân còn tích hợp trong đó điệu bộ, giọng điệu và những dấu ấn cá nhân trong suốt quá trình kể. Có khi đó là sự hào sảng của những trận đánh, nhưng cũng có lúc, đó là sự trầm bổng của những nghĩ suy. Một phần cái hay, cái sức hấp dẫn của những áng sử thi cũng được tạo nên từ chính giọng điệu sử thi-người trần thuật mà ra.

Người diễn xướng cũng không phải chuyên nghiệp, mà phần lớn có tính chất gia truyền. Hầu hết họ không biết chữ. Nhưng bù lại, người hát kể có niềm tin thiêng liêng vào câu chuyện mình kể. Họ có thể chỉ cho chúng ta "nơi tảng đá thần, cây cau thần một bụi" là nơi diễn ra sự kiện nào của tác phẩm. Người ta tin rằng đâu đó trên ngọn cây, trên sông suối, trên trời... các vị thần, tổ tiên đang ngự trị nghe lời khấn cầu, lời hát của họ sẽ trở về. Kinh nghiệm, lòng tin của họ sẽ truyền sức mạnh và nuôi dưỡng ở người nghe lòng tin cuộc sống, làm sống dậy trong họ những trang sử hào hùng của cộng đồng dân tộc mình. Đó cũng là lí do tại sao, từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời này sang đời khác, những áng sử thi vẫn được lưu truyền trong dòng chảy văn hóa từ xa xưa cho đến bây giờ của cộng đồng Ra Glai.

Nhìn chung, người hát kể sử thi Ra Glai cũng giống với nghệ nhân hát sử thi của một số dân tộc khác. Giọng điệu của những câu hát đều đều, trầm buồn, có lúc tha thiết, lúc hào hùng, sảng khoái. Sức hấp dẫn của câu chuyện do đó không nằm ở

động tác, cử chỉ của người hát mà chủ yếu thông qua nét mặt, sự thay đổi giọng của nghệ nhân. Ngoài đoạn dẫn chuyện, người kể bắt vào giọng nhân vật. Có thể nói, nghệ nhân chính là những pho sử thi sống. G.S Ngô Đức Thịnh cho biết: “có bà cụ người Raglai đã hát cho đoàn công tác khoảng 150 giờ, có tác phẩm hơn 30 băng ghi âm. Sức lực, trí nhớ và hơn hết là tấm lòng của nghệ nhân làm chúng ta kinh ngạc và xúc động. Ông cho biết thêm, những tác phẩm của người Ra Glai tuy ít nhưng có thể làm thay đổi những quan niệm về sử thi!” [Phần tài liệu từ Internet 8]

Sử thi vốn là sáng tác của cộng đồng thời kì tiền giai cấp, được lưu truyền trong dân gian nhưng đã được ―cá nhân hoá‖ tác phẩm. Các nghệ nhân ý thức được rõ rệt vai trò của mình đối với tiến trình cốt truyện: ―dừng kể‖ về ai, ―kể qua‖ về ai…

Sự thể hiện điều đó trong lời kể chuyện còn cho thấy sự tham gia của cá nhân vào quá trình sáng tác sử thi.

Người Ra Glai nói riêng và người Tây Nguyên nói chung đều có truyền thống diễn xướng, hát kể sử thi. Họ rất ưa thích những hành động hát kể này, coi đó như món ăn tinh thần không thể thiếu:

Thiếu tiếng khan, tiếng kưưt, tiếng chiêng Như cuộc sống thiếu cơm, thiếu muối

(dân ca Ê Đê)

Sử thi Ra Glai không sống trong văn hóa đọc, nó được diễn xướng hát-kể bằng những làn điệu dân ca. Với quy mô hoành tráng về số lượng câu hát, để kết thúc một sử thi, người nghệ nhân phải diễn xướng từ đêm này qua đêm khác. Trong không gian sử thi, người nghe và người hát phải trở về nơi cõi thiêng với một ―niềm tin sinh động và tươi mát‖ (chữ dùng của Heghens) vào một thế giới lung linh kỳ ảo có thực trong tâm thức của họ. Tự nhiên, thế là những khúc hát được tổ chức theo nguyên tắc lặp lại mà vẫn không đơn điệu và nhàm chán. Hơn nữa, nếu nghe và đọc kĩ từng lời văn trong từng khúc hát, ta còn thấy cả một quá trình hoán đổi về cả ý và tứ cũng như cách biểu hiện cụ thể về mặt ngôn từ với sự co dãn hoặc thêm bớt khác nhau. Cũng sẽ thấy trong các tình tiết cấu thành từng hành động sử thi như những

―hạt nhân cốt lõi‖ diễn tả từ cuộc chiến tranh này đến cuộc chiên tranh khác (ví dụ giữa hai trận đánh của người anh hùng Ujac` với chàng Hulơu Valac‘, hoặc từ trận giao đấu đầu tiên đến trận quyết đấu cuối cùng của Ujac` với chàng vua thần Lửa Putau Tumur…) dọc theo các tầng bậc của cốt truyện trong cùng một văn bản. Điều đó càng thấy rõ hơn khi so sánh văn bản sử thi do nghệ nhân cung cấp với các khảo dị. Đó chính là kết quả dãn nở cấu trúc sử thi trong quá trình ―bắt chước một cách sáng tạo‖ của từng nghệ nhân trong những ngữ cảnh văn hóa bản địa khác nhau theo những phong cách kể không thuần nhất. Đó còn là sự phát triển cấu trúc trong quá trình sử thi hóa một số thần thoại sáng tạo, cổ tích dũng sĩ và truyền thuyết anh hùng bản tộc. Tất nhiên cái này còn phụ thuộc vào cái ‗phông văn hóa‖ của từng nghệ nhân trong quá trình diễn xướng tác phẩm, và nó không chỉ đúng với sử thi Ra Glai mà còn với tất cả các sử thi sống, chưa từng được văn bản hóa.

Tiểu kết

Không gian, thời gian, ngôn ngữ, diễn xướng là những phạm trù quan trọng cấu thành thế giới nghệ thuật sử thi. Nó mang đặc điểm thể loại rõ nét.

Thời gian trong sử thi Ra Glai được mở rộng biên độ, gắn với nhiều đời nhiều kiếp và toàn bộ cuộc đời nhân vật, trong đó thời gian định mệnh với sự luân chuyển của những sự kiện biến cố có tính chất tiền định sang trật tự nhân quả là đặc trưng nổi bật, đặc thù của thời gian nghệ thuật trong sử thi Ra Glai. Tuy nhiên, quy luật nhân quả không hề mang tính chất siêu nhiên, thần bí, cũng không thoát ly hiện thực mà đó là niềm tin thiêng liêng vào đạo lý và quy luật của cuộc sống. Đây chính là sự thống nhất mà khu biệt trong đặc điểm tự sự sử thi Ra Glai trên bình diện thời gian.

Trên dòng chảy của thời gian, không gian trong sử thi Ra Glai được mở rộng đến vô tận từ rừng xuống biển, từ đất vươn tới bầu trời, từ khung cảnh rộn ràng hoan lạc của lễ hội đến chiến địa khốc liệt… tất cả tương tác với nhau tạo thành bối cảnh rộng lớn nâng cao tầm vóc kì vĩ sử thi của người anh hùng. Trong đó, không gian lễ hội với chức năng miêu tả đời sống cộng đồng, không gian sinh hoạt, chiến trận gắn liền với biểu tượng sông to biển lớn mang nhiều giá trị thẩm mỹ đặc trưng, thể hiện rõ bản sắc văn hóa tộc người với những giá trị nhân văn sâu sắc của người Ra Glai xa xưa.

Ngôn ngữ trong sử thi Ra Glai được diễn đạt bằng những lời nói có đôi, có vần, nhịp, đăng đối, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Ngôn ngữ trong các tác phẩm đã đạt đến độ chau chuốt, tinh tế trong việc thể hiện hành động, tính cách nhân vật và đạt đến tầm ―triết học‖ trong việc mô tả các không gian sinh hoạt cộng đồng thông qua việc sử dụng đày đặc hệ thống thành ngữ, tục ngữ cổ. Đặc biệt, việc sử dụng phổ biến các hình ảnh mang tính phóng đại, ngoa dụ qua trí tưởng tượng phong phú, đa dạng làm cho sử thi akhat` jucar Ra Glai mang đậm tính kì vĩ, hào hùng và cao cả, hoàn toàn phù hợp với khuôn mẫu định hình trong quá trình sáng tạo nghệ thuật sử thi. Thứ ngôn ngữ ấy lại được những người nghệ sĩ dân gian chắt lọc, nhào nặn, sáng tạo và phối hợp lại trong môi trường diễn xướng huyền thoại với sự giao hòa của không gian sinh hoạt và không gian tín ngưỡng tâm linh, mang đến cho sử thi Ra Glai một phong cách nghệ thuật độc đáo.

Cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ khiến ta rung động, nhưng tài năng và điệu bộ và giọng hát, sức truyền tải lớn lao trong từng lời hát kể của những nghệ nhân mới đem đến cho chúng ta những cảm xúc thẩm mỹ đặc sắc, chan chứa sức mạnh và lý tưởng của con người, cảnh vật của tộc người Ra Glai nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Với hình tượng người nghệ sĩ dân gian, sử thi Ra Glai đã mang đến cho văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng, văn học dân gian Việt Nam nói chung một hình tượng kể chuyện mới: những ―đầu khôn người già‖ chưa một lần biết chữ nhưng lại có khả năng ứng tác và sáng tạo tuyệt vời với những điệu hát-kể và những áng sử thi vô giá.

Chính nó đã tạo nên vẻ đẹp hài hòa của tác phẩm, đẹp kì lạ trong sáng tạo nghệ thuật, nói như Gorki: ―cái đẹp được nhận thức như sự kết hợp nhiều chất liệu khác nhau, kể cả ngôn ngữ âm thanh, màu sắc, từ ngữ, nhờ đó mà con người, nhà thiện nghệ sáng tạo nên một hình thái tác động vào cảm xúc và lý trí như một sức mạnh khiến cho tất cả đều ngạc nhiên, tự hào và vui sướng với khả năng sáng tạo của mình‖.[Phần tài liệu khác: 3]

Không chỉ thế, nó còn tạo nên sự bền vững, ổn định của những tác phẩm Ra Glai dù cho dù đặc trưng của sử thi là được lưu truyền trong dân gian và trải

qua nhiều quá trình diễn xướng bởi nhiều nghệ sĩ trong những giai đoạn thời kì khác nhau.

KẾT LUẬN

1. Trong kho tàng phong phú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, bên cạnh giá trị âm nhạc cồng chiêng đã được công nhận là ―di sản văn hóa phi vật thể‖ của UNESCO, còn phải kể đến giá trị của sử thi. Đó là những áng hùng ca (căn cứ vào các âm điệu của các anh hùng trong các tác phẩm dân gian ấy), nhưng có lẽ gọi một cách khoa học chính xác, đó là sử thi. Là một trong bốn tiểu vùng của vùng sử thi Tây Nguyên, tiểu vùng sử thi Ra Glai-Chăm có đầy đủ những đặc trưng của thể loại sử thi Tây Nguyên. Cũng như những tác phẩm sử thi Tây Nguyên khác, hơn 30 tác phẩm thuộc tiểu vùng sử thi Ra Glai-Chăm vừa là một hiện tượng văn học, vừa là một hiện tượng văn hóa. Trong đó, với những sắc thái riêng của mình, akhat` jucar Ra Glai với quy mô hoành tráng của tác phẩm xét trên phương diện hình thức cấu tạo và độ dài tác phẩm, với tính chất hào hùng kỳ vĩ xét trên phương diện giá trị tư tưởng thẩm mỹ và nghệ thuật lời văn không chỉ là những truyện hát đồ sộ mang những dấu ấn văn hóa quý giá về tộc người Ra Glai, mà còn có những thuộc tính của những áng sử thi sống quý giá tiêu biểu, chiếm ưu thế vượt trội và là thể loại tiêu biểu cho tiểu vùng sử thi Ra Glai-Chăm và dân tộc Ra Glai.

Tuy nhiên, những hạn chế trong việc không có chữ viết riêng, khiến cho quá trình tìm hiểu, sưu tầm, những truyện hát Ra Glai vốn chỉ được lưu giữ trong những ―đầu khôn người già‖ chưa từng có một thời cắp sách, được diễn xướng tức thì, rồi ghi âm, dịch nghĩa, thành văn bản phổ thông là quá trình vô cùng khó khăn. Đó còn chưa nói đến việc vận dụng những tiêu chí loại hình nhất định để phân loại, đánh giá giá trị và những đặc điểm tự sự của sử thi Ra Glai trong dòng chảy của sử thi Tây Nguyên, sử thi Việt Nam cũng có không ít những tranh cãi. Vì lẽ đó, việc ứng dụng những thành tựu của tự sự học nói chung và từ công trình khảo luận quy luật sử thi của tự sự dân gian của A. Orik vào nghiên cứu những câu hát chưa một lần được văn bản hóa, từ đó rút ra những đặc trưng về loại hình và đặc thù tổng quát mang tính tộc người của sử thi Ra Glai trong tương quan đối sánh với sử thi nói chung có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.

Trong đó, việc nhấn mạnh mối quan hệ văn hóa tộc người sâu sắc, lâu đời Ra Glai- biến đổi văn hóa dân gian Ra Glai có một ý nghĩa hết sức quan trọng khi thẩm định, đánh giá và lý giải những vấn đề đặt ra và giải quyết trong sử thi Ra Glai. 2. Sử thi Ra Glai ôm chứa hiện thực rộng lớn, mang tính khái quát cao với hệ đề tài phổ biến nhưng lại cụ thể đến từng chi tiết. Với cấu trúc chồng tầng, và sự lặp trong kiểu kết cấu lồng khung xâu chuỗi, truyện trong truyện hay còn gọi là truyện và các tiểu truyện để phân biệt với truyện nòng cốt cùng lời hát đối xứng trùng điệp; akhat` jucar Ra Glai phù hợp với những sử thi tiêu biểu trên một quy mô rất hoành tráng ―cốt truyện phải rộng, hành động phải dài‖, nhưng lại dễ khiến người ta nhàm chán khi họ đã quá quen với cách đọc của văn học viết. Song, akhat` jucar của người Ra Glai không được viết ra bởi một người mà được ứng tác truyền miệng, chọn lọc, gọt dũa và sáng tạo bởi nhiều thế hệ nghệ nhân-những người ―nghệ sĩ của truyện kể‖. Do đó, những khúc hát tuy có vẻ lặp lại nhưng vẫn không nhàm chán, bởi đó là ―sự bắt chước một cách có sáng tạo‖. Từ những đặc điểm thẩm mĩ của thể loại, sử thi Ra Glai hoàn toàn trùng khớp với khuôn mẫu sử thi và lý thuyết tự sự học của foklore Châu Âu trong nghiên cứu truyện kể dân gian qua công trình khảo

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) (Trang 107 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)