Chào các bạn, với mong muốn chia sẻ cho tất cả mọi người những tài liệu mình biên soạn cũng như sưu tầm nay tôi chia sẻ lên đây (có phí và không phí) hi vọng giúp ích được phần nào cho công việc cũng như học tập của tất cả mọi người. Chúc thành công Kỷ yếu hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mớiKỷ yếu hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mớiKỷ yếu hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới
BỘ VĂN HÓ A, T HỂ TH AO VÀ DU LỊCH KỶ YẾU HỘI NGHỊ SƠ KẾT 05 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 23 –NQ/TW NGÀY 16/6/2008 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ VIỆC “TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG THỜI KỲ MỚI” Hà Nội 4/2013 MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Báo cáo sơ kết của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Báo cáo sơ kết 05 năm triển khai thực hiện nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ chính trị - Ông Hồ Việt Hà, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 01 2. Ban Tuyên giáo Trung ương : Đánh giá kết quả sau 05 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW- Ông Vũ Công Hội, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa, Văn nghệ- Ban Tuyên giáo Trung ương 30 3. UBTQ Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam: Báo cáo hội thảo 5 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về văn học nghệ thuật - Nhà văn Đỗ Kim Cuông, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam 35 4. Cục Điện ảnh: Điện ảnh Việt Nam sau 5 năm triển khai Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị - Bà Ngô Phương Lan, Cục Trưởng Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 40 5. Cục Nghệ thuật biểu diễn: Nghệ thuật biểu diễn việt Nam sau 05 năm triển khai thực hiện nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị: những thành tựu, khó khăn, tồn tại và các giải pháp kiến nghị - Nhạc sỹ Đào Đăng Hoàn, Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 47 6. Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm: Ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23- NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị: những thành tựu, khó khăn, tồn tại và các giải pháp kiến nghị- Bà Đoàn Thị thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 56 7. Cục Di sản Văn hóa: Công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa sau 05 năm triển khai Nghị quyết số 23/NQ-TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị 67 8. Vụ Thư viện: Vai trò của thư viện trong việc bảo lưu và phát triển văn học, nghệ thuật trong đời sống cộng đồng: những thành tựu, tồn tại và các đề xuất kiến nghị- Bà Vũ Dương Thúy Ngà, Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 72 9. Vụ Đào tạo: Công tác đào tạo văn hóa nghệ thuật sau 5 năm thực hiện nghị quyết số 23 NQ/TW của Bộ Chính trị - PGS.TS Đào Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 78 10. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn cùng các đề xuất, kiến nghị đối với thực trạng của văn học nghệ thuật 89 2 Việt Nam sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23- NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chinh trị - Ông Bùi Hoài Sơn, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 11. Bộ Tài chính (Vụ Chính sách thuế): Chính sách ưu đãi thuế đối với văn học, nghệ thuật sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 23/NQ-TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị- thực trạng và giải pháp- Ông Tống Công Phi, Trưởng phòng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính 12. Bộ Tài chính (Vụ Hành chính sự nghiệp): Quản lý tài chính trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị 13. Sở VHTTDL Tuyên Quang: Kết quả 05 năm thực hiện Nghị Quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang: những khó khăn tồn tại và các giải pháp kiến nghị tiếp tục triển khai thực hiện 14. Sở VHTTDL Bắc Ninh: Tham luận Hội nghị sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị “về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” 15. Sở VHTTDL Lạng Sơn: Báo cáo tham luận Hội nghị Sơ kết 05 năm (2008-2012) triển khai thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới 16. Sở VHTTDL Đà Nẵng: 05 năm thực hiện Nghị quyết Số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 17. Sở VHTTDL Thừa Thiên Huế: Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế tiếp tục phát triển xứng tầm là trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của Việt Nam 95 102 107 113 119 125 130 3 1 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc BÁO CÁO SƠ KẾT 05 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 23 NQ/TW NGÀY 16 THÁNG 6 NĂM 2008 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ Hồ Việt Hà Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại Công văn số 918/VPCP-KGVX ngày 29 tháng 01 năm 2013 của Văn phòng Chính phủ về việc đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị “Về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” (dưới đây gọi tắt là Nghị quyết 23), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 23 giai đoạn 2008-2013 như sau: P hầ n thứ n hấ t ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 05 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 23-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH: Văn học nghệ thuật, một bộ phận quan trọng của văn hóa, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Hiến pháp năm 1992 (Điều 32) nêu rõ “Nhà nước đầu tư phát triển văn hoá, văn học và nghệ thuật; tạo điều kiện để nhân dân được thưởng thức những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị; bảo trợ để phát triển các tài năng sáng tạo văn hóa nghệ thuật”. Từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, Đảng đã công khai quan điểm rõ ràng về văn hóa, theo đó văn hóa, chính trị, kinh tế là ba yếu tố không thể tách rời. Năm 1998, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đề ra phương hướng, nhiệm vụ với quan điểm chỉ đạo “Vǎn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội”. Năm 2008, Nghị quyết 23 được ban hành đã thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Nghị quyết đánh giá những thành tựu đã đạt được và những yếu kém, khuyết điểm còn tồn tại qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, chủ trương giải pháp để tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Để tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ “chủ trì phối hợp với Ủy ban toàn quốc 2 Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt, các cơ quan hữu quan xây dựng các cơ chế, chính sách, các quy định và thực hiện các nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết về quản lý Nhà nước đối với văn học, nghệ thuật”. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 23 trong giai đoạn 2008-2013 có những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau: 1. Thuận lợi: - Chính trị ổn định, kinh tế, xã hội có bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; - Đảng và Nhà nước luôn coi trọng phát triển văn học, nghệ thuật, coi văn học, nghệ thuật là lĩnh vực đặc biệt tinh tế của văn hóa, đã có hành lang pháp lý khuyến khích văn học, nghệ thuật phát triển mặc dù chưa đồng bộ; - Đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam gồm nhiều thế hệ nối tiếp nhau có truyền thống yêu nước, tâm huyết với nghề; - Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện truyền thông là điều kiện thuận lợi để phổ biến, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật; - Văn học, nghệ thuật Việt Nam có sự giao lưu với các nước thông qua quá trình hội nhập quốc tế. 2. Khó khăn: - Cơ sở pháp lý khuyến khích phát triển văn học, nghệ thuật còn chưa đồng bộ. Các chế độ ưu đãi cho văn nghệ sĩ còn thấp, chưa tương xứng với sức lao động sáng tạo văn học, nghệ thuật của văn nghệ sĩ; - Công tác quản lý Nhà nước ở nhiều lĩnh vực văn học, nghệ thuật còn nhiều bất cập. Nhận thức về vai trò của văn học, nghệ thuật ở nhiều cấp lãnh đạo, quản lý còn chưa đầy đủ. Hiệu quả đầu tư cho văn học, nghệ thuật chưa cao; - Ngân sách Nhà nước đầu tư cho văn học, nghệ thuật còn hạn chế; - Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu. Bối cảnh khó khăn đó đã tác động đến tư tưởng, đời sống tinh thần của nhân dân nói chung, đời sống văn học, nghệ thuật nói riêng; Từ những đặc điểm tình hình trên, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương, công tác triển khai thực hiện Nghị quyết 23 đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện và đã đạt được một số kết quả nhất định. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: 1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết: 3 - Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cấp ủy cấp trên và các tổ chức Đảng trong cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ đã chủ động tích cực triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền phổ biến Nghị quyết 23 trong hệ thống chính trị, cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động. - Bộ đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 23, phân công nhiệm vụ cụ thể đến các đơn vị thuộc Bộ thực hiện xây dựng/sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật triển khai Nghị quyết 23 (Thông báo số 207/TB-VP ngày 12/7/2010 của Văn phòng Bộ thông báo kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh về thực hiện Nghị quyết 23). Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đã chủ động, tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật theo sự phân công nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Trung ương và theo yêu cầu công tác quản lý Nhà nước về văn học, nghệ thuật. 2. Kết quả thực hiện những nhiệm vụ của Nghị quyết: 2.1. Công tác xây dựng cơ chế chính sách đối với văn học, nghệ thuật: - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan như Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông… xây dựng các đề án trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Bộ đã triển khai xây dựng 05 đề án được phân công tại Công văn số 73-KH/BTGTW ngày 9 tháng 4 năm 2009 của Ban Tuyên giáo Trung ương về “Kế hoạch triển khai thực hiện các đề án Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về văn học, nghệ thuật”. Đến nay, các đề án này đã hoàn thành và được thể chế hóa bằng các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ (chi tiết tại Phụ lục 1 đính kèm). Bên cạnh các đề án cụ thể được Ban Bí thư và Ban Tuyên giáo Trung ương giao xây dựng để triển khai thực hiện Nghị quyết 23, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản, đề án trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về văn học, nghệ thuật. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2012, có 27 văn bản pháp quy do Bộ chủ trì xây dựng trình các cấp có thẩm quyền ban hành bao gồm: 03 Luật, 08 Nghị định Chính phủ, 05 Quyết định và 01 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và 11 Thông tư và văn bản hướng dẫn. Các luật đã được Quốc hội thông qua gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa (năm 2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh (năm 2009) (chi tiết tại Phụ lục 2 đính kèm). Tiếp đó, trong năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được phân công chủ trì xây dựng 05 đề án triển khai Nghị quyết số 40/NQ-CP của Chính phủ về “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”. Nghị quyết 40/NQ-CP góp phần đẩy nhanh việc thể chế hóa Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị thông qua mục tiêu đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động dịch vụ công như: hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật của các nhà hát, việc đặt hàng các tác phẩm điện ảnh, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới rạp chiếu phim, các 4 thiết chế văn hóa, khu văn hóa vui chơi giải trí phục vụ cộng đồng giai đoạn 2011-2020.…Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng các đề án được phân công để đảm bảo tiến độ hoàn thành trình Chính phủ trong năm 2013 (chi tiết 05 đề án tại Phụ lục 3 đính kèm). 2.2. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về văn học, nghệ thuật 2.2.1. Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật: - Công tác quản lý nhà nước trong việc bảo tồn phát huy di sản văn hóa dân tộc được triển khai quyết liệt, đạt hiệu quả tốt. Các văn bản pháp quy do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng trình các cấp có thẩm quyền ban hành như Luật sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa, Nghị định số 98/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa, Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia…. - Công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhiều di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa phương lập hồ sơ đề nghị và được Unesco công nhận đưa vào danh sách là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp như Quan họ Bắc Ninh (năm 2009), hát Ca trù (năm 2009), hát Xoan ở Phú Thọ (2011). - Nhiều hoạt động giới thiệu di sản văn học, nghệ thuật của Việt Nam với thế giới được tổ chức hiệu quả như: Triển lãm “Nghệ thuật cổ Việt Nam- từ châu thổ ra biển lớn”, triển lãm Nghề thủ công truyền thống và Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc…. 2.2.2. Bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan: - Công tác bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan được đẩy mạnh với việc ban hành một loạt các văn bản pháp quy trong lĩnh vực như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định số 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, Nghị định số 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan…. Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Từ năm 2008, Bộ đã tổ chức quán triệt tới các đơn vị, địa phương trên cả nước Chỉ thị số 36/2008/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Nhiều hội thảo đã được tổ chức như Hội thảo tập tuấn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, Hội thảo “Quyền của người 5 biểu diễn” tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (2010), Hội thảo “Phát triển công nghiệp sáng tạo” (phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO tổ chức năm 2010), Hội thảo “Bảo hộ quyền tác giả trong phát triển ngành công nghiệp phần mềm và âm nhạc” (phối hợp với Ủy ban quyền tác giả Hàn Quốc tổ chức năm 2010), Hội thảo “Quản lý tập thể về quyền tác giả, quyền liên quan) (phối hợp với WIPO và chính phủ Nhật bản tổ chức năm 2010)… Bình quân mỗi năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp khoảng 4000 Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, xử lý và giải quyết 20- 40 đơn thư khiếu nại tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan. 2.2.3. Nghệ thuật biểu diễn: - Chủ trì xây dựng một số văn bản pháp quy trong lĩnh vực trình các cấp có thẩm quyền ban hành như: Nghị định số 79/2012/NĐ-CP của Chính phủ về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu - Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm duyệt, thẩm định nội dung và kiểm tra các chương trình nghệ thuật ca, múa, nhạc, sân khấu, thời trang , cấp phép cho các đoàn nghệ thuật, ca sĩ đi biểu diễn ở nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam biểu diễn. Riêng trong năm 2011, Bộ đã cấp 6.930.000 tem nhãn, 289 giấy phép công diễn, 10 giấy phép phát hành băng đĩa, duyệt 415 chương trình, băng đĩa, lưu chiểu, cấp phép 533 nghệ sĩ là người nước ngoài và 35 đoàn nghệ thuật, 12 ban nhạc nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn, 47 đoàn nghệ thuật Việt Nam và 194 nghệ sĩ Việt Nam ra nước ngoài giao lưu và biểu diễn nghệ thuật. Thẩm định, cho phép nhập khẩu 75 chương trình băng đĩa ca nhạc của các nước, cho phép phổ biến tại Việt Nam 300 ca khúc do người Việt Nam sáng tác trước năm 1975 Việc bảo tồn các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống được chú trọng thông qua việc tổ chức các chương trình liên hoan biểu diễn nghệ thuật như “Liên hoan Hợp xướng quốc tế lần thứ I” tại Hội An- Quảng Nam, “Liên hoan sân khấu dân ca kịch Bài chòi toàn quốc”, “Liên hoan múa rối dân gian toàn quốc” “Liên hoan sân khấu chèo về đề tài hiện đại”. Các cuộc liên hoan thu hút từ 200-500 nghệ sĩ, diễn viên tham gia, nhiều chương trình, tiết mục tham gia liên hoan đạt chất lượng cao, được dàn dựng công phu, phong phú về đề tài, đa dạng về thể loại. - Các chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, biểu diễn phục vụ đồng bào, động viên chiến sĩ vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa được tổ chức thực hiện trên cả nước như: chương trình phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ động viên bộ đội Trường Sa và DK1, chương trình phục vụ tuyên truyền bầu cử Quốc hội khóa XIII, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. - Công tác giao lưu quốc tế được đẩy mạnh, gắn kết chặt chẽ giữa biểu diễn nghệ thuật với chương trình xúc tiến du lịch và quảng bá nghệ thuật Việt Nam ra thế giới. Một số chương trình tiêu biểu đã được tổ chức như: chương trình nghệ thuật đón các nguyên thủ sang thăm Việt Nam, chào mừng Hội nghị cấp cao ASEAN, chương trình nghệ thuật các ngày Văn hóa Việt Nam tại các nước trên 6 thế giới và biểu diễn giao lưu văn hóa tại các nước như Pháp, Đức, Cuba, Mexico, Trung quốc, Tây Ban Nha, Nhật bản , “Liên hoan Ca múa nhạc ba nước Việt Nam- Lào- Campuchia”, chương trình hòa nhạc Henessy cổ điển, chương trình nghệ thuật Italia, - Đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở các địa phương: các đơn vị nghệ thuật địa phương đã khắc phục khó khăn, xây dựng nhiều chương trình mới góp phần tuyên truyền, tôn vinh nghệ thuật truyền thống, định hướng đường lối văn nghệ của Đảng. 2.2.4. Lĩnh vực Điện ảnh: - Một số văn bản pháp quy đã được ban hành như Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh, Nghị định số 54/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Điện ảnh và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh, Thông tư số 08/2010/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định phim của Đài truyền hình, đài phát thanh- truyền hình… - Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hoạt động điện ảnh gắn với các ngày lễ, kỷ niệm của đất nước như: các tuần phim tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị trên phạm vi cả nước, các buổi giao lưu giữa nghệ sĩ với khán giả trong đó Những ngày phim Việt Nam chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội tổ chức trên 63 tỉnh- thành thu hút hàng chục ngàn lượt khán giả tới thưởng thức và giao lưu. - Tổ chức chiếu phim và giới thiệu điện ảnh Việt Nam ở nước ngoài đã mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều tác phẩm, tác giả, nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam được tôn vinh tại các nước có nền điện ảnh phát triển. Các Liên hoan phim quốc tế được tổ chức tại Việt Nam đã tạo cơ hội cho các nghệ sĩ trong nước trao đổi, giao lưu với các nghệ sĩ quốc tế. - Công tác đầu tư đặt hàng sản xuất các tác phẩm điện ảnh được thực hiện hàng năm đã tạo ra một nguồn phim điện ảnh có chất lượng, có tính thẩm mỹ và định hướng chính trị. Các bộ phim do Nhà nước đặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong các tác phẩm điện ảnh đạt giải cao tại các Liên hoan phim trong nước. Nhiều bộ phim do Nhà nước đầu tư đã đạt được các giải thưởng quốc tế như: phim “Chơi vơi” (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên”) đoạt giải khán giả tại Liên hoan phim quốc tế Venice- Italia, phim “Đừng đốt” (đạo diễn Đặng Nhật Minh) đoạt giải tại Liên hoan phim Fukuoka- Nhật Bản, phim “Trăng nơi đáy giếng” đoạt 3 giải thưởng tại Liên hoan phim- Văn hóa Á châu tại Lion- Pháp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang phối hợp với Bộ Tài chính để ban hành Thông tư về đấu thầu, đặt hàng sản xuất phim nhằm nâng cao chất lượng sản xuất phim và tạo “sân chơi” công bằng với mọi thành phần kinh tế. - Hệ thống cụm rạp chiếu phim, cơ sở chiếu bóng có nhiều cố gắng đầu tư theo xu hướng phát triển công nghệ, kỹ thuật. Trung tâm Chiếu phim quốc gia khai trương phòng chiếu 4D cảm giác mạnh, Lào cai, Hà Giang đã xây dựng phòng chiếu phim 3D, lồng ghép tuyên truyền bằng tiếng dân tộc… 7 - Hoạt động kiểm tra, kiểm duyệt hoạt động điện ảnh trên toàn quốc được thực hiện nhằm đảm bảo đúng định hướng và quy định của pháp luật. 2.2.5. Lĩnh vực Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm: - Hoàn thiện dự thảo Nghị định quản lý hoạt động mỹ thuật trình Chính phủ phê duyệt, xây dựng Quy hoạch phát triển ngành mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thông tư hướng dẫn hoạt động nhiếp ảnh… - Thực hiện tốt công tác cấp phép cho các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, xây dựng tượng đài. Tổ chức thành công các cuộc triển lãm trong phạm vi cả nước và quốc tế như Triễn lãm Mỹ thuật toàn quốc với gần 5000 tác phẩm của các họa sỹ, nhà điêu khắc trong cả nước tham dự, Triển lãm mỹ thuật thiếu nhi toàn quốc tại Hà Nội và Hải phòng, Triển lãm Festival Mỹ thuật trẻ, Triển lãm ảnh nghệ thuật quốc tế FIAP tại Việt Nam với 42 quốc gia và khu vực lãnh thổ tham gia, Triển lãm tranh sơn mài tại Bắc Kinh và Tân Cương- Trung quốc…. 2.2.6. Công tác phát triển văn học, nghệ thuật: - Tập trung xây dựng và ban hành các văn bản quản lý Nhà nước nhằm thống nhất, đồng bộ về tổ chức, hoạt động và tiêu chí mô hình Trung tâm Văn hóa-Thể thao các cấp như: Thông tư quy định Quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch quận, huyện, thị xã, thành phối trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hóa- Thể thao quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. - Các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị trọng đại của đất nước được tổ chức tốt, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Hoạt động văn hóa, văn nghệ phát triển rộng khắp ở cơ sở, chất lượng các cuộc thi, hội diễn, liên hoan được nâng lên ngày càng thu hút đông đảo lực lượng công chúng tham gia, đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của mọi tầng lớp dân cư. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đội tuyên truyền lưu động ở các địa phương, vai trò của Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh đối với cơ sở. - Công tác xây dựng phát triển văn hóa (trong đó có văn học nghệ thuật) vùng đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng. Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tổ chức đã tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc giao lưu học hỏi lẫn nhau với không khí phấn khởi, tin tưởng vào các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc trong văn học, nghệ thuật như: Tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đồng Bắc lần thứ VII tại Phú Thọ Tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ văn học, nghệ thuật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ văn hóa các xã đặc biệt khó khăn tại các tỉnh Hà Giang, Thanh Hóa, Gia Lai; thực hiện mục tiêu hỗ trợ phát triển văn học nghệ thuật vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số qua việc thực hiện tốt dự án sản xuất và cung cấp sản phẩm văn hóa thông tin phù hợp cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã thuộc 62 huyện nghèo, xã vùng dân tộc trọng điểm. [...]... Nam năm 1943; Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) “về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” ngày 16/7/1998 và Nghị quyết 23 - NQ/ TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị đã tập trung đánh giá tình hình văn học, nghệ thuật trong. .. ương, địa phương trong năm 2010; điều chỉnh tăng kinh phí giải thưởng văn học, nghệ thuật hàng năm, trước hết là năm 2010 cho Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành ở trung ương - Qua 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 23, lĩnh vực văn học, nghệ thuật về cơ bản có những chuyển biến tích cực Các hoạt động văn học, nghệ thuật có tính... văn học, nghệ thuật trong thời gian qua và đề ra mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, chủ trương và giải pháp tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới Về mục tiêu, nghị quyết nhấn mạnh: tập trung mọi nguồn lực xây dựng nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nhân cách con người Việt Nam…; xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam một cách... tiêu phát triển văn hóa, tài trợ đặt hàng các tác phẩm văn học, nghệ thuật - Tập trung hoàn thiện, đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng tài năng văn học, nghệ thuật Xây dựng hệ thống giáo trình, giáo án toàn diện, nâng cao trình độ và hoàn thiện đội ngũ giảng viên tại các trường đào tạo văn học, nghệ thuật 13 - Quan tâm nghiên cứu khoa học về hoạt động văn học nghệ thuật; kịp thời phát hiện, phát triển. .. 05 đề án triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị “về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới của các đơn vị trực thuộc Bộ (kèm theo Báo cáo số /BC-BVHTTDL ngày tháng năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) STT Tên công việc 1 Đề án 1: Xây dựng và rà soát các chế độ chính sách đối với hoạt động văn học nghệ thuật và văn nghệ sỹ; chế độ tài... hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam và các Hội văn học, nghệ thuật Trung ương c/ Đề án 3: Xây dựng chính sách thẩm định, quảng bá, thuế ưu đãi… đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật trong nước; văn hóa phẩm của Việt Nam đưa ra nước ngoài và giới thiệu tinh hoa văn học, nghệ thuật của thế giới vào Việt Nam; chính sách bảo tồn, quảng bá, phát huy di sản văn học, nghệ thuật. .. tác phẩm văn học, nghệ thuật trong các lĩnh vực Điện ảnh, Nghệ thuật biểu diễn, Mỹ thuật nhiếp ảnh, Xuất bản và Văn học 29 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 23 - NQ/TW Vũ Công Hội Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa, Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương 1 Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, văn nghệ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam có 03 dấu mốc quan trọng: Đó là Đề cương văn hóa Việt... hoạt động văn học nghệ thuật và văn nghệ sỹ; chế độ tài trợ, đặt hàng đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật; chính sách khuyến khích sáng tác trong các hoạt động văn học nghệ thuật Đề án Xây dựng chính sách thẩm định, quảng bá, thuế ưu đãi đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật trong nước; văn hoá phẩm của Việt Nam đưa ra nước ngoài và giới thiệu tinh hoa văn học, nghệ thuật của thế giới vào Việt... GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 23-NQ/TW TRONG THỜI GIAN TỚI NĂM 20 15 I Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp: 1 Phương hướng, nhiệm vụ: - Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật - Tiếp tục kiện... nước giai đoạn 1930- 19 75 …Có thể nói, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động, tích cực trong việc xây dựng, hoàn thiện những văn bản nhằm thực hiện Nghị quyết 23- NQ/TW Chính phủ đã kịp thời bổ xung 30 tỷ đồng cho hoạt động văn học, nghệ thuật và nâng mức giải thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật trong năm 2010 Thông qua Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam, Chính . “Về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới (dưới đây gọi tắt là Nghị quyết 23), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết. khai thực hiện 14. Sở VHTTDL Bắc Ninh: Tham luận Hội nghị sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị “về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong. BỘ VĂN HÓ A, T HỂ TH AO VÀ DU LỊCH KỶ YẾU HỘI NGHỊ SƠ KẾT 05 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 23 –NQ/TW NGÀY 16/6/2008 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ VIỆC “TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC,