Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 77 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
77
Dung lượng
3,59 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NÔNG THỊ TƢƠI SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƢ DUY TRONG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NÔNG THỊ TƢƠI SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƢ DUY TRONG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt Mã ngành: XH2a KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Khổng Cát Sơn Sơn La, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học luyện từ và câu cho học sinh lớp 5” em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Khổng Cát Sơn – Giảng viên khoa Tiểu học – Mầm non, người đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Tiểu học, thư viện Trường Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học Thị trấn Thuận Châu – huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Ngƣời thực hiện Nông Thị Tƣơi DANH MỤC VIẾT TẮT BĐTD : Bản đồ tư duy LTVC : Luyện từ và câu BCHTW : Ban chấp hành Trung ương NXBGD : Nhà xuất bản giáo dục MRVT : Mở rộng vốn từ SGK : Sách giáo khoa GV : Giáo viên HS : Học sinh THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 2.1 Việc nghiên cứu và ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học trên thế giới 2 2.2 Việc nghiên cứu và sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học ở Việt Nam 4 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 5 3.1 Mục đích 5 3.2 Nhiệm vụ 6 4. Phương pháp nghiên cứu 6 4.1 Phương pháp phân tích lí thuyết 6 4.2 Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu 6 4.3 Phương pháp khảo sát thực tế 6 4.4 Phương pháp thực nghiệm 7 5. Giới hạn của đề tài 7 6. Giả thuyết khoa học 7 7. Đóng góp mới của đề tài 7 8. Cấu trúc khóa luận 8 PHẦN NỘI DUNG 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƢ DUY TRONG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 9 1. Cơ sở lí luận 9 1.1 Một số vấn đề liên quan đến bản đồ tư duy 9 1.2 Sự cần thiết của bản đồ tư duy đối với việc dạy học luyện từ và câu ở tiểu học 11 2. Cơ sở thực tiễn 15 2.1 Nội dung, chương trình phân môn luyện từ và câu lớp 5 15 2.2 Đặc điểm nhận thức của HS lớp 5 với việc sử dụng BĐTD 17 2.2.1 Đặc điểm của quá trình nhận thức 17 2.2.2 Hứng thú học tập của HS khi sử dụng BĐTD 21 2.3 Tình hình sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học luyện từ và câu lớp 5 22 2.3.1 Mục đích nghiên cứu 23 2.3.2 Nội dung nghiên cứu 23 2.3.3 Địa bàn nghiên cứu, đối tượng khảo sát 23 2.3.4 Tiêu chuẩn và thang đánh giá 23 2.3.5 Kết quả nghiên cứu 23 Tiểu kết chương 1 24 CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƢ DUY TRONG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 5 25 1. Các hình thức thiết kế bản đồ tư duy 25 1.1 Thiết kế bản đồ tư duy bằng tay 25 1.2 Thiết kế BĐTD bằng máy tính 26 2. Một số lưu ý khi vận dụng BĐTD trong dạy học LTVC ở lớp 5 34 3. Quy trình sử dụng BĐTD trong dạy học LTVC 36 4. Tổ chức cho HS sử dụng BĐTD trong dạy học các loại bài học LTVC 38 4.1. Tìm hiểu các dạng bản đồ 38 4.2. Đọc hiểu Bản đồ 42 4.3. Vẽ Bản đồ, ghi chú thích 42 Tiểu kết chương 2 49 CHƢƠNG 3: THỂ NGHIỆM 50 3.1. Mục đích thể nghiệm 50 3.2. Đối tượng và địa bàn thể nghiệm 50 3.2.1 Đối tượng thể nghiệm 50 3.2.2 Địa bàn thể nghiệm 50 3.3 Nội dung và cách thức thể nghiệm 50 3.3.1 Nội dung thể nghiệm 50 3.3.2 Cách thức tiến hành thể nghiệm 51 3.4 Đánh giá kết quả thể nghiệm 51 3.4.1 Các tiêu chí đánh giá 52 3.4.1.1 Về định tính 52 3.4.1.2 Về định lượng 52 3.4.2 Kết quả thể nghiệm 52 3.4.2.1 Đối với giáo viên 52 3.4.2.2 Đối với học sinh 53 3.4.3. Nhận xét về quá trình thể nhiệm 53 3.4.3.1 Về phía giáo viên 53 3.4.3.2 Về phía học sinh 54 Tiểu kết chương 3 55 PHẦN KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, từng bước đổi mới từ một nước nông nghiệp lạc hậu sang một nước công nghiệp tiên tiến, hiện đại. Hòa chung trong không khí đổi mới đó, ngành giáo dục cũng đã và đang có sự đổi mới đáng kể về cả nội dung và phương pháp dạy học. Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã chỉ rõ: "Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các bậc học, kết hợp tốt học và hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, nghiên cứu những vấn đề khoa học phục vụ cho mục tiêu phát triển và sự nghiệp giáo dục." Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII nhấn mạnh: " Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh". Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khóa VIII nhấn mạnh: " Đổi mới căn bản và toàn diện nội dung, phương pháp dạy và học " Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khóa IX, khi đề cập đến lĩnh vực giáo dục - đào tạo cũng nhấn mạnh : "Đổi mới căn bản và toàn diện nội dung, phương pháp dạy và học " Cùng với những định hướng đổi mới của đảng, đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học thì vấn đề đổi mới phướng pháp dạy học theo quan điểm : "Lấy người học làm trung tâm" cũng đang được đặt ra rất bức thiết. Bản chất của dạy học "Lấy người học làm trung tâm" là nhằm phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Có rất nhiều phương pháp dạy học mới đang được triển khai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó việc dạy học bằng bản đồ tư duy là một phương pháp mới đang thu hút sự chú ý của nhiều 2 người. Bản đồ tư duy đã được ứng dụng rất nhiều và thành công trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Trên thực tế hiện nay, nhiều học sinh còn học tập một cách thụ động, máy móc theo khuôn khổ, chưa biết cách tư duy. Học sinh chỉ học gì biết đó chưa có sự liên hệ giữa các mạch kiến thức, nên các em chưa có được sự tư duy logic và có hệ thống. Để có thể giúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu, kích thích hứng thú học tập của các em, thì sử dụng bản đồ tư duy chính là một phương pháp học tập đạt hiệu quả cao. Học tập bằng bản đồ tư duy sẽ giúp các em nắm tri thức một cách có hệ thống, dễ nhớ, hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách khoa học, sâu sắc. Các em không chỉ học tốt các kiến thức trong sách vở mà còn nắm bắt được các kiến thức từ thực tế cuộc sống. Vì vậy nếu giáo viên giúp các em biết sử dụng BĐTD cũng có nghĩa là giúp các em có phương pháp học tập tốt nhằm nâng cao hiệu quả học tập. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài "SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5". 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1 Việc nghiên cứu và ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học trên thế giới Bản đồ tư duy được mệnh danh là "Công cụ vạn năng cho bộ não" là phương pháp ghi chú để sáng tạo. Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 của thế kỉ XX, bởi Tony Buzan (ông sinh năm 1942 tại London). BĐTD được chính thức giới thiệu với thế giới lần đầu tiên vào mùa xuân năm 1947 với ấn bản của cuốn đi trước được mang tên sử dụng trí tuệ của bạn (Use Your Head). Ông đã xuất bản bộ sách dành cho trẻ em từ 7- 14 tuổi gồm có các cuốn: Bí quyết học giỏi ở trường, các kĩ năng học giỏi, rèn luyện trí nhớ và khả năng tập trung. Trong các cuốn sách này Tony Buzan đã chỉ ra chìa khóa để có thể nhớ tốt là: " Trí tưởng tượng và sự liên tưởng". Giới thiệu, hướng dẫn các em sử dụng BĐTD để học sao cho có hiệu quả. Bên cạnh BĐTD Tony Bzan còn giới thiệu cho các em bốn 3 công cụ làm chủ trí nhớ, đó là: Cuốn phim kí ức, lâu đài hồi tưởng, và hai kĩ thuật ghi nhớ số: Dựa vào hình dạng để ghi nhớ con số và dùng từ đồng âm. BĐTD là một công cụ tư duy nền tảng. Nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Theo Tony Buzan thì " Một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ", và " Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho BĐTD những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo". Cùng với sự phát triển của thế giới thì BĐTD cũng đang rất phát triển và được sử dụng rộng rãi. Càng ngày số người sử dụng BĐTD càng tăng lên, cho đến hiện nay có khoảng hơn 250 triệu người trên thế giới đang sử dụng BĐTD vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như: Lập kế hoạch, hội thảo, thuyết trình, kinh doanh, giáo dục… Giữa thập niên 70, Peter Russell đã làm việc chung với Tony Buzan và họ đã truyền bá kĩ xảo về Mind Map cho nhiều cơ quan quốc tế và học viện giáo dục. Năm 1975 Joyce Wycoff đã kết hợp chặt chẽ với Tony Buzan để phát triển BĐTD thành một công cụ tư duy hiệu quả. Trong cuốn Ứng dụng bản đồ tư duy bà đã đưa ra hướng dẫn cụ thể trong hành trình khám phá khả năng của bộ não, khám phá bản thân đồng thời cung cấp những gợi mở thiết thực, có thể áp dụng tức thì, giúp chúng ta ghi nhớ, thuyết trình, học tập, lập kế hoạch … trong công việc cũng như cuộc sống bằng BĐTD. Adam Khoo là một triệu phú trẻ giàu nhất Singapore, doanh nhân và là nhà diễn giả hàng đầu của Châu Á, từ một học sinh cá biệt, có thành tích học tập kém cỏi đã vươn lên thành một học sinh giỏi toàn diện và thành công vang dội khắp Châu Á nhờ sử dụng thành công BĐTD. Trong cuốn sách Tôi tài giỏi bạn cũng thế Adam Khoo đã dạy cách sử dụng BĐTD trong học tập để đạt hiệu quả cao, tăng cường khả năng ghi nhớ của học sinh. Jean-Luc Deleadriere với cuốn sách Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy trong cuốn sách này tác giả đã hướng dẫn cách sắp xếp các ý tưởng trong công [...]... khái quát chương trình phân môn LTVC lớp 5; Đặc điểm nhận thức – hứng thú của HS lớp 5 khi sử dụng bản đồ tư duy và tình hình sử dụng BĐTD trong dạy học LTVC ở lớp 5 24 CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƢ DUY TRONG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 5 1 Các hình thức thiết kế bản đồ tƣ duy 1.1 Thiết kế bản đồ tƣ duy bằng tay Phương tiện để thiết kế một bản đồ tư duy bằng tay rất đơn giản chúng ta chỉ... viên lớp 5 2.3 .5 Kết quả nghiên cứu Bảng: Mức độ sử dụng BĐTD trong dạy học LTVC ở lớp 5 Mức độ sử dụng BĐTD trong dạy học LTVC Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa sử dụng Số lượng 4 5 3 Tỉ lệ 22,22% 44,44% 33,33% Nhìn vào bảng số liệu, chúng tôi rút ra được một số ý như sau: Hầu hết các giáo viên đã biết sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học tiếng việt ở tiểu học nói chung và môn LTVC ở lớp 5. .. trong dạy học LTVC ở lớp 5 22 2.3.1 Mục đích nghiên cứu Chúng tôi khảo sát vấn đề này là để làm căn cứ thực tiễn cho việc đưa ra quy trình sử dụng BĐTD và tổ chức cho học sinh sử dụng BĐTD trong dạy học LTVC ở lớp 5 2.3.2 Nội dung nghiên cứu - Thực trạng sử dụng BĐTD trong dạy học LTVC ở lớp 5 2.3.3 Địa bàn nghiên cứu, đối tƣợng khảo sát Giáo viên và học sinh các trường tiểu học Chiềng Sinh, tiểu học. .. ôn luyện bài, học bài ở nhà, ở lớp hoạt động nhóm bằng BĐTD 14 2 Cơ sở thực tiễn 2.1 Nội dung, chƣơng trình phân môn luyện từ và câu lớp 5 Nội dung dạy LTVC trong sách TV 5 Số tiết dạy Nội dung Học kì I Cả năm 12 - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ Học kì II 10 22 -Nghĩa của từ (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa) 11 11 - Từ loại (đại từ, quan hệ từ) 5 5 - Câu ghép 8 8 - Văn bản. .. chúng tôi nghiên cứu và đề xuất thêm những vấn đề mới Với đề tài này, chúng tôi mong muốn được góp phần vào việc cải tiến phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học ở Tiểu học nói riêng 3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1 Mục đích Đề xuất quy trình sử dụng BĐTD và tổ chức cho học sinh sử dụng BĐTD trong dạy học luyện từ và câu lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy học 5 Giúp cho giáo viên có thêm... huynh và các em học sinh 4 Năm 2010 ứng dụng BĐTD trong dạy và học đã được triển khai thí điểm tại 355 trường trên toàn quốc và được nhiều giáo viên và học sinh hồ hởi tiếp nhận Kết quả ban đầu cho thấy: Việc vận dụng BĐTD trong dạy học khắc phục được dần thói quen học vẹt, tư duy máy móc và dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết và nắm bắt vấn đề một cách sâu sắc, “ định vị trong đầu”... ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và văn bản; Rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu, liên kết câu và sử dụng dấu câu * Ngữ âm + Các bộ phận của vần + Cách đánh dấu thanh trên phần vần * Từ và nghĩa của từ + Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm + Nghĩa của từ: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa + Từ loại: - Đại từ 15 - Quan hệ từ + Câu: - Câu ghép là gì? - Cách nối các vế của câu ghép:... dung nghiện cứu và qua đó bước đầu đánh giá được tính khả thi của những vấn đề nêu trong khóa luận 8 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƢ DUY TRONG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 1 Cơ sở lí luận 1.1 Một số vấn đề liên quan đến bản đồ tƣ duy BĐTD còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy Là hệ thống ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tư ng, hệ thống... tâm sinh lý của lứa tuổi tiểu học: Bản tính ham học hỏi, thích thú với việc được sáng tạo, được vừa chơi vừa học cùng với sự nhiệt tình tổ chức hướng dẫn của GV, dạy học bằng BĐTD sẽ thành công tốt đẹp trong giờ dạy LTVC ở tiểu học 2.3 Tình hình sử dụng bản đồ tƣ duy trong dạy học luyện từ và câu lớp 5 Để xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng. .. biết đến BĐTD trong những năm gần đây Việc sử dụng BĐTD trong cuộc sống và học tập ở Việt Nam còn rất hạn chế, chưa được ứng dụng rộng rãi Đặc biệt việc vận dụng BĐTD vào trong dạy học ở tiểu học nói chung và dạy học Tiếng việt nói riêng còn quá ít Trong khi cả xã hội đang bức xúc với việc “ đọc – chép”, thói quen “ học vẹt” của học sinh thì việc sử dụng BĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực . ĐỒ TƢ DUY TRONG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 9 1. Cơ sở lí luận 9 1.1 Một số vấn đề liên quan đến bản đồ tư duy 9 1.2 Sự cần thiết của bản đồ tư duy đối với việc dạy học luyện từ và câu ở. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NÔNG THỊ TƢƠI SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƢ DUY TRONG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng. cao hiệu quả học tập. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài "SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5& quot;. 2. Lịch sử nghiên cứu