4. Tổ chức cho HS sử dụng BĐTD trong dạy học các loại bài học LTVC
3.3.2 Cách thức tiến hành thể nghiệm
Khi chúng tôi đặt vấn đề đưa BĐTD vào thể nghiệm giảng dạy phân môn LTVC ở lớp 5 đã được các thầy, cô trong tổ chuyên môn cũng như hội đồng nhà trường hưởng ứng và động viên giúp đỡ chúng tôi. Đặc biệt là những giáo viên trực tiếp cộng tác với chúng tôi đã tích cực tiếp nhận và sử dụng BĐTD trong những giờ dạy thể nghiệm một cách có hiệu quả.
Trước khi tiến hành thể nghiệm chúng tôi giành một buổi gặp mặt giáo viên và học sinh thực nghiệm để giải thích sơ qua về lí thuyết BĐTD, quy trình xây dựng . Hướng dẫn học sinh cách ghi bài, cách học ở lớp, ở nhà và cách làm bài kiểm tra để khi vào tiết thể nghiệm các em không bị lúng túng. Đồng thời để thể nghiệm có hiệu quả chúng tôi đã đi theo các bước sử dụng BĐTD để giải quyết các bài tập trong phần mở rộng vốn từ ở lớp 5.
Khi tính kết quả thể nghiệm chúng tôi tính số học sinh 2 lớp thể nghiệm và đối chứng bằng nhau, lớp nào nhiều hơn chúng tôi sẽ rút ra bất kì bài nào để hai lớp bằng nhau.
Chúng tôi vẫn đi theo cách thể nghiệm truyền thống, nghĩa là tiến hành giảng dạy ở hai lớp, một lớp dạy theo lối thông thường, một lớp dạy theo cách thức tổ chức dạy học mà chúng tôi đề xuất. Lớp dạy theo BĐTD là lớp thể nghiệm, còn lớp dạy theo lối thông thường là lớp đối chứng.
Sau khi kết thúc bài giảng ở mỗi lớp chúng tôi tiến hành kiểm tra ở cả hai lớp với đề bài như nhau. Trên cơ sở bài kiểm tra đó, chúng tôi rút ra những nhận xét, đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học mới so với phương pháp dạy học truyền thống về tính khả thi và giá trị thực tiễn của BĐTD trong dạy học LTVC.
Quá trình thể nghiệm được tuân thủ theo những yêu cầu chung của thể nghiệm sư phạm, đồng thời chú ý đến đặc trưng của vấn đề đang nghiên cứu để có sự đánh giá mang tính khách quan.