Về phía học sinh

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 (Trang 61 - 77)

4. Tổ chức cho HS sử dụng BĐTD trong dạy học các loại bài học LTVC

3.4.3.2 Về phía học sinh

Quá trình phân tích kết quả thử nghiệm cho thấy:

Kết quả học tập khá giỏi của HS ở lớp thử nghiệm chiếm tỉ lệ cao hơn so với lớp đối chứng.

Qua các tiết dạy thử nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng: HS rất thích thú, tập trung chú ý, tiếp thu bài nhanh, thực sự tích cực hoạt động, việc tương tác giữa các thành viên trong các hoạt động rất tốt. Các em cảm thấy rất thoải mái, tự tin, không những thế các em còn được chủ động khám phá lĩnh hội kiến thức và được bộc lộ mình một cách thực sự tự nhiên.

Các em tích cực tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ học tập, từ đó tăng cường mức độ chú ý và sự hứng thú cho HS, giúp việc tiếp nhận vốn từ của HS nhanh chóng hơn. Và kết quả học tập tăng lên là điều dễ dàng khẳng định.

Bên cạnh đó, HS cảm thấy giờ học trở nên nhẹ nhàng hơn, sinh động cùng một lúc các em thực hiện được cùng một lúc cả hai nhu cầu: Nhu cầu học và nhu cầu tự khẳng định mình. Đây là điều rất quan trọng và bổ ích trong quá trình dạy học bằng BĐTD nói riêng và dạy học Tiếng Việt ở tiểu học nói chung.

Từ những nhận xét trên chứng tỏ quá trình thử nghiệm đã chứng minh và khẳng định được giả thuyết mà chúng tôi đã đưa ra trong đề tài. Vận dụng BĐTD vào dạy học LTVC ở lớp 5 sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, mang lại kết quả cao cho HS.

Từ những kết luận trên chúng tôi khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của đề tài: “Sử dụng BĐTD trong dạy học LTVC cho HS lớp 5” mà chúng tôi nghiên cứu.

Tiểu kết chƣơng 3

Mọi lí thuyết sẽ chỉ là lí thuyết suông nếu tách rời thực tế, không được thực tế kiểm nghiệm và chứng minh. Do đó ở chương 3 này chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm. Chúng tôi đã đưa ra các tiêu chí đánh giá, kết quả của quá trình thực nghiệm, tiến hành phân tích kết quả thực nghiệm đó để thấy được sự đúng đắn và tính khả thi của khóa luận này.

PHẦN KẾT LUẬN

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả các giờ dạy học nói chung, giờ dạy học tiếng Việt nói riêng là phương pháp dạy học. vì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được các nhà giáo dục quan tâm và đầu tư nghiên cứu.Từ đó, nhiều phương pháp dạy học mới ra đời như: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm…Và đòi hỏi người giáo viên phải đứng trước sự lựa chọn cho bộ môn, cho bài học những phương pháp dạy học phù hợp.

Dạy tiếng việt ở tiểu học là dạy cho học sinh biết cách sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để giao tiếp, mà muốn giao tiếp tốt, học sinh phải có vốn từ phong phú. Vì thế, việc dạy LTVC cho học sinh tiểu học là rất cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng. Thực tế hiện nay, việc dạy LTVC ở tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng bằng các kĩ thuật dạy học tích cực là một trong những vấn đề mà hầu hết giáo viên đứng lớp đang quan tâm, trăn trở.

Trước thực tế như vậy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên cứu “ Sử

dụng bản đồ tư duy trong dạy học luyện từ và câu cho HS lớp 5”. Với hi vọng

việc dạy học các bài LTVC ở lớp 5 được thuận lợi và đạt hiệu quả.

Để phương pháp mà đề tài đưa ra có chỗ dựa về mặt lí luận và đảm bảo khả năng thực thi trong thực tiễn dạy học chúng tôi đã cố gắng xác lập cơ sở đề xuất cho phương pháp mà đề tài nghiên cứu. Những cơ sở này chúng tôi đã trình bày ở chương 1 và trong một chừng mực nào đó chúng tôi nhận thấy đã đạt được mục đích đề ra.

Bản đồ tư duy được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, và giờ đây nó đã trở thành một công cụ dạy học đắc lực cho mọi môn học, trong đó có bộ môn Tiếng Việt. Như vậy sử dụng BĐTD để dạy học tiếng việt là sử dụng một bản đồ để truyền đạt cho học sinh nắm vững logic của kiến thức cũng như mối liên hệ giữa các kiến thức đó. BĐTD thực sự trở thành công cụ hữu hiệu của cả giáo viên và học sinh trong dạy và học tiếng việt. Nhờ BĐTD mà bài học không chỉ đạt hiệu quả cao trong việc truyền đạt và lĩnh hội kiến thức mà còn trở thành một giáo cụ trực quan.

Do đó để BĐTD trở nên gần gũi phổ biến với mọi giáo viên giảng dạy tiếng việt ở nhà trường và trở thành một công cụ dạy học không thể thiếu. Trong phần nội dung chương 2 của đề tài chúng tôi đưa ra một số cách sử dụng BĐTD vào soạn giáo án trong dạy học trên lớp, đặc biệt cung cấp các giáo án cụ thể trong chương trình thực nghiệm và kiểm tra chất lượng lĩnh hội nội dung và kĩ năng sử dụng BĐTD của học sinh. Đặc biệt, qua thực nghiệm chúng tôi đã có thể khẳng định được tính khả thi của BĐTD và những đề xuất của khóa luận này để dạy học những bài về LTVC.

Trên đây là kết quả nghiên cứu của chúng tôi về đề tài: “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

Chúng tôi mong rằng, khóa luận của mình sẽ đóng góp được một phần công cuộc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, Phương pháp dạy học tiếng việt nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện khóa luận và trong hoạt động thực nghiệm, chúng tôi đã rất cố gắng nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ giáo của thầy cô và các bạn để có thể tiếp tục nghiên cứu khóa luận một cách toàn diện, sâu sắc hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƢỚC

1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2007), Phương pháp dạy học

Tiếng Việt, NXBGD.

2. Lê A, Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phương Nga (1996), Phương pháp dạy học

Tiếng Việt, NXBGD.

3. Chu Thị Thủy An (2007), Dạy học luyện từ và câu ở tiểu học, NXBGD. 4. Trần Đình Châu – Đặng Thị Thu Thủy (2011), Dạy tốt – Học tốt ở tiểu học

bằng bản đồ tư duy (dùng cho GV, sinh viên sư phạm và học sinh tiểu học),

NXBGD.

5. Trần Đình Châu – Đặng Thị Thu Thủy (2011), Dạy tốt – Học tốtcác môn học bằng bản đồ tư duy (dùng cho GV, sinh viên sư phạm và học sinh

THCS và THPT), NXBGD.

6. Trần Đình Châu – Đặng Thị Thu Thủy (2011), Thiết kế bản đồ tư duy dạy

– học môn Toán ( Dùng cho GV và HS THPT), NXBGD.

7. Nguyễn Bá Minh, Nguyễn Thị Mĩ Trinh (2007), Tâm lí học lứa tuổi và tâm

lí học sư phạm, NXBGD.

8. Lê Phương Nga, Lê A, Đặng Kim Nga (2011), Phương pháp dạy học Tiếng

Việt ở Tiểu học 1, NXB Đại Học Sư Phạm.

9. Lê Phương Nga (2011), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học 2, NXB Đại Học Sư Phạm.

10. Nghị quyết hội nghị lần 4 – BCHTW khóa VIII về tiếp tục đổi mới sự

nghiệp giáo dục và đào tạo (1991).

11. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 (2011), NXBGD. 12. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 2 (2011), NXBGD. 13. Sách giáo viên Tiếng Việt 5, tập 1 (2011), NXBGD.

TÀI LIỆU THAM KHẢO NƢỚC NGOÀI

(Tài liệu dịch )

15. Adam Khoo (2010), Tôi tài giỏi bạn cũng thế, NXB Phụ Nữ.

16. Bobbi Deporte và Mike Hernaki (2006), phương pháp học tập siêu tốc,

NXB Tri Thức.

17. Tony BuZan (2011), Sử dụng trí nhớ của bạn, Nhà xuất bản tổng hợpThành phố Hồ Chí Minh.

18. Tony BuZan (2011), Làm chủ trí nhớ của bạn, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Tony BuZan (2011), Sơ đồ tư duy, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Tony BuZan (2010), Sơ đồ tư duy trong công việc, NXB Lao Động Xã Hội.

21. Tony BuZan (2011), Lập sơ đồ tư duy, NXB Lao Động Xã Hội

22. Jean – Luc Deleadriere (2009), Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

23. Joice Wycoff (2010), Ứng dụng bản đồ tư duy, Nhà xuất bản lao động Hà Nội.

Giáo án thể nghiệm

TUẦN 3

Ngày soạn: 20/02/2014 Ngày giảng: 24/02/2014 Phân môn: Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN I MỤC TIÊU

- Giúp HS:

+ Mở rộng và hệ thống hóa một số từ ngữ về Nhân dân.

+ Hiểu được một số từ ngữ về Nhân dân và thành ngữ ca ngợi phẩm chất của người dân Việt Nam.

+ Tích cực hóa vốn từ cho học sinh.

+ Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và lập bản đồ tư duy.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy khổ to, bút chì, bút màu, bút dạ

- Từ điển tiếng việt tiểu học

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng một số từ đồng nghĩa. Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, ghi lại các từ đồng nhĩa mà bạn sử dụng.

- Gọi HS nhận xét đoạn văn của bạn, đọc các từ đồng nghĩa bạn đã sử dụng.

- Nhận xét, cho điểm HS.

2.Dạy – học bài mới 2.1. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu: Tiết Luyện từ và câu hôm

- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình.

- Nhận xét, đọc các từ ngữ.

ngữ, thành ngữ, tục ngữ về nhân dân.

2.2. Hƣớng dẫn làm bài tập Bài 1

- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.

- GV chia lớp thành các nhóm và phát giấy khổ to, bút màu, bút chì cho học sinh.

- Gv yêu cầu học sinh thảo luận và lập BĐTD theo các câu hỏi gợi ý sau:

+ Từ khóa trung tâm trong bài tập trên là gì? Từ từ khó trung tâm có thể chia làm mấy nhánh?

+ Tầng lớp công nhân là những người như thế nào? Gồm những ai?

+ Tầng lớp nông dân là những người như thế nào? Gồm những ai?

+ Quân nhân là những người như thế nào? Gồm những ai?

+ Học sinh là những người như thế nào? Gồm những ai? +Tầng lớp trí thức là những người như thế nào? Gồm những ai? - Học sinh đọc thành tiếng. - HS tiến hành chia nhóm và thảo luận.

+ Từ khó trung tâm là Nhân dân. Có thể chia làm 6 nhánh.

+ Là người lao động chân tay, làm công ăn lương. Gồm thợ điện và thợ cơ khí.

+ Là người lao động sống bằng nghề làm ruộng. Gồm thợ cấy và thợ cày.

+ Người thuộc hàng ngũ quân đội. Gồm đai úy và trung sĩ. + Là những người học tập ở trường phổ thông. Gồm học sinh Tiểu học và học sinh trung học + Là những người lao động trí óc, có tri thức chuyên môn. Gồm có giáo viên, bác sĩ và kĩ sư.

+ Doanh nhân có nghĩa là gì?

- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm.

- GV yêu cầu học sinh tiến hành báo cáo

- Yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét

- GV nhận xét và bổ sung cho các nhóm

- GV đưa ra BĐTD hoàn chỉnh

+ Là những người làm nghề kinh doanh. Gồm tiểu thương và chủ tiệm.

- Hs tiến hành báo cáo bằng BĐTD.

- HS lắng nghe và nhận xét.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn:

- Một HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Hoạt động trong nhóm, mỗi nhón 4 HS theo hướng dẫn của

+ Đọc kĩ từng câu thành ngữ, tục ngữ.

+ Tìm hiểu nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ.

+ Học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.

- Mời một HS khá lên điều khiển các bạn trao đổi về các câu thành ngữ, tục ngữ.

- GV nhận xét kết quả làm việc của học sinh

- Một HS khá điều khiển: Đọc câu thành ngữ, tục ngữ, mòi bạn dưới lớp phát biểu, bổ sung và thống nhất nghĩa của câu đó (mỗi HS chỉ nói về 1 câu thành ngữ hoặc tục ngữ)

- Ghi lại ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ vào vở.

+ Chịu thương chịu khó: Nói lên phẩm chất của người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, chịu đựng gian khổ, khó khăn, không ngại khó, không ngại khổ.

+ Giám nghĩ dám làm:n Nói lên phẩm chất của người Việt Nam rất mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến trong công việc và dám thực hiện sáng kiến đó. + Muôn người như một: Nói lên phẩm chất của người Việt Nam luôn đoàn kết

và thống nhất trong ý chí và hành động.

+ Trọng nghĩa khinh tài: Nói lên phẩm chất của người Việt Nam luôn coi trọng tình cảm và đạo lí, coi nhẹ tiền bạc.

+ Uống nước nhớ nguồn: Nói lên phẩm chất của người Việt nam luôn biết ơn

người đã đem lại điều tốt lành cho mình.

- Gọi HS đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.

Bài 3

- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.

- 3 HS đọc thuộc lòng.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. 1 HS đọc truyện Con

Rồng cháu Tiên và 1 HS đọc câu

- Yêu cầu HS đọc theo cặp và trả lời câu hỏi của bài:

+ Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào?

+ Theo em từ đồng bào có nghĩa là gì?

- GV nêu: Từ đồng có nghĩa là cùng. Các em hãy tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng có nghĩa là cùng.

- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:

+ Phát giấy khổ to, bút dạ cho 1 nhóm. + Yêu cầu HS dùng từ điển tìm từ.

- Gọi nhóm viết từ vào giấy khổ to dán lên bảng, đọc phiếu. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung.

- Nhận xét, kết luận các từ đúng.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và thảo luận trả lời:

+ Người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.

+ Đồng bào là những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc, có quan hệ mật thiết như ruột thịt.

- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng tìm hiểu từ có tiếng có nghĩa là cùng.

- 1 nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác bổ sung.

- Theo dõi GV nhận xét các từ đúng. Mỗi HS viết 10 từ bắt đầu bằng tiếng đồng có nghĩa là cùng vào vở.

VD: Đồng hương, đồng ngữ, đồng ca, đồng niên, đồng thanh, đồng loại, đồng cảm, đồng lòng, đồng tình, đồng môn…

- Gọi HS giải thích nghĩa của một từ trong những từ vừa tìm được và đặt câu với từ đó.

- Nhận xét câu HS đặt.

- 10 HS tiếp nối nhau giải thích nghĩa của từ và đặt câu với từ mình giải nghĩa. HS sau không giải nghĩa từ bạn đã giải nghĩa. VD:

+ Đồng hương là người cùng quê. VD: Bố và bác Loan là đồng hương với nhau.

+ Đồng niên là người cùng tuổi. VD: Bà em đi họp hội đồng niên.

+ Đồng thanh là cùng hát hay nói với nhau. VD: Cả lớp em đồng thanh hát một bài.

3. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học thuộc thành ngữ, tục ngữ ở bài 2, ghi nhớ các từ có tiếng đồng mà các em vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.

- Yêu cầu HS tìm thêm thành ngữ, tục ngữ ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam

Giáo án đối chiếu:

TUẦN 3

Ngày soạn: 20/02/2014 Ngày giảng: 24/02/2014 Phân môn: Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN I MỤC TIÊU

- Giúp HS:

+ Mở rộng và hệ thống hóa một số từ ngữ về Nhân dân.

+ Hiểu được một số từ ngữ về Nhân dân và thành ngữ ca ngợi phẩm chất

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 (Trang 61 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)